intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline trên bệnh nhân viêm thận lupus

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu báo cáo một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) ở một bệnh nhân nam 22 tuổi được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống biến chứng đa phủ tạng (viêm đa khớp, viêm cơ tim, viêm thận dạng hội chứng thận hư). Tình trạng nhiễm MRSA khởi phát từ viêm mô tế bào cánh tay phải, sau lan sang viêm phổi, viêm mủ màng ngoài tim có biến chứng chèn ép tim và nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân được mổ dẫn lưu màng ngoài tim và điều trị theo kháng sinh đồ, với kháng sinh chủ yếu vancomycine.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline trên bệnh nhân viêm thận lupus

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM CẦU THẬN CẤP HẬU NHIỄM<br /> STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLINE<br /> TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS<br /> Phan Thanh Nhựt*, Trần Lê Quân*, Trần Thị Bích Hương*,**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Chúng tôi báo cáo một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline<br /> (MRSA) ở một bệnh nhân nam 22 tuổi được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống biến chứng đa phủ tạng (viêm đa<br /> khớp, viêm cơ tim, viêm thận dạng hội chứng thận hư). Tình trạng nhiễm MRSA khởi phát từ viêm mô tế bào<br /> cánh tay phải, sau lan sang viêm phổi, viêm mủ màng ngoài tim có biến chứng chèn ép tim và nhiễm trùng<br /> huyết. Bệnh nhân được mổ dẫn lưu màng ngoài tim và điều trị theo kháng sinh đồ, với kháng sinh chủ yếu<br /> vancomycine. Viêm cầu thận cấp có biến chứng suy thận cấp thể thiểu niệu và bn được chỉ định lọc máu sớm hổ<br /> trợ các điều trị trên. Sinh thiết thận được tiến hành để xác định chẩn đoán nguyên nhân của viêm cầu thận cấp,<br /> ghi nhận viêm cầu thận cấp nặng do nhiễm trùng với thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính vào cầu thận,<br /> tăng sinh nội mạch và ngọai mạch, kèm tạo liềm tế bào và phá hủy bao Bownman. Miễn dịch huỳnh quang có<br /> lắng đọng dạng hạt ở trung mô của IgG, IgA, Fibrinogen, C3, C1q.<br /> Kết quả: Mặc dù khống chế được nhiễm trùng MRSA, nhưng tình trạng suy thận cấp hậu nhiễm không<br /> hồi phục sau đó, và bệnh nhân được lọc máu định kỳ.<br /> Từ khóa: Staphylococcus aureus kháng methicilline, viêm cầu thận cấp hậu nhiễm trùng, viêm thận lupus.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> A CASE REPORT OF AN ACUTE GLOMERULONEPHRITIS ASSOCIATED TO METHICILLINE<br /> RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS IN A LUPUS NEPHRITIS MAN<br /> Phan Thanh Nhut, Tran Le Quan, Tran Thi Bich Huong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 278 - 286<br /> We reported a case of acute glomerulonephritis associated to methicilline resistant Staphylococcus aureus<br /> (MRSA) infection in a 22 yo man, who was diagnosed systemic lupus erythematosus with arthritis<br /> manifestations in joints, myocarditis and glomerulonephritis. MRSA infection started from a cellulitis in the<br /> right arm, then widespreaded to pneumonia, pericardial effusion with cardiac tamponade and sepsis. The<br /> pericardiac tamponade was managed by surgical drainage and antibiotics, mainly vancomycine. With acute<br /> glomerulonephritis manifested by oliguric acute renal failure, hemodialysis was indicated. Renal biopsy was<br /> performed to differentiate the cause of acute glomerulonephritis. It showed severe acute glomerulonephritis due to<br /> infection with infiltration of neutrophils in the glomeruli, endo- and extracapillary proliferative with cellular<br /> crescentic formation and damaging the Bowmann’s capsule. Immunoflourescent staining showed IgG, IgA,<br /> Fibrinogen, C3, C1q granular deposits in the mesangial region.<br /> Conclusion: Although MRSA infection was finally controlled but the acute renal failure was not recovered<br /> and patient required long term hemodialysis.<br /> Key words: Acute glomerulonephritis, Acute postinfectious glomerulonephritis, Methicillin- Resistant<br /> Staphylococcus Aureus.<br /> * Khoa Thận, BV Chợ Rẫy, ** Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: Phan Thanh Nhựt<br /> ĐT: 0946793199<br /> email: drphanthanhnhut@gmail.com<br /> <br /> 278<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> MỞ ĐẦU<br /> Viêm cầu thận cấp (VCTC) hậu nhiễm trùng<br /> là một đáp ứng miễn dịch của thận xảy ra sau<br /> một nhiễm trùng ngoài thận. Bệnh cảnh viêm<br /> cầu thận này được biết đến từ năm 1849 khi<br /> Miller và cộng sự quan sát thấy bệnh nhân (bệnh<br /> nhân) tiểu đạm, tiểu máu, thiểu niệu và tử vong<br /> sau sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever)(286). Chỉ 50<br /> năm sau, tác nhân gây bệnh là vi trùng<br /> streptococcus mới được biết đến và điều trị với<br /> penicillin. Bệnh cảnh điển hình của VCTC hậu<br /> nhiễm liên cầu trùng bao gồm tiểu máu xảy ra<br /> sau 1-3 tuần bn viêm họng hoặc viêm da do<br /> streptococcus group A tán huyết beta, strain M<br /> có thể kèm tăng huyết áp, phù, suy thận cấp.<br /> Bệnh thường diễn tiến lành tính và tự hồi phục<br /> sau đó 2-3 tuần. Những năm gần đây, y văn bắt<br /> đầu ghi nhận lẻ tẻ những trường hợp viêm cầu<br /> thận cấp sau nhiễm các chủng khác của<br /> streptococcus không thuộc nhóm A (group C và<br /> G), vi khuẩn gram dương và âm,<br /> staphylococcus, mycobacteria, ký sinh trùng,<br /> nấm và virus(4). Từ đó dẫn đến một thuận ngữ<br /> mới, bao quát hơn là “viêm cầu thận hậu nhiễm<br /> trùng” (postinfectious glomerulonephritis) hoặc<br /> viêm cầu thận liên quan đến nhiễm trùng<br /> (infection associated glomerulonephritis) để<br /> thay thể cho thuật ngữ kinh điển viêm cầu thận<br /> hậu nhiễm streptococcus(4,5,11). Chúng tôi xin<br /> trình bày một trường hợp nhiễm trùng huyết do<br /> staphylococcus aureus kháng methicilline<br /> (MRSA) trên bn viêm thận lupus. Tổn thương<br /> gây suy thận cấp không phải do lupus mà là<br /> VCTC hậu nhiễm MRSA.<br /> Bn Phạm Minh T., nam 22 tuổi, được chuyển<br /> bệnh viện Chợ Rẫy ngày 1/6/2010, với chẩn đoán<br /> tăng huyết áp trên bn bệnh tự miễn (SNV<br /> 45167).<br /> Cách nhập viện 20 ngày, bn đau khớp cổ<br /> chân, cổ tay 2 bên. Mười ngày sau, sưng đau<br /> thêm khớp vai phải, kèm tiểu ít, phù tăng dần<br /> đến toàn thân, bn đến khám tại phòng khám<br /> Thận, BV Chợ Rẫy. Với xét nghiệm creatinine<br /> huyết thanh 1,8mg/dL, kháng thể kháng nhân<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> dương tính (20/05/10), tiểu đạm, bn được chẩn<br /> đoán viêm thận lupus và điều trị<br /> methylprednisolone 48mg/ngày uống. Một ngày<br /> trước nhập viện, bn co giật toàn thân kèm sốt<br /> cao, nhập bệnh viện địa phương ghi nhận huyết<br /> áp tăng 170/100mmHg. Tại bệnh viện, bn co giật<br /> toàn thân 2 lần, sưng đau các khớp gây giới hạn<br /> cử động khớp, creatinine huyết thanh<br /> 246 mol/L (2,78mg/dL). Bn được điều trị<br /> furosemide và aldomet và chuyển bv Chợ Rẫy.<br /> Tiền căn: Sưng đau khớp cổ chân và cổ tay 2<br /> bên từ 1 năm, được chẩn đoán viêm khớp, điều<br /> trị không rõ. Bn thường sốt từng đợt không rõ<br /> nguyên nhân và tự giới hạn. Bn là sinh viên đại<br /> học năm thứ 3, lối sống lành mạnh, không tiêm<br /> chích ma túy, không tiền căn đái tháo đường,<br /> bệnh thận mạn.<br /> Khám tại khoa khớp bệnh viện Chợ Rẫy (13/6/10): bn tỉnh, tiếp xúc được, thể trạng mập,<br /> cân nặng 90Kg, cao 175cm, da niêm hồng, không<br /> xuất huyết da niêm, kết mạc mắt không vàng,<br /> phù toàn thân. Nhiệt độ 39oC, mạch 90 lần/phút,<br /> huyết áp 170/90mmHg, nhịp thở 20 lần/phút.<br /> Bệnh nhân sưng đau khớp vai phải, không hồng<br /> ban cánh bướm, không hồng ban dạng đĩa,<br /> không dấu viêm da, không dấu tiêm chích ở các<br /> chi, không loét miệng, không viêm họng. Các cơ<br /> quan khác không ghi nhận bất thường.<br /> <br /> Xét nghiệm<br /> Công thức máu: hồng cầu 4,31T/L, Hb<br /> 11,7g/dL, Hct 33%, bạch cầu 15,8G/L, tiểu cầu<br /> 247G/L. Ion đồ huyết tương: Na 128mMol/L, K<br /> 4mMol/L, Cl 96mMol/L, CaTP 1,7mMol/L; đường<br /> huyết 150mg%, ALT 28IU/L, AST 54IU/L; protid<br /> máu 5,4g/L; albumin 2,8g/l, CPK 1.787IU/L;<br /> LDH<br /> 1.055IU/L;<br /> cholesterol<br /> 254mg%;<br /> triglyceride 272mg%; CRP 96,7mg/L (250<br /> (/ L)<br /> <br /> N7 N8 N10 N12 N 18<br /> 115 139 115 96 64<br /> 7,9 9,7 7,3 7,1 5,9<br /> 129<br /> 4,3<br /> <br /> 132 137 133<br /> 4,5 3,6 3,7<br /> 17,9 18,2 20,5 22,2<br /> 4<br /> 80 78 88,6 87<br /> 11 10,3 9,9 6,5<br /> 300 350 100 100 100<br /> 5.84<br /> 0<br /> >250<br /> <br /> Bn được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống có<br /> biến chứng viêm cơ tim, viêm cầu thận gây suy<br /> thận cấp và có chỉ định lọc máu ngày 8 sau nhập<br /> viện (8/6). Bn được đặt catheter tĩnh mạch cảnh<br /> trong phải và lọc máu cách ngày (bảng 1). Với<br /> lọc máu, bn giảm khó thở, giảm phù, thiểu niệu<br /> (V=100ml), BUN và creatinine huyết thanh bình<br /> ổn với creatinine ở mức 5-6mg/dL, ion đồ ổn<br /> định nhưng bạch cầu trong máu không giảm, bn<br /> được tiếp tục kháng sinh như trên.<br /> <br /> Ngày thứ 14<br /> Bn xuất hiện hồng ban dạng đĩa ở 2 chân, và<br /> tiểu máu đại thể, Tầm soát các xét nghiệm đông<br /> cầm máu bình thường, tiểu cầu bình thường.<br /> CPK 1.56IU/L (18/6/10), LDH 1.527 UI/L,<br /> procalcitonin >0,5ng/ml (9/7/10). Các triệu chứng<br /> tự giảm sau 7 ngày.<br /> Ngày thứ 21<br /> Lâm sàng ổn định, không sốt, không đau<br /> khớp, vẫn phù chân, vô niệu, thiếu máu diễn<br /> tiến nặng (Hct 16,6%), screening test (22/6) âm<br /> tính ở các điều kiện, không có sự hiện diện của<br /> kháng thể bất thường trong mẫu thử. Bổ thể C3<br /> 77mg/dL<br /> <br /> (90-180mg/dL);<br /> <br /> C4<br /> <br /> 40mg%<br /> <br /> (10-<br /> <br /> 40mg/dL). Bn được truyền 2 đơn vị hồng cầu<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> lắng,<br /> <br /> ngưng<br /> <br /> kháng<br /> <br /> sinh,<br /> <br /> tăng<br /> <br /> methylprednisolone 48mg uống/ngày.<br /> <br /> Ngày thứ 23<br /> Bn tạm ổn, không khó thở, được sinh thiết<br /> thận dưới siêu âm bằng súng tự động theo kỹ<br /> thuật free hand để xác định chẩn đoán bệnh<br /> lý thận.<br /> Ngày thứ 25<br /> Bệnh nhân sốt 39oC, ho khan, HA<br /> 120/80mmHg, mạch 120 lần/phút, không có<br /> mạch nghịch, khó thở phải nằm đầu cao, tiếng<br /> tim nghe mờ, phổi không ran. Xét nghiệm: bạch<br /> cầu máu 19,7 G/L, với neutrophil 86%,<br /> procalcitonin 2,7mg%, XQ tim phổi: bóng tim to,<br /> phổi sung huyết 2 rốn phổi. Siêu âm tim: tràn<br /> dịch màng ngoài tim lượng trung bình đến<br /> nhiều, tập trung chủ yếu ở thành bên và thành<br /> sau thất trái, dịch lợn cợn, có nhiều giả mạc và<br /> đóng thành kén, không thấy dấu hiệu chèn ép<br /> tim cấp. Bn được hội chẩn nội tim mạch chẩn<br /> đoán viêm mủ màng ngoài tim, và được chỉ<br /> định chọc dò màng ngoài tim dưới siêu âm ra 50<br /> ml dịch màu trắng đục. Xét nghiệm dịch màng<br /> tim: protein 2.900mg% (protid máu 5,4g/L),<br /> LDH 447U/L (LDH máu 1.059U/L), thành phần<br /> tế bào: nhiều tế bào, nhiều hồng cầu, và bạch<br /> cầu, trong đó 24% neutrophil, 2% lymphocyte,<br /> 54% tế bào liên võng, 20% tế bào nội bì, có 1 số tế<br /> bào kích thước lớn, nguyên sinh chất bắt màu<br /> kiềm đậm chứa 1-2 nhân mang tiểu hạch. Cấy<br /> mủ màng ngoài tim âm tính. Cell block: dịch<br /> phản ứng viêm xuất tiết ưu thế lympho bào.<br /> Công thức máu: bạch cầu 19,73G/L, neutrophil<br /> 86%, lymphocyte 8,2%. Bn được dùng kháng<br /> sinh theo kinh nghiệm ceftriaxon 2 g/ngày x 2<br /> ngày, levofloxacin 0,5g/ngày x 2 ngày. Sau 2<br /> ngày, lâm sàng bn chưa cải thiện, siêu âm tim<br /> ghi nhận tràn dịch màng tim lượng nhiều đè sụp<br /> thất phải, chẩn đoán chèn ép tim do viêm mủ<br /> màng ngoài tim đáp ứng kém kháng sinh đang<br /> dùng. Bn được đổi sang vancomycin 1g ngày<br /> đầu (và chỉnh liều sau đó theo nồng độ thuốc<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> trong máu và theo độ thanh thải cầu thận), phối<br /> hợp ciprofloxacin 0,4/ngày truyền tĩnh mạch,<br /> giảm methylprednisolone còn 24mg ngày và<br /> được chuyển khoa Ngoại Lồng ngực.<br /> <br /> Ngàythứ 29<br /> Bn được mổ dẫn lưu màng ngoài tim dưới<br /> mũi ức, phá giả mạc. Sau mổ 6 ngày, dịch màng<br /> tim còn lại rất ít, bệnh nhân hết sốt, giảm khó<br /> thở, bớt phù, tiểu khá hơn 500 – 650ml/ngày, bn<br /> được rút dẫn lưu và chuyển lại khoa Thận. Tại<br /> khoa Thận, Bn hết sốt, tổng trạng khỏe hơn,<br /> nhưng vẫn ho, khó thở nhẹ phải nằm đầu cao,<br /> phổi ran ẩm nổ 2 đáy.<br /> <br /> Ngày thứ 30<br /> Kết quả cấy máu và đàm dương tính cùng<br /> với Staphylococcus aureus. Kết quả kháng sinh<br /> đồ: kháng: ciprofloxacin, amikacin, clindamycin,<br /> erythromycin,<br /> oxacillin,<br /> trimethoprim/<br /> sufamethoxazole, teicoplanin, gentamicin –<br /> NCCLS; nhạy: vancomycin, fosmycin SFM. Bn<br /> được tiếp tục kháng sinh như đã cho.<br /> Ba tuần sau dùng vancomycin, bệnh nhân<br /> sốt trở lại 39oC, bạch cầu máu tăng từ 8,3G/L lên<br /> 15,48G/L, với neutrophil chiếm 90%, bn được<br /> tầm soát tìm ổ nhiễm trùng nhưng không thấy,<br /> do đó theo dõi nhiễm trùng liên quan catheter<br /> tĩnh mạch cảnh (đã lưu 29 ngày). Bn được cấy<br /> máu lấy từ catheter tĩnh mạch cảnh và từ tĩnh<br /> mạch ngoại biên, cả 2 đều âm tính. Bn được hội<br /> chẩn khoa để phối hợp imipenem 1g/ ngày x 22<br /> ngày, với vancomycin. Sau đó, khi hết biểu hiện<br /> nhiễm trùng, BN được pulse steroid<br /> methylprednisone 250mg/ngày truyền tĩnh<br /> mạch trong 3 ngày. Nhưng chức năng thận vẫn<br /> không cải thiện nên bn được đươc mổ tạo dò<br /> động tĩnh mạch tay trái để lọc máu định kỳ.<br /> <br /> Chẩn đoán xuất viện<br /> Nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm mủ<br /> màng tim do Staphylococcus aureus kháng<br /> methicilline ở bn lupus đỏ biến chứng đa phủ<br /> tạng (viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp).<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> 281<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Kết quả sinh thiết thận<br /> BS Nguyễn Tấn Sử và BS Trần Hiệp Đức<br /> Thắng, khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Nhân<br /> Dân Gia Định đọc (ngày 23/6/2010):<br /> Đại thể<br /> Hai mẫu sinh thiết hình trụ dài 0,7 và 0.4cm,<br /> đường kính 0,1cm.<br /> Vi thể<br /> (nhuộm thường quy HE, PAS, trichrome):<br /> Có tối đa 04 vi cầu. (02 ở HE và PAS, 04 ở<br /> trichrome).Tất cả các vi cầu đều có tổn thương<br /> nặng: tăng sinh tế bào (endo và extracapillary)<br /> tạo múi (lobulation) + cellular crescents + hư hủy<br /> bao Bowmann’s. Nhiều tế bào viêm, kể cả đa<br /> nhân trung tính (PMN) trong và quanh vi cầu.<br /> Vi cầu không xơ hoá. Các ống thận tương đối<br /> <br /> tốt, mô kẽ viêm nhẹ, không xơ hoá. Mạch máu<br /> dạng bình thường.<br /> Khảo sát miễn dịnh huỳnh quang với các<br /> kháng huyết thanh IgA, IgM, Fibrinogen, C3,<br /> C1q, Kappa và Lambda, đồng thời nhuộm<br /> chứng âm với anti-Albumin. Kết quả: Dương<br /> tính mạnh (3+) dạng hạt chủ yếu ở gian mô với<br /> IgG, Fibrinogen, C1q. Tương tự nhưng với mức<br /> độ yếu hơn (từ 2+ đến 1+) với IgA, C3, và C1q.<br /> Dương tính mức độ vừa (2+) rải rác dưới nội mô<br /> với Kappa và Lambda. Âm tính với IgM.<br /> Kết luận<br /> Tổn thương hình thái học và miễn dịch<br /> hùynh quang phù hợp với tình trạng nhiễm<br /> trùng nặng. Lupus khó xác định do tình trạng<br /> viêm nhiễm nặng với số lượng cầu thận khảo sát<br /> ít (hình 1-6).<br /> <br /> Hình 1: Viêm cầu thận tăng sinh nội mạc và ngọai mạc, tăng sinh liềm tế bào (đầu mũi tên), thâm nhiễm<br /> bạch cầu đa nhân (mủi tên nhỏ) (nhuộm Hematoxylin Eosin x400)<br /> Hình 2: Tăng sinh liềm tế bào (đầu<br /> mũi tên), phá hủy bao Bownman ( mũi tên nhỏ) (nhuộm trichrome x400)<br /> <br /> Hình 3: Phá hủy bao Bowman (mủi tên nhỏ), liềm tế bào (đầu mũi tên), (nhuộm PAS x400)<br /> Hình 4: nhuộm miễn dịch hùynh quang với kháng thể kháng IgG. dương tính 3+ dạng hạt vùng trung mô<br /> <br /> 282<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2