intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của hộ sản xuất cà phê về giảm tác động đến môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cưmgar, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức của hộ sản xuất cà phê giảm tác động đến môi trường. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk cũng được tìm hiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của hộ sản xuất cà phê về giảm tác động đến môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cưmgar, tỉnh Đắk Lắk

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NHẬN THỨC CỦA HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VỀ GIẢM TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CƯMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK TS. Phan Thị Thúy, ThS. Từ Thị Thanh Hiệp TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức của hộ sản xuất cà phê giảm tác động đến môi trường. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk cũng được tìm hiểu. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện và sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu gồm thống kê mô tả, kiểm định one sample T test và mô hình Logit, kết quả chỉ ra rằng đa số các hộ dân nhận thức được các hoạt động thực hành canh tác sản xuất giảm tác động tới môi trường và có sự chênh lệch về giá trị trung bình giữa nhận thức kinh tế và rủi ro của các hộ. Bên cạnh đó, các yếu tố gồm giới tính, tập huấn, trình độ học vấn, nguồn thông tin tiếp cận ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường của hộ dân. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất giảm tác động đến môi trường nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Từ khóa: Cà phê, Đắk Lắk, nhận thức, giảm tác động, môi trường ABSTRACT PERCEPTION OF COFFEE FARMERS ON PRODUCTION OF REDUCING ENVIRONMENTAL IMPACTS: A CASE STUDY IN CUMGAR DISTRICT, DAK LAK PROVINCE The study evaluates the perception of coffee farmers on the reducing environmental impacts. In addition, the factors affecting their decision on production to reduce environmental impact of coffee production in Dak Lak province are also mentioned. The study employed convenient sampling method and used data analysis methods of descriptive statistics, one sample T test and Logit model, the results show that the majority of farmers highly awares coffee farming practices to reduce environmental impacts as well as there is a different mean between economic and risk perceptions. In addition, farmers’ decision was significantly related to gender, training, education level, access to information sources. The findings give implications for policy makers in increasing farmer awareness about production to reduce envivronmental impacts. Key words: Coffee farmers, perception, reducing enevironmental impacts, Dak Lak province 1. MỞ ĐẦU Canh tác nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải cacbon là phương tiện đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững (Parris, 2011). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với rủi ro về thiên tai, dịch bệnh đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa sản xuất và môi trường. Bởi trong quá trình sản xuất, nông dân đã có nhiều tác động tiêu cực lên môi trường, điều này vô hình trung ảnh hưởng đến việc sản xuất bền vững và thu nhập của chính các hộ (Despotović và cộng sự, 2021). 294
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tại Việt Nam, nông nghiệp là một trong năm lĩnh vực (nông nghiệp, năng lượng, các quá trình công nghiệp, chất thải và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) được chính phủ đưa ra với cộng đồng quốc tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và sản xuất giảm tác động đến môi trường đã và đang được khuyến khích phát triển nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế dịch bệnh và nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt đối với những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như cà phê. Đắk Lắk là vùng sản xuất trọng điểm của cây cà phê, lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Chẳng hạn, niên vụ 2019-2020, diện tích cà phê toàn tỉnh là 208 nghìn ha, sản lượng 476 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 290 triệu USD, thu hút hơn 350.000 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề như giá cả bấp bênh, dịch bệnh cây trồng, biến đổi khí hậu làm cho việc sản xuất của các hộ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, việc sản xuất manh mún, tự phát, tận dụng kinh nghiệm bản thân, nhất là sử dụng nhiều lượng phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu và nước tưới nhằm nâng cao năng suất vô hình trung ảnh hưởng đến môi trường sản xuất. Do đó, nhận thức về vấn đề canh tác giảm tác động đến môi trường, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản lượng cần thiết phải được quan tâm. Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức của hộ trong canh tác cà phê giảm tác động đến môi trường liên quan đến thực hành canh tác gồm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và che bóng và giá trị cảm nhận gồm nhận thức kinh tế và rủi ro đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý của hộ trong sản xuất cà phê nhằm giảm tác động đến môi trường tại huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk, nơi có diện tích cà phê lớn nhất toàn tỉnh (Niên giám thống kê, 2021). 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Nhận thức Theo Laugksch (2000), nhận thức là “những điều mà công chúng nên biết trong khoa học”. Sau đó, nhận thức được định nghĩa cụ thể hơn. Trong khi đó, Ban và Hawkin (2000), “nhận thức là quá trình thu nhận thông tin hoặc được kích thích từ môi trường và biến đổi thành cảm nhận về tâm lý”. Theo Smiglak-Krajewska và Wojciechowska-Solis, (2021) nhận thức môi trường (environemtal awereness) là một dạng của nhận thức xã hội (social aweraness), là sự hiểu biết, sự nhận thức và sự đáp ứng nhu cầu và phẩm chất của môi trường, là cơ sở cho sự phát triển của con người, muốn và có thể sống hòa hợp với thiên nhiên. Nhận thức về môi trường có thể được định nghĩa là trạng thái nhận thức, có kiến thức và có ý thức về môi trường xung quanh bên ngoài nơi con người sống và làm việc và có xu hướng ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của con người. Môi trường và nông nghiệp Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc chậm trễ hoặc giảm lượng phân bón sử dụng vào đất có thể giảm tổng chi phí và sự ô nhiễm mà không hề ảnh hưởng tới năng suất (Tilman và cộng sự, 2002). Nông nghiệp tạo ra sự xói mòn đất, tỉ lệ xói mòn đất tăng lên gấp nhiều lần khi sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm phốt pho ở một số vùng (Ongley, 1996). Các tác động môi trường là kết quả của nông nghiệp thâm canh, sử dụng các yếu tố đầu vào hiện đại như hóa chất và máy móc. Nước, đất, không khí và đa dạng sinh họ là các 295
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ nông nghiệp. Emeka (2008) kết luận rằng khí hậu thay đổi là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu đe dọa sự tồn tại của toàn bộ nhân loại. Nó là một trong những mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên, cung cấp nước, sức khỏe, đất và bầu khí quyển, các yếu tố mà cấu thành sự hỗ trợ lâu dài cho sự sống của trái đất (Emeka, 2008). Ảnh hưởng của nông nghiệp tới môi trường Nông nghiệp có thể duy trì hoặc làm suy giảm môi trường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động của nông nghiệp lên đất và nước ngọt, cũng như tầm quan trọng của cảnh quan nông nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm phục vụ sinh hoạt của con người, hỗ trợ đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái (Rohila và cộng sự, 2017). Các tác động tiêu cực như chuyển đổi rừng, đồng cỏ và các môi trường sống khác để sử dụng trong nông nghiệp dẫn đến suy thoái chất lượng đất, ô nhiễm đất và nước mặt, tầng chứa nước và đất ngập nước ven biển thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón quá mức hoặc không phù hợp, thiệt hại đáng kể về cây trồng và vật nuôi đa dạng di truyền thông qua sự lan rộng của công nghiệp độc canh, giảm khả năng phục hồi khi đối mặt với thay đổi khí hậu và những thay đổi khác (Van Hoi và cộng sự, 2013). Nhiều hoạt động nông nghiệp có thể có tác động đến môi trường đối với đất, nước và không khí. Các tác động môi trường là khác nhau dựa trên vị trí trang trại, loại trang trại và nông trại cụ thể và thực tiễn quản lý đất đai được sử dụng cũng như thời gian của các hoạt động sử dụng phân bón. Các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại gây lãng phí khi sử dụng phân bón. Thông thường, nhiều nông dân bổ sung một lượng lớn phân bón hoặc phân chuồng tại thời điểm gieo hạt. Đây là kỹ thuật không hiệu quả, vì cây còn nhỏ không thể hấp thụ hầu hết nitơ. Do đó, phần lớn nitơ đã bị mất vào môi trường theo một số cách. Hành động này gây ra sự phá vỡ độ pH của đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nếu độ pH của đất cao đủ, thì trạng thái cân bằng sẽ được thúc đẩy về phía amoniac, một chất khí dễ bay hơi. Hiện tượng này của amoniac vào bầu khí quyển cuối cùng sẽ dẫn đến sự trở lại của amoniac cho trái đất qua mưa (Litterman và cộng sự, 2004; Trautmann và cộng sự, 1985). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Đối tượng khảo sát là những hộ đang canh tác, sản xuất cà phê tại 3 xã nói trên, mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn. Theo đó, dựa trên ý kiến của cán bộ địa phương, 50 hộ trong mỗi xã đã được chọn làm mẫu nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn hộ nông dân Cuộc điều tra số liệu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022 nhằm thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ, thực trạng thực hành canh tác vườn cây cà phê liên quan đến phân bón, nước tưới, bảo vệ thực vật (BVTV) và che bóng. Ngoài ra, nhận thức và mức độ nhận thức của hộ dân về các hoạt động sản xuất giảm tác động đến môi trường gồm nhận thức về tính hữu ích kinh tế và nhận thức về rủi ro được thu thập thông qua bảng câu hỏi thang đo Likert 5 mức độ. Phương pháp phân tích số liệu: Thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích thành các giá trị được tính theo phần trăm, trung bình, tỉ suất… để mô tả thực trạng nhận thức của hộ sản xuất cà phê đối giảm tác động đến môi trường tại huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk. Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất cà phê, số thành 296
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” viên trong hộ và các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất cà phê, nhận thức về sản xuất giảm tác động đến môi trường thông qua các chỉ tiêu: phân bón, nước tưới, BVTV và che bóng. Thang đo Likert: Bài viết còn sử dụng thang đo 5 mức độ để thể hiện mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý đối với chỉ tiêu nhận thức về hữu ích và rủi ro. Ngoài ra, kiểm định One Sample T Test được sử dụng để so sánh mức độ đồng ý của tổng thể về nhận thức kinh tế và nhận thức rủi ro. Ở nghiên cứu này, giá trị so sánh là 3,4 (mức cao nhất trong khoảng giá trị có khoảng bình thường theo thang đo Likert). Mô hình nhị phân Logit Phương pháp phân tích bằng mô hình hồi quy nhị thức (Binary Logit Model) được sử dụng nhằm ước tính xác suất mà các biến giải thích ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thuộc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cụ thể, trong nghiên cứu này, mô hình xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất cà phê giảm tác động đến môi trường. Mô hình có dạng (Wilson và Lorenz, 2015) 𝑃(𝑌=1) Ln [ 𝑃(𝑌=0)] =β0 + β1X1+ β2X2+…. ΒiXi Trong đó, biến Y được định nghĩa là sự đồng ý của nông dân về sản xuất cà phê giảm tác động đến môi trường, nhận hai giá trị (Y=1: Đồng ý, Y=0: Không đồng ý). Xi là các biến độc lập (i=0,1,2…n), Ln: Log của cơ số e (e=2,714). Trong nghiên cứu này, quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường được đánh giá bởi các yếu tố nhân khẩu học (Alexopoulos và cộng sự, 2010; Azam & Banumathi, 2015); giới tính (Azam and Banumathi, 2015); trình độ học vấn (Azam and Banumathi, 2015); kinh nghiệm, giáo dục và kiến thức (Azam and Banumathi, 2015; Karimov và cộng sự, 2016; Soltani và cộng sự, 2013). Do đó, các biến được đưa vào mô hình sẽ bao gồm: X1: giới tính (Nam 1, nữ 0), X2: trình độ học vấn, X3: kinh nghiệm, X4: tham gia tập huấn khuyến nông (có tham gia 1, không tham gia 0), X5: số nguồn thông tin mà nông dân tiếp cận. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nhận thức của hộ về thực hành canh tác nhằm giảm tác động đến môi trường Thực trạng nhận thức thực hành canh tác cà phê giảm tác động đến môi trường liên quan đến phân bón, BVTV, nước tưới và che bóng được đánh giá dựa trên sự đồng ý, không đồng ý, không biết/không rõ của hộ được phỏng vấn ở Hình 1. Hình 1: Nhận thức của hộ về thực hành canh tác nhằm giảm tác động đến môi trường (%) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2022 297
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Đa số các hộ nông dân nhận thức được các hoạt động canh tác giảm tác động tới môi trường. Trong đó, hộ đồng ý rằng trồng cây che bóng, xen canh, sử dụng phân bón sinh học, hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, làm cỏ bằng tay hoặc máy thay cho xịt cỏ nhằm giảm tác động đến môi trường, với mức tỉ lệ đồng ý đến 60% trở lên trong tổng số các hộ được phỏng vấn. Đặc biệt, có tới hơn 90 % số hộ đồng ý rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học sẽ làm giảm tác động tới môi trường. Trong khi đó, hoạt động giảm số lần bón phân và số lần tưới/năm chưa được nhận thức cao. Hoạt động giảm lượng nước tưới/ gốc vì lý do thiếu nước hơn là vì để bảo vệ nguồn nước. Điều này cho thấy nhận thức của các hộ dân ở chỉ tiêu số lần bón phân và nước tưới/năm còn hạn chế. Tỉ lệ hộ có đáp án là không biết/không rõ về hoạt động giảm lượng phân bón (chiếm 70% tổng số hộ khảo sát) và giảm lượng nước tưới/cây (50%) có làm giảm tác động tới môi trường hay không cũng khá cao. Theo các hộ dân, khối lượng phân bón và lượng nước tưới/cây tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng. Trong khi đó, thay đổi hình thức tưới qua nhỏ giọt sẽ làm giảm được lượng nước tưới, tuy nhiên lại khó áp dụng do vấn đề tài chính. Do đó, hiện nay, liều lượng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới tùy thuộc vào tình hình tài chính của các hộ gia đình hơn là do người dân có nhận thức về môi trường. Điều này cho thấy, vấn đề các hộ ưu tiên đến kinh tế hơn là cân nhắc tới môi trường. Thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, việc sử dụng phân bón và nước tưới của nông dân sản xuất cà phê là chưa hợp lý, còn gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường hoặc cạn kiệt nguồn nước ngầm, hầu hết họ sử dụng quá mức cần thiết, một số nơi còn “lạm dụng” phân bón nhằm tăng năng suất cây trồng (Amarasinghe và cộng sự, 2015; Byrareddy và cộng sự, 2020; Scherr và cộng sự, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động thực hành canh tác gồm trồng cây che bóng, sử dụng thuốc sinh học, phân bón hữu cơ nhằm sản xuất giảm tác động tới môi trường được các hộ dân nhận thức rất tốt. Đây thực sự là dấu hiệu tích cực cho thấy nông dân nhận thức được những hoạt động nào là giảm được tác hại đến môi trường trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chưa được nhận thức và/hoặckhông biết có giảm được tác động đến môi trường hay không ở một số hoạt động như giảm lượng nước tưới, phân bón. Do đó, vấn đề tuyên truyền, tập huấn cho nông dân về việc sử dụng lượng phân bón đúng cách, bón đúng thời điểm cần phải được cân nhắc trong thời gian tới nhằm nâng cao nhận thức của hộ đối với các hoạt động sản xuất giảm tác động tới môi trường. Cần thiết có sự hỗ trợ thông tin từ phía các cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương. Ngoài ra, để có sự sự trợ giá hay hỗ trợ vốn, ví dụ như để chuyển đổi hình thức tưới tiêu cho các hộ sản xuất cà phê, là vấn đề cần được quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức tài chính trong thời gian tới. 298
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.2. Mức độ nhận thức về sản xuất giảm tác động đến môi trường của hộ Bảng 1: Mức độ nhận thức của hộ dân gồm nhận thức kinh tế và rủi ro đối với sản xuất giảm tác động đến môi trường (Sử dụng bộ câu hỏi thang đo Likert 5 mức độ: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý) Giá trị Giá trị Độ lệch Trung Chỉ tiêu thấp cao chuẩn bình nhất nhất Sản xuất giảm tác động đến môi 1 3 2,01 1,00 trường giúp năng suất cao hơn Nhận thức về Sản xuất giảm tác động đến môi 2 5 3,77 1,30 kinh tế trường giúp giảm chi phí sản xuất Sản xuất giảm tác động đến môi 1 5 3,36 1,42 trường giúp tăng lợi nhuận Sản xuất giảm tác động đến môi 3 4 3,79 0,41 trường giảm rủi ro về giá Nhận thức Sản xuất giảm tác động đến môi 3 5 4,10 0,72 về rủi ro trường giảm rủi ro về tiêu thụ Sản xuất giảm tác động đến môi 4 5 4,21 0,41 trường giảm rủi ro về sức khỏe Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2022 Kết quả điều tra cho thấy, có sự khác nhau về giá trị trung bình (GTTB) giữa nhận thức rủi ro và nhận thức kinh tế. Cụ thể, đối với nhận thức về kinh tế, chỉ tiêu sản xuất giảm tác động đến môi trường giúp giảm chi phí sản xuất được đánh giá ở mức đồng ý, với điểm trung bình đạt 3,77. Theo các hộ nông dân, việc sản xuất giảm tác động tới môi trường đồng nghĩa với việc giảm/không sử dụng thuốc BVTV, giảm phân bón, nước tưới và dựa vào sinh học là chính, điều này giúp hộ có thể tiết kiệm được các khoản chi phí lớn trong sản xuất. Vì đây là các chi phí chính, chiếm tỉ lệ lớn trong hoạt động sản xuất cà phê. Theo nghiên cứu của (Thuy và cộng sự, 2020), chi phí đầu tư này chiếm khoảng gần 50% tổng chi phí hàng năm. Với lợi ích này, các hộ dường như mong muốn được thực hành canh tác giảm tác động tới môi trường và hộ đồng ý với chỉ tiêu này. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của 2 chỉ tiêu còn lại gồm sản xuất giảm tác động đến môi trường giúp năng suất cao hơn (GTTB = 2,01) và Sản xuất giảm tác động đến môi trường giúp tăng lợi nhuận (GTTB = 3,3). Theo ý kiến của các hộ được điều tra, việc sản xuất hạn chế các yếu tố đầu vào nhiều khả năng ảnh hưởng mạnh đến năng suất, từ đó, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, do đó, ý kiến của các hộ ở hai chỉ tiêu này là không đồng ý và bình thường. Ở khía cạnh khác, nhận thức về rủi ro được đánh giá ở Bảng 1 thông qua 3 chỉ tiêu. Trong đó, mức độ nhận thức đối với chỉ tiêu Sản xuất giảm tác động đến môi trường giảm rủi ro về sức khỏe đạt ở mức hoàn toàn đồng ý, GTTB là 4,21. Điều này có nghĩa là, hộ dân có mức độ nhận thức rất cao ở chỉ tiêu này. Theo các hộ nông dân, canh tác cà phê giảm hoặc không sử dụng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sẽ giúp giảm được rủi ro về sức khỏe do mức độ độc hại của chúng, nhất là thuốc BVTV (Hernández và cộng sự, 2013). Hai chỉ tiêu còn lại là giảm rủi ro về giá và tiêu thụ có mức nhận thức là hài lòng, tương ứng GTTB là 3,79 và 4,1. 299
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.3. Mức độ nhận thức của tổng thể (GTTB nhận thức kinh tế và rủi ro) so sánh với giá trị kiểm tra Bảng 2: Kết quả kiểm định One Sample T test Cỡ Độ lệch Chỉ tiêu GTTB Sai số chuẩn mẫu chuẩn GTTB nhận thức kinh tế 150 3,0457 1,01241 ,05412 GTTB nhận thức rủi ro 150 4,0333 ,24038 ,01285 Giá trị kiểm tra (Value test = 3,4) Chênh Kiểm Bậc tự Sig. (2- lệch Khoảng tin cậy định t do tailed) GTTB GTTB nhận thức kinh tế -6,547 149 ,000 -,35429 -,4607 -,2479 GTTB nhận thức rủi ro 49,290 149 ,000 0,63333 ,6081 ,6586 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2022 Trung bình nhận thức kinh tế (Mean) = 3,0457, nhỏ hơn giá trị kiểm tra (điểm cực đại của định mức bình thường trong thang đo Likert), do đó, có thể kết luận rằng mức độ nhận thức về chỉ tiêu kinh tế là bình thường. Ngược lại, nhận thức về rủi ro có GTTB là 4,0333, lớn hơn giá trị kiểm tra và có thể kết luận rằng, mức độ nhận thức về rủi ro là cao. Đối với mức độ nhận thức gồm nhận thức kinh tế và nhận thức rủi ro, nhận thức rủi ro được người dân nhấn mạnh hơn cả, nhất là đối với sức khỏe. Ngoài ra, chỉ tiêu nhận thức rủi ro về giá và tiêu thụ cũng được đánh giá cao. Điều này cho thấy, người dân khá quan tâm đến vấn đề giá cả và tiêu thụ. Nhất là đối với sản phẩm cà phê, xuất khẩu sang thị trường lớn gồm Châu Âu, Mỹ thì việc tồn dư thuốc BVTV sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả và tiêu thụ. Việc nhận thức ở hai chỉ tiêu này khá cao là tín hiệu đáng mừng cho sản phẩm cà phê nói riêng và các sản phẩm xuất khẩu khác nói chung. Việc nhận thức của người dân đối với hoạt động sản xuất giảm tác động đến môi trường sẽ giúp cho chuỗi giá trị sản phẩm bền vững hơn và nâng cao hiệu quả kinh tế (Rao và Holt, 2005; Vachon vaf Klassen, 2006). 3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ đối với sản xuất giảm tác động đến môi trường Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích nhị thức để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế- xã hội của hộ dân sản xuất cà phê và quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường. Mô hình giải thích xác suất các hộ đồng ý hay không đồng ý (số hộ đồng ý là hộ có câu trả lời là có và chỉ ra được ít nhất một hoạt động canh tác cà phê giảm tác động đến môi trường). Bảng 3: Ảnh hưởng của các biến đến sự đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Giới tính (Nam =1) 3,156 ,925 11,628 1 ,001 23,474 Tham gia tập huấn (Có=1) 4,957 ,822 36,343 1 ,000 142,167 Số năm kinh nghiệm ,192 ,079 5,894 1 ,015 1,211 (năm) Trình độ học vấn 1,289 ,548 5,527 1 ,019 3,628 Nguồn thông tin tiếp cận 3,686 ,885 17,330 1 ,000 39,889 Constant -15,059 2,686 31,420 1 ,000 ,000 Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra, 2022 300
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Mức độ tin cậy đạt 99%, trị số -2 Log likelihood = 58,189a. Giá trị Cox & Snell R Square và Nagelkerke R Square đều lớn hơn 0,5, trong đó giá trị Nagelkerke R Square bằng 0,939 Với kết quả này, mô hình hồi quy logistic được viết là: Quyết định đồng ý của hộ nông dân = -15,059 +3,156 Giới tính + 4,957 tham gia tập huấn + 0,192 số năm kinh nghiệm + 1,289 trình độ học vấn + 3,686 nguồn thông tin tiếp cận Kết quả hồi quy cho thấy, các yếu tố gồm: giới tính, tham gia tập huấn, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn và nguồn thông tin tiếp cận có quan hệ cùng chiều với quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động tới môi trường của các hộ dân. Điều này có nghĩa là hộ là nam giới, có tham gia tập huấn, nhiều năm kinh nghiệm, trình độ học vấn cao và số nguồn thông tin tiếp cận nhiều có xu hướng đồng ý sản xuất cà phê giảm tác động tới môi trường càng cao. 4. KẾT LUẬN Sản xuất xanh, sạch, ít tác động đến môi trường đang được quan tâm rất lớn. Nghiên cứu cho thấy các hoạt động sản xuất giảm tác động tới môi trường được người dân nhận thức khá tốt. Ngoài ra, mức độ nhận thức gồm nhận thức kinh tế và nhận thức rủi ro cũng được ước lượng. Qua đó, người dân có mức độ nhận thức về rủi ro cao hơn hẳn nhận thức về kinh tế, nhất là rủi ro đối với sức khỏe. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất giảm tác động đến môi trường gồm giới tính, tập huấn, trình độ học vấn, năm kinh nghiệm và nguồn thông tin tiếp cận. Do đó, để nâng cao hơn nữa nhận thức và quyết định sản xuất giảm tác động tới môi trường, hoạt động tập huấn, tuyền truyền, nhân rộng nguồn thông tin tiếp cận rất cần thiết được bàn tới. Ngoài ra, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức chính quyền và địa phương đóng vai trò quyết định cao. Nghiên cứu chỉ mới được thực hiện ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, do đó còn hạn chế về mặt quy mô. Trong tương lai, để tăng tính đại diện và mức độ tin cậy hơn, mở rộng địa bàn và tăng dung lượng mẫu cần được cân nhắc tới. Ngoài ra, chỉ những yếu tố về đặc điểm kinh tế- xã hội cuả hộ được đưa vào mô hình đánh giá các yếu tố tác động cũng là hạn chế của nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Cục thống kê, 2021. Niên giám thống kê năm 2021 2. Ngọc, H. T.-C. N. M. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1&2). Nhà Xuất Bản Hồng Đức. (Sách) Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Alexopoulos, G., Koutsouris, A., & Tzouramani, I. (2010). Should I stay or should I go? Factors affecting farmers’ decision to convert to organic farming as well as to abandon it. 9th European IFSA Symposium, Vienna (Austria), 1083–1093. 2. Amarasinghe, U. A., Hoanh, C. T., D’haeze, D., & Hung, T. Q. (2015). Toward sustainable coffee production in Vietnam: More coffee with less water. Agricultural Systems, 136, 96–105. 3. Azam, M. S., & Banumathi, M. (2015). The role of demographic factors in adopting organic farming: A logistic model approach. International Journal, 3(8), 713–720. 4. Byrareddy, V., Kouadio, L., Kath, J., Mushtaq, S., Rafiei, V., Scobie, M., & Stone, R. (2020). Win-win: Improved irrigation management saves water and increases yield for robusta coffee farms in Vietnam. Agricultural Water Management, 241(June), 106350. https://doi.org/10.1016/j.agwat.2020.106350 5. Despotović, J., Rodić, V., & Caracciolo, F. (2021). Farmers’ environmental awareness: Construct development, measurement, and use. Journal of Cleaner Production, 295. https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2021.126378 6. Emeka, D. O. (2008). Impact of climate change on livelihood sustainability in the lake chad region of Nigeria in Popoola. Proceedings of the 32ndAnnual Conferences of Forestry Association of 301
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Nigeria. Pp152-153. 7. HavemannT et al. (2015). Coffee in Dak Lak, Vietnam. Steps toward Green: Policy Responses to the Environmental Footprint of Commodity Agriculture in East and Southeast Asia. 8. Hernández, A. F., Parrón, T., Tsatsakis, A. M., Requena, M., Alarcón, R., & López-Guarnido, O. (2013). Toxic effects of pesticide mixtures at a molecular level: their relevance to human health. Toxicology, 307, 136–145. 9. Karimov, A. A., Thinh, N. T., Cadilhon, J.-J., Khanh, T. T., Van Thuy, T., Long, C. T. M., & Truc, D. T. N. (2016). Value chain assessment report for avocado, cattle, pepper and cassava in Dak Lak province of Central Highlands of Vietnam. ILRI (aka ILCA and ILRAD). https://pdfs.semanticscholar.org/d2be/5874d7f126f1ef0695e84452b25a686187a1.pdf 10. Laugksch, R. C. (2000). Scientific literacy: A conceptual overview. Science Education, 84(1), 71–94. 11. Litterman, A., Onigbanio, T., & Soroka, T. (2004). Environmental Impacts of Agriculture. Princeton University. 12. Ongley, E. D. (1996). Control of water pollution from agriculture (Vol. 55). Food & Agriculture Org. 13. Parris, K. (2011). Impact of agriculture on water pollution in OECD countries: recent trends and future prospects. International Journal of Water Resources Development, 27(1), 33–52. 14. Rao, P., & Holt, D. (2005). Do green supply chains lead to competitiveness and economic performance? International Journal of Operations & Production Management. 15. Rohila, A. K., Maan, D., Kumar, A., & KUMAR, K. (2017). Impact of agricultural practices on environment. Asian J.. of Microbiol. Env. Sc, 19(2), 145–148. 16. Smiglak-Krajewska, M., & Wojciechowska-Solis, J. (2021). Environmental awareness of farmers vs. agricultural sustainability. 17. Soltani, A., Rajabi, M. H., Zeinali, E., & Soltani, E. (2013). Energy inputs and greenhouse gases emissions in wheat production in Gorgan, Iran. Energy, 50, 54–61. 18. Thi Thuy, P., BUI, T. T. T., HO, T. M. H., LE, D. N., & Lebailly, P. (2021). Perennial Cropping System Development and Economic Performance of Perennial Cropping System in Dak Lak Province, Vietnam. Global Changes and Sustainable Development in Asian Emerging Market Economies Vol. 2: Proceedings of EDESUS 2019, 189. 19. Thuy, P. T., Niem, L. D., & Lebailly, P. (2020). Recent Evolution of Perennial Crop Farms: Evidence From Dak Lak Province, Vietnam. Agris On-Line Papers in Economics and Informatics, 12(3), 87–100. 20. Tilman, D., Cassman, K. G., Matson, P. A., Naylor, R., & Polasky, S. (2002). Agricultural sustainability and intensive production practices. Nature, 418(6898), 671–677. 21. Trautmann, N. M., Porter, K. S., & Wagenet, R. J. (1985). Modern agriculture: Its effects on the environment. 22. Vachon, S., & Klassen, R. D. (2006). Extending green practices across the supply chain: the impact of upstream and downstream integration. International Journal of Operations & Production Management. 23. Van Hoi, P., Mol, A., & Oosterveer, P. (2013). State governance of pesticide use and trade in Vietnam. NJAS - Wageningen Journal of Life Sciences, 67, 19–26. https://doi.org/10.1016/j.njas.2013.09.001 24. Wilson, J. R., & Lorenz, K. A. (2015). Modeling binary correlated responses using SAS, SPSS and R (Vol. 9). Springer. --- Thông tin tác giả: - T.S Phan Thị Thúy, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Email:ptthuy@ttn.edu.vn Số điện thoại: 09 35 34 69 69 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp ThS. Từ Thị Thanh Hiệp, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Email:ttthiep@ttn.edu.vn Số điện thoại: 09 88370515 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế, Quản trị kinh doanh 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2