intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.Nuông chiều quá mức Các bà mẹ thường có xu hướng chiều con hơn các ông bố, tuy nhiên rất nhiều ông chồng vì sợ vợ nên cũng hùa theo việc chiều con. Việc nuông chiều quá mức của bố mẹ có thể lập trình vô thức để trẻ sau này không vâng lời, khiến trẻ có phản xạ cứ yêu cầu là được đáp ứng. Một khi những yêu cầu không được đáp ứng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh

  1. Nguyên nhân khiến trẻ bướng 1.Nuông chiều quá mức Các bà mẹ thường có xu hướng chiều con hơn các ông bố, tuy nhiên rất nhiều ông chồng vì sợ vợ nên cũng hùa theo việc chiều con. Việc nuông chiều quá mức của bố mẹ có thể lập trình vô thức để trẻ sau này không vâng lời, khiến trẻ có phản xạ cứ yêu cầu là được đáp ứng. Một khi những yêu cầu không được đáp ứng, bé sẽ bị sốc, và rất nhiều bé có những hành động phản kháng, ăn vạ làm sao để đạt được mong muốn của mình. Bé cũng khó mà chấp nhận khi bố mẹ đưa ra những yêu cầu trái với mong muốn của bé. 2. Mâu thuẫn trong cách dạy con Có thể là mâu thuẫn giữa bố với mẹ hay mâu thuẫn giữa bố mẹ với ông bà. Ở những gia đình ba thế hệ, sự không thống nhất này thường dễ xảy ra. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều ông bố bà mẹ kể rằng, sau khi ra ở riêng, việc nuôi dạy con dễ hơn hẳn. Đầu tiên trẻ em hoang mang không biết nghe theo lời ai, sau đó bé sẽ biết lợi dụng những điểm khác biệt trong cách nuôi dạy của người lớn để đòi hỏi những điều có lợi cho mình. Khi nhìn thấy sự mâu thuẫn của người lớn, trẻ em sẽ có suy nghĩ không tốt về người lớn, bớt nể sợ người lớn hơn, sẽ làm nũng hơn, bướng bỉnh hơn và càng khó bảo hơn. 3. Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con Khi cha mẹ đòi hỏi những điều vượt quá khả năng của bé, đương nhiên bé không thể thực hiện nổi và bé sẽ trái lời cha mẹ. Lạm dụng các phương pháp giáo dục tạo stress như bạo lực, đay nghiến, ép
  2. buộc thái quá sẽ khiến bé bất mãn, có thể nhờn đòn và quay lại phản kháng. 4. Cha mẹ không làm gương Trẻ nhỏ thường thích bắt chước các hành vi của người lớn, bé dễ dàng mô phỏng lại lời nói cũng như cư xử của người lớn rất nhanh và chưa phân biệt được đúng sai. Cha mẹ sẽ không thể thành công khi đỏi hỏi con lễ phép, gọi dạ bảo vâng trong khi bản thân mình lại chửi thề. 5. Cha mẹ không dạy trẻ, không định hướng về thần tượng đúng đắn giúp trẻ. Và khi thần tượng bị sụp đổ, trẻ thường có những hành động sai. Dưới 8 tuổi, thần tượng của trẻ chủ yếu là cha mẹ. Sau 8 tuổi, bé có chính kiến, tầm hiểu biết được mở rộng hơn, cha mẹ nên hướng bé chuyển dịch thần tượng sang những vĩ nhân trong lịch sử, để bé học tập và phấn đấu theo tấm gương thần tượng của mình. Nếu không được gặp gỡ thầy cô giáo giỏi, không có những thần tượng đúng đắn dẫn đường, trẻ em thường có xu hướng thần tượng chúng bạn, nghe lời bạn nhiều hơn nghe lời bố mẹ. 6. Trẻ bước vào giai đoạn nhận thức cái tôi mạnh mẽ Giai đoạn 3 tuổi, hay 13 tuổi - bắt đầu bước vào tuổi teen, trẻ thường đột nhiên bướng bỉnh, nhu cầu chứng tỏ cái tôi rất lớn. Đây là giai đoạn các nội tiết tố thay đổi rất mạnh, có nhiều ảnh hưởng đến tinh thần, tình cảm của trẻ. Cha mẹ không nên quá cứng nhắc, nhất nhất bắt trẻ phải theo mình. Thay vào đó, hãy khéo léo để cho bé được thể hiện bản thân một cách có kiểm soát và đúng hướng. 7. Bị môi trường xung quanh tác động mạnh Những ảnh hưởng này có thể đến từ các phương tiện thông tin đại
  3. chúng, bạn bè, hàng xóm; game... trong khi nội lực của trẻ yếu. Điều này xảy ra chủ yếu ở các bé tuổi teen. Vì thế, ngay từ ngày bé còn nhỏ tuổi, cha mẹ nên chú ý dạy dỗ để bé phát triển lòng tự trọng và tự tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2