intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận dạng mục tiêu ra đa theo chân dung cự ly dựa trên phân đoạn cơ sở dữ liệu theo góc phương vị

Chia sẻ: ViEngland2711 ViEngland2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất một mô hình nhận dạng dựa trên phân đoạn cơ sở dữ liệu theo góc phương vị trong nhận dạng mục tiêu ra đa theo chân dung cự ly nhằm hạn chế việc phân lớp nhầm giữa các chân dung cự ly của các mục tiêu khác nhau ở các góc phương vị khác nhau khi giữa chúng có mối tương quan cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận dạng mục tiêu ra đa theo chân dung cự ly dựa trên phân đoạn cơ sở dữ liệu theo góc phương vị

Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br /> <br /> NHẬN DẠNG MỤC TIÊU RA ĐA THEO CHÂN DUNG CỰ LY<br /> DỰA TRÊN PHÂN ĐOẠN CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO GÓC PHƯƠNG VỊ<br /> Nguyễn Thanh Hùng1*, Nguyễn Hoàng Nguyên2<br /> <br /> Tóm tắt: Bài báo đề xuất một mô hình nhận dạng dựa trên phân đoạn cơ sở dữ<br /> liệu theo góc phương vị trong nhận dạng mục tiêu ra đa theo chân dung cự ly<br /> nhằm hạn chế việc phân lớp nhầm giữa các chân dung cự ly của các mục tiêu khác<br /> nhau ở các góc phương vị khác nhau khi giữa chúng có mối tương quan cao. Mô<br /> hình có thể được áp dụng trong hệ thống nhận dạng với đài ra đa có chức năng<br /> ước lượng góc phương vị mục tiêu. Kết quả mô phỏng cho thấy hiệu quả của mô<br /> hình, đặc biệt khi tỷ số tín trên tạp thấp.<br /> Từ khóa: Nhận dạng mục tiêu ra đa; Chân dung cự ly phân giải cao; Góc hướng; Hệ số tương quan.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Chân dung cự ly phân giải cao (gọi tắt là chân dung cự ly- CDCL) được tạo bởi ra đa<br /> cự ly phân giải cao. Độ phân giải cự ly của ra đa này nhỏ hơn nhiều so với độ dài hướng<br /> tâm của mục tiêu, nên chân dung ra đa nhận được sẽ phản ánh sự phân bố diện tích phản<br /> xạ hiệu dụng của mục tiêu theo cự ly trên hướng nhìn thẳng đến mục tiêu. Sự phân bố này<br /> được xác định bởi cấu trúc hình học và góc hướng của mục tiêu đối với đài ra đa, và đây là<br /> dấu hiệu khá tin cậy mang thông tin về chủng loại mục tiêu cần nhận dạng. Do có những<br /> ưu điểm về sự ổn định đối với tần số làm việc, dễ thực hiện, yêu cầu về thời gian quan sát,<br /> xử lý nhỏ, thông tin dấu hiệu nhận dạng có thể thu được ở bất kỳ góc hướng nào, có khả<br /> năng triển khai trên các đài ra đa hiện đại... nên CDCL được coi là một trong những dấu<br /> hiệu tốt nhất có thể ứng dụng trong hệ thống nhận dạng mục tiêu ra đa [1], [2], [3].<br /> Đối với mục tiêu là máy bay, góc hướng của nó đối với đài ra đa có thể được biểu diễn<br /> như trong bài báo [4] bằng cặp tọa độ (, ) trong đó  là góc phương vị,  là góc ngẩng.<br /> Góc ngẩng là góc được tạo bởi giữa hướng nhìn thẳng đến ra đa và mặt phẳng của máy<br /> bay (mặt phẳng đi qua cánh và mũi máy bay). Góc ngẩng có dấu dương khi máy bay được<br /> nhìn từ dưới mặt đất. Góc phương vị là góc giữa hướng của mũi máy bay và đường thẳng<br /> hình chiếu của hướng nhìn thẳng đến ra đa trên mặt phẳng máy bay. Góc phương vị bằng<br /> 0 khi máy bay được nhìn từ hướng mũi máy bay và bằng 180 khi được nhìn từ hướng<br /> đuôi. Góc phương vị có dấu dương khi máy bay được nhìn từ mạn trái, dấu âm khi được<br /> nhìn từ mạn phải.<br /> Trong trường hợp CDCL nhận được từ ra đa không có tham số góc hướng của mục tiêu<br /> tương ứng với CDCL đó, CSDL CDCL của hệ thống nhận dạng mục tiêu ra đa sẽ bao gồm<br /> toàn bộ các CDCL mà hệ thống có được trong một phạm vi góc hướng rộng (góc phương<br /> vị từ 0  180, góc ngẩng 0  90). Bài báo [5] khi nghiên cứu nhận dạng mục tiêu ra đa<br /> theo CDCL đã chỉ ra rằng có sự giống nhau giữa các CDCL của các mục tiêu khác nhau ở<br /> các góc phương vị khác nhau. Cho nên có thể xảy ra hiện tượng CDCL của mục tiêu này<br /> sẽ được nhận dạng thành mục tiêu khác ở góc phương vị khác. Bài báo [6] cho thấy rằng,<br /> khi phạm vi góc phương vị của các CDCL trong cơ sở dữ liệu huấn luyện càng rộng thì<br /> chất lượng nhận dạng càng thấp. Để nâng cao chất lượng nhận dạng, bài báo [6] đề xuất<br /> một mô hình nhận dạng trên cơ sở phân chia tập cơ sở dữ liệu đã biết của mỗi mục tiêu<br /> thành các phân lớp. Số lượng phân lớp của mỗi kiểu loại mục tiêu được phân chia theo<br /> thuật toán phân cụm mờ C-Means (Fuzzy C-Means clustering algorithm) và được tối ưu<br /> hóa theo thuật giải di truyền. Tuy nhiên, mô hình này có hiệu quả chủ yếu khi tỷ số tín trên<br /> tạp lớn, khi tỷ số tín trên tạp nhỏ chất lượng nhận dạng được cải thiện không đáng kể.<br /> <br /> <br /> 68 N. T. Hùng, N. H. Nguyên, “Nhận dạng mục tiêu ra đa… dữ liệu theo góc phương vị.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> Khi hệ thống ra đa đi kèm với hệ thống nhận dạng có khả năng ước lượng góc phương<br /> vị của mục tiêu (Ước lượng theo dữ liệu bám sát [7]), thì đối với mỗi CDCL thu nhận<br /> được đều có đi kèm theo nó là góc phương vị ước lượng của mục tiêu. Để nâng cao chất<br /> lượng nhận dạng mục tiêu ra đa theo CDCL, căn cứ theo đặc điểm sự tương quan của các<br /> CDCL trong phạm vi góc phương vị rộng, chúng tôi đề xuất mô hình nhận dạng mục tiêu<br /> ra đa dựa trên cơ sở phân đoạn CSDL theo góc phương vị bằng 20 và sử dụng song song<br /> các bộ phân lớp cho các phân đoạn CSDL. Việc lựa chọn bộ phân lớp để nhận dạng được<br /> căn cứ theo góc phương vị ước lượng của mục tiêu từ ra đa đưa đến. Phân đoạn theo góc<br /> phương vị bằng 20 được lựa chọn theo kết quả phân tích kết quả mô phỏng hệ số tương<br /> quan của các CDCL của các lớp mục tiêu khác nhau, độ chính xác ước lượng góc phương<br /> vị mục tiêu của một đài ra đa (thông thường nhỏ hơn 5 [2]) và sự thỏa hiệp về độ phức<br /> tạp của mô hình.<br /> 2. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC CHÂN DUNG CỰ LY<br /> CDCL là véc tơ ảnh một chiều, được coi là dấu hiệu tin cậy mang thông tin về cấu trúc<br /> hình học của mục tiêu phụ thuộc vào góc hướng so với đài ra đa. Có nhiều thuật toán phân<br /> lớp khác nhau về phương pháp xây dựng được áp dụng để phân lớp mục tiêu ra đa theo<br /> CDCL, nhưng đều dựa trên cở sở là sự tương quan của các dấu hiệu trong các CDCL của<br /> các mục tiêu cần nhận dạng. Trong bài báo này sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh<br /> giá mức độ giống nhau của các dấu hiệu trong các CDCL. Hệ số tương quan Pearson<br /> giữa hai CDCL X=[ và Y=[ với kỳ vọng tương ứng là<br /> , được định nghĩa [8]:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trong đó, và là biên độ của các phần tử phân giải cự ly, N là số phần tử phân giải<br /> cự ly của CDCL X và Y.<br /> Hệ số tương quan có giá trị trong đoạn [-1,1]. Khi hai CDCL có hệ số tương quan<br /> 0 ta nói chúng có tương quan với nhau. Ngược lại, khi =0 ta nói chúng không<br /> tương quan với nhau. Trường hợp >0 gọi là tương quan tuyến tính đồng biến,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2