intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHẬN THỨC KHOA HỌC 1

Chia sẻ: Thi Marc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

145
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các phương pháp biện chứng được xây dựng từ nội dung tri thức chứa trong các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật, và chúng tác động trong sự hỗ trợ lẫn nhau. thực tiễn - phương pháp áp dụng trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người (bao gồm các loại phương pháp cơ bản như phương pháp hoạt động lao động sản xuất và phương pháp hoạt động chính trị – xã hội); Phương pháp nhận thức khoa học phương pháp áp dụng trong quá trình nghiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHẬN THỨC KHOA HỌC 1

  1. chứng - phương pháp biện chứng. Các phương pháp biện chứng được xây dựng từ nội dung tri thức chứa trong các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật, và chúng tác động trong sự hỗ trợ lẫn nhau. • Dựa trên lĩnh vực áp dụng, phương pháp được chia thành: Phương pháp hoạt động thực tiễn - phương pháp áp dụng trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người (bao gồm các loại phương pháp cơ bản như phương pháp hoạt động lao động sản xuất và phương pháp hoạt động chính trị – xã hội); Phương pháp nhận thức khoa học - phương pháp áp dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Có nhiều phương pháp nhận thức khoa học khác nhau có quan hệ biện chứng với nhau. Trong hệ thống các phương pháp nhận thức khoa học, mỗi phương pháp đều có vị trí nhất định, áp dụng hiệu quả cho mỗi loại đối tượng nghiên cứu nhất định; vì vậy không được coi các phương pháp có vai trò như nhau hay cường điệu phương pháp này hạ thấp phương pháp kia, mà phải biết sử dụng tổng hợp các phương pháp. 2. Các phương pháp nhận thức khoa học Page 300 of 487
  2. Phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các phương pháp nhận thức khoa học ở trình độ kinh nghiệm và các phương pháp nhận thức khoa học ở trình độ lý thuyết. a) Các phương pháp nhận thức khoa học ở trình độ kinh nghiệm Để xây dựng, khẳng định hay bác bỏ một giả thuyết khoa học; để củng cố, hoàn chỉnh các lý thuyết khoa học cần phải tiến hành phương pháp quan sát khoa học, phương pháp thí nghiệm khoa học. + Quan sát khoa học: Quan sát khoa học là phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm thông qua tri giác có chủ đích (theo chương trình lập sẵn) của chủ thể (nhà khoa học) để xác định các sự kiện (thuộc tính, quan hệ) của khách thể (sự vật, hiện tượng) riêng lẻ trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó. Để hỗ trợ cho các giác quan, để nâng cao độ chính xác và tính khách quan của kết quả quan sát, các nhà khoa học thường sử dụng các phương tiện, công cụ ngày càng tinh vi, nhanh nhạy. + Thí nghiệm khoa học: Thí nghiệm khoa học là phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm thông qua tri giác có chủ đích (theo chương trình lập sẵn) của chủ thể (nhà khoa học) để xác định các sự kiện (thuộc tính, quan hệ) của khách thể (sự vật, hiện tượng) riêng lẻ trong Page 301 of 487
  3. điều kiện nhân tạo, nghĩa là có sử dụng các phương tiện vật chất để can thiệp vào trạng thái tự nhiên của khách thể, để buộc nó bộc lộ ra những thuộc tính, quan hệ cần khảo sát dưới dạng “thuần khiết”. Nhờ vào thí nghiệm khoa học, người ta khám phá ra những thuộc tính, quan hệ của khách thể mà trong điều kiện tự nhiên không thể phát hiện ra được. Thí nghiệm khoa học bao giờ cũng dựa trên một ý tưởng, một giả thuyết hay một lý thuyết khoa học nhất định, và được tổ chức rất chặt chẽ, tinh vi từ khâu lựa chọn thí nghiệm, lập kế hoạch, tiến hành, thu nhận và lý giải kết quả thí nghiệm. Thí nghiệm khoa học là kiểu hoạt động cơ bản của thực tiễn khoa học. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc chỉnh lý làm chính xác hóa, khẳng định hay bác bỏ một giả thuyết hay một lý thuyết khoa học nào đó. Nó là cơ sở, động lực của nhận thức khoa học và là tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của tri thức khoa học. b) Các phương pháp nhận thức khoa học ở trình độ lý thuyết + Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp Page 302 of 487
  4. Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó. Còn tổng hợp là phương pháp thống nhất các bộ phận đã được phân tích nhằm nhận thức cái toàn bộ. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau giúp tìm hiểu đối tượng như một chỉnh thể toàn vẹn. Sự thống nhất của phân tích và tổng hợp không chỉ là điều kiện tất yếu của sự trừu tượng hóa và khái quát hóa mà còn là một yếu tố quan trọng của phương pháp biện chứng. Không có phân tích thì không hiểu được những cái bộ phận cấu thành cái toàn bộ, và ngược lại, không có tổng hợp thì không hiểu cái toàn bộ như một chỉnh thể được tạo thành như thế nào từ những cái bộ phận nào. Vì vậy, muốn hiểu thực chất của đối tượng mà chỉ có phân tích hoặc chỉ có tổng hợp không thôi thì chưa đủ mà phải kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiên cứu nhất định, bản thân mỗi phương pháp vẫn có ưu thế riêng của mình. + Phương pháp thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch Quy nạp là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức riêng đến kết luận chứa đựng tri thức chung. Còn diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng Page 303 of 487
  5. tri thức chung đến kết luận chứa đựng tri thức riêng. Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau giúp phát hiện ra những tri thức mới về đối tượng. Sự đối lập của quy nạp và diễn dịch thể hiện ở chỗ: Quy nạp được dùng để khái quát các tài liệu quan sát, thí nghiệm nhằm xây dựng các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát của khoa học, vì vậy quy nạp, đặc biệt là quy nạp khoa học, có giá trị lớn trong khoa học thực nghiệm. Diễn dịch được dùng để cụ thể hóa các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát của khoa học trong các điều kiện tình hình cụ thể, vì vậy diễn dịch, đặc biệt là phương pháp giả thuyết – diễn dịch, phương pháp tiên đề, có giá trị lớn trong khoa học lý thuyết. Sự thống nhất của quy nạp và diễn dịch thể hiện ở chỗ: Quy nạp xây dựng tiền đề cho diễn dịch, còn diễn dịch bổ sung thêm tiền đề cho quy nạp để thêm chắc chắn. Sự thống nhất của quy nạp và diễn dịch là một yếu tố quan trọng của phương pháp biện chứng. Không có quy nạp thì không hiểu được cái chung tồn tại trong cái riêng như thế nào, và ngược lại, không có diễn dịch thì không hiểu cái riêng có liên hệ với cái chung ra sau. Vì Page 304 of 487
  6. vậy, muốn hiểu thực chất của đối tượng mà chỉ có quy nạp hoặc chỉ có diễn dịch không thôi thì chưa đủ mà phải kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiên cứu nhất định, bản thân mỗi phương pháp vẫn có ưu thế của riêng mình. + Phương pháp thống nhất lịch sử và lôgích Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật trong tính đa dạng, sinh động của nó. Còn lôgích là phạm trù dùng để chỉ tính tất yếu - quy luật của sự vật (lôgích khách quan) hay mối liên hệ tất yếu giữa các tư tưởng (lôgích chủ quan)57. Phương pháp lịch sử là phương pháp đòi hỏi phải tái hiện lại trong tư duy quá trình lịch sử – cụ thể với những chi tiết của nó, nghĩa là phải nắm lấy sự vận động, phát triển lịch sử của sự vật trong toàn bộ tính phong phú của nó. Phương pháp lôgích là phương pháp đòi hỏi phải vạch ra bản chất, tính tất nhiên – quy luật của quá trình vận động, phát triển của sự vật dưới hình thức trừu tượng và khái quát của nó, nghĩa là phải 57 Lôgích là sự phản ánh lịch sử, do đó nó phải phụ thuộc vào lịch sử. Tuy nhiên, lôgích của tư duy (lý luận) không phải là sự sao chép máy móc, giản đơn lịch sử mà là phản ánh lịch sử dưới dạng rút gọn, sáng tạo. Vì vậy, lôgích chẳng qua là lịch sử nhưng đã thoát ra khỏi hình thái ngẫu nhiên, vụn vặt của nó. Page 305 of 487
  7. loại bỏ cái ngẫu nhiên, vụn vặt ra khỏi tiến trình nhận thức sự vận động, phát triển của sự vật58. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích là hai phương pháp nghiên cứu đối lập nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau giúp xây dựng hình ảnh cụ thể và sâu sắc về sự vật. Bởi vì, muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó, đồng thời có nắm được bản chất và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Khi nghiên cứu cái lịch sử, phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy “sợi dây” lôgích của nó để thông qua đó mà phân tích các sự kiện, biến cố lịch sử. Còn khi tìm hiểu bản chất, quy luật, phương pháp lôgích cũng không thể không dựa vào các tài liệu lịch sử để uốn nắn, chỉnh lý chúng. Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu mà nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp nào là chủ yếu. Song, 58 Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lịch sử; bởi vì, nếu không có phương pháp lịch sử sẽ không có khoa học lịch sử. Tuy nhiên, không phải với mọi đối tượng việc áp dụng phương pháp lịch sử đều mang lại hiệu quả. Phương pháp lôgích đòi hỏi phải tái hiện lại cái lôgích khách quan trong sự phát triển của sự vật, đòi hỏi quá trình tư duy phải bắt đầu từ khở i điểm của lịch sử nhưng tập trung nghiên cứu sự vật dưới hình thức phát triển tương đối hoàn thiện của nó. Nó có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lý thuyết; bởi vì ưu thế của nó là ở chỗ, nó không những phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật mà còn tái hiện được lịch sử của sự vật một cách khái quát, trên những giai đoạn chủ yếu, nó kết hợp việc nghiên cứu kết cấu của sự vật với việc tìm hiểu lịch sử của bản thân sự vật. Page 306 of 487
  8. dù trường hợp nào cũng phải quán triệt nguyên tắc thống nhất lôgích và lịch sử và khắc phục chủ nghĩa chủ quan tư biện, cũng như chủ nghĩa kinh nghiệm mù quáng. + Phương pháp thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể (phương pháp đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể trong tư duy) Cái cụ thể là phạm trù dùng để chỉ sự tồn tại trong tính đa dạng59. Cái trừu tượng là phạm trù dùng để chỉ kết quả của sự trừu tượng hóa tách một mặt, một mối liên hệ nào đó ra khỏi cái tổng thể phong phú đa dạng của sự vật. Vì vậy, cái trừu tượng là một bộ phận, một mặt của cái cụ thể, là một bậc thang trong quá trình xem xét cái cụ thể (khách quan). Từ những cái trừu tượng tư duy tổng hợp lại thành cái cụ thể (trong tư duy). Nhận thức khoa học là sự thống nhất của hai quá trình nhận thức đối lập: Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng và Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy). Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những tài liệu cảm tính 59 Nó được phân chia thành cái cụ thể khách quan và cái cụ thể chủ quan. Cái cụ thể khách quan chỉ sự tồn tại của sự vật trong những mối quan hệ, liên hệ với những sự vật khác. Cái cụ thể chủ quan là sự phản ánh cái cụ thể khách quan vào trong quá trình nhận thức, nó bao gồm cái cụ thể cảm tính và cái cụ thể trong tư duy. Cái cụ thể cảm tính là cái khởi đầu của nhận thức dưới dạng một biểu tượng hỗn độn về sự vật, tức về cái cụ thể khách quan. Cái cụ thể trong tư duy là kết quả của quá trình tư duy nhận thức sự vật dưới dạng một hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật phản ánh cái cụ thể khách quan, nghĩa là một tổng thể phong phú với rất nhiều tính quy định và quan hệ, là cái phong phú và sâu sắc. Page 307 of 487
  9. thông qua phân tích xây dựng các khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật. Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy) là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể (trong tư duy)60. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của  Câu 37: xã hội loài người? 1. Sản xuất vật chất Sự khác biệt cơ bản giữa loài người và loài vật chính là ở chỗ: loài vật chỉ có thể thoả mãn nhu cầu của nó bằng những cái có sẵn trong tự nhiên, còn con người muốn thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình thì phải sản xuất ra những vật phẩm. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với loài vật là ở chỗ; loài vật 60 Tuy nhiên, trong nhận thức, không phải chúng ta muốn lấy bất kỳ cái trừu tượng nào làm cái xuất phát cũng được, mà là phải bắt đầu từ cái trừu tượng nào phản ánh mối liên hệ phổ biến và đơn giản nhất, nhưng có vai trò quyết định đối với đối tượng cần nghiên cứu. Từ cái trừu tượng xuất phát đó, tư duy theo dõi những vòng khâu, những trạng thái quá độ trong sự phát triển của đối tượng được thể hiện bằng những khái niệm ngày càng cụ thể hơn. Bằng cách đó, tư duy tái hiện quá trình phát sinh và phát triển của đối tượng nghiên cứu với toàn bộ các mặt, các quan hệ tất yếu, bản chất, những quy luật chi phối sự vận động và phát triển của chính nó. Từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng. Trong bộ Tư bản, C.Mác đã đưa ra một kiểu mẫu về việc áp dụng phương pháp này. Page 308 of 487
  10. may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất”(1). Sản xuất là hoạt động riêng có của con người và xã hội loài người, nó bao gồm ba quá trình: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người. Ba quá trình đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định. Vậy, sản xuất vật chất là gì? Sản xuất vật chất là quá trình con người sáng tạo và sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra những vật phẩm thoả mãn nhu cầu nào đó cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. 2. Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của của xã hội loài người Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người chinh phục, cải biến tự nhiên không phải chỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà còn với tư cách là những thành viên trong một cộng đồng xã hội. Sống trong một cộng đồng xã hội, con người tất yếu có quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động với nhau, nhất là trong hoạt động lao động sản xuất. Con (1) C.Mác và Ph.Angghen, Toàn tập, T.34, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1998, tr. 241. Page 309 of 487
  11. người và xã hội không thể tách rời tự nhiên, họ chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và trên cơ sở làm biến đổi tự nhiên. Không có tự nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành sản xuất được. Song, đến lượt mình, sản xuất xã hội lại trở thành điều kiện tiên quyết để con người cải biến tự nhiên, biến đổi xã hội, trở thành nhân tố quyết định trực tiếp sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người. Trình độ sản xuất của con người càng cao (thì con người càng có điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình và do vậy, cũng làm phong phú thêm đời sống xã hội, đời sống tinh thần của mình. Qua đó, con người tự hoàn thiện chính bản thân mình, phát triển chính mình và thúc đẩy xã hội phát triển. 3. Ý nghĩa phương pháp luận Trong quá trình sản xuất vật chất con người luôn luôn tìm mọi cách để làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Chính sự phát triển không ngừng của sản xuất vật chất đã quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định sự phát triển xã hội. Do đó, khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, chúng ta phải xuất phát từ cơ sở sâu xa của nó, đó là sản xuất vật chất. Page 310 of 487
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2