intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Khuyến

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

174
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến lúc nhỏ tên là Thắng, sinh năm Ất Mùi (1835) ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thủa nhỏ chăm học. Năm 17 tuổi, ông đi thi cùng một khóa với cha, nhưng bị hỏng. Sau đó cha mất, nhà nghèo, Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống và nuôi mẹ. Ông nghè Vũ Văn Lí, học trò cũ của ông bác Nguyễn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Khuyến

  1. Nguyễn Khuyến
  2. Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến lúc nhỏ tên là Thắng, sinh năm Ất M ùi (1835) ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thủa nhỏ chăm học. Năm 17 tuổi, ông đi thi cùng một khóa với cha, nhưng bị hỏng. Sau đó cha mất, nhà nghèo, Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống và nuôi mẹ. Ông nghè Vũ Văn Lí, học trò cũ của ông bác Nguyễn Khuyến thương tình cảnh của Nguyễn Khuyến, đem về nuôi cho ăn học tiếp. Năm 1864, Nguyễn Khuyến thi hương đậu giải nguyên (đậu đầu); năm sau thi hội bị hỏng, ông vào kinh theo học trường Quốc Tử Giám. Năm 1871, ông thi lại lần nữa và đỗ liền cả Hội nguyên và Đình nguyên. Nguyễn Khuyến đậu đầu cả ba kỳ nên người ta thường gọi ông là ông Tam nguyên hay Tam nguyên Yên Đỗ. Ông Tam nguyên Yên Đỗ đã từng làm ở nội các Huế, rồi làm Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, rồi Biện lí bộ Hộ,... Thời gian Nguyễn Khuyến ra làm quan, Pháp đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ và đang đánh ra miền Bắc. Cuối năm 1883, Nguyễn Khuyến được cử làm quyền Tổng đốc Sơn Tây thay cho Tổng đốc Nguyễn Đình Nhuận đã bỏ Sơn Tây lên Hưng Hóa
  3. chống thực dân Pháp, nhưng Nguyễn Khuyến từ chốị Sau đó Hoàng Cao Khải Kinh lược sứ Bắc Kì mời ông đến nhà dạy học, rồi Lê Hoan - Tuần phủ Hưng Yên tổ chức thu vịnh Kiều cũng mời ông làm giám khảọ Hoàng Cao Khải, Lê Hoan là những kẻ cộng tác với thực dân Pháp. Từ chối lời mời của họ ông biết sẽ sinh chuyện lôi thôi nên đành miễn cưỡng nhận lờị Nguyễn Khuyến làm quan tất cả hơn 10 năm, rồi từ quan về nhà. Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở thôn quệ Ông mất năm 1909, thọ 75 tuổị SỰ NGHIỆP THƠ CA: Sáng tác của Nguyễn Khuyến hầu hết được làm sau lúc từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm. Có bài ông viết bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất điêu luyện. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung: - Bộc bạch tâm sự của mình; - Viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - một vùng đồng chiêm nghèo ở Bắc Bộ;
  4. - Chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, tùy thời, cơ hội lúc bấy giờ. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được đào tạo theo khuôn mẫu của đạo đức của Nho giáọ Đối với ông, con người sinh ra ở đời sau khi học hành, đỗ đạt thì phải ra làm quan để "thờ vua giúp nước", thực hiện nghĩa vụ "trí quân trạch dân" (vừa giúp vua, vừa làm cho dân được nhờ) mà đạo lý nhà nho đã quy định. Trong một thời buổi bình thường chắc Nguyễn Khuyến sẽ trở thành một ông quan thanh liêm, mẫu mực. Nhưng thời Nguyễn Khuyến sống, Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều đình vì bạc nhược nên đã lần lượt đầu hàng giặc. Trong một bối cảnh như thế nếu Nguyễn Khuyến cứ làm quan thì không khác nào tiếp tay cho giặc, đó là điều mà các nhà nho chân chính rất sợ. Nguyễn Khuyến lúng túng trong thái độ ứng xử. Cuối c ùng ông quyết định từ quan. Trong thơ ông có rất nhiều bài thể hiện cái tâm trạng ấỵ Lúc đầu ông do dự "mình bỏ nước về nhưng bạn bè đâu phải không có người ở lạị Và về như thế chắc gì con cháu đã khen".
  5. Về sau ông mới dứt khoát cho rằng lui về là phải, và ông tiếc là một số bạn bè đã không hành động như ông. Có điều thời cuộc thì mỗi ngày một xấụ Thực dân Pháp ngày một lấn tới, bọn cơ hội, tùy thời lúc đầu còn rụt rè, về sau thì công khai ra cộng tác với giặc. Nguyễn Khuyến cảm thấy buồn vô hạn. Ông viết về tiếng con cuốc kêu và đó cũng là tiếng lòng của ông đối với non sông đất nước: Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mợ Và cho đến lúc nghĩ là mình sắp từ giã cuộc đời, trong bài Di chúc, ông vẫn nói: Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹo trời! Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn. Quê ông là một miền đồng chiêm nghèo trũng nước. Nguyễn Khuyến sống ở quê và quan hệ thân tình với mọi ngườị Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng
  6. ông hàng thịt,... làm câu đối viếng người làng, viếng người thợ rèn, mừng đám cưới, mừng nhà mới,... Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. Nguyễn Khuyến xứng đáng được gọi là nhà thơ của nông thôn. Dưới ngòi bút của ông, cuộc sống ở nông thôn dường như lúc nào cũng khó khăn, túng thiếu: Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa, trầu cau chẳng dám mua . (Chốn quê) Nỗi ám ảnh thường xuyên của người nông thôn là lo mất mùa, lụt lội: Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùạ (Chốn quê)
  7. Hay: Quai Mễ Thanh Liêm đã vờ rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôị (Nước lụt Hà Nam) Ngày tết đến, nếu là năm được mùa thì còn có chút vui: Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng, Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt. (Cảnh tết) nhưng chẳng may gặp năm mất mùa thì tết nhất lại càng thê thảm: Dở trời mua bụi còn hơi rét, Nếm rượu tường đền được mấy ông? Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung. (Chợ Đồng)
  8. Trong thơ Nguyễn Khuyến, thiên nhiên được miêu tả cũng là một thiên nhiên nông thôn rất rõ. Cảnh mùa thu trong thơ của ông không phải là mùa thu ở miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đông chiêm Bắc Bộc lúc bấy giờ. Ta có thể nhận thấy điều ấy qua cái màu "xanh ngắt" của bầu trời, đến cái nước "trong veo" của ao cá; hay từ cái "Lưng giậu phát phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe". Và cũng phải đến Nguyễn Khuyến, trong thơ Việt Nam mới có những bữa trưa đặc biệt nông thôn như: Chuông trưa vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc câỵ (Nhớ cảnh chùa Đọi) Viết về nông thôn với những tình cảm đằm thắm như thế, không phải trước mà sau Nguyễn Khuyến cũng hiếm có người nào viết được như ông. Một mảng sáng tác khác cũng rất có giá trị của Nguyễn Khuyến là mảng thơ trào phúng, đả kích. Nguyễn Khuyến thấy khá rõ cái xấu của xã hội đương thờị Là một nhà nho đã từng làm quan, ông chú ý trước hết đến cái xấu của đám nho sĩ, của bọn quan lạị Đi thi, làm quan trong thời buổi nước mất nhà tan thì có gì là thực chất, thì làm được việc gì? Ông gọi là
  9. "tiến sĩ giấy", là "phỗng đá", là anh hề chèọ Ông vạch trần bọn quan lại chỉ lo cho túi mình đầy ắp và bất chấp tất cả mọi sự khen che của dư luận. Ông đả kích thói rởm đời lố lăng, thứ con đẻ của cã hội thực dân. Ngòi bút đả kích của Nguyễn Khuyến trở nên chua xót, cay đắng khi ông thấy chính nhân dân bị bọn thực dân lừa gạt đã tham gia một cách vô ý thức vào những trò chơi làm hạ phẩm giá của mình. Ông tả cảnh ngày "Hội Tây" lúc bấy giờ và kết luận: Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêụ Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến ngoài bộ phận hướng vào cái xấu của cã hội để đả kích, ông còn dành một số bài để tự chế giễu cái bất lực, cái bạc nhược của bản thân mình. Trong những bài thơ này, cái cười của ông thường trở nên chua chát, tội nghiệp. Thơ Nguyễn Khuyến không những có nội dung thâm thúy mà nghệ thuật cũng rất đặc đắc. Ông là người đã đưa chất trào phúng vào thờ chữ Hán, và dùng cả "điển cố" lấy từ ca daọ
  10. Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, ngôn ngữ dân tộc đ ược nhà thơ sử dụng là thứ ngôn ngữ hằng ngày giải dị, nhưng rất sinh động, tinh tế, Nhà thơ khai thác được giá trị tạo hình của nhiều từ lấp láỵ Bút pháp của Nguyễn Khuyến trong thơ về cơ bản là hiện thực trữ tình, thỉnh thoảmg có điểm xuyết những yếu tố trào phúng. Cái cười trong thơ Nguyễn Khuyến không vang lên thành tiếng, mà thường là cái cười kín đáo, thâm trầm. Ông đã sử dụng hầu hết các thể loại thơ ca cổ mà thể loại nào cũng rất thành công ================================ Thu Vịnh Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiụ Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc ánh trăng vàọ Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
  11. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông đàọ (1) (1) Ông đào: tức đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh caọ Thu điếu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teọ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèọ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo, Tựa gối, buông cần lâu chẳng được. Cá đâu đớp động dưới chân bèọ
  12. Thu Ẩm Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòẹ Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loẹ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoẹ Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy, độ năm ba chén đã say nhè. Ngày Xuân Răn Con Cháu Tuổi thêm thêm được tóc râu phờ Nay đã năm mươi có lẻ ba !
  13. Sách vở ích gì cho buổi ấy ? Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già. Xuân về ngày loạn còn lơ láo, Người gặp khi cùng cũng ngất ngợ Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng ? Sao con đàn hát vẫn say sưa Về Hay Ở Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe; Lặng đi kẻo động khách lòng quệ Nước non có tớ càng vui vẻ, Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê ? Quyên đã gọi hè quang quác quác, Gà từng gáy sáng tẻ tè tẹ
  14. Lại còn giục giã về hay ở ? Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe Lên Lão Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm lăm ông cũng lão đây mà. Anh em làng xóm xin mời cả, Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là. Chú Đáo bên làng lên với tớ, Ông Từ xóm chợ lại cùng tạ Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thời ông chống gậy rạ Tự Trào
  15. Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng. Tự Thuật Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay, Ông ngẫm mình ông, nghĩ cũng haỵ Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ ? Răng long ngày trước hãy còn đâỵ
  16. Câu thơ được chửa, thưa rằng được, Chén rượu say rồi, nói chửa saỵ Kẻ ở trên đời lo lắng cả, Nghĩ ra ông sợ cái ông nà Mẹ Mốc So danh gía ai bằng Mẹ Mốc, Ngoài hình hài, gấm vóc cũng thêm ra, Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà, Làm thế để cho qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc, Tâm trung thường thủ tự kiên kim. (1) Nhớ chồng xa muôn dặm khôn tìm , Giữ son sắt cho tròn một tiết.
  17. Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ; Đắp tai, ngoảnh mặt làm ngơ, Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thâỵ Khôn em dễ bán dại này ! (2) (1) Ngoài mặt không cần đẹp như ngọc; Trong lòng vẫn giữ bền như vàng. (2) Mẹ Mốc quê ở gần làng Yên Đổ. Cô còn trẻ, có nhan sắc, có vốn liếng, mà chồng lại đi xạ Trong hạt nhiều chàng chòng ghẹo toan ép liễu nài hoạ Cô bèn giả điên dại, thoa tro than vào người, xé rách quần áo, chủ ý che mặt bọn kia để khỏi bị quấy nhiều trong khi chờ chồng về. Nguyễn Khuyến sau khi cáo quan về nghỉ ở nhà, người Pháp luôn tìm mọi cách để mời ông ra giúp. Ông phải viện mọi lẽ để từ chốị Nhân thất Mẹ Mốc giả điên dại, ông bèn làm bài ca trù này để ký thác tâm sự của mình Ông Phỗng Đá
  18. Ông đứng làm chi đó hỡi ông ? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ? Non nước đầy vơi có biết không ? Hỏi Phỗng Đá Mưỡu Người đâu tên họ là chi ? Hỏi ra trích trích tri tri (1) nực cườị Vắt tay ngoảnh mặt trông đời, Cũng toan lo tính sự đời chi đây ? Nói Thấy lão đá lạ lùng muốn hỏi, Cớ sao mà len lỏi đến chi đây ?
  19. Hay mảng vui hoa cỏ nước non này, Chừng cũng muốn dang tay vào hội Lạc (2) Thanh sơn tự tiếu đầu tương hạc, Thương hải thùy tri ngã diệc âụ (3) Thôi thôi đừng nghĩ chuyện đâu đâu, Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác. Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu, Nên chăng đá cũng gật đầu !(4) (1) trích trích tri tri: trơ trơ không chuyển. (2) hội Lạc: đời nhà Tống, Tiến sĩ Văn Ngạn Bác, làm quan đến Thái sư, khi về hưu trí nhà ở Lạc Dương, cùng với Tư Mã Quang, Phú Bật và nhiều học giả cao niên khác lập ra Lạc Dương Kỳ Anh Hội để đàm đạo văn chương.
  20. (3) Núi xanh tự cười đầu sắp trắng như chim hạc; Biển xanh ai biết ta cũng như chim âu (ý ví người ẩn dật). Ý lấy từ hai câu thơ của Trương Dưỡng Hạo đời nhà Nguyên: Vân sơn tự tiếu đầu tương hạc Doanh hải thùy tri ngã diệc âu (4) Tương truyền Nguyễn Khuyến làm bài ca trù Hỏi Phỗng Đá này trong buổi lễ mừng thọ năm mươi của quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khảị Đêm Mùa Hạ Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả. Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả. Nỗi ấy biết cùng ai ? Cảnh này buồn cả dạ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2