intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhạc sĩ không chuyên

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Anh vẫn đi về mỗi ngày qua cầu chữ Y, đơn giản là vì từ đường Trần Xuân Soạn thuộc quận 8 vào trung tâm thành phố thì đoạn đường này là ngắn nhất. Anh thường cười đùa:“Em biết không, cầu Nguyễn Tri Phương mà xây xong thì nhà anh sẽ ra mặt tiền đó. Mà là mặt tiền chân cầu hẳn hoi, kỳ này chỉ cần cho thuê mặt bằng là dư giả rồi, khỏi phải lo viết nhạc chi cho nhức đầu…”. Nói thì nói vậy, nhưng anh vẫn viết, mà viết còn nhiều hơn trước. Hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhạc sĩ không chuyên

  1. Nhạc sĩ không chuyên TRUYỆN NGẮN CỦA THANH BÌNH NGUYÊN 1. Anh vẫn đi về mỗi ngày qua cầu chữ Y, đơn giản là vì từ đường Trần Xuân Soạn thuộc quận 8 vào trung tâm thành phố thì đoạn đường này là ngắn nhất. Anh thường cười đùa:“Em biết không, cầu Nguyễn Tri Phương mà xây xong thì nhà anh sẽ ra mặt tiền đó. Mà là mặt tiền chân cầu hẳn hoi, kỳ này chỉ cần cho thuê mặt bằng là dư giả rồi, khỏi phải lo viết nhạc chi cho nhức đầu…”. Nói thì nói vậy, nhưng anh vẫn viết, mà viết còn nhiều hơn trước. Hơn một tháng không gặp, anh bỗng gọi điện thoại cho tôi, khoe:“Em nhớ coi truyền hình tuần tới nghen”. Tôi ngạc nhiên hỏi “Chuyện gì vậy anh, bộ đài phát bài của anh hả?.”. “ Ừa, mà bài đó anh phổ thơ của em. Nhớ coi nghen”. Anh là nhạc sĩ chưa nổi tiếng, mà lại không học hành trường lớp, nên mọi người gọi là nhạc sĩ không chuyên. Và anh biết phận mình thua thiệt người đời, do vậy sống rất cam phận. Trong khi một vài nhạc sĩ trẻ (tạm gọi vậy cho oai), chỉ nổi lên được một hai bài, đã cho mình là nhạc sĩ chuyên nghiệp và tỏ ra là đàn anh trong câu lạc bộ “Nhạc sĩ trẻ” mà anh mới xin gia nhập. Anh sống không ồn ào và con đường sáng tác cũng chưa nổi bật như những nhạc sĩ trẻ khác, anh lại mang một mặc cảm là một nhạc sĩ không chuyên, do đi lên từ con đường ca hát, vì thế cảm giác về “khoảng cách ca sĩ - nhạc sĩ” vẫn còn hơi xa vời trong anh. Anh đã xuất thân từ ca sĩ phong trào văn nghệ của quân đội, nhưng chưa có tiếng tăm gì thì đã xuất ngũ. Đến lúc về với cuộc sống thì chẳng biết làm nghề gì, vậy là đi hát show ở
  2. các trung tâm văn hoá, “cát sê” có thì tốt, còn không thì coi như dợt lại cảm xúc cho đỡ nhớ nghề. Một hôm anh nhắn tin sẽ ghé thăm tôi, đúng giờ ngọ thì anh lục đục kéo đến. Anh đi xe Future Trung Quốc, quần áo bảnh bao. Dãy nhà trọ nhỏ bé nơi tôi đang ở như bị trùng xuống, ồn ào, nhất là con chó trắng nằm ở cổng. Chẳng biết lúc dắt xe vô anh bất cẩn thế nào, mà con chó vốn hiền lành ấy đã cắn vào bắp chân anh ba vết răng. Tôi ở trên gác sép, nghe ồn ào vội chạy xuống, hỏi: Chuyện gì vậy anh ?. Giọng dì chủ nhà nhanh nhẩu: Ảnh đi vô chỗ con chó, nên bị nó cắn. Trời ơi! con cho này nhanh ghê luôn đó. Anh mới lú chưn vô là nó nhào tới táp liền, làm anh hết hồn. Anh chuẩn bị tinh thần đi chích ngừa đi, cẩn thận là hơn. Ờ, hồi nhỏ tới giờ anh có bị chó cắn bao giờ đâu, nhớ lại cảm giác này sao mà mắc cười quá. Vừa nói anh vừa theo chân tôi leo cầu thang lên phòng trọ. Trông anh thật bình thản. Em biết không, lúc trước anh mê ca hát lắm, nhưng gia đình thì nghèo mà má anh và mấy chị thì cản. Tủi thân lắm, nhưng anh vẫn lén gia đình đi theo nghiệp ca hát, cũng nhờ trời thương, tổ đãi nên giờ này vẫn còn sống được với nghề. Anh bắt chuyện, xem như chưa xảy ra điều gì. Tôi lấy chai dầu gió xanh, đưa anh. Vậy chớ chuyện vui bây giờ mới kể của anh đâu, sao không nhắc tới ?. Tôi cười mím chi, nhìn anh. Anh mở chai dầu, dùng tay lấy dầu, rồi quẹt
  3. ngang cánh mũi. Ờ, em nhắc thì anh mới nhớ. Chuyện đó cũng được hai năm rồi, lúc anh vừa mới giải ngũ về thì gặp nhạc sĩ không chuyên (lại không chuyên) tên L. ổng hứa sẽ giúp anh theo đuổi con đường mình yêu thích. Anh như người đang bơi mỏi tay, giờ gặp thuyền cứu hộ, vậy là nhảy đại lên. Ai ngờ đâu ông L. dùng anh để trục lợi, ban đầu là lừa anh gom tiền làm CD, sau đó là bạn anh cũng nhẹ dạ nghe theo. Sao em không biết CD này, bộ anh bán hết rồi hả. Ủa, mà sao anh không xức dầu vô chưn ?. Làm gì có điã nào đâu mà bán. Ông L. đã dụ anh để lấy tiền, nhưng không chịu làm gì hết. Anh tới hỏi thì ổng kêu vợ xua chó ra cắn, rồi biểu mấy đứa con trai đuổi anh ra khỏi cửa. Cũng may người dưng trong xóm chạy tới binh giùm, chứ không thì chẳng biết sẽ ra sao nữa. Anh ngừng lại, lấy dầu bôi vô bắp chân, vết cắn giờ tím bầm, anh chợt thở dài. Sau đó hít hơi thật sâu vào lấy hơi, hát “ Gìa cỗi cuộc đời, dù tuổi còn rất trẻ. Bàn chân lấm bùn đen, mải miết đi vô hướng. Đứa trẻ mồ coi rách rưới cả tình thương, xoè tay cầu xin, chỉ là niềm tin nhỏ bé …”. Rồi anh chợt bật cười, sặc sụa. Em biết sao không, cũng là nhờ vào ông nhạc sĩ L. đó mà anh tập viết nhạc. Và được người đời gán cho bốn chữ “Nhạc sĩ không chuyên” Bộ ổng dạy anh sáng tác nhạc hả ?. Tôi hỏi thật tình, rồi nhìn anh, cười. Dạy dỗ gì đâu em. Ổng kêu anh thử viết đi, rồi ổng sửa cho, để có hát thì lấy bài của mình mà hát cho đỡ tốn tiền trả nhạc sĩ. Anh nghe cũng có lý, vậy là đâm đầu vô mà viết. Và anh đã thành nhạc sĩ bất đắc dĩ.
  4. Nhạc sĩ không chuyên, không chọn. Anh rầu quá, à mà mấy bài thơ em đưa anh đã phổ nhạc xong rồi. Em nghe thử bản đề mô này coi sao. Anh nhờ ai hoà âm vậy, dạo này thấy anh chuyên nghiệp dần rồi đó Ờ, nhờ thì nhờ nhưng phải tiền trao tráo múc hết đó em. Quen thì một bài hai trăm, lạ thì ba trăm. Nhưng anh phải đưa cho ca sĩ, nên cũng nhịn ăn mà lo hoà âm. Anh cho em nghe thử rồi anh phải quăng cho ca sỹ H. hát. Hổng biết nó có lấy làm CD hay không ?. Anh thở dài, ngồi co tròn trên ghế. Trông điệu bộ thật rầu rĩ. Do hoàn cảnh gia đình nên anh không có điều kiện học tập và rèn luyện về lĩnh vực sáng tác, nên công việc tưởng chừng nhẹ nhàng, nhưng thật sự khó khăn vì anh như người mù đi đêm, mà phía trước thì không có điểm dừng. Nhưng anh đã vượt qua những khó khăn trở ngại để vươn lên trên con đường sáng tác nhạc. Gần đây nhiều ca sĩ và nhóm nhạc đã chọn hát những ca khúc của một nhạc sĩ trẻ mang tên anh. Nhưng bài hát thành công nhất của anh có lẽ là bài hát đã được Thành đoàn chọn để thực hiện CD nhạc phát động phong trào tham gia chiến dịch mùa hè xanh từ năm rồi. Anh không đi theo lối mòn của các nhạc sĩ trẻ không chuyên hướng theo mảng nhạc “não tình”, vì cuộc sống đối với anh đã quá “vô tình”, nên càng nghĩ tới thì càng buồn thêm. Nhắc lại chuyện người yêu cũ bỏ mình để đi xuất ngoại, giọng anh rầu rầu “Cô ấy thật tội nghiệp khi lỡ yêu anh, một kẻ thất bại trên mọi lĩnh vực. Anh không dám trách gì tạo hoá, nhưng thật sự là anh đã là đứa con côi lạc loài của ổng”. Anh đã tìm đến với sức trẻ, với niềm tin vào một tương lai tươi sáng của người khác, những thanh niên may mắn hơn anh. Vì vậy anh đã viết nhiều ca khúc cho thanh niên tình nguyện, để về các vùng quê xa xôi và hoà mình vào không khí làng quê yên bình ấy. Anh sanh ra ở Quận 8, mặc dù là con út nhưng không được may mắn như bạn bè trang lứa, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã phải bỏ học giữa chừng. Anh học tới lớp 10 thì ba mất, gia đình đã chia đàn sẻ nghé, vậy là anh vừa phải đi làm ruộng ở huyện Cần Đước - Long An để chăm sóc ông bà nội, vừa xin đi học lớp bổ túc ban đêm. Nhờ vào thời gian sống với những vất vả, cực nhọc của người nông dân nên anh đã thấu hiểu cho
  5. những thiếu thốn và vất vả của họ và bản thân. Nhưng cũng chính không khí yên bình của miền quê, mà anh lại có được nhiều cảm xúc về quê hương, đất nước và con người Việt Nam vốn chân chất, hay lam hay làm. Anh lại lẩm nhẩm, hát “Chiều mưa trên phố, mưa thấm ướt đôi bờ vai nhỏ. Lòng cô đơn quá, em mơ ước vòng tay mẹ cha. Nhìn cơn giông tới, thân đói rét mồ côi không nhà. Chiều buồn trên phố, thương kiếp sống lạc loài bơ vơ …” . Tôi chợt lên tiếng, khi thấy anh như đang hụt hơi vì anh lấy tông hơi cao. Và anh đã theo con đường sáng tác chuyên nghiệp ?. Anh mê nhạc Trịnh Công Sơn và luôn ước mơ được đi theo con đường mà ông đã đi. Mà cũng lạ, anh họ Trịnh và cũng mê viết nhạc, nên đôi lúc thấy mình xấu xa và tồi tệ quá khi làm hoen ố dòng nhạc tuyệt vời của ông. Hổng lẽ lại đổi tên khác sao, nghĩ lại mình mà thấy sợ, dẫu phải cố gắng rất nhiều, thiệt nhiều nhưng kết quả có lẽ cũng là số không ?. Sao anh bi quan dữ vậy, sống mà không có niềm tin thì làm sao sống nổi. Mà anh viết nhạc nghe được lắm, đâu có não tình, than thở gì. Biết đâu hai, ba chục năm nữa anh cũng thành danh thì sao. Đến với nghệ thuật anh đâu còn là anh nữa, cuộc đời và nghệ thuật là hai lối rẽ song song, chỉ ở vô cùng vô tận nó mới gặp nhau, vì vậy coi như là đi mãi mà không gặp được mình. Anh đang hướng tới đề tài nhân sinh hả?. Không !. Anh đang rơi vào sự mặc cảm, khi mặc cảm thì con người sẽ mang bản tính người hơn bao giờ hết. Lúc đó bất kể anh là ai, thì nỗi hụt hẫng bị rơi ra khỏi cuộc đời ồn ào này cũng giống nhau. Và bước chân của anh sẽ tiếp tục rời xa thực tế, nếu trái tim của anh không biết đập đúng nhịp với hơi thở của xã hội này. Anh ngồi xệ vai xuống, mắt dõi xa về phía cuối trời u ám, như báo hiệu
  6. cho một cơn mưa sẽ ào xuống bất chợt. Chiếc máy vi tính cũ kỹ vẫn thả ra những âm thanh rè rè, do cặp loa không đủ công suất. Anh nhắm mắt lại, mơ màng, hát: “Thả hồn lang thang tìm về phố vắng. Ướt nhoè nỗi nhớ, xin giấc mơ sang. Buồn về mênh mang nghe mưa lãng đãng. Cho ta tìm thấy tình yêu ngỡ ngàng…”. Nhạc bỗng dưng cà giựt, không chịu lên tiếng. Anh thở dài: Chắc tại đĩa bị trầy xước quá nên CPU của em không chịu đọc. Tôi chuyển đề tài: Hình như anh thích đẩy bài hát lên cao trào ngay ở phần nhạc dạo. Làm vậy sợ ca sĩ không cộng hưởng được cảm xúc mà tác giả đã dao động. Anh không phải nhạc sĩ chuyên nghiệp, mà là ca sĩ tập tành viết nhạc, nói thật ra là viết theo cảm xúc của mình. Do vậy anh muốn tìm sự mới mẻ trong cách xử lý ca khúc. Đừng nên bắt họ quá phụ thuộc vào ý muốn của tác giả, vì ca sĩ là người sáng tạo thứ hai cho bài hát. Thành công hay thất bại là ở lần sanh thứ hai này. À anh đã sửa lại máy vi tính chưa, bữa nào nhớ đưa em mượn phần mềm soạn nhạc của anh để cài vô cái computer cổ lai hy này. Mà hổng biết nó có chạy nổi không nữa?. Anh nghĩ là được, máy em đời bao nhiêu?. Pentium II, 586 được không anh?. Chắc được mà, à mà em mới nâng cấp lên 128 MB rồi thì chạy cũng được. Nhưng cặp loa kia thì hơi bị tệ. Nghe “oải” quá Anh chờ chút, em quên chưa thử cái loa mói, bảo đảm bass - treble đàng hoàng. Tôi chui xuống gầm bàn lôi lên một chiếc loa cũ. Rồi loay hoay gắn lại dây. Anh lấy tập nhạc ra, ngồi ghi chép. “ Bùm bùm, chát chát bùm…”
  7. Anh giật bắn người, nhìn tôi cười thành tiếng. Gì mà dập ghê vậy em, cái loa này nghe có vẻ được đó. Công suất 8W, của bạn gái em bỏ đi, vì cháy cục biến thế điện 110, em lấy sửa lại chuyển qua 220 để nghe đỡ. Anh coi cài chương trình “encore” gì đó nghe được không?. - Được, bên anh cặp loa cũng tệ như cặp loa kia kìa. Vậy mà cũng đâu vào đó thôi. - Em thấy anh làm việc cũng rất chuyên nghiệp đó chứ . - Ngày trước anh không được học thanh nhạc và nhạc lý, nên lúc bạn gái cũ cho mượn được cây đàn Organ là anh lao đầu vô mà tự học. Sau này thì gom tiền mua được cái máy vi tính cũ để tập soạn và viết nhạc. Do vậy em gọi là chuyên nghiệp thì có vẻ hơi trịnh trọng đó Không tranh cãi với anh nữa. Giờ thì anh hát lại bài hồi nãy đi. Sao tiếng bass nặng quá phải không, để em giảm bớt chút xíu. Anh lại lẩm nhẩm, hát: “ Tìm về con phố, bước chân đơn côi. Tình như con sóng mãi dâng đầy vơi.Vàng rơi chiếc lá sẽ rơi hoài thôi. Lắng nghe, nghe phố vắng nhắc tên người…” . Anh chợt quay qua tôi, hỏi nhanh: Mà em đã đọc bài giới thiệu CD của anh trên báo T chưa?. Tôi hơi ngạc nhiên, ngó anh trân trân Thiệt hông, em đâu có nghe ai nói gì. Bài ngắn thôi, đưa tấm hình anh xấu hoắc. Làm mấy đứa ca sĩ trẻ cười quá trời. À, CD phát hành hồi sau tết đó hả. Mà anh có tặng em đĩa nào đâu! Ủa, thiệt vậy hả, lu bu quá trời nên anh quên luôn. Mà cũng tại công ty NP đó làm việc kỳ cục hết sức, anh đã dặn là để lại cho anh chừng một trăm CD làm quà tặng, vậy mà thằng bạn làm giám đốc công ty đó đã quăng ra bán hết trơn. Làm anh phải đi mua ngược lại để tặng bạn bè. Chúc mừng anh đã bán được đĩa, mà không bị đĩa lậu chép.
  8. Dở quá nên ai mà thèm chép đĩa lậu, mà có đĩa lậu thì cũng mừng à. Đây, tặng em CD, vậy là có nhưng mà trễ. Ờ mà em viết phỏng vấn anh xong chưa, chừng nào mới đăng vậy ?. Chắc số tới, em cũng hổng biết sếp duyệt ra sao rồi. Làm báo cũng sướng thiệt, cái gì cũng biết. Đâu như nghệ sĩ hạng bèo tụi anh, chỉ thơ thẩn và lang bang. Anh nghĩ gì kỳ vậy, nghệ sĩ rất lãng mạn, và hơi bị “sến” nữa, cuộc sống thì phức tạp và ôm đồm. Em làm báo được bao nhiêu năm rồi ?. Ba năm, nhưng em chưa tốt nghiệp đại học đâu. Tháng bảy này mới thi. Vậy mà anh cứ tưởng, ờ mà ngó em trẻ quá, vậy là phải. Chuông điện thoại di động réo lên. Anh khẽ khàng nói chuyện, sau đó cúp máy, rồi đứng lên: Thôi anh có chút chuyện phải đi đây. Bữa nào báo ra thì nhắn tin cho anh nghe. Anh nhớ là phải đi chích ngừa, coi chừng bịnh dại đó. Ờ, mấy bữa rày anh lu bu ghê, hổng có thời gian rảnh gì hết. Nhưng ráng canh chừng thời gian để giải quyết hậu quả vụ này. 2. Anh không còn đi về qua cầu chữ Y nữa, không phải vì cầu Nguyễn Tri Phương đã làm xong, cũng không phải đi đường vòng khác. Căn nhà của anh giờ đã trườn ra mặt tiền gầm cầu, nhưng không ai mướn mặt bằng, vì căn bịnh dại của anh. Tôi và bạn gái dạo này qua lại quận 8 nhiều hơn, vì những ca khúc của anh chợt được quá nhiều ca sĩ, nhóm nhạc chọn hát hoặc ra CD. Anh cứ ngồi bên cửa sổ, nghiêng qua nghiêng lại, cười cười, nói nói một mình. Trong khi cặp loa rè rè cất lên những bài hát do chính anh soạn nhạc. Không ai ngờ được số phận lại giỡn với anh, một trò đùa không có hậu…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2