intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Hậu Lê 4

Chia sẻ: Đinh Thị Kiều Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

112
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1459, Lê Nghi Dân làm binh biến giết mẹ con Nguyễn Thị Anh, trong chiếu lên ngôi nói: "Diên Ninh (niên hiệu của Nhân Tông) vốn không phải là con tiên đế...". Nghi Dân lên ngôi cải niên hiệu là Thiên Hưng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Hậu Lê 4

  1. Nhà Hậu Lê Lê Nghi Dân Năm 1459, Lê Nghi Dân làm binh biến giết mẹ con Nguyễn Thị Anh, trong chiếu lên ngôi nói: "Diên Ninh (niên hiệu của Nhân Tông) vốn không phải là con tiên đế...". Nghi Dân lên ngôi cải niên hiệu là Thiên Hưng. Nghi Dân làm vua được 8 tháng, tới tháng 6 năm 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt lại làm binh biến lật đổ Nghi Dân, Cung vương Khắc Xương[20] khước từ lên ngôi, nên triều thần lập con út của Thái Tông là Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Thị Hằng Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, năm 1497, vua Thánh Tông bị bệnh. Hoàng hậu Trường Lạc Nguyễn Thị Hằng[21] vốn bị vua xa lánh lâu ngày, lấy cớ vào thăm bệnh vua rồi ngầm bôi thuốc độc vào tay, xoa lên những chỗ loét của vua. Do đó bệnh vua càng nặng thêm và mất. Vì Nguyễn Thị Hằng là con đại thần Nguyễn Đức Trung, ông tổ của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng là tổ nhà Nguyễn sau này nên sử nhà Nguyễn bỏ qua không đề cập về cái ghen của hoàng hậu họ Nguyễn đã giết vua Lê. Vua Thánh Tông có nhiều vợ và có 14 người con trai, thường mãn nguyện nói với các quan, đại ý rằng: Trẫm có lắm con trai, cơ nghiệp sau này vững bền không phải lo gì nữa. Nhưng Trạng Lường là Lương Thế Vinh thẳng thắn tâu đại lược rằng: Lắm con trai chỉ là đầu mối của loạn lạc. Chỉ hơn 10 năm sau cái chết của Thánh Tông, điều Trạng Lường nói đã thành hiện thực.
  2. Nhà Lê sơ sụp đổ Vua quỷ, vua lợn Thái tử Tranh lên ngôi, tức là Lê Hiến Tông. Vua Hiến Tông kế tục giữ nguyên kỷ cương của vua cha nên trong ngoài vô sự. Năm 1504, vua Hiến Tông mất, con thứ ba là Thuần lên ngôi, tức là Lê Túc Tông. Túc Tông yểu thọ, giữa năm lên ngôi, cuối năm đã qua đời lúc mới 17 tuổi. Triều thần lập anh thứ nhì của ông là Tuấn lên ngôi, tức là Lê Uy Mục. Uy Mục đế tàn ác, bị gọi là "vua quỷ", giết chết thái hoàng thái hậu vốn là Trường Lạc hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng, người hại vua Thánh Tông trước đây, vì bà này hối hận việc lập Uy Mục đế lên ngôi. Sau đó Uy Mục đế lại giết các con thuộc chi của Kiến vương Tân (một người con của Thánh Tông). (xem bài Lê Uy Mục) Một người con của Kiến vương Tân là Oanh cùng Nguyễn Văn Lang là em họ của thái hậu Nguyễn Thị Hằng[22] khởi binh giết Uy Mục lên ngôi, tức là Lê Tương Dực. Tương Dực ăn chơi trụy lạc, bị gọi là "vua lợn". Dân gian bị bóc lột cùng khốn, đồng loạt nổi dậy làm phản: Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng, Trần Tuân và nhất khởi nghĩa Trần Cảo. Trong triều nảy sinh bè phái, đại thần Trịnh Duy Sản, người có công dẹp khởi nghĩa Trần Tuân, giết chết vua Tương Dực, cùng thái sư Lê Quảng Độ lập chắt của Thánh Tông (gọi Tương Dực bằng chú) là Y mới 11 tuổi [23] lên ngôi, tức là Lê Chiêu Tông. Trong khi đó Trịnh Duy Đại và Phùng Mại lại lập người chắt khác của Thánh Tông là Doanh mới 8 tuổi lên ngôi. Phe này thất thế chạy về Tây Đô. Sau Duy Đại giết chết Doanh. Trần Cảo Trần Cảo là lực lượng khởi nghĩa mạnh nhất, đánh chiếm kinh thành Thăng Long, tự xưng làm vua, thái sư Quảng Độ đầu hàng. Có người nói rằng đây là quả báo cho nhà Lê vì ngày thành lập, Lê Thái Tổ đã giết Trần Cảo để giành ngôi (xem bài về Lê Lợi) nên về sau con cháu bị một Trần Cảo khác báo oán và đây chính là hậu thân của Trần Cảo - Hồ Ông.
  3. Lê Chiêu Tông bỏ chạy vào Tây Đô. Các tướng tạm gác việc xung đột để chống Trần Cảo. Cảo thua rút khỏi Thăng Long. Trịnh Duy Sản đi đánh Cảo bị tử trận ở Chí Linh. Cảo lại mang quân về định đánh kinh thành, con nuôi Duy Sản là Trần Chân phá được Cảo ở Gia Lâm. Cảo thua chạy rút qua sông Cầu, truyền ngôi cho con là Cung và bỏ đi làm sư mất tích. Mạc Đăng Dung Trần Cảo rút đi, các tướng lại chia bè phái đánh nhau. Nguyễn Hoằng Dụ (con Nguyễn Văn Lang) đánh nhau với Trịnh Tuy. Tuy thua chạy về Tây Đô (Thanh Hoá). Trần Chân về phe với Tuy [24] đánh đuổi Hoằng Dụ, nắm lấy quyền trong triều. Tháng 7 năm 1518, vua Chiêu Tông nghe lời gièm pha, sợ quy quyền của Trần Chân nên sai người giết Chân. Thủ hạ của Chân là Nguyễn Kính nổi loạn. Tháng 9 năm 1518, Trịnh Tuy và văn thần Nguyễn Sư lập một tôn thất có họ xa với Chiêu Tông là Lê Do[25] làm vua và sai người dụ Nguyễn Kính. Kính thấy Tuy là người cùng phe với Trịnh Duy Sản và Trần Chân trước đây nên đồng lòng đi theo. Chiêu Tông triệu thông gia của Trần Chân là Mạc Đăng Dung [26] đang trấn thủ Hải Dương và Nguyễn Hoằng Dụ về cứu. Hoằng Dụ đánh bị thua chạy về Thanh Hóa rồi chết. Đăng Dung một mình nhân cầm quân dẹp loạn mà nắm hết quyền bính. Tháng 7 năm 1519, Đăng Dung dẹp được Lê Do, bắt giết Do và Nguyễn Sư. Trịnh Tuy bỏ chạy vào Thanh Hoá, Nguyễn Kính đầu hàng. Năm 1521, Mạc Đăng Dung dẹp được Trần Cung (con Trần Cảo), quyền thế át cả Chiêu Tông. Năm 1522, Chiêu Tông chạy ra ngoài gọi quân Cần vương. Đăng Dung bèn lập em Chiêu Tông là Xuân lên ngôi, tức là Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông.
  4. Vua Chiêu Tông được các tướng Hà Phi Chuẩn, Đàm Thận Huy, Lê Đình Tú về cứu, thanh thế rất lớn. Nhưng sau đó Trịnh Tuy ở Thanh Hóa ra cần vương, các tướng bất hoà. Trịnh Tuy tranh công mang Chiêu Tông vào Thanh Hoá, ra lệnh các đạo bãi binh, từ đó các tướng không theo Chiêu Tông nữa. Năm 1523, Mạc Đăng Dung nhân phe Chiêu Tông yếu thế, điều quân đánh Thanh Hoá. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Năm 1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông mang về Thăng Long và giết chết năm 1526. Các đối thủ đều bị dẹp yên, không còn ai ngăn trở, năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Cung Hoàng lên ngôi, lập ra nhà Mạc (xem chi tiết bài Mạc Đăng Dung). Nhà Lê sơ truyền đúng 100 năm và mất chỉ 30 năm sau cái chết của vua Lê Thánh Tông. Thời Lê Trung Hưng (1533-1789) Tranh vẽ xa giá vua Lê xuất cung, thế kỷ XVII của Tavernier, người chưa bao giờ đặt chân tới Đàng Ngoài. Nhiều thông tin trong sách của ông sai lệch và đã bị các nhà du hành khác phê phán ngay từ cuối thế kỷ XVII như Samuel Baron, John Pinkerton và William Dampier[27] Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, anh em Trịnh Ngung, Trịnh Ngang sang Trung Quốc cầu viện nhà Minh nhưng nhà Minh không đáp ứng.
  5. Hai anh em chết già ở Trung Quốc. Năm 1529, tôn thất nhà Lê là Lê Ý khởi binh chống Mạc nhưng không lâu sau bị dẹp tan. Nhà Lê trong chiến tranh Lê-Mạc Con vua Chiêu Tông Từ năm 1529, một tướng của nhà Lê sơ là Nguyễn Kim chạy vào vùng núi Thanh Hóa rồi sang Ai Lao chống nhà Mạc. Đến năm 1533, Kim tìm được con vua Chiêu Tông là Duy Ninh đưa lên ngôi tại Ai Lao, tức là vua Lê Trang Tông. Các sử gia nghi ngờ tính xác thực của việc Ninh là con vua Chiêu Tông vì cha con chênh nhau quá ít tuổi[28]. Nhà Mạc, trong biểu tâu nhà Minh còn nói Kim dựng con mình lên ngôi, xưng bừa là con vua Chiêu Tông. Dù sao, việc vua Lê được lập lại khiến một bộ phận nhân dân, sĩ phu theo về vì thiên hạ còn nhớ nhà Lê. Nguyễn Kim mang quân về nước đánh chiếm Thanh Hoá. Từ đó sử gọi nhà Mạc là Bắc triều và nhà Lê trung hưng là Nam triều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2