intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhẫn tàng hình và mạng Internet

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triết gia Plato từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đã từng đề cập đến chuyện ẩn danh trên... Internet. Thật ra, ông chỉ kể một câu chuyện ngụ ngôn về chiếc nhẫn Gyges, ai đeo vào đều có thể tàng hình theo ý muốn. Gyges là một người chăn cừu ở xứ Lydia, một hôm tình cờ phát hiện chiếc nhẫn giúp anh tàng hình khi xoay chiều chiếc nhẫn. Anh ta trở về kinh thành, dùng nhẫn để quyến rũ hoàng hậu, giết vua Lydia và lên làm vua. Plato lập luận bất kỳ một con người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhẫn tàng hình và mạng Internet

  1. Nhẫn tàng hình và mạng Internet
  2. Triết gia Plato từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đã từng đề cập đến chuyện ẩn danh trên... Internet. Thật ra, ông chỉ kể một câu chuyện ngụ ngôn về chiếc nhẫn Gyges, ai đeo vào đều có thể tàng hình theo ý muốn. Gyges là một người chăn cừu ở xứ Lydia, một hôm tình cờ phát hiện chiếc nhẫn giúp anh tàng hình khi xoay chiều chiếc nhẫn. Anh ta trở về kinh thành, dùng nhẫn để quyến rũ hoàng hậu, giết vua Lydia và lên làm vua. Plato lập luận bất kỳ một con người bình thường sống rất đạo đức vẫn có thể làm chuyện xấu nếu không còn phải lo sợ về hậu quả hành động của mình, tức là “tàng hình” trong mắt người khác. Plato cho rằng đạo đức là một thiết chế xã hội, nguồn động lực dẫn dắt đạo đức là ước muốn gìn giữ uy tín cá nhân trước mắt xã hội. Nhưng nếu hàng rào này bị tháo bỏ, con người có thể đánh mất đạo đức trong nháy mắt.
  3. Gạt chuyện Plato qua một bên, giả sử chúng ta có một chiếc áo tàng hình, ý nghĩ đầu tiên của đa số là gì? Chắc cũng là một ý xấu nào đó mà giữa thanh thiên bạch nhật, ít ai dám làm. Từ ăn trộm đến nghe lén, từ theo dõi người khác đến lẻn vào phòng... người mình đang yêu thầm nhớ trộm. Chí ít cũng là những hành vi “thế thiên hành đạo” ngoài vòng pháp luật. Tác giả Julie Zhuo dùng hình ảnh chiếc nhẫn Gyges trong một bài báo trên tờ New York Times để cho rằng tình trạng ẩn danh rồi nhảy vào các mạng xã hội, phần bình luận trên các trang báo chính thống, để nói năng bạt mạng, hạ nhục lăng mạ người khác
  4. là hậu quả của khả năng không bị phát hiện của các “commentors” (người bình luận). Nếu không chịu trách nhiệm cho những phát biểu của mình, người ta có thể ăn nói vô tội vạ mà bình thường chính họ cũng không thể chấp nhận. Nói cách khác, theo các nhà tâm lý học, ẩn danh làm tăng hành vi phi đạo đức trên thế giới ảo. Báo chí chính thống hiện nay đã phải xây dựng những phần mềm lọc các “comment” (lời bình luận) mang tính chất như thế. Nhiều tờ báo yêu cầu người đọc phải đăng ký tên và địa chỉ e-mail thật trước khi có thể gửi comment. Nhưng như thế chưa đủ vì người ta vẫn có thể tạo ra tên ảo, địa chỉ e-mail ảo dễ dàng. Vấn đề là sử dụng lý thuyết trò chơi và sức mạnh cộng đồng để loại bỏ các comment khoác áo ẩn danh để nói bậy. Các diễn đàn và phần bình luận của các báo phải xây dựng cho được một cộng đồng mạnh - ở đó dù là thế giới ảo cũng phải tuân thủ một số luật chơi nếu không muốn bị loại ra khỏi cộng đồng. Nếu hôm nay một người comment theo kiểu “ăn vạ” hôm
  5. sau tất cả cộng đồng nghỉ chơi với anh ta thì dù núp dưới một danh xưng nào đó, anh ta cũng sẽ cảm nhận được sức ép của cộng đồng. Những comment mang tính xây dựng, đưa ra những ý tưởng mới, viết có tính thuyết phục sẽ dần dà tạo cho người comment một uy tín trong cộng đồng không khác gì bên ngoài thế giới thật. Lúc đó, chiếc nhẫn Gyges sẽ chẳng còn giúp được ai làm bậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2