intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây Cà Mau, hiện trạng và giải pháp bảo vệ hợp lý

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc điều tra, nghiên cứu về Nghêu Lụa ở ven biển Tây Cà Mau là vấn đề bức xúc không những về mặt khoa học mà cả về mặt thực tiễn sản xuất ở địa phương nhằm góp phần hiểu biết về nguyên nhân biến động nguồn lợi Nghêu Lụa - một đối tượng khai thác mới và có ý nghĩa kinh tế khá cao hiện nay. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững nghề cá tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây Cà Mau, hiện trạng và giải pháp bảo vệ hợp lý

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 1/2009<br /> VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> NGUỒN LỢI NGHÊU LỤA VEN BIỂN TÂY CÀ MAU, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> BẢO VỆ HỢP LÝ<br /> PAPHIA UNDULATA RESOURCES ALONG THE WETS COATS OF CAMAU PROVINCE: STATUS<br /> AND POSSIBLE SOLUTIONS FOR CONSERVATION<br /> <br /> Đỗ Chí Sĩ<br /> Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Nghêu Lụa (Paphia undulata, Born, 1778) là động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ (thuộc Họ<br /> Veneridae) sống ở vùng nước ven biển, độ mặn cao (>32ppt), nước trong, đáy cát, sỏi và khá phổ biển<br /> ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng là đối tượng có giá trị thực phẩm, xuất khẩu khá cao và<br /> đang được khai thác tự nhiên ở nhiều nước (như Thái Lan, Indonesia, PhiliPin,...).<br /> Từ năm 2006 trở lại đây, Nghêu Lụa xuất hiện khá nhiều và trở thành đối tượng khai thác mới ở<br /> vùng nước biển ven bờ Tây tỉnh Cà Mau. Sản lượng khai thác hiện tại khoảng 1.000 – 4.000 tấn/năm<br /> ở huyện U Minh và huyện Phú Tân. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương<br /> chưa có các thông tin đầy đủ về đặc điểm sinh thái, sinh học ... dẫn đến việc quy hoạch khai thác và<br /> bảo vệ nguồn lợi Nghêu Lụa còn nhiều bất cập.<br /> Việc điều tra, nghiên cứu về Nghêu Lụa ở ven biển Tây Cà Mau là vấn đề bức xúc không những<br /> về mặt khoa học mà cả về mặt thực tiễn sản xuất ở địa phương nhằm góp phần hiểu biết về nguyên<br /> nhân biến động nguồn lợi Nghêu Lụa - một đối tượng khai thác mới và có ý nghĩa kinh tế khá cao hiện<br /> nay. Trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa, nhằm<br /> góp phần vào sự phát triển bền vững nghề cá tại địa phương.<br /> Từ khóa: nguồn lợi, nghêu Lụa<br /> Abstract<br /> Papahia Undulate is the animal has a soft body which belong to veneridae. They live alongs the<br /> seashore with hight salt, clean water and sand, the temperature is about 32 ppt and pebble in the<br /> bottom. Populared in the tropical and subtropical zone sea. They heve hight valable food and are<br /> exported alot. They are being discovered in come countries such as Thailan, Indonesia and Philippin.<br /> From 2006 up to now, Papahia Undulate hasappeared quite alot and become the new exploition<br /> resources along Ca Mau western coast. The productive of exploition is about 1.000 to 4.000 tons each<br /> year in U Minh and Phu Tan districts. However, nowadays the local sea products management<br /> officces dont’s have enought infomation about characteristic of the ecology. This leads<br /> tounreasonable plan and the source for paphia undulate protection.<br /> Investigation and research for paphia undulate in the wets of in Ca Mau seashore is a hard<br /> problem to solve about a science also the practised production in the local. This is a cause of change<br /> for the source of paphia undulate. It’s a new exploitation resource and hight economic now. In there<br /> reasons, building the suitable protective of solution and exploitative for paphia undulate to take part<br /> in the unshakeable devolopment of fisherman in the country.<br /> I. MỞ ĐẦU<br /> Cà Mau là tỉnh ven biển nằm ở cực Nam<br /> <br /> Từ năm 2006 trở lại đây, Nghêu Lụa xuất<br /> hiện khá nhiều và trở thành đối tượng khai thác<br /> <br /> của đất nước, vừa tiếp giáp với biển Đông<br /> (chiều dài bờ 107 km) và với biển Tây (chiều dài<br /> <br /> mới ở vùng biển ven bờ Tây tỉnh Cà Mau. Sản<br /> lượng khai thác đạt 800 - 1.500 tấn vào năm<br /> <br /> bờ 147 km).<br /> <br /> 2006 và khoảng 2.000 - 2.500 tấn vào năm<br /> 2007, ở các bãi thuộc vùng biển huyện U Minh<br /> <br /> 66<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 1/2009<br /> và huyện Phú Tân. Tuy vậy, theo thông tin từ<br /> <br /> trị xuất khẩu và đang được khai thác tự nhiên ở<br /> <br /> ngư dân, loài này đã có mặt ở vùng biển Cà<br /> <br /> nhiều<br /> <br /> Mau từ nhiều năm nay, nhưng không được chú<br /> trọng trong khai thác; nguyên nhân do mật độ và<br /> <br /> PhiliPin,…). Nhưng cho đến nay, các kết quả<br /> điều tra nghiên cứu về nhóm động vật thân<br /> <br /> trữ lượng không lớn, sự phân bố của chúng<br /> biến động nhanh giữa các năm và thay đổi theo<br /> <br /> mềm nói chung và Nghêu Lụa nói riêng còn<br /> chưa đầy đủ và thiếu cập nhật. Nghề, ngư cụ,<br /> <br /> vị trí bãi sinh sống,….<br /> <br /> phương pháp khai thác còn mới mẻ đối với ngư<br /> <br /> Hiện nay, ở Cà Mau ngư cụ khai thác và<br /> khảo sát nguồn lợi Nghêu Lụa được chia làm 2<br /> <br /> dân. Việc điều tra hiện trạng và đề xuất giải<br /> pháp khai thác hợp lí là cần thiết.<br /> <br /> loại: loại sử dụng cho tàu có công suất trên 90CV<br /> (gọi tắt là “Cào Lụa”) và loại sử dụng cho tàu có<br /> <br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> công suất dưới 30CV (gọi tắt là “Cào Lồng” hoặc<br /> “Cào Ống”).<br /> <br /> quan các nguồn dữ liệu đã có tại địa phương:<br /> <br /> nước<br /> <br /> (như<br /> <br /> Thái<br /> <br /> Lan,<br /> <br /> Indonesia,<br /> <br /> a. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng<br /> Điều tra về điều kiện tự nhiên, phân bố địa<br /> <br /> Khai thác Nghêu Lụa ở Cà Mau đã tạo<br /> <br /> lý, tình hình khai thác và sử dụng Nghêu Lụa,<br /> <br /> thêm nghề mới cho người dân ở địa phương<br /> như: phân loại, luộc, bốc vỏ... Giúp bà con ngư<br /> <br /> tình hình kinh tế xã hội của người khai thác<br /> <br /> dân có điều kiện ổn định cuộc sống.<br /> Để có thể khai thác và sử dụng bền vững<br /> <br /> Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân) với phương<br /> <br /> nguồn lợi, cũng như nhằm bảo vệ và phát triển<br /> nguồn lợi Nghêu Lụa ở vùng ven biển Cà Mau;<br /> cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề sau<br /> đây:<br /> + Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi<br /> Nghêu Lụa.<br /> + Điều tra nghiên cứu cập nhật về đặc tính<br /> sinh học nguồn lợi Nghêu Lụa sống ở vùng biển<br /> ven bờ Tây tỉnh Cà Mau.<br /> + Dự báo nguyên nhân chính gây nên sự<br /> biến động số lượng Nghêu Lụa ở địa phương.<br /> + Đề xuất biện pháp bảo vệ và khai thác<br /> hợp lý nguồn lợi.<br /> Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hiểu biết<br /> về nguyên nhân biến động nguồn lợi Nghêu<br /> Lụa. Trên cơ sở điều tra cập nhật nguồn lợi và<br /> tình hình khai thác Nghêu Lụa, xây dựng các<br /> giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi<br /> Nghêu Lụa, nhằm góp phần vào phát triển bền<br /> vững nghề cá tại địa phương.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nghêu Lụa (Paphia undulata, Born 1778)<br /> là động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ (thuộc họ<br /> VENERIDAE) sống ở vùng nước ven biển, độ<br /> mặn cao (> 32ppt), nước trong, đáy cát/sỏi và<br /> khá phổ biển ở vùng biển nhiệt đới. Chúng là<br /> đối tượng có giá trị thực phẩm khá cao, có giá<br /> <br /> Nghêu Lụa, ngư cụ khai thác ở 3 huyện (U<br /> pháp là làm việc trực tiếp với các cơ quan quản<br /> lý ở địa phương (xã, thị trấn); điều tra thực tế và<br /> phỏng vấn một số ngư dân có kinh nghiệm, đưa<br /> ra kết quả cần thu thập và phân tích.<br /> b. Phương pháp khảo sát và nghiên cứu đặc<br /> tính Nghêu Lụa:<br /> Thực hiện 6 chuyến khảo sát môi trường<br /> liên quan đến môi trường sống của Nghêu Lụa<br /> (nhiệt độ, độ mặn, pH, O2, hàm lượng vật lơ<br /> lửng, coliform/Vibrio, Fe , nhôm, đạm tổng số,<br /> 3<br /> <br /> 3-<br /> <br /> NH , NO ) và liên quan đến mật độ, kích thước<br /> cá thể, di biến động theo các bãi kết hợp thu<br /> mẫu sinh học vào mùa mưa, mùa khô tại 7 điểm<br /> trên 12 mặt cắt. Bên cạnh đó kết hợp thực hiện<br /> 01 chuyến khảo sát phân tích trầm tích đáy<br /> đồng thời thu mẫu sinh học Nghêu Lụa tại chợ<br /> cá, bến cá ở địa phương.<br /> c. Thiết bị và phương tiện khảo sát:<br /> Phương tiện và thiết bị khảo sát là tàu vỏ<br /> gỗ với công suất từ 145CV trở lên để kéo cào<br /> đáy (loại cào chuyên dụng khai thác Nghêu<br /> Lụa), quan trắc môi trường và đánh giá nguồn<br /> lợi Nghêu Lụa. Ngoài ra còn sử dụng các thiết bị<br /> thông dụng về hàng hải (định vị vệ tinh GPS,<br /> máy đo sâu), trên tàu còn trang bị các thiết bị<br /> chuyên dùng thu mẫu, quan trắc và đo đạc các<br /> yếu tố nói trên.<br /> <br /> 67<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 1/2009<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> - Nghêu Lụa là loài sống vùi, phân bố ven<br /> <br /> nước…). Chế tạo máy sàn lọc tạp chất hoặc có<br /> biện pháp xử lý tạp chất nhanh trên biển.<br /> <br /> biển Tây tỉnh Cà Mau từ Tiểu Dừa (huyện U<br /> Minh) kéo dài đến cửa Bảy Háp (huyện Năm<br /> <br /> - Chỉ cho phép khai thác bằng cào lồng<br /> (ống), trừ những khoảng thời gian Nhà nước<br /> <br /> Căn). Độ sâu phân bố từ 5 - 7m sâu. Chất đáy<br /> của vùng phân bố sơ bộ được xác định là bùn<br /> <br /> cấm và Nghêu Lụa sinh sản.<br /> - Chỉ cho phép tàu có công suất lớn khai<br /> <br /> hoặc bùn - cát và cả ở những nơi có pha vỏ<br /> <br /> thác khi phát hiện có bãi Nghêu Lụa với mật độ<br /> <br /> sinh vật cùng mùn bã (MUN) hữu cơ. Mật độ<br /> của Nghêu Lụa luôn có sự biến động theo thời<br /> <br /> cao và phải khống chế số lượng tàu theo trữ<br /> lượng …<br /> <br /> gian.<br /> - Đã xác định được các thông số của phương<br /> <br /> - Ban hành Quy định về quản lý, khai thác<br /> và bảo vệ nguồn lợi Nghêu Lụa trên vùng biển<br /> <br /> trình sinh trưởng von Bertalanffy với L∞ = 50mm; K<br /> = 0,41. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân trong<br /> <br /> tỉnh Cà Mau.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> <br /> năm đầu của đời sống nhanh hơn các năm tiếp<br /> <br /> 4.1. Biện pháp quản lý<br /> <br /> theo, trung bình trong năm đầu tăng 20 26mm/năm, năm thứ hai tăng 10 - 15mm/năm,<br /> <br /> Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và<br /> bảo vệ nguồn lợi Nghêu Lụa nói riêng trong thời<br /> <br /> năm thứ ba tăng 4 - 7mm/ năm,...<br /> - Mùa sinh sản của Nghêu Lụa hầu như<br /> <br /> gian hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: lực<br /> lượng quản lý rất mỏng, tàu thuyền kiểm tra kiểm<br /> <br /> quanh năm, nhưng mùa sinh sản tập trung vào<br /> tháng 3 đến tháng 6 - 7 hàng năm. Nghêu Lụa ở<br /> <br /> soát chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, cuộc sống<br /> ngư dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính dựa<br /> <br /> nhóm chiều cao 11 - 15mm đã có tuyến sinh<br /> <br /> vào khai thác hải sản hàng ngày, công tác nghiên<br /> <br /> dục phát triển ở giai đoạn I. Tuy nhiên, nhóm<br /> kích thước chiều cao 16 - 20mm với xuất hiện<br /> <br /> cứu khoa học về khai thác hải sản chưa được<br /> quan tâm đúng mức ... Nên trước mắt cần tăng<br /> <br /> một số cá thể thành thục sinh dục và tham gia<br /> sinh sản lần đầu.<br /> <br /> cường công tác tuyên truyền cho bà con ngư dân<br /> hiểu được bảo vệ nguồn lợi là bảo vệ cuộc sống<br /> <br /> - Nhìn chung, kích thước trung bình (Htb)<br /> Nghêu Lụa được khai thác qua các tháng dao<br /> <br /> của họ, các lực lượng chức năng xử phạt nghiêm<br /> các trường hợp cố tình vi phạm. Về lâu dài, phấn<br /> <br /> động trong khoảng 15 - 33mm, trung bình 21 -<br /> <br /> đấu quản lý nguồn lợi Nghêu Lụa theo hướng có<br /> <br /> 29 ± 8,4mm, tương ứng với trọng lượng trung<br /> <br /> sự tham gia của cộng đồng, tổ chức giao mặt<br /> nước biển, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ ngư<br /> <br /> bình (TB) là 6,6 - 9,3 ± 3,4g. Điều đó chứng tỏ,<br /> kích thước Nghêu Lụa được khai thác ở các bãi<br /> biến động khá lớn trong các tháng khảo sát.<br /> Như vậy, vấn đề đặt ra là qui định một khoảng<br /> thời gian dừng khai thác thích hợp để cho<br /> Nghêu Lụa có đủ thời gian sinh sản bổ sung vào<br /> <br /> dân và đặc biệt là xây dựng và tổ chức thực hiện<br /> thành công khung pháp lý về quản lý nguồn lợi có<br /> sự tham gia của cộng đồng.<br /> 4.2. Phương pháp, phương tiện, mùa vụ, sản<br /> lượng khai thác hợp lý<br /> <br /> quần đàn trong những năm sau.<br /> - Từ những kết luận về đặc tính sinh<br /> <br /> - Phương pháp khai thác:<br /> + Chỉ cho phép khai thác bằng Cào Lồng<br /> <br /> trưởng, sinh sản, dinh dưỡng và kích thước của<br /> <br /> (ống) trừ khoảng thời gian Nghêu Lụa sinh sản.<br /> + Khi phát hiện bãi Nghêu Lụa có mật độ<br /> <br /> Nghêu Lụa ven biển Tây Cà Mau dẫn tới việc<br /> quy định khoảng cách khe cào cho phù hợp với<br /> kích thước Nghêu Lụa được phép khai thác.<br /> Điều chỉnh vật liệu chế tạo khung cào, cải tiến<br /> <br /> cao thì cho phép tàu có công suất lớn tập trung<br /> khai thác trong thời gian nhanh nhất.<br /> - Số lượng, cỡ loại tàu:<br /> <br /> lại các trang thiết bị phục vụ khai thác.<br /> - Nghiên cứu phương thức bảo quản, vận<br /> <br /> Đối với khai thác bằng cào lồng: Cấp phép<br /> cho khoảng 20 tàu, thời gian cấm khai thác<br /> <br /> chuyển Nghêu Lụa (che nắng, phun sương<br /> <br /> Nghêu Lụa từ 01/06 đến 30/11 hàng năm.<br /> Nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho ổn<br /> <br /> 68<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản số 1/2009<br /> định cho nhóm ngư dân này. Đồng thời theo dõi,<br /> <br /> - Mùa vụ khai thác:<br /> <br /> quản lý chặt chẽ sản lượng khai thác, song<br /> <br /> Được phép khai thác từ ngày 01/12 đến<br /> <br /> song theo đó nắm bắt thông tin khi có Nghêu<br /> Lụa xuất hiện thành bãi tập trung.<br /> <br /> 31/5 năm sau.<br /> Chiều dài nghêu lụa nhỏ nhất cho phép<br /> <br /> Đối với khai thác bằng cào lụa (khung sắt<br /> có nguồn gốc từ Thái Lan): Khi phát hiện bãi<br /> <br /> khai thác từ 30mm trở lên.<br /> Chỉ được khai thác từ độ sâu 05 mét nước<br /> <br /> Nghêu Lụa tập trung (thông tin từ ngư dân cào<br /> <br /> trở ra.<br /> <br /> lồng, khảo sát của cơ quan chức năng, thời<br /> điểm thường xuất hiện Nghêu Lụa thương<br /> <br /> - Sản lượng khai thác:<br /> Trữ lượng tức thời ven biển Tây tỉnh Cà<br /> <br /> phẩm). Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết<br /> hợp với chính quyền địa phương tổ chức cấp<br /> <br /> Mau trong khoảng 1.402 đến 1.980 tấn. Tuy<br /> nhiên, nhằm bảo vệ nguồn giống bố mẹ để tái<br /> <br /> phép cho số lượng khoảng 20 phương tiện có<br /> công suất lớn, có tay nghề được phép hoạt<br /> <br /> tạo nguồn lợi thì sản lượng khai thác hàng năm<br /> nên dừng lại ở mức 841 đến 1.188 tấn/năm.<br /> <br /> động. Trong quá trình khai thác phải tuân thủ<br /> đúng các quy định hiện hành.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, Báo cáo tổng hợp nghề theo công suất năm 2005,<br /> 2006, 2007, 2008.<br /> 2. Nguyễn Quang Hùng, Đa dạng sinh học và nguồn lợi động vật thâm mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia)<br /> vùng biển Cát Bà và Cô Tô, Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu hải sản - Tuyển tập các công trình<br /> nghiên cứu nghề cá Biển (tập III), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 2005.<br /> 3. Nguyễn Quang Hùng, Đinh Thanh Đạt, Phạm Thược, Nguồn lợi động vật thân mềm, Hội nghề cá<br /> Việt Nam - Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.<br /> 4. Nguyễn Long (1998), Cơ sở khoa học về khai thác nhằm sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sản, Viện<br /> Nghiên cứu Hải sản.<br /> 5. Trương Quốc Phú (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi<br /> Nghêu meretrix lyrata (Sowerby) ở vùng biển Tiền Giang, Bến Tre.<br /> 6. Sở Thủy sản Bình Thuận, Viện Hải dương học Nha Trang (2004). Điều tra khai thác và bảo vệ<br /> nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở vùng nước ven biển tỉnh Bình Thuận.<br /> 7. Sở Thủy sản Bình Thuận và Viện Hải dương học Nha Trang (2006). Điều tra nguồn lợi Nghêu<br /> Lụa, Bàn Mai ven biển tỉnh Bình Thuận.<br /> 8. Phạm Thược, Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi sinh vật vùng biển giữa Vịnh Thái Lan, Bộ Thủy<br /> sản, Viện nghiên cứu hải sản - Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá Biển (tập II), Nxb.<br /> Nông nghiệp, Hà Nội 2001.<br /> 9. Phạm Thược, Phương pháp thăm dò điều tra nguồn lợi hải sản, Hội nghề cá Việt Nam - Bách<br /> khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.<br /> 10. Phạm Thược, Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý bền vững nguồn lợi hải sản vùng biển gần bờ<br /> Việt Nam.<br /> 11. Chu Tiến Vĩnh và CTV (2006), Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản biển<br /> Việt Nam. Hội thảo quốc gia về Phát triển bền vững nghề cá ở Việt Nam - Vấn đề và cách tiếp<br /> cận (Đồ Sơn, ngày 11-13 tháng 5 năm 2006).<br /> <br /> 69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2