intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân năm trường hợp chẩn đoán vị trí tắc nghẽn ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng nội soi trong khi ngủ do thuốc

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm báo cáo về 5 trường hợp chẩn đoán vị trí tắc nghẽn ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng nội soi trong khi ngủ do thuốc, và mục tiêu nghiên cứu giới thiệu phương pháp chẩn đoán vị trí tắc nghẽn ở bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng nội soi trong khi ngủ do thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân năm trường hợp chẩn đoán vị trí tắc nghẽn ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng nội soi trong khi ngủ do thuốc

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> NHÂN NĂM TRƯỜNG HỢP CHẨN ĐOÁN VỊ TRÍ<br /> TẮC NGHẼN Ở BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN<br /> BẰNG NỘI SOI TRONG KHI NGỦ DO THUỐC<br /> Nguyễn Trương Khương*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Giới thiệu phương pháp chẩn đoán vị trí tắc nghẽn ở bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ do tắc<br /> nghẽn bằng nội soi trong khi ngủ do thuốc.<br /> Thiết kế: Mô tả năm ca lâm sàng<br /> Nơi thực hiện: Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Pháp Việt thành phố Hồ Chí Minh<br /> Đối tượng: 5 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bằng đa ký giấc ngủ.<br /> Can thiệp: Nội soi đường hô hấp trên khi bệnh nhân ngủ do thuốc.<br /> Kết quả: Bằng thực hiện phương pháp nội soi khi bệnh nhân ngủ do thuốc qua năm trường hợp đã phát<br /> hiện: một bệnh nhân tắc nghẽn họng miệng do hẹp thành trước, một bệnh nhân tắc nghẽn họng miệng do hẹp hai<br /> thành bên, một bệnh nhân bị tắc nghẽn họng miệng dạng hẹp hướng tâm đồng thời tắc nghẽn ở khoảng sau đáy<br /> lưỡi và hai bệnh nhân bị tắc nghẽn họng miệng dạng hẹp hướng trung tâm.<br /> Kết luận: Nội soi đường hô hấp trên khi bệnh nhân ngủ do thuốc là một phương pháp hữu ích, giúp chẩn<br /> đoán chính xác vị trí tắc nghẽn ở những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ.<br /> Từ khóa: Tắc nghẽn đường thở khi ngủ, nội soi hô hấp trên.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> A PROPOS OF FIVE CASES OF DIAGNOSIS OF OBSTRUCTIVE SITE<br /> IN OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA (OSA) BY DRUG-INDUCED SLEEP ENDOSCOPY (DISE)<br /> Nguyen Truong Khuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 106 - 109<br /> Objective: To introduce the drug-induced sleep endoscopy for diagnosing obstructive sites in OSA patients.<br /> Design: Based on clinical cases.<br /> Setting: At the Otolaryngology, Head and Neck Surgery Department of FV Hospital.<br /> Patient: 5 patients diagnosed OSA by polysomnography (PSG)<br /> Intervention: Performing of the upper-air way endoscopy when drug-induced sleep<br /> Result: It revealed one case of oropharyngeal lateral collapse, one case of oropharyngeal anterior collapse, one<br /> case of combination of oropharyngeal concentric collapse and base of tongue collapse, and two cases of<br /> oropharyngeal concentric collapse.<br /> Conclusion: The drug-induced sleep endoscopy is a useful tool to provide accurate diagnosis of obstructive<br /> sites in OSA patients.<br /> Key words: obstructive sleep apnea (OSA). Upper respiratory endoscopy<br /> thường gặp nhất, nguyên nhân do sự tắc<br /> ĐẶT VẤNĐỀ<br /> nghẽn lặp đi lặp lại của đường hô hấp trên.<br /> Ngưng thở trong lúc ngủ do tắc nghẽn<br /> Tình trạng này gây rối loạn giấc ngủ, gián<br /> (OSA) là một trong những rối loạn giấc ngủ<br /> * Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Pháp – Việt, Tp.HCM;<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Bs. Nguyễn Trương Khương ĐT: 0989.041.356 Email: bsnguyentruongkhuong@gmail.com<br /> <br /> 106<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> đoạn giấc ngủ, giảm oxy trong máu và gây<br /> buồn ngủ vào ban ngày(1).<br /> Nhiều nghiên cứu cho thấy OSA là yếu tố<br /> nguy cơ của nhiều bệnh lý khác như cao huyết<br /> áp, nhồi máu cơ tim và tiểu đường típ 2. Vì số<br /> lượng bệnh nhân ngày càng nhiều nên việc<br /> chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh<br /> lý này cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay<br /> chẩn đoán vị trí tắc nghẽn ở những bệnh nhân<br /> OSA luôn là một thử thách cho các bác sĩ tai<br /> mũi họng.<br /> Có nhiều phương pháp chẩn đoán khác<br /> nhau như nội soi mũi họng, chiếu X-quang khi<br /> ngủ, đo áp lực, chụp điện toán cắt lớp, chụp<br /> cộng hưởng từ. Các phương pháp này được áp<br /> dụng nhằm tìm chính xác vị trí tắc nghẽn. Tuy<br /> nhiên mỗi phương pháp đều có những giới hạn<br /> riêng, và vẫn chưa có phương pháp nào được<br /> xem là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán tìm<br /> vị trí tắc nghẽn. Các phương pháp chẩn đoán khi<br /> bệnh nhân thức không phản ánh chính xác được<br /> vị trí tắc nghẽn vì ngưng thở xảy ra lúc ngủ. Nội<br /> soi đường hô hấp trên khi bệnh nhân ngủ do<br /> thuốc được xem là một phương pháp chẩn đoán<br /> hữu ích hơn, giúp bác sĩ quyết định can thiệp<br /> phẫu thuật một cách chính xác(3,4).<br /> Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày năm<br /> trường hợp lâm sàng bệnh nhân đã được chẩn<br /> đoán xác định ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn<br /> bằng đa ký giấc ngủ (PSG), sau đó được chẩn<br /> đoán xác định vị trí tắc nghẽn bằng nội soi<br /> đường hô hấp trên khi bệnh nhân ngủ do thuốc.<br /> Kết quả cho thấy bệnh nhân bị tắc nghẽn đường<br /> thở khi ngủ do tắc nghẽn ở những vị trí khác<br /> nhau, theo các kiểu tắc nghẽn khác nhau, với<br /> mức độ khác nhau. Qua năm trường hợp này,<br /> chúng tôi giới thiệu phương pháp chụp nội soi<br /> đường hô hấp trên khi bệnh nhân ngủ do thuốc,<br /> một phương pháp mới được sử dụng hiện nay<br /> trên thế giới trong chẩn đoán tìm vị trí tắc nghẽn<br /> cho những bệnh nhân bị OSA.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TỔNG QUAN(2,3,4)<br /> Nội soi trong giấc ngủ do thuốc ngủ (Drug<br /> Induced Sleep Endoscopy – DISE) là một<br /> phương thức chẩn đoán hữu hiệu vị trí tắc<br /> nghẽn cho các trường hợp ngưng thở khi ngủ do<br /> tắc nghẽn (OSA).<br /> Lần đầu tiên vào năm 1991, Croft và Pringle<br /> đề xuất nội soi trong giấc ngủ bằng Midazolam.<br /> Họ sử dụng một ống nội soi mềm đi qua mũi và<br /> đánh giá vị trí tắc nghẽn cũng như mức độ tác<br /> nghẽn của đường hô hấp trên trong lúc ngủ.<br /> Sau đó vào năm 1993, Croft và Pringle đã<br /> đưa ra một thang đánh giá để phân độ ngáy và<br /> OSA khi thực hiện DISE, thang đánh giá này<br /> gồm 5 mức độ:<br /> Độ I: ngáy do khẩu cái mềm, không có tắc<br /> nghẽn;<br /> Độ II: tắc nghẽn ở khẩu cái mềm;<br /> Độ III: tắc nghẽn ở khẩu cái mềm kèm với sự<br /> tắc nghẽn không liên tục ở họng – hạ họng;<br /> Độ IV: có nhiều chổ tắc nghẽn;<br /> Độ V: tắc nghẽn ở đáy lưỡi.<br /> Tại các vị trí tắc được đánh giá là tắc nghẽn<br /> 50%, 50 – 75%, hơn 75% tương ứng với các mức<br /> độ nhẹ, trung bình, nặng.<br /> Sự chính xác của DISE cho phép giảm đi<br /> những phẫu thuật không cần thiết, giúp chẩn<br /> đoán chính xác vị trí phẫu thuật nâng cao hiệu<br /> quả điều trị.<br /> <br /> Chỉ định và chống chỉ định của DISE<br /> DISE được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân<br /> bị OSA có tiềm năng phẫu thuật.<br /> DISE chống chỉ định trong các trường hợp<br /> thai kỳ, dị ứng propofol, các thành phần<br /> propofol như trứng, đậu nành và những tình<br /> trạng nghẹt mũi cản trở nội soi.<br /> DISE chống chỉ định tương đối trong trường<br /> hợp AHI trên 70 và các trường hợp béo phì<br /> nghiêm trọng.<br /> Các biến chứng của DISE.<br /> Chảy máu mũi.<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> 107<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Co thắt thanh quản.<br /> Hít sặc.<br /> Các ứng dụng của DISE.<br /> Sau đây là những ví dụ về các phẫu thuật<br /> chỉnh hình họng màn hầu, khẩu cái khác nhau<br /> sau khi được chẩn đoán bằng DISE:<br /> Hẹp thành bên của họng miệng – Chỉnh hình<br /> mở rộng cơ vòng màng hầu.<br /> Hẹp thành trước sau của họng miệng –<br /> Chỉnh hình lưỡi gà và vòm hầu.<br /> Hẹp thành họng miệng dạng hướng tâm –<br /> Kết hợp kỹ thuật điều trị xẹp thành bên và kỹ<br /> thuật điều trị xẹp thành trước sau.<br /> Hẹp đáy lưỡi xuống hạ họng – Chỉnh hình<br /> đáy lưỡi dưới niêm mạc.<br /> Tắc nghẽn do nắp thanh thiệt – Treo<br /> xương móng.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu<br /> nhiều ca lâm sàng.<br /> <br /> Đối tượng<br /> 05 trường hợp đã được chẩn đoán OSA dựa<br /> vào PSG.<br /> <br /> Các bước tiến hành nghiên cứu<br /> Bệnh nhân này được giải thích về tính cần<br /> thiết của DISE để chẩn đoán vị trí tắc nghẽn.<br /> Bệnh nhân đã đọc, hiểu rõ và đồng ý ký tên vào<br /> giấy cam kết trước khi tiến hành DISE.<br /> Bệnh nhân được bác sĩ gây mê khám và<br /> đánh giá các nguy cơ tim mạch, nội khoa và ghi<br /> nhận tiền căn dị ứng nếu có.<br /> Bệnh nhân phải nhập viện trước 4 giờ, để<br /> thực hiện công tác kiểm tra và chuẩn bị tiến<br /> hành nội soi và phẫu thuật.<br /> Các bước tiến hành nội soi đường hô hấp<br /> trên khi bệnh nhân ngủ do thuốc:<br /> Bệnh nhân được yêu cầu phải nhịn ăn 6 giờ<br /> trước khi tiến hành DISE.<br /> <br /> 108<br /> <br /> Bệnh nhân được đặt thuốc co mạch hai hố<br /> mũi bằng bông gòn thấm Oxymethazoline 0,05%<br /> 10 phút trước khi chuyển vào phòng nội soi.<br /> Bệnh nhân được gắn monitor theo dõi: độ<br /> bão hòa oxy, nhịp thở, nhịp tim, điện tâm đồ.<br /> Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn mổ đầu có gối<br /> như tư thế bệnh nhân ngủ ở nhà.<br /> Máy nội soi để phía trên đầu bệnh nhân,<br /> máy gây mê để bên tráibệnh nhân, bác sĩ đứng<br /> bên phải bệnh nhân.<br /> Phòng mổ phải được giữ yên tĩnh, ánh<br /> sáng mờ.<br /> Liều propofol: midazolam 3mg tiêm tĩnh<br /> mạch trước và sau đó tiêm chỉnh liều 30-50 mg<br /> tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân ngủ khi độ bảo<br /> hòa oxy giảm trên 5%, bệnh nhân ngủ và có cơn<br /> ngáy và ngừng thở.<br /> Bác sĩ đưa chậm ống nội soi mềm qua hố<br /> mũi, lần lượt đánh giá van mũi, vách ngăn,<br /> cuốn mũi, vòm mũi họng, khoảng sau khẩu cái<br /> mềm, đáy lưỡi, hạ họng, thanh thiệt và thanh<br /> môn.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Kết quả<br /> Bằng phương pháp nội soi khi bệnh nhân<br /> ngủ do thuốc giúp, chúng tôi phát hiện: một<br /> bệnh nhân tắc nghẽn họng miệng do hẹp<br /> thành trước, một bệnh nhân tắc nghẽn họng<br /> miệng do hẹp hai thành bên, một bệnh nhân bị<br /> tắc nghẽn họng miệng dạng hẹp hướng tâm<br /> đồng thời tắc nghẽn ở khoảng sau đáy lưỡi và<br /> hai bệnh nhân bị tắc nghẽn họng miệng dạng<br /> hẹp hướng trung tâm.<br /> Không ghi nhận có bất kỳ biến chứng nào.<br /> Kết quả thống kê như sau:<br /> Bảng 1: Kết quả thực hiện DISE qua 5 trường hợp<br /> Stt<br /> <br /> BMI<br /> <br /> 1<br /> <br /> 23,6<br /> <br /> 2<br /> <br /> 32<br /> <br /> 3<br /> <br /> 25,5<br /> <br /> AHI<br /> <br /> Kiểu tắc nghẽn<br /> Mức độ<br /> Tắc nghẽn họng miệng dạng<br /> 79<br /> 90%<br /> hẹp hướng trung tâm<br /> Tắc nghẽn họng miệng dạng<br /> 54,4<br /> 80%<br /> hẹp hướng trung tâm<br /> Tắc nghẽn họng miệng do<br /> 14,8<br /> 75%<br /> hẹp hai thành bên<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> Stt<br /> <br /> BMI<br /> <br /> 4<br /> <br /> 38,3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 24<br /> <br /> AHI<br /> <br /> Kiểu tắc nghẽn<br /> Tắc nghẽn họng miệng do<br /> 39,3<br /> hẹp thành trước<br /> Tắc nghẽn HM dạng hẹp<br /> 67,8<br /> hướng TT và hẹp đáy lưỡi<br /> <br /> Mức độ<br /> 85%<br /> 90%<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Chúng tôi đánh giá vị trí và mức độ tắc<br /> nghẽn của từng vị trí dựa theo xếp loại VOTE.<br /> Theo bảng xếp loại này, có 4 nhóm vị trí tắc<br /> nghẽn chính:<br /> Velum bao gồm những tắc nghẽn ở màng<br /> hầu – họng, gồm: khẩu cái mềm, lưỡi gà và<br /> thành bên họng. Ở vị trí này, có hai kiểu hẹp là<br /> hẹp theo hướng trước sau hoặc dạng hẹp hướng<br /> trung tâm.<br /> Oropharyngeal lateral walls including tonsils<br /> bao gồm amiđan, mô cơ, mô mở của thành bên<br /> họng. Ở vị trí này, có hai kiểu hẹp là hẹp hai<br /> thành bên và hẹp dạng trung tâm.<br /> Tongue base là tắc nghẽn tại đáy lưỡi. Ở vị<br /> trí này, kiểu hẹp là hẹp thành trước sau.<br /> Epiglottis là tắc nghẽn do nắp thanh môn,<br /> thường có hai kiểu hẹp là hẹp hai bên và hẹp<br /> trước sau.<br /> Tại mỗi vị trí, mức độ tắc nghẽn được chia<br /> làm 3 mức độ:<br /> Không tắc nghẽn: không có sự rung động<br /> cấu trúc, hẹp ít hơn 50% so với lúc chưa có<br /> ngưng thở.<br /> Tắc nghẽn một phần: có sự rung động và<br /> hẹp từ 50-75%.<br /> Tắc nghẽn hoàn toàn: hẹp trên 75%.<br /> Kết quả khi thực hiện DISE qua 5 trường hợp<br /> cho thấy sự tắc nghẽn trong bệnh lý OSA là rất<br /> đa dạng, có thể cùng lúc tắc nghẽn ở nhiều vị trí,<br /> và tại mỗi vị trí có thể tắc nghẽn ở nhiều mức độ<br /> khác nhau và ở các kiểu khác nhau. Điều này sẽ<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> giúp cho phẩu thuật viên thực hiện phẩu thuật<br /> phù hợp.<br /> Trong 5 trường hợp đã thực hiện, không ghi<br /> nhận có trường hợp nào có biến chứng xảy ra<br /> khi thực hiện DISE bởi hai lý do: thứ nhất là có<br /> sự chuẩn bị chu đáo từ khâu dặn dò nhịn ăn,<br /> uống trước phẫu thuật, khám tiền mê loại trừ<br /> những trường hợp dị ứng với thuốc mê, có sự<br /> phối hợp chặc chẽ giữa đội ngũ bác sĩ gây mê và<br /> bác sĩ tai mũi họng khi thực hiện DISE. Trong y<br /> văn cũng đã ghi nhận hơn 7500 trường hợp thực<br /> hiện DISE nhưng không hề có biến chứng nào<br /> như phải đặt nội khí quản, mở khí quản. Một số<br /> trường hợp quá liều thuốc an thần có thể cần đặt<br /> mask thanh quản là đủ. Những trường hợp hít<br /> sặc hoặc trào ngược gây co thắt thanh quản về<br /> mặt lý thuyết là có thể xảy ra nhưng trên thực tế<br /> chưa ghi nhận trường hợp nào.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Phương pháp nội soi đường hô hấp trên khi<br /> bệnh nhân ngủ do thuốc là một phương pháp<br /> chẩn đoán không xâm lấn, an toàn, đáng tin cậy<br /> để xác định vị trí tắc nghẽn cho những bệnh<br /> nhân bị OSA trong giấc ngủ từ đó chúng ta có<br /> thể thực hiện phẫu thuật đúng vị tríđem lại hiệu<br /> quả tối ưu nhất có thể.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Addullah VJ et al, (2013), Drug-Induced Sleep Endoscopy,<br /> Advanced Surgical Teachniques In Snoring And Obstructive<br /> Sleep Apnea, Kenny P.Pang, Plural Publishing, 5: 43-65.<br /> Bruch JM, Busaba NY (2008). Obstructive Sleep Apnea.<br /> Essential Otolaryngology Head and Neck surgery, K. J. Lee,<br /> Mc Graw Hill Medical, 9th edition, 16: 442-459.<br /> Hohenhorst W, (2012), Drug-induced sleep endoscopy in<br /> adults with sleep-disordered breathing: Technique and the<br /> VOTE Classification system, Operative Techniques in<br /> Otolaryngology, Elsevier 23, 11-18.<br /> Zapanta PE, (2012), Sleep Endoscopy, Medscape,<br /> http://emedicine.medscape.com/article/1963060-overview.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo: 24/11/2013<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2