intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân giống in vitro lan Hoàng nhạn tháng tám (Aerides odorata houlletiana)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nhân giống in vitro lan Hoàng nhạn tháng tám (Aerides odorata houlletiana) tập trung xác định ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng, nồng độ, các chất hữu cơ như dịch nghiền chuối, khoai tây đến khả năng phát sinh hình thái, khả năng nhân nhanh, sinh trưởng phát triển của cây trong nuôi cấy mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân giống in vitro lan Hoàng nhạn tháng tám (Aerides odorata houlletiana)

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0091 NHÂN GIỐNG IN VITRO LAN HOÀNG NHẠN THÁNG TÁM (Aerides odorata houlletiana) Nguyễn Xuân Trường1, Nguyễn Thị Sơn1, Hoàng Thị Nga1,* Tóm tắt. Lan Hoàng nhạn tháng tám (Aerides odorata houlletiana) là loài lan rừng quý, có mùi thơm nồng nàn, độc đ o được ư chuộng trên thị trường. Với mục đích bảo tồn và phát triển loài lan này, nghiên cứu tập trung xác định ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng, nồng độ , các chất hữu cơ như dịch nghiền chuối, khoai tây đến khả năng phát sinh hình thái, khả năng nhân nhanh, sinh trưởng phát triển của cây trong nuôi cấy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Môi trường nền (2 g/L Hyponex + 15 g/L s cc rose + 4,5 g/L g r + 100 ml/L nước dừa) có bổ sung 1 mg/L BA và 0,3 mg/L α-NAA là phù hợp nhất để tái sinh chồi và thể chồi trong nhân nhanh lan Hoàng nhạn tháng tám. Trên môi trường này cho tỷ lệ mẫu tái sinh tạo thể PLB cao nhất (3,95 lần và 44,66 %). Môi trường bổ sung thêm 100 g/L khoai tây và 0,3 mg/L BA thích hợp cho gi i đoạn nhân nhanh, hệ số nhân chồi đạt cao (5,34 lần), tỷ lệ mẫu tạo PLB là 61,72 % và chất lượng chồi tốt nhất. Chồi lan Hoàng nhạn tháng tám sinh trưởng, phát triển và ra rễ tốt nhất trên môi trường có bổ sung dịch nghiền của 50 g/L khoai tây và 50 g/L chuối tiêu, đạt 4,05 rễ, 6,17 cm và 4,97 lá sau 8 tuần nuôi cấy. Từ khóa: Dịch nghiền hữu cơ, in vitro, lan Hoàng nhạn tháng tám (Aerides odorata x houlletiana). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lan Hoàng nhạn tháng tám (Aerides odorata houlletiana) thuộc chi lan Giáng hương (Aerides), họ phong lan (Orchidaceae) - một loại lan rừng quý hiếm đang rất được ưa chuộng vì có kiểu dáng màu sắc rất đẹp. Điểm nổi bật nhất làm nên thương hiệu của lan hoàng nhạn là mùi hương của chúng. Hương thơm của hoa nồng nàn đậm nhưng thoang thoảng không gắt. Cũng chính mùi hương này mà lan Hoàng nhạn được mệnh danh là loài hoa thơm nhất trong dòng lan có hương thơm. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ thì lan Hoàng nhạn tháng tám còn có giá trị kinh tế rất lớn. Do là loài hoa có hương thơm nên nó còn được sử dụng để tách chiết tinh dầu phục vụ ngành mỹ phẩm. Cây đơn thân, rễ gió, cánh hoa màu vàng tươi, lưỡi hoa màu tím rất nổi bật. Chùm hoa khá dài (10 - 22 cm) trên mỗi chùm có từ 10 - 20 bông. Hoa thường nở vào tháng tám hàng năm độ bền hoa từ 2 - 3 tháng. Trên thế giới chi Giáng hương có 28 loài riêng Việt Nam có 7 loài thì có tới 6 loài nằm trong danh sách CITES 2017 (lan rừng Việt Nam 2017). Lan Hoàng nhạn tháng tám có khu vực phân bố hẹp tập trung chủ yếu ở vùng rừng của tỉnh Gia Lai song lại đang bị khai thác cạn kiệt do nhu cầu lớn của con người cộng thêm môi trường sống bị thu hẹp do nạn đốt phá rừng tràn lan như hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất nguồn gen trong một tương lai gần. Hiện một số loài lan quý bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên đã được bảo tồn nhờ phương pháp nảy mầm từ hạt (Kauth, 1 Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Email: hoangngavsh@gmai.com
  2. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 819 2005) hoặc nhân nhanh in vitro với nguồn nguyên liệu từ hạt. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào được xem như công cụ khá phổ biết trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nhân giống vô tính cây trồng đặc biệt với các loài hoa lan đang bị cạn kiệt do nạn chặt phá, đốt rừng, khai thác bừa bãi, tận diệt (Vũ Ngọc Lan & cs, 2014, Hoàng Thị Nga & cs, 2019). Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu nhân giống lan rừng như Nguyễn Thị Sơn và cộng sự (2011) đã xây dựng được quy trình nhân giống in vitro lan Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium firmbriatum Hook); Nguyễn Thị Quỳnh Trang và cộng sự (2013) nghiên cứu nhân giống cây lan Phi Điệp Tím (Dendrobium anosmum), Huidson et al., 2013, Hongthongkham et al., 2014 đã nghiên cứu xây dựng hệ thống tái sinh từ chồi đỉnh, nhân nhanh in vitro và bảo quản lạnh sâu cây lan Aerides odorata Lour. Tháng 10 năm 2020 Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng tỉnh Gia Lai thông báo đã nhân được 50.000 cây lan Hoàng nhạn tháng tám tuy nhiên vẫn chưa có công bố quy trình nhân giống. Việc nghiên cứu đưa ra quy trình nhân giống lan Hoàng nhạn tháng tám sẽ góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen cây lan của Việt Nam cũng như hướng tới việc nhân nhanh cây con phục vụ thương mại hóa loài hoa đẹp và có giá trị thẩm mĩ cao này là việc làm cấp thiết có ý nghĩa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu và thiết kế thí nghiệm Hình 1. Hoa Aerides odorata houlletiana Loài Aerides odorata houlletiana - được Viện Sinh học nông nghiệp thu thập tại Ayun Pa - Gia Lai. - Mẫu thí nghiệm: Chồi lan Aerides odorata houlletiana in vitro có kích thước 1,5 - 2,0 cm. - Môi trường: Hyponex (6; 6,5; 19). - Chất điều tiết sinh trưởng: BA (benzyl adenine), Ki (Kinetin), α-NAA. - Các hợp chất hữu cơ tự nhiên: Nước dừa (ND), khoai tây, chuối tiêu chín. Môi trường nền là 2 g/L hyponex, 4,5 g/L agar, 15 g/L saccarose, 100 ml/L nước dừa, pH môi trường là 5,5. Môi trường nuôi cấy được hấp khử trùng ở 121 oC trong 20 phút.
  3. 820 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Mẫu được nuôi cấy ở nhiệt độ 25±2 oC, ẩm độ 70 %, cường độ chiếu sáng 2000 lux, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCD) 3 lần lặp lại. Mỗi lần lập lại 10 mẫu. Các chỉ tiêu đo đếm được tiến hành định kỳ 2 - 4 tuần một lần tùy từng thí nghiệm và giai đoạn phát triển của cây. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm hệ số nhân, tỷ lệ mẫu tạo chồi, thể tiền chồi (PLB - Protocorm Like Body), chiều cao cây, số lá, chồi, số rễ,… 2.2. u Quả lan Hoàng nhạn tháng tám được thu hái sau 6 tháng thụ phấn. Hạt được gieo trên môi trường: 2 g/L hyponex (6:6,5:19) + 4,5 g/L agar + 15 g/L saccarose +100 ml nước dừa + 100 g dịch nghiền khoai tây theo phương pháp được mô tả bởỉ Vũ Ngọc Lan & cs, 2014, Nguyễn Văn Việt & cs, 2016. Sau 6 tuần nuôi cấy thu được chồi in vitro có kích thước 1,5 - 2,0 cm được sử dụng làm vật liệu cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. BA, Ki và α-NAA được sử dụng trong các thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng chất điều tiết sinh trưởng đến nó lên sự phát sinh hình thái của mẫu cấy. Thí nghiệm được tiến hành với các giá trị của liều lượng bổ sung BA là: 0 mg/L, 0,5 mg/L, 1,0 mg/L, 1,5 mg/L và 2 mg/L; . Ki là: 0 mg/L, 0,5 mg/L, 1,0 mg/L, 1,5 mg/L và 2 mg/L và α-NAA là: 0 mg/L, 0,1 mg/L, 0,3mg/L và 0,5 mg/L. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng cuả BA và dịch nghiền chuối tiêu, khoai tây bổ sung vào môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cây lan Aerides odorata x houlletiana được tiến hành với các giá trị của BA là: 0 mg/L, 0,3 mg/L, 0,5 mg/L và 1,0 mg/L. Dịch nghiền khoai tây là 50 g/L và 100 g/L. Dịch nghiền chuối tiêu là: 50 g/L và 100 g/L. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA và dịch nghiền các chất hữu cơ đến sự ra rễ, sinh trưởng, phát triển của chồi cây lan Aerides odorata x houlletiana được tiến hành với các giá trị của α-NAA là: 0,1 mg/L, 0,3 mg/L và 0,5 mg/L và dịch nghiền chuối, khoai tây ở cùng 2 mức là 50 g/L và 100 g/L. Số liệu thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Microsoft Excel và IRRISTAT 5.0. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ả ởng cuả một số chất đ ều tiết s tr ởng BA, Ki và α-NAA đến sự phát sinh hình thái của mẫu cấy cây lan Aerides odorata x houlletiana Kết quả Bảng 1 cho thấy ở trạng thái riêng rẽ (BA, Kinetin) hay kết hợp (BA kết hợp với Ki, BA kết hợp với α-NAA) đều cho hệ số nhân cũng như tỷ lệ mẫu hình thành thể sinh chồi (PLB) cao hơn đối chứng. Ở ngưỡng nồng độ từ 0,5 - 1,5 mg/L BA khi nồng độ BA tăng thì hệ số nhân cũng tăng (từ 2,58 lần lên 3,58 lần) đạt cao nhất tại nồng độ BA là 1,5 mg/L. Khi nồng độ BA tăng lên 2 mg/L thì hệ số nhân lại giảm chỉ còn là 3,05 lần. Trong khi đó thì tỷ lệ mẫu tạo
  4. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 821 PLB tăng tuyến tính cùng với sự tăng của nồng độ BA bổ sung vào môi trường (tăng từ 31,40 % lên 69,19 %). Tuy nhiên, so sánh các cặp giá trị trung bình thông qua giá trị LSD ở mức thống kê 0,05 cho thấy CT3 (1 mg/L BA) và CT4 (1,5 mg/L BA) cho hệ số nhân đạt 3,39 và 3,68 lần ở độ tin cậy 95 %, sự sai khác này là không có ý nghĩa. Bảng 1. Ảnh hưởng cuả một số chất điều tiết sinh trưởng đến sự phát sinh hình thái của mẫu cấy cây lan Aerides odorata x houlletiana (sau 8 tuần nuôi cấy) CT Chất đ ều tiết s tr ởng (mg/L) Hệ số Tỷ lệ mẫu tạo Tỷ lệ mẫu BA Kinetin α-NAA nhân PLB (%) tạo chồi (%) 1 0,0 - - 1,0 0,0 100,0 2 0,5 - - 2,58 31,40 68,60 3 1,0 - - 3,39 42,41 57,59 4 1,5 - - 3,68 50,22 49,78 5 2,0 - - 3,05 69,19 30,81 LSD(0,05) 0,34 CV(%) 4,18 6 - 0,5 - 1,95 0,0 100,0 7 - 1,0 - 2,67 16,67 83,33 8 - 1,5 - 3,06 20,15 79,85 9 - 2,0 - 3,51 24,54 63,61 LSD(0,05) 0,28 CV(%) 3,94 10 1,0 0,3 - 3,67 30,57 69,43 11 1,0 0,5 - 3,89 32,44 67,56 12 1,0 1,0 - 3,55 35,38 64,62 LSD(0,05) 0,16 CV(%) 3,56 13 1,0 - 0,1 3,63 37,56 62,44 14 1,0 - 0,3 3,95 44,66 55,34 15 1,0 - 0,5 3,67 36,45 63,33 LSD(0,05) 0,22 CV(%) 4,25 Kết quả thu được từ việc bổ sung Ki cũng tương tự như khi sử dụng BA đó là khi nồng độ Ki bổ sung vào môi trường tăng thì hệ số nhân, tỷ lệ mẫu tạo thành các thể PLB đều thấp hơn so với việc bổ sung BA ở các nồng độ tương tự. Hệ số nhân tăng từ 1,95 lần lên 3,51 lần, tỷ lệ PLB tăng từ 0 - 24,54 % khi Ki tăng từ 0,5 mg/L lên 2,0 mg/L. BA kết hợp với Ki hay α-NAA đều cho hệ số nhân tăng so với trạng thái đơn lẻ (chỉ có BA) và đạt cao nhất ở công thức 1 mg/L BA + 0,5 mg/L Ki hay 1 mg/L BA + 0,3 mg NAA tương ứng với hệ số nhân đạt được 3,89 và 3,95 lần. Tuy nhiên tỷ lệ mẫu hình thành thể sinh chồi ở công thức có bổ sung thêm Ki lại thấp hơn (32,44 %) so với môi trường có bổ sung thêm NAA (44,66 %) hay môi trường chỉ BA (42,41 %). Các kết quả thu được từ
  5. 822 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM việc bổ sung BA, Ki, α-NAA là rất phù hợp với nhận định của các tác giả như: Khatun et al., 2010; Niknejad et al., 2011; Shreeti et al., 2013 là; BA, Kinetin hay α-NAA là những chất điều tiết sinh trưởng được được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi cấy mô rất nhiều loại cây lan nó có tác động rất hiệu quả đến khả năng phát sinh hình thái của mẫu nuôi cấy. Như vậy bổ sung đồng thời vào môi trường nuôi cấy 1 mg/L BA và 0,3 mg/L α- NAA sẽ là công thức tốt nhất để đạt được hệ số nhân cũng như tỷ lệ mẫu tạo thể PLB là cao nhất (3,95 lần và 44,66 %). 3.2. Ả ởng cuả BA và dịch nghiền chuối tiêu, khoai tây bổ su vào mô tr ờng nuôi cấy đến quá trình nhân nhanh cây lan Aerides odorata x houlletiana Quá trình nhân nhanh không chỉ cần đạt được hệ số nhân cao mà còn cần các thể PLB sẽ phát sinh chồi ở các lần cấy chuyển tiếp theo (thể PLB hữu hiệu). Trong thực tế ở một giá trị của chất điều tiết sinh trưởng cho hệ số nhân rất cao tuy nhiên khi chuyển môi trường thì khả năng hình thành chồi lại rất thấp (do các thể PLB ở dạng vô định hình, mọng nước không có khả năng hình thành chồi). Khoai tây, chuối, cà chua,…. là nguồn nguyên liệu rất giàu cacbohydrat, protein, acid amin, vitamin và các nguyên tố khác. Ngoài ra trong khoai tây có chứa cytokinine có tác dụng phân bào kích thích khả năng tạo chồi. Dịch nghiền khoai tây, chuối thường được sử dụng trong môi trường nhân nhanh một số loài Lan (lan Hồ Điệp, lan Đai Trâu,…) (Hoàng Thị Nga & cs, 2019). Bảng 2. Ảnh hưởng cuả BA và dịch nghiền chuối tiêu, khoai tây đến khả năng nhân nhanh cây lan Aerides odorata x houlletiana (sau 8 tuần nuôi cấy) BA Chuối Khoai tây Hệ số nhân Tỷ lệ mẫu Tỷ lệ mẫu Đặ đ ểm CT (mg/L) tiêu (g/L) (g/L) (lần) tạo PLB ( tạo chồi ( thể PLB, %) %) chồi 1 0,0 0,0 0,0 1,31 0,0 100,0 ** 2 0,0 100,0 0,0 2,36 10,67 89,33 **/+++ 3 0,0 0,0 100,0 2,93 25,32 74,68 **/+++ 4 0,0 50,0 50,0 3,42 34,76 65,24 ***/+++ 5 0,3 100,0 0,0 3,57 47,39 52,61 **/+++ 6 0,5 100,0 0,0 3,94 59,54 40,46 **/+++ 7 1,0 100,0 0,0 4,66 76,24 23,76 **/++ 8 0,3 0,0 100,0 5,34 61,72 38,28 ***/+++ 9 0,5 0,0 100,0 5,63 73,37 26,63 ***/+++ 10 1,0 0,0 100,0 6,51 88,54 11,46 **/++ 11 0,3 50,0 50,0 4,98 60,46 39,54 ***/+++ 12 0,5 50,0 50,0 5,20 69,25 30,75 ***/+++ 13 1,0 50,0 50,0 6,27 77,43 22,57 **/++ LSD(0,05) 0,32 CV( %) 4,67 Ghi chú: +++: thể PLB xanh đậm, tròn đều ++: PLBs xanh có nhiều thể dạng vô định hình mọng nước ***: chồi mập, xanh đậm; **: Chồi mảnh, xanh
  6. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 823 Việc kết hợp giữ BA và dịch nghiền khoai tây, chuối tiêu trong môi trường nhân nhanh cây lan Aerides odorata x houlletiana với mục đích tìm ra công thức cho hệ số nhân cao cũng như chất lượng mẫu tốt (thể PLB phát sinh chồi ở các lần cấy chuyển tiếp theo). Sự có mặt của BA hay dịch nghiền của các chất hữu cơ trong môi trường nuôi cấy đều có tác dụng kích thích sự tăng sinh của mẫu nuôi cấy thể hiện ở hệ số nhân cũng như tỷ lệ mẫu tạo thể PLB cao hơn so với ĐC (CT1). Việc bổ sung dịch nghiền chuối, khoai tây,…với lượng từ 50 - 100 g/L môi trường nuôi cấy một số loài lan (Dendrobium, Paphiopedilum,…) đều đem lại các hiệu quả khác nhau (Hoàng Thị Giang & cs, 2010; Vũ Ngọc Lan & cs, 2014; Hoàng Thị Nga & cs, 2019). Các kết quả thu được ở Bảng 2 cũng đã cho thấy: dịch nghiền của cả chuối và khoai tây có trong môi trường nuôi cấy đã cho hệ số nhân và tỷ lệ mẫu tạo PLB cao nhất (3,42 lần và 34,76 %) so với chỉ bổ sung riêng lẻ hoặc chuối hoặc khoai tây. Tuy nhiên môi trường có cả BA và dịch nghiền của chất hữu cơ thu được hệ số nhân tăng theo hướng tăng nồng độ BA. Cùng một lượng (100 g/L) chuối, khoai tây hay cả chuối và khoai tây thì giá trị của BA tăng từ 0,3 mg/L lên 1,0 mg/L: hệ số nhân tăng từ 3,57 lần lên 4,66 lần, tỷ lệ PLB tăng từ 47,39 % lên 76,34 % trên môi trường có 100 g/L chuối. Trên môi trường có 100 g/L khoai tây hay 50 g/L khoai tây và 50 g/L chuối thì các chỉ số tăng lần lượt là: 5,34 - 6,51 lần; 61,72 % - 88,54 % và 4,98 - 6,27 lần, 60,46 % - 77,43 %. Ở các công thức có bổ sung chuối, khoai tây hay cả chuối và khoai tây (tổng lượng 100 g/L) và BA là 1 mg/L thì hệ số nhân cao nhất nhưng chất lượng mẫu giảm đi rõ rệt: chồi mảnh, xanh nhạt, PLB có nhiều thể dạng vô định hình, mọng nước, không có khả năng hình thành chồi ở các lần cấy chuyển mẫu tiếp theo. Kết quả xử lý thống kê so sánh các cặp giá trị trung bình thông qua giá trị LSD ở mức 0,05 cho thấy CT8 (0,3 mg/L BA) và CT9 (0,5 mg/L BA) cho hệ số nhân đạt 5,34 và 5,63 lần ở độ tin cậy 95 %, sự sai khác này là không có ý nghĩa. Như vậy để đạt được hệ số nhân, mẫu lệ mẫu tạo PLB cao chất lượng mẫu tốt nhất thì quá trình nhân nhanh bổ sung vào môi trường nuôi cấy 100 g/L khoai tây và 0,3 mg/L BA. 3.3. Ả ởng của α-NAA và dịch nghiền chuố , k oa tây đến sự ra rễ, s tr ởng, phát triển của chồi cây lan Aerides odorata x houlletiana Chồi (kích thước 2 cm) được tách ra từ các cụm chồi hình thành ở giai đoạn nhân nhanh đưa vào môi trượng nuôi cấy có bổ sung dịch nghiền của chuối, khoai tây hay α- NAA ở dạng riêng rẽ cũng như kết hợp. Kết quả Bảng 3 cho thấy môi trường có bổ sung α-NAA hay dịch nghiền của chuối, khoai tây chồi đều xuất hiện rễ sau 4 tuần nuôi cấy có từ 3,23 - 4,87 rễ/cây và ngay cả trên môi trường không có α-NAA hay dịch nghiền cũng đạt được 2,11 rễ/cây. Như vậy sự ra rễ của cây lan hoàng nhạn tháng tám không cần đến sự tác động của chất điều tiết sinh trưởng (α-NAA). Việc bổ sung dịch nghiền vào môi trường có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của chồi khá rõ rệt. Chiều cao, số lá của chồi trung bình đạt 5,22 - 6,17 cm; 4,12 - 4,97 lá trong khi đó trên môi trường không bổ sung dịch nghiền các chỉ
  7. 824 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM số này chỉ đạt 3,54 - 3,95 cm; 3,51 - 3,56 lá. Bổ sung lượng chuối và khoai tây (50 g/L mỗi loại) thì sự hình thành của rễ, sinh trưởng phát triển của chồi đều đạt được các chỉ số cao nhất lần lượt là: 4,05 rễ; 6,17 cm và 4,97 lá. Bảng 3. Ảnh hưởng của α-NAA và dịch nghiền chuối, khoai tây đến sự ra rễ, sinh trưởng, phát triển của chồi cây lan Aerides odorata x houlletiana (sau 8 tuần nuôi cấy) α-NAA Chuối Khoai tây Chiều cao CT Số lá/cây Số rễ/cây (mg/L) tiêu (g/L) (g/L) cây (cm) 1 0 0 0 3,54 3,21 2,11 2 0 100 0 5,28 4,18 3,23 3 0 0 100 5,22 4,12 3,56 4 0 50 50 6,17 4,97 4,05 5 0,5 0 0 3,95 3,53 4,31 6 0,5 50 50 6,04 4,72 4,58 7 1,0 0 0 3,82 3,56 4,33 8 1.0 50 50 5,84 4,66 4,87 LSD(0,05) 0,42 CV( %) 3,94 Hình 2. Một số hình ảnh trong quá trình nhân giống cây lan hoàng nhạn tháng tám (A): Vật liệu ban đầu cho quá trình nhân giống; (B): Các dạng thể chồi (PLBs) hình thành trong quá trình nhân nhanh; (C): Sinh trưởng, phát triển của chồi trên môi trường; (D): Cây in vitro trước khi ra vườn ươm 4. KẾT LUẬN Môi trường nền (2 g/L hyponex + 15 g/L saccarose + 4,5 g/L agar + 100 ml/L nước dừa) có bổ sung 1 mg/L BA và 0,3 mg/L α-NAA là phù hợp nhất để tái sinh chồi và thể chồi trong nhân nhanh lan Hoàng nhạn tháng tám. Trên môi trường này cho tỷ lệ mẫu tái sinh tạo thể PLB cao nhất (3,95 lần và 44,66 %). Môi trường bổ sung thêm 100 g/L khoai tây và 0,3 mg/L BA thích hợp để nhân nhanh lan Hoàng nhạn tháng tám, hệ số nhân chồi đạt cao (5,34 lần), tỷ lệ mẫu tạo PLB là 61,72 % và chất lượng chồi tốt nhất. Chồi lan Hoàng nhạn tháng tám sinh trưởng, phát triển và ra rễ tốt nhất trên môi trường có bổ sung dịch nghiền của 50 g/L khoai tây và 50 g/L chuối tiêu.
  8. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 825 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cổng thông tin Điện tử tỉnh Gia Lai, thứ Sáu, 09/10/2020. Hiệu quả từ sản xuất giống lan bằng phương pháp nuôi cấy mô. Hoàng Thị Giang, Nguyễn Quang Thạch, Mạch Hồng Thắm, Đỗ Thị Thu Hà, 2010. Nghiên cứu in vitro và nuôi trồng giống lan Hài quý P. hangianum perner Gurss (Hài Hằng) thu thập ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(2): 194-201. Hongthongkham J., Bunnag S. (2014). In vitro propagation and cryopreservation of Aerides odorata Lour. (Orchidaceae). Parkistan Journal of Biological sciences, 17(5): 608-618. Huidson S, Devi, Sanglakpan I. Devi, Thonggbaijam D, Sigh (2013). High freqency plant regeneration system of Aerides odorata Lour. Through foliar and shootip culture. Not Bot Horti Agrobo, 41(1): 169-176. Khatun, H., Khatun, M. M., Biswas, M. S., Kabir, M. R. and Al-Amin, M., 2010. In vitro Growth and Development of Dendrobium hybrid orchid, Bangladesh J. Agril. Res, 35(3): 507-5149. Nguyễn Văn Kết, Nguyễn Văn Vinh, 2010. Nghiên cứu khả năng nhân giống loài lan hoàng thảo sáp (Dendrobium crepidatum Lind L). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 48(5): 89-95. Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lý Anh, 2013. Phân giống in vitro loài lan bản địa Dendrobium nobile lindl. Tạp chí Khoa học và phát triển, 11(7): 917-925. Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Thị Hà, 2019. Nghiên cứu nhân giống cây lan Giả hạc Pháp (Dendrobium adastra) bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 12: 36-45. Niknejad M., Kadir A. and Kadzimin S. B., 2011. In vitro plant regeneration from protocorms-like bodies (PLBs) and callus of Phalaenopsis gigantea (Epidendroideae: Orchidaceae). African Journal of Biotechnolog Vol. 10(56): 11808-11816. Nguyễn Văn Việt, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2016. Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống quế lan hương (Aerides odorata Lour.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 6: 162 - 169.
  9. 826 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM IN VITRO MICROPROPAGATION OF Aerides odorata houlletiana COLLECTED FROM AYUN PA - GIA LAI Nguyen Xuan Truong1, Nguyen Thi Son1, Hoang Thi Nga1,* Abstract. Aerides odorata x houlletiana is a beautiful orchid species with bunches of flowers, drooping flowers, a unique aroma that people like and hunt down a lot. This is a species with high economic. In vitro micropropagation of Aerides odorata x houlletiana were conducted in order to conserve and increase the genetic of this precious orchid species. The medium: (2 g/L Hyponex (6:6, 5:19) + 15 g/L saccarose + 4.5 g/L agar + 100 ml/L coconut water) adds 1mg/L BA and 0.3 mg/L α - NAA was suitable for PLBs and buds regeneration. The medium adds 0.3 mg/L BA and 100 g/L potato extract was suitable for multiplication, the multiple rate were 5.63 times, PLBs 61.72 % and buds were healthy. The rooting medium was 2 g/L Hyponex + 15 g/L saccarose + 4.5 g/L agar + 100 ml/L coconut water + 50 g/L potato extract + 50 g/L banana extract. Keywords: Aerides odorata houlletiana, micropropagation, organic extract. 1 Institute of Agrobiology, Vietnam National University of Agriculture * Email: hoangngavsh@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2