intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGUYÊN LÝ MÁY

Chia sẻ: Dungtong Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

435
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chi tiết máy là bộ phận nhỏ nhất không thể tách rời được nữa của máy hay cơ cấu Ví dụ Pít tông, xi lanh, đai ốc , bu lông ... Khâu : Một chi tiết h Tất cả những chi tiết máy cố định hợp thành một hệ thống cứng và cố định gọi là khâu hay là oặc một số chi tiết máy được gắn chặt với nhau thành một vật thể động gọi là khâu động của cơ cấu máy hay máy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGUYÊN LÝ MÁY

  1. CHƯƠNG 4: NGUYÊN LÝ MÁY Bài 19: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGUYÊN LÝ MÁY (2t) 1.Khâu và chi tiết máy Chi tiết máy là bộ phận nhỏ nhất không thể tách rời được nữa của máy hay cơ cấu Ví dụ Pít tông, xi lanh, đai ốc , bu lông ... Khâu : Một chi tiết h Tất cả những chi tiết máy cố định hợp thành một hệ thống cứng và cố định gọi là khâu hay là oặc một số chi tiết máy được gắn chặt với nhau thành một vật thể động gọi là khâu động của cơ cấu máy hay máy. Ví dụ Thanh truyền gồm một số chi tiết máy nối với nhau hợp thành một hệ thống cứng khi làm việc giá Ví dụ : thân động cơ Trong một cơ cấu hay một máy chỉ có một khâu cố định , 1 hoặc n khâu động. 2.Khớp động 2.1.Định nghĩa : Khớp động là chỗ nối động giữa hai khâu 2.2.Phân loại : Khớp động gồm hai loại là khớp động sơ cấp và khớp động cao cấp - Khớp động sơ cấp: Là khớp động mà chỗ tiếp xúc của khớp là mặt phẳng Ví dụ: Khớp cầu, khớp bản lề -Khớp cao cấp :Là khớp động mà chỗ tiếp xúc của khớp là các đường hoặc điểm + Tiếp xúc theo đường như hai bánh răng ăn khớp + Tiếp xúc điểm như cam với thanh đẩy nhọn Trong cùng một điều kiện làm việc thì khớp sơ cấp ít mòn hơn khớp cao cấp vì sự tiép xúc của khớp theo mặt còn khớp cao cấp là đường hoặc điểm . 3.Chuỗi động 3.1.Định nghĩa: chuỗi động là hệ thống các khâu nối với nhau bằng khớp động 3.2.Phân loại: Chuỗi động gồm chuỗi động đơn giản và chuỗi động phức tạp như sơ đồ :    Chuỗi  động  Chuỗi động đơn   Chuỗi động  giản  phức tạp    Chuỗi     Chuỗi     Chuỗi     Chuỗi     Chuỗi  kín hở kín
  2. -Chuôĩ động đơn giản là chuỗi động trong đó mỗi khâu tham gia trong chuỗi không quá hai khớp động (ha) -Chuôĩ động phức tạp là chuỗi động có ít nhất một khâu tham gia trên hai khớp động (hb) a, b, c, d, Hình 1 + Chuôĩ động đơn giản hở (ha) một khâu chỉ tham gia vào một khớp động + Chuôĩ động đơn giản kín (hc) mỗi khâu đều tham gia vào hai khớp động + Chuôĩ động phức tạp hở (hb) là chuỗi phức tạp trong đó có những khâu chỉ tham gia vào một khớp động + Chuôĩ động phức tạp kín (hd) à chuỗi phức tạp trong đó mỗi khâu tham gia ít nhất vào hai khớp động 4. Cơ cấu : Cơ cấu là một chuỗi động trong đó khi ta cho trước chuyển động tương đối của một hay nhiều khâu đối với một khâu bất kỳ khác thì những khâu còn lại có chuyển động hoàn toàn xác định. Khâu có chuyển động cho trước gọi là khâu dẫn Các khâu chuyển động xác định theo quy luật của khâu dẫn gọi là khâu bị dẫn. 5.Máy : Máy là một tập hợp hay nhiều cơ cấu , dùng để thực hiện một công có ích cần thiết trong quá trình sản xuất hay biến đổi năng lượng . Theo tính năng tác dụng máy gồm có : -Máy năng lượng dùng để biến đổi các dạng năng lượng khác nhau thành cơ năng để dẫn động các máy công tác . còn các máy biến đổi cơ năng thành các dạng năng lượng khác gọi là máy biến đổi năng lượng. Ví dụ : động cơ điện, tua bin thuỷ lực , máy phát điện, máy nén khí ... -Máy công tác là những máy dùng để biến đổi trạng thái , tính chất hình dáng, vị trí của vật liệu hay đối tượng gia công. Ví dụ : máy dệt , máy in , máy phay , máy tiện .... Máy tổ hợp: Là dạng máy công tác được hoàn thiện về mặt kỹ thuật được trang bị các thiệt bị kiểm tra , theo dõi, điều chỉnh tự động , máy có động cơ riêng ,
  3. máy được trang bị nhằm giảm nhẹ sức lao động , năng nawng suất và chất lượng sản phẩm. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển người ta đã sử dụng máy điều khiển số tự động (CNC) Câu hỏi 1.Định nghĩa về chi tiết máy , khâu, khớp động, chuỗi động, cơ cấu máy và máy ? 2.Phân loại máy, nhiệm vụ của từng loại lấy ví dụ minh hoạ ? Ngày tháng năm Tổ môn duyệt Biên soạn Bích An Bài 20: CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG ĂN KHỚP I.Cơ cấu bánh răng : (2t) 1.Khái niệm: Cơ cấu bánh răng là cơ cấu khớp cao dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục theo một tỷ số truyền nhất định nhờ sự ăn khớp giữa hai khâu có răng (khâu có răng gọi là bánh răng) 2.Phân loại: -Theo vị trí các trục có : cơ cấu bánh răng phẳng và bánh răng không gian + Cơ cấu bánh răng phẳng là loại cơ cấu bánh răng dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song gồm : a,Bánh răng trụ răng thẳng b ,Răng nghiêng c ,Răng chữ V Hình 1
  4. -Cơ cấu bánh răng không gian dùng để truyền chuyển đông quay giữa các trục không song song gồm: Bánh răng côn răng thẳng(h2) hoặc răng cong , răng nghiêng Hình 2 3.Kết cấu và nguyên lý làm việc. I I I 4.Tỷ số truyền động: (i) Tỷ số truyền động là tỷ số vận tốc góc giữa trục dẫn và trục bị dẫn ω1 n 1 z i= = =± 2 ω2 n 2 z1 Trong đó : n1 nà n2 là số vòng quay của trục 1 và trục 2 (vg/ ph) , Z là số răng của bánh răng 1 và 2 Công thức trên lấy dấu (+) khi cặp bánh răng ăn khớp trong (quay cùng chiều) Lấy dấu (-) khi cặp bánh răng ăn khớp ngoài (quay ngược chiều) Ví dụ: Tính i và ( vận tốc góc) của trục bị dẫn 5 . Biết n1 = 1200vg/ph , Z1 = 20, Z2 = 30, Z2,= 40, Z3 = 50, Z3, = 25, Z4 = 50, Z4, = 30, Z5 = 24 Giải : I i1,2 = ω 1/ ω 2 = - Z2/Z1 II III i2,3 = ω 2/ ω 3 = - Z3/ Z2, IV V i3,4 = ω 3/ ω 4 = - Z4/ Z3,
  5. i4,5 = ω 4/ ω 5 = - Z5/ Z4, Nhân các tỷ số truyền này với nhau ta có: i1,5 = i1,2. i2,3. i3,4 . i4,5 = (- 1)4 .Z2/Z1 . Z3/Z2, .Z4/ Z3, .Z5 /Z4, Rút ra công thức tính i tổng quát từ 1 - k i1K = i1,2. i2,3. ......i(K-1)K Hay i1K = (- 1)m.Z2/Z1 . Z3/Z2, .Z4/ Z3,...... .ZK / Z ‘ K-1 (1) Trong đó : m là số cặp bánh răng ăn khớp ngoài áp dụng bài toán ta có : i1,5 = n1/ n5 = (- 1)4 30/20 .50/40. 50/25. 24/30 = 3 Trục 1 và 5 quay cùng chiều i1,5 = n1/ n5 ⇒ n5 = n1 / i15 = 1200/3 = 400 vg/ph πn 1 πn 5 3,14.400 ω1 = ....ω 5 = = 41,2 30 30 30 ăn khớp  ăn khớp  Chú ý: Trong công thức (1) nếu trong hệ thống bánh răng có cặp bánh răng ăn khớp trong thì không tính vào số mũ m có nghĩa là tổng số cặp bánh răng là n , trong đó có cặp bánh răng ăn khớp trong là P thì : m = n - P 4. Các thông số hình học của bánh răng trụ răng thẳng -Biên dạng răng là hai cạnh bên của mỗi răng -Chiều dày răng Sx được đo trên đường kính vòng chia -Chiều rộng rãnh răng Wxlaf khoảng cách giữa hai răng đo trên vòng chia - Bước răng t: là khoảng cách giữa hai răng cùng phía đo trên vòng chia Mô đun : m = t/ π là thông số đặc trưng cho độ to hay nhỏ của bánh răng và được tiêu chuẩn hoá . -Chiều cao đỉnh răng h1 = m
  6. -Chiều cao chân răng h2 = 1,25 m -Chiều cao răng h = h1+ h2 -Đường kính vòng chia : D = m.Z Z là số răng của bánh răng , D là vòng tròn ăn khớp của hai bánh răng -Đường kính vòng đỉnh : Dđ = D + 2h1 + 2m = m (Z + 2 ) -Đường kính vòng chia : De = D- 2h2 = m (Z - 2,5) 5.Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng -Ưu điểm: + Kích thước nhỏ gọn, có khả năng tải lớn. +Truyền động êm, đảm bảo tỷ số truyền chính xác , cố định và thực hiện với i lớn. +Làm việc tốt trong phạm vi công suất và tốc độ vòng quay lớn +Hiệu xuất làm việc của bộ truyền cao , tuổi thọ cao, làm việc chắn chắn -Nhược điểm: + Đỏi hỏi chế tạo , gia công , lắp ráp đạt độ chính xác cao +Làm việc ở tốc độ cao , cơ cấu có tiếng ồn +Chịu va đập kém và không thay đổi được i -Phạm vi ứng dụng: Dùng để truyền chuỷển động quay từ động cơ đến các bộ phận làm việc của máy hoặc để thay đổi tốc độ và chiều quay của trục. II. Truỳên động xích 1.Khái niệm: Xích là một chuỗi các mắt xích nối với nhau bằng bản lề . Nhờ sự ăn khớp giữa các răng xích với đĩa xích do đó khi trục chủ động quay làm trục bị dẫn quay theo thông qua dây xích . Như vậy : Xích truyền chuỷên động quay từ trục dẫn sang trục bị dẫn . Kết cấu bộ truyền đơn giản (h4) tuỳ trường hợp ta có thể thêm các thiết bị phụ như căng xích , bôi trơn, hộp che....
  7. Đĩa dẫn Z1 Dây xích Đĩa bị dẫn Z2 Hình 4 2.Phân loại : Theo công dụng gồm: -Xích con lăn gồm một đến 6 dẫy -Xích răng làm việc với vận tốc của xích thấp ≤ 0,25m/s , thường được dùng trong máy trục tàu biển, vận chuyển những hàng nặng, chịu tải trọng cao, ít ồn cấu tạo phức tạp, khối lượng lớn, giá thành cao nên phạm vi ứng dụng nhỏ. -Xích có vận tốc trung bình Vx ≤ 2m/s thường dùng trong pa lăng, tời, thang máy, băng tải, máy trục, và các máy khác . -Xích ống có vận tốc cao dùng để truyền cơ năng từ trục này sang trục khác và gồm nhiều loại khác nhau: + Xích ống con lăn một dãy như xích xe đạp, xe máy + Xích ống con lăn hai dãy sử dụng trong máy công nghiệp ngoài ra còn có xích định hình , xích móc .... 3.Tỷ số truyền : công thúc tính như tỷ số truyền của cặp bánh răng : i1,2 = n1/n2 = Z2 /Z1 Trong đó n1 và n2 là số vòng quay trong một phút của đĩa 1 và 2 Z1 và Z2 là số răng của đĩa 1 và đĩa 2 i bị hạn chế bởi kích thước , góc ôm và số răng đĩa xích . Thường i ≤ 8 4.Uu nhược điểm và phạm vi ứng dụng -Ưu điểm : +Có thể truyền chuyển động giữa hai trục xa nhau đến 8 m +Kích thước bộ truyền tương đối nhỏ , không có hiện tượng trượt, có khả năng truyền động với nhiều trục , hiệu suất truyền động cao. -Nhược điểm : + Tỷ số truyền không ổn định , vận tốc góc tức thời không ổn định nhất là khi số răng ít
  8. + Yêu cầu chế tạo, lắp ghép chính xác , chăm sóc phức tạp , giá thành cao. + Có tiếng ồn khi làm việc , dễ mòn. -Phạm vi ứng dụng : Cơ cấu bộ truyền động xích được dùng chủ yếu khi khoảng cách trục truyền trung bình , làm việc không trượt , được dùng trong các phương tiện vận chuyển như xe đạp, xe máy , xích tải, trong các máy nông nghiệp, vận chuyển các vật nặng ... thay thế bộ truyền bánh răng với khoảng cách trung bình và thay thế bộ truyền đai khi yêu cầu truyền động không trượt. III..Truyền động bánh vít - trục vít 1 Khái niệm Cơ cấu bánh vít trục vít thuộc nhóm cơ cấu bánh răng đặc biệt dùng để truyền chuyển động quay giưã hai trục chéo nhau , thường góc giữa hai trục là 90 0 . nhờ sự ăn khớp của răng bánh vít với ren trục vít . 2. Kết cấu bộ truyền (h5) -Bánh vít như một bánh trụ răng thẳng hoặc răng ngiêng Bánh vít có thể làm liền hoặc ghép vành bằng đồng thanh . -Trục vít thường làm liến trục hoặc rời trục bằng thép hợp kim có nhiều vòng ren để đủ ăn khớp với bánh vít. Trục vít Bánh   vít Hình 5 Thông thường trục vít là khâu dẫn truyền chuyển động quay cho bánh vít 3.Tỷ số truyền i = n1/n2 = Z2 /Z1 Trong đó : Z1 là số đầu mối ren trục vít Z2 Số răng bánh vít Vì Z1 nhỏ có thể bằng 1 nên tỷ số bộ truyền đạt được rất lón i = 8 - 100 có thể đạt tới 1000
  9. 4. Ưu nhựơc đỉêm và phạm vi ứng dụng -Ưu điểm: i lớn làm việc êm không gây ồn, có khả năng tự hãm -Nhược điểm : Hiệu suất truyền động thấp, giá thành cao vì bánh vít chế tạo bằng đồng thanh, yêu cầu bôi trơn đủ, đùng phương pháp . -Phạm vi ứng dụng : Cơ cấu có hiệu suất truyền động thấp nên thường dùng để truyền công suất nhỏ và trung bình trong maý trục, máy cắt kim loại, ô tô .... Bài 21: Cơ cấu truyền động ma sát (Truyền động đai ) 1. Khái niệm Cơ cấu dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau hoặc chéo nhau trong không gian nhờ lực ma sát giữa dây với bánh đai gọi là cơ cấu truyền động đai. 2.Cấu tạo và nguyên lý truyền động (h6) Bộ truyền đơn giản gồm ϖ2 ϖ1 Dây đai mềm bắt căng , ôm qua hai bánh đai được lắp cố định trên hai trục, nhờ ma sát Bánh đai bị  giữa dây và bánh đai nên khi dẫn           Bánh đai  trục dẫn quay làm trục bị dẫn Hình 6 Dây đai dẫn quay theo. 3.Phân loại truyền động đai - Truyền động đai thường (h6) Truyền động giữa hai trục song song với nhau và hai trục quay cùng chiều dạng này dùng phổ biến . - Truyền động đai chéo ( h7a) Dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song nhưng quay ngược chiều . Truyền động dạng này góc ôm tăng nhưng cạnh đai làm việc chóng mòn do cọ sát tại chỗ bắt chéo .  Hình  7a  Hình b  Hình c
  10. - Truyền động nửa chéo (hb) Truyền động nửa chéo dùng để truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc trong không gian truyền động này chỉ làm việc được một chiều - Truyền động góc (hc) dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục vuông góc với nhau * Tóm lại : Trong tất cả các loại truyền động chéo , nửa chéo và truyền động góc cạnh đai chóng mòn , bánh đai cần làm rộng , tiết diện đai không được lớn cho nên chỉ có các cơ cấu máy đặc biệt mới sử dụng các cơ cấu này * Trong quá trình làm việc dây đai bị giãn vì vậy phải có biện pháp (điều chỉnh sức căng của dây đai ) như sau : Cắt bớt dây đai rồi khâu lại, phương pháp này chỉ áp dụng với dây đai dẹt Lắp bánh căng đai gần về phía bánh đai nhỏ Thay đổi khoảng cách trục tức là di chuyển một trong hai trục bằng ren 4 Tỷ số truyền Truyền động đai có hai dạng trượt của dây đai trên bánh đai -Trượt đàn hồi do sự đàn hồi của dây đai nrên i không ổn định -Trượt trơn sảy ra khi bộ truyền làm việc bị quá tải + Khi tính chính xác i = D2/ D1(1- ε ) + Khi tính gần đúng i = D2/D1 = n1/n2 Trong đó n1 ,n2 (v/ph ) của bánh đai 1 và 2 , D1: Đường kính bánh chủđộng , ε : Hệ số trượt đàn hồi D2Đường kính bánh bị động, ε = 0,01 - 0,02 Thông thường đai dẹt có i > 5 và đai thang > 10 5. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng Ưu điểm: -Có thể truyền động được với hai trục có A - 15 m
  11. -Làm việc không gây ồn - Giữ được an toàn cho các chi tiết máy khi dây đai bị quá tải -Giá thành hạ, kết cấu đơn giản . dễ bảo quản Nhược điểm -Kích thước bộ truyền lớn , i không ổn định -F tác dụng lên ổ trục lớn -Tuổi thọ thấp khi làm việc ở tốc độ cao Phạm vi ứng dụng : -Bộ truyền được dùng rộng dãi để truyền động trong các máy công , nông nghiệp từ trục đẫn sạng trục bị dẫn. Câu hỏi: 1. Trình bày cấu tạo, nguyên lý truyền động của bộ truyền đai. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng 2.Tại sao i bộ truyền làm việc không ổn định? Nêu các biện pháp căng đai 3. So sánh ưu nhược điểm và phạm vị ứng dụng của bộ truyền đai và bộ truyền xích Ngày tháng năm Tổ môn duyệt Biên soạn Bích An Bài 22: CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I.Cơ cấu cam 1.Cơ cấu cam cần đẩy 1.1..Khái niệm: Cam cần đẩy là cơ cấu dùng khớp cao để nối động giữa khâu dẫn và khâu bị dẫn . Khâu dẫn gọi là cam , khâu bị dẫn gọi là cần chuyển động qua lại theo một quy luật nhất định. .1.2.Cấu tạo , nguyên lý làm việc -Cấu tạo:
  12. Cơ cấu cam cần đẩy có nhiều dạng khác nhau song cấu tạo chung gồm có cam và cần đẩy ngoài ra còn có thêm con lăn như hình vẽ 2 2 2 1 1 1 1 3 O O O c a b , , , 1.Cam; 2.Cần đẩy 3.Con lăn a,Cam cần đẩy nhọn b, Cam cần đẩy lồi c,Cam cần đẩy có con lăn -Nguyên lý truyền động Khi cam quay, cần luôn tỳ sát trên biên dạng cam làm cho cần chuyển động tịnh tiến lên xuống theo một quy luật nhất định. Nếu quỹ đạo của cần không đi qua tâm cam ta gọi là cam cần đẩy lệch tâm. Khoảng cách từ cần đẩy đến tâm cam gọi là tâm sai e (H c) Nếu quỹ đạo của cần đẩy đi qua cam ta gọi là cam trùng tâm cần đẩy (H. a) 1.3.Phạm vi ứng dụng : Cơ cấu dùng để biến chuyển động quay của cam thành chuyển động tịnh tiến của cần . Cơ cấu được dùng nhiều trong máy cắt kim loại tự động, cơ cấu điều tiết nguyên liệu của động cơ đốt trong và các máy công nghiệp khác. 2 Cơ cấu cam cần lắc. 21-Khái niệm: Cơ cấu cam cần lắc là cơ cấu cam, mà trong đó cần có chuyển động lắc qua, lắc lại một góc nhất định. 1.Cam. 2 2.Cần lắc 3. Lò xo Quy luật chuyển động của cần được quy 1 3 định bởi hình dạng biên của cam 1.2.2. Nguyên lý làm việc:
  13. Cam 1 quay làm cho cần lắc 2 lắc quanh trục 02 1 góc . Thanh 3 nhận chuyển động lắc và chuyền cho bàn dao M chuyển động để công tác . Lò xo 4 các tác dụng đảm bảo cho đầu cần 3 5 tiép xúc với cam 1 và thanh 3 ở vị trí làm 4 việc 2 5 2 5 1 2.3- Công dụng Cơ cấu dùng để biến chuyển động quay của cam thành chuyển đọng lắc qua, lắc lại của cần. Cơ cấu được dùng nhiều trong máy cắt kim loại tự động, bán tự động, máy dệt và các máy công nghiệp khác. II. Cơ cấu tay quay thanh truyền 1. Khái niệm: Cơ cấu tay quay thanh truyền là loại cơ cấu dùng khớp để nối động tay quay với con trượt để biến chuyển động quay của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của pistôn(con trượt) và ngược lại 2. Cấu tạo: - Cấu tạo: 1 A 2 B 3 1.Tay quay OA; 2.Thanh truyền AB; 3.Con trượt Tay quay 1 quay quanh tâm o với vận tốc góc Con trượt 3 trượt trong rãnh 4 đó là chuyển động tịnh tiến với vận tốc v Thanh truyền 2 được nối động với con trượt bởi khớp B và với tay quay bởi khớp A -Nguyên lý làm việc Tay quay 1 được nối với con trượt 3 bằng khớp động . Khi tay quay 1 quay thông qua thanh truyền 2 làm piston chuyển động tịnh tiến lên xuống hoặc sang trái, sang phải.và ngược lại Như vậy tuỳ theo chức năng của nó mà khâu chủ động có thể là tay quay , có thể là con trượt..
  14. + Khi con trượt 3 ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất (Tay quay và thanh truyền duỗi thẳng hoặc chập nhau) ứng với các vị trí này con trượt dừng lại và đổi chiều tịnh tiến , tay quay có thể tiếp tục quay theo chiều cũ hoặc quay theo chiều ngược lại . +Khi quỹ đạo chuyển động của con trượt không đi qua tâm quay của con quay thì được gọi là tay quay con trượt lệch tâm . Khoảng cách từ tâm quay đến quỹ đạo tâm con trượt được gọi là tâm sai e (h ) e Khi e = 0 ta có cơ cấu tay quay con trượt chính tâm (h ). 23.Phạm vi ứng dụng: Cơ cấu được dùng nhiều để trong động cơ đốt trong máy hơi nước, máy bơm hơi và các lọai máy công nghiệp khác để biến chuyển động quay của piston thành chuyển động quay đều của trục máy và ngược lại III.Truyền động bánh răng - thanh răng 1.Khái niệm Cơ cấu bánh răng- thanh răng là loại cơ cấu dùng khớp cao để biến chuyển động quay của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng 2.Cấu tạo và nguyên lý làm việc - Cấu tạo Cơ cấu gồm thanh răng 1 và bánh răng 2 -Nguyên lý làm việc: Khi bánh răng 1 quay theo một chiều nào đó sẽ làm cho thanh răng chuyển động tịnh tiến theo một chiều nhất định . Khi bánh răng quay theo chiều ngược lại thì thanh răng đổi chiều chuyển động. πDn π .m.z.n Tốc độ tịnh tiến của thanh răng V = = trong đó m là mô đun của bánh 60 60 răng, Z là số răng un của bánh răng. Khi bánh răng cố định, thanh răng vừa chuyển động tịnh tiến và quay thì sau 1 vòng quay bánh răng đi được trên thanh răng quãng đường
  15. S S = π .D , khi quay n vòng thì S = π .D.n hay S = π .m.Z .n → n = π .m.Z Ví dụ : S= 824 mm, Z = 50, m = 2 hỏi bánh răng quay được bao nhiêu vòng? 3.Phạm vi ứng dụng Cơ cấu bánh răng thanh răng được dùng phổ biến trong các loại máy móc công nghiệp IV. Cơ cấu cu lít 1.Khái niệm : Cơ cấu cu lít là cơ cấu dùng để biến chuyển động quay của khâu dẫn thành chuyển động lắc qua lắc lại của khâu bị dẫn một góc nhất định 2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc -Cấu tạo: +Tay quay 1 quay quanh khớp 0 với vận tốc góc ω là khâu dẫn +Con trượt 5 trượt trong rãnh 3 + Cần lắc 4 lắc qua lắc lại quanh c một góc ϕ Là khâu bị dẫn + Khâu cố định 2 là giá - Nguyên lý truyền động L Khi tay quay 1 quay con trượt 5 được lắp ở đầu A của tay quay trượt trong rãnh 3 M chuyền chuyển động cho cần lắc 4 lắc qua N 4 lắc lại trong khớp C 1 góc ϕ cung MN biểu thị quỹ đạo của cần lắc tương ứng 1 vơí khoảng chạy dao L của đầu máy 3 1 3 O A ϕ 2 C 3. Phạm vi ứng dụng : Cơ cấu được sử dụng trong máy bào ngang, máy bơm dầu kiểu piston V.Cơ cấu cóc
  16. 1.khái niệm : Cơ cấu cóc là cơ cấu biến chuyển động quay của khâu dẫn thành chuyển động quay gián đoạn của khâu bị dẫn 2.Câu tạo và nguyên lý làm việc -Cấu tạo Cơ cấu bao gồm có 4 khâu chủ 6 yếu : 2 1.Giá , 2 Đòn, 3.Con cóc , 4.Bánh cóc . 3 Bánh cóc có răng ngiêng về một phía và được lắp với trục bị động , đòn 2 có khớp 5 bản lề đồng tâm với bánh cóc, lắc được là do tác dụng của thanh truyền 6 . Con cóc có hình dạng tương ứng với rãnh bánh cóc 1 4 và được lắp trên đòn 2 bằng khớp bản lề -Nguyên lý làm việc: Khi đòn 2 chuyển động sang phải thì con cóc trượt tự do trên răng cóc , sau đó do trọng lượng của nó con cóc gài vào rãnh tiếp theo rồi đẩy về phía trước làm quay trục bị dẫn , con cóc hãm 5 giữ cho bánh cóc không quay ngược lại khi đòn 2 và con cóc 3 ở hành trình chạy không . Như vậy ta có 5 thể phát biểu cơ cấu cóc là cơ cấu biến đổi chuyển động lắc của đòn thành chuyển động gián đoạn của bánh cóc . 3: Phạm vi ứng dụng Cơ cấu cóc được dùng nhiều trong máy cắt kim loại, máy đóng đồ hộp , máy chiếu phim. V.Cơ cấu man 1.Khái niệm Cơ cấu man là cơ cấu được dùng để biến đổi chiuyển động quay liên tục của khâu dẫn thành chuyển đoọng quay gián đoạn của khâu bị dẫn . 2.Cấu tạo, nguyên lý làm việc -Hình vẽ trình bày cấu tạo dạng man cơ bản bao gồm : Khâu dẫn là tay quay o1 , trên đầu tay quay có gắn chốt A . Khâu bị dẫn là đĩa B quay quanh trục 02, trên đĩa có xẻ các rãnh - Nguyên lý làm việc: Khi tay quay quay đều đến một lúc nào đó chốt A lọt vào rãnh làm quay điac B , đến khi chốt A ra khỏi rãnh thì đĩa B dừng lại . Đến một lúc nào đó
  17. chốt A lại lọt vào rãnh khác của đĩa , lại làm cho đĩa quay theo , cứ tiếp tục như thế trong thời gian cơ cấu làm việc . Để cho đĩa dừng ngay sau khi chốt A rời khỏi rãnh (khử chuyển động quán tính) ta có thể thay đổi kết cấu hãm. 3.Phạm vi ứng dụng Cũng như cơ cấu cóc , cơ cấu man được dùng nhiều trong máy cắt kim loại tự động , máy đóng đồ hộp, máy chíêu phim.... Câu hỏi: Câu hỏi : 1. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc , phạm vi ứng dụng của các cơ cấu cam 2Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu tay quay con trượt và phạm vi ứng dụng của nó? 3.Vẽ và trình bày cấu tạo nguyên lý làm việc của cơ cáu bánh răng – thanh răng ? phạm vi ứng dụng ? 4.Vẽ và trình bày cấu tạo nguyên lý làm việc của cơ cáu cu lít ? phạm vi ứng dụng ? 5.Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của cơ cấu man, cơ cấu cóc? Ngày tháng năm Tổ môn duyệt Biên soạn Bích An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2