intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức của nữ sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về sức khỏe sinh sản

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

107
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã khảo sát nữ sinh viên của bốn khoa bao gồm Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, Ngữ văn và Sinh học của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản như: cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục, tuổi dậy thì, chăm sóc sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục, mang thai, các biện pháp phòng tránh thai…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức của nữ sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về sức khỏe sinh sản

NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN<br /> TẠ THỊ KIM NHUNG<br /> Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Chúng tôi đã khảo sát nữ sinh viên của bốn khoa bao gồm Giáo<br /> dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, Ngữ văn và Sinh học của trường Đại học<br /> Sư phạm, Đại học Huế để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các vấn đề<br /> liên quan đến sức khỏe sinh sản như: cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh<br /> dục, tuổi dậy thì, chăm sóc sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục, mang thai,<br /> các biện pháp phòng tránh thai…Và tìm ra sự ảnh hưởng của nơi sống, thời<br /> gian học tập ở trường đại học cũng như yếu tố gia đình…tới nhận thức của<br /> nữ sinh viên về các vấn đề trên.<br /> Từ khóa: nhận thức, nữ sinh viên, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế,<br /> sức khỏe sinh sản<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe sinh sản được định nghĩađó là trạng thái<br /> khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên<br /> quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải<br /> chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản. Sức khoẻ sinh sản bao gồm<br /> nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục[1]. Sức khoẻ<br /> sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người về cả mặt sinh lí cũng như tâm lí.<br /> Nữ giới là người giữ vai trò trực tiếp trong việc mang thai và sinh con, duy trì nòi giống<br /> nên cần phải hiểu rõ về sức khỏe sinh sản (SKSS) [2]. Trường đại học sư phạm có số<br /> lượng lớn nữ sinh viên, là nơi đào tạo các giáo viên tương lai, ngoài nâng cao kiến thức<br /> về SKSS để bảo vệ bản thân thì họ còn có nhiệm vụ giáo dục SKSS cho học sinh sau<br /> này, đặc biệt là sinh viên các ngành Sinh học, Giáo dục chính trị. Trong những năm gần<br /> đây, số lượng sinh viên mang thai ngoài ý muốn, phải kết hôn sớm và sinh con trong khi<br /> còn đi học có xu hướng gia tăng. Những sinh viên đó phải gián đoạn quá trình học tập,<br /> trong số đó có nhiều sinh viên đã không thể tiếp tục trở lại trường đi học do phải chăm<br /> con nhỏ và kinh tế khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu của việc trên là do nhận thức về tình<br /> yêu, về tình dục, biện pháp phòng tránh thai cũng như bảo vệ bản thân còn hạn chế. Bên<br /> cạnh đó, với sự phát triển của kinh tế thị trường, thông tin đa dạng và đa chiều cũng<br /> phần nào ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên hiện nay mặc dù Trường Đại học Sư<br /> phạm, Đại học Huế được đóng trên vùng đất vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền<br /> thống. Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản và những yếu tố<br /> tác động đến quá trình nhận thức đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát nữ sinh viên năm<br /> thứ nhất và năm thứ tư.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 98-107<br /> <br /> NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...<br /> <br /> 99<br /> <br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của nữ sinh viên khoa Ngữ văn, khoa Giáo dục Mầm<br /> non (GDMN), khoa Sinh học và khoa Giáo dục Chính trị (GDCT), trường Đại học Sư<br /> phạm, Đại học Huế về vấn đề sức khỏe sinh sản.<br /> Khách thể nghiên cứu bao gồm 475 bạn sinh viên nữ (SVN) năm 4 và năm 1 với đặc<br /> điểm như sau:<br /> Bảng 1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu<br /> Stt<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> Nội dung<br /> Thành thị<br /> Nơi ở<br /> Miền núi<br /> Nông thôn<br /> Cán bộ<br /> Lao động chân tay<br /> Nghề nghiệp bố mẹ<br /> Buôn bán<br /> Dư giả<br /> Thu nhập gia đình<br /> Đủ ăn<br /> Khó khăn<br /> Ở trọ bên ngoài<br /> Kí túc xá<br /> Nơi ở khi học đại học<br /> Ở với gia đình<br /> Khác<br /> Chưa có người yêu<br /> Đang có người yêu<br /> Tình yêu sinh viên<br /> Có người yêu nhưng đã chia tay<br /> Đã có chồng<br /> Hòa thuận<br /> Hay cãi nhau<br /> Tình trạng hôn nhân<br /> Ly thân<br /> của bố mẹ<br /> Ly hôn<br /> Góa bụa<br /> <br /> Số lượng<br /> 92<br /> 62<br /> 321<br /> 71<br /> 279<br /> 125<br /> 33<br /> 389<br /> 53<br /> 263<br /> 45<br /> 153<br /> 14<br /> 212<br /> 174<br /> 77<br /> 12<br /> 395<br /> 36<br /> 8<br /> 6<br /> 30<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 19,4<br /> 13,1<br /> 67,6<br /> 14,9<br /> 58,7<br /> 26,3<br /> 6,9<br /> 81,9<br /> 11,2<br /> 55,4<br /> 9,5<br /> 32,2<br /> 2,9<br /> 44,6<br /> 36,6<br /> 16,2<br /> 2,5<br /> 83,2<br /> 7,6<br /> 1,7<br /> 1,3<br /> 6,3<br /> <br /> Nhìn chung khách thể nghiên cứu khá đa dạng về nhiều đặc điểm (cá nhân, gia đình,<br /> nhà trường và xã hội). Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhận thức, thái độ và<br /> hành vi của các bạn về SKSS.<br /> - Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp chính chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng<br /> phiếu hỏi. Dữ liệu thu được qua phiếu hỏi được xử lí bằng phần mềm SPSS 17.0.<br /> <br /> 100<br /> <br /> TẠ THỊ KIM NHUNG<br /> <br /> 3. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NỮ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN<br /> 3.1. Tự đánh giá của sinh viên nữ về SKSS<br /> Bảng 2. Tự đánh giá mức độ nhận thức của SVN về SKSS<br /> Tiêu chí<br /> Khoa<br /> <br /> Năm<br /> Nghề nghiệp bố mẹ<br /> <br /> Đối tượng<br /> GDMN<br /> VĂN<br /> GDCT<br /> SINH<br /> 1<br /> 4<br /> Cán bộ<br /> Lao động tay chân<br /> Kinh doanh<br /> <br /> Số lượng<br /> 280<br /> 77<br /> 58<br /> 60<br /> 276<br /> 199<br /> 71<br /> 279<br /> 125<br /> <br /> Điểm TB<br /> 3,38<br /> 3,42<br /> 3,31<br /> 3,45<br /> 3,42<br /> 3,34<br /> 3,58<br /> 3,31<br /> 3,45<br /> <br /> Độ lệch chuẩn<br /> 0,82<br /> 0,73<br /> 0,94<br /> 0,81<br /> 0,84<br /> 0,79<br /> 0,94<br /> 0,76<br /> 0,86<br /> <br /> Kết quả bảng trên cho thấy SVN tự đánh giá mức độ nhận thức của mình về SKSS khá<br /> tốt, có điểm trung bình 3.39. Trong đó sinh viên khoa Sinh học tự đánh giá mức độ nhận<br /> thức tốt nhất và thấp nhất là khoa GDCT. Năm 1 cũng tự đánh giá cao hơn năm 4, tuy<br /> nhiên tất cả sự chênh lệch này đều không có ý nghĩa thống kê. Xét theo khía cạnh nghề<br /> nghiệp của bố mẹ, phân tích phương sai một yếu tố cho thấy nhóm sinh viên có bố mẹ<br /> là nghề nghiệp cán bộ, kinh doanh có điểm trung bình cao hơn với nhóm sinh viên có bố<br /> mẹ làm các nghề lao động chân tay, (F (2; 2.31) = 3.47, p< 0.05).<br /> 3.2. Nhận thức của SVN về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ, tuổi dậy thì<br /> Chúng tôi đã đưa ra 6 nội dung liên quan đến cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục<br /> nữ gồm: Âm vật là nơi kích thích sẽ tạo ra khoái cảm, số sinh viên trả lời đúng chiếm<br /> 76%; môi lớn, môi bé bảo vệ toàn bộ cơ quan sinh dục nữ 80%; lỗ âm đạo nơi đón dương<br /> vật khi giao hợp và là nơi máu kinh thoát ra ngoài 89,7%; lỗ niệu đạo là nơi dùng để tiểu<br /> tiện đạt 82,3%; buồng trứng là nơi sản sinh ra trứng và tiết ra hoocmon sinh dục nữ đạt<br /> 93,5%; tử cung là nơi chứa thai nhi đạt 85,7%. Như vậy, các bạn sinh viên nữ đã có nhận<br /> thức khá tốt về cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dục nữ với những nội dung<br /> được nói đến ở trên. Tỉ lệ sinh viên trả lời đúng các câu hỏi đều trên 80%, ngoại trừ nội<br /> dung “Âm vật là nơi kích thích tạo ra khoái cảm”. Nội dung “buồng trứng là nơi sản sinh<br /> ra trứng và tiết ra hoocmon sinh dục nữ” có tỉ lệ câu trả lời đúng cao nhất 93,5%.<br /> Tuổi dậy thì là một giai đoạn hết sức đặc biệt trong cuộc đời của mỗi bạn nữ. Nó đánh<br /> dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của cơ thể, làm cho một bé gái trở thành<br /> một cô gái. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về dấu hiệu bắt đầu dậy thì và dấu hiệu dậy<br /> thì chính thức, kết quả thể hiện ở bảng sau.<br /> <br /> NHẬN THỨC CỦA NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ...<br /> <br /> 101<br /> <br /> Bảng 3. Nhận thức về dấu hiệu dậy thì ở nữ<br /> Khoa<br /> Chỉ tiêu<br /> Dấu hiệu<br /> bắt đầu dậy<br /> thì (Tuyến<br /> vú bắt đầu<br /> phát triển)<br /> Dấu hiệu<br /> dậy<br /> thì<br /> chính thức<br /> (Xuất hiện<br /> kinh<br /> nguyệt lần<br /> đầu tiên)<br /> <br /> Chung<br /> <br /> GDMN<br /> SL<br /> (%)<br /> <br /> Ngữ văn<br /> SL<br /> (%)<br /> <br /> GDCT<br /> SL<br /> (%)<br /> <br /> Sinh học<br /> SL<br /> (%)<br /> <br /> SL<br /> <br /> (%)<br /> <br /> 139<br /> <br /> 49,6<br /> <br /> 18<br /> <br /> 23,4<br /> <br /> 16<br /> <br /> 27,6<br /> <br /> 10<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 183<br /> <br /> 38,5<br /> <br /> 236<br /> <br /> 84,3<br /> <br /> 53<br /> <br /> 68,8<br /> <br /> 43<br /> <br /> 74,1<br /> <br /> 48<br /> <br /> 80,0<br /> <br /> 380<br /> <br /> 80,0<br /> <br /> Về dấu hiệu bắt đầu dậy thì ở nữ lựa chọn đúng có tỉ lệ khá thấp 38,5%, có thể do đặc<br /> điểm này xuất hiện sớm khi các bạn nữ còn ít tuổi nên ít được chú ý. Nghiên cứu cũng<br /> cho thấy mức độ nhận thức về dấu hiệu bắt đầu dậy thì có sự khác biệt giữa các khoa,<br /> trong đó khoa GDMN có mức độ nhận thức cao nhất, khoa Sinh thấp nhất theo kết quả<br /> kiểm định Chi-bình phương(χ2(3) = 37,1; p< 0,001).Dấu hiệu dậy thì chính thức ở nữ là<br /> dấu hiệu khá đặc biệt và dễ nhận biết nên lựa chọn đúng có tỉ lệ khá cao 80%.<br /> 3.3. Nhận thức của SVN về tình dục<br /> Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh viên nữ về quan niệm cho phép “quan hệ tình dục<br /> trước hôn nhân”, kết quả cho thấy phần lớn các bạn nữ chọn đáp án không đồng ý và có<br /> tỉ lệ tương đồng giữa các khoa, một số ít bạn phân vân và đồng ý, số lượng bạn nữ rất<br /> đồng ý rất thấp. (Bảng 4)<br /> Bảng 4. Mức độ đồng ý với quan niệm cho phép quan hệ tình dục trước hôn nhân<br /> Mức độ<br /> 1. Rất đồng ý<br /> 2. Đồng ý<br /> 3. Phân vân<br /> 4. Không đồng ý<br /> <br /> GDMN<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> <br /> 20<br /> 7,1<br /> 30<br /> 10,7<br /> 33<br /> 11,8<br /> 197<br /> 70,4<br /> <br /> Khoa<br /> VĂN<br /> GDCT<br /> 9<br /> 4<br /> 11,7<br /> 6,9<br /> 10<br /> 5<br /> 13,0<br /> 8,6<br /> 18<br /> 10<br /> 23,4<br /> 17,2<br /> 40<br /> 39<br /> 51,9<br /> 67,2<br /> <br /> SINH<br /> 9<br /> 15,0<br /> 8<br /> 13,3<br /> 8<br /> 13,3<br /> 35<br /> 58,3<br /> <br /> Chung<br /> 42<br /> 8,8<br /> 53<br /> 11,2<br /> 69<br /> 14,5<br /> 311<br /> 65,5<br /> <br /> Khi đề cập đến vấn đề như thế nào là quan hệ tình dục có trách nhiệm có 314 bạn<br /> <br /> 102<br /> <br /> TẠ THỊ KIM NHUNG<br /> <br /> (66,1%) trả lời phù hợp, tức là quan hệ tình dục sau khi kết hôn. Với kết quả trên cho<br /> thấy SVN đã có nhận thức ở mức khá khi xác định thời điểm phù hợp để quan hệ tình<br /> dục theo quan niệm và văn hóa của người Việt. Kết quả kiểm định Chi bình phương, xét<br /> theo góc độ ngành học cho thấy, tỉ lệ sinh viên trả lời đúng có khác biệt (χ2(3) = 22.7;<br /> p< 0.001); sinh viên khoa GDMN có tỉ lệ câu đúng cao nhất và thấp nhất vẫn là sinh<br /> viên khoa Sinh học.<br /> Trong quan hệ tình dục không chỉ cần có trách nhiệm mà cần phải an toàn. Chúng tôi<br /> cũng tiến hành khảo sát sự hiểu biết của nữ sinh viên về quan hệ tình dục an toàn, kết<br /> quả cho thấy, tỉ lệ SVN có câu trả lời đúng hoàn toàn chỉ đạt dưới mức trung bình<br /> 37,1%. Có 20% chọn phương án quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su và 4% các bạn<br /> nữ cho rằng quan hệ tình dục không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm<br /> hôn vuốt ve là an toàn mới chỉ đúng một phần. Khi so sánh giữa các khoa, chúng tôi<br /> nhận thấy có sự khác biệt, kết quả theo thứ tự là: GDMN cao nhất (44,3%), khoa sinh<br /> (33,3%), GDCT (25,9%) và khoa văn (22,1%) với χ2(3) = 17,2; p< 0,001. Như vậy, có<br /> thể thấy kiến thức về quan hệ tình dục an toàn của các bạn nữ sinh viên vẫn chưa đầy<br /> đủ. Phần lớn các bạn cho rằng quan hệ tình dục là phải có giao hợp hay quan hệ tình dục<br /> an toàn chỉ nghĩa là không để mang thai hay khi đã đủ lớn, thường sau 18 tuổi. Chính vì<br /> vậy, khi bước vào một mối quan hệ tình cảm với bạn khác giới và để xảy ra quan hệ tình<br /> dục, nếu bạn nữ không biết rõ cách thức để bảo vệ bản thân, quan hệ tình dục không an<br /> toàn thì nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và bị các bệnh lây qua đường tình dục rất cao.<br /> Đây là vấn đề đáng lưu tâm trong GDSKSS cho sinh viên.<br /> Chúng tôi cũng đưa ra một số bệnh lây qua đường tình dục để khảo sát. Kết quả cho<br /> thấy đa số các bạn sinh viên đã biết khá tốt về các bệnh lây qua đường tình dục, đó là<br /> bệnh lậu, giang mai, mụn rộp, sùi mào gà, hạ cam, viêm gan B, HIV/AIDS. Một số ít<br /> các bạn chỉ biết được một số bệnh, trong đó HIV/AIDS được chú ý nhiều hơn. Các bạn<br /> cũng biết được những con đường lây các căn bệnh này, trong đó quan hệ tình dục không<br /> an toàn đóng vai trò quan trọng.<br /> Quan hệ tình dục đồng giới là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, chúng tôi cũng khảo<br /> sát quan niệm của các bạn nữ về vấn đề này. Kết quả cho thấy có nhiều ý kiến trái chiều<br /> nhau về quan hệ đồng tính, tỉ lệ sinh viên có câu trả lời phù hợp chỉ có 28,8%, còn lại<br /> cho rằng không thể chấp nhận được hay không quan tâm. Có 17 sinh viên cho các ý<br /> kiến khác nhau như: không bình thường, thấy thương cảm, ghê sợ, bệnh hoạn… Kết quả<br /> cũng có sự khác biệt giữa các ngành học, (χ2(9) = 28,06; p< 0,001). Khi hỏi về thuật<br /> ngữ chỉ quan hệ đồng tính nữ có 320 (67,4%) sinh viên có đáp án đúng là Lesbian.<br /> Như vậy nhìn chung các bạn nữ sinh viên vẫn chưa có cái nhìn đầy đủ về vấn đề này.<br /> Hiện nay, các quan niệm về giới, giới tính và quan hệ đồng tính… đã cởi mở hơn. Tình<br /> yêu đồng tính được xem là mối quan hệ bình thường giống như tình yêu dị tính hay tình<br /> yêu của người chuyển giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, những định kiến không tốt về các<br /> mối quan hệ này vẫn còn khá nặng nề. Khi xét theo ngành học chúng tôi nhận thấy kết<br /> quả có sự khác biệt về câu trả “bình thường”, trong đó sinh viên khoa GDCT và Ngữ<br /> văn có thái độ cởi mở hơn, sinh viên khoa Sinh học khắt khe hơn.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2