intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức người sản xuất giống cá tra về biến đổi khí hậu và chọn giống thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Nhận thức người sản xuất giống cá tra về biến đổi khí hậu và chọn giống thích ứng với biến đổi khí hậu" nhằm tìm hiểu nhận thức của người sản xuất giống cá tra về biến đổi khí hậu và chọn giống cá tra thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được thực hiện phỏng vấn trực tiếp 29 người sản xuất giống cá tra và 21 cán bộ liên quan (cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý giống và công ty có nhân viên trực tiếp sản xuất có trình độ đại học trở lên) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức người sản xuất giống cá tra về biến đổi khí hậu và chọn giống thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II NHẬN THỨC NGƯỜI SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CHỌN GIỐNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Văn Sáng1* và Nguyễn Hoàng Thông1 TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhận thức của người sản xuất giống cá tra về biến đổi khí hậu và chọn giống cá tra thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được thực hiện phỏng vấn trực tiếp 29 người sản xuất giống cá tra và 21 cán bộ liên quan (cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý giống và công ty có nhân viên trực tiếp sản xuất có trình độ đại học trở lên) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nội dung phỏng vấn gồm nhận thức, hiểu biết và thông tin về biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của chúng đến ĐBSCL, đến sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra; về chất lượng giống tốt đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; về chọn giống cá tra nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh và hiểu biết về ứng dụng truy xuất phả hệ vào chọn giống. Số liệu thu thập được mã hóa, nhập và lưu trữ trong phần mềm Excel. Tần suất các lựa chọn trả lời các câu hỏi được biểu diễn theo số lượng và dạng tỷ lệ (%) phân theo hai đối tượng phỏng vấn bằng sử dụng chức năng Crosstabs trong phần mềm SPSS V.22. Hai đối tượng là người sản xuất giống cá tra và cán bộ liên quan có một số nhận thức, nắm bắt thông tin và hiểu biết về các vấn đề vừa nêu đa số gần giống nhau. Nhận thức của người sản xuất giống cá tra về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến ĐBSCL theo thứ tự là hạn hán (82,8%), chất lượng nước giảm (69,0%), xâm nhập mặn (58,6%). Ở một số chỉ tiêu, người sản xuất giống cá tra có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn so với cán bộ liên quan như xâm nhập mặn (62,1% so với 85,7%) và lũ lụt (31,0% so với 69,1%) ở ảnh hưởng của BĐKH đến ĐBSCL; độc lực tác nhân gây bệnh cao (58,6% so với 71,4%) ở ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra; giảm tỷ lệ dị hình cá bột và giống (27,6% so với 57,1%) ở ảnh hưởng chất lượng giống tốt đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng của BĐKH; hiểu biết về chọn tạo giống cá tra nâng cao khả năng kháng bệnh (72,4% so với 90,5%) và hiểu biết về ứng dụng ứng dụng truy xuất phả hệ vào chọn giống (69,0% so với 81,0%). Các thảo luận và đề xuất nghiên cứu tiếp theo về giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của BĐKH; ý thức của người sản xuất giống và nuôi về đóng góp của con giống đã qua chọn lọc đến nghề nuôi. Từ khóa: biến đổi khí hậu, cá tra, chọn tạo giống, sản xuất giống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ con giống cá tra đến năm 2025 của toàn vùng Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực ở Việt cần là 2,5 – 3,0 tỷ con (Bộ NN&PTNT, 2018). Nam trong môi trường nước ngọt. Năm 2021, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA2) sản lượng nuôi đạt 1,52 triệu tấn và kim ngạch đã thực hiện chọn giống cá tra nâng cao tốc độ xuất khẩu đạt 1,62 tỷ USD (Bộ NN&PTNT, tăng trưởng từ năm 2001 và đến nay đã chọn 2022). Năm 2019, toàn vùng Đồng bằng sông lọc qua 4 thế hệ, với hiệu quả chọn lọc thực Cửu Long (ĐBSCL) có 230 cơ sở sản xuất cá tế đạt được cao với mức tăng trưởng nhanh tra bột, khoảng 4.000 hộ dân ương cá tra giống hơn 31,2% so với quần thể chưa qua chọn lọc với diện tích 3.500 ha. Theo ước tính, nhu cầu (Nguyễn Văn Sáng và ctv., 2022); chọn giống 1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II * Email: nvsangumb@gmail.com TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 69
  2. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II nâng cao khả năng kháng bệnh gan thận mủ đến ty có nhân viên trực tiếp sản xuất có trình độ thế hệ G1 và hiệu quả chọn lọc mang lại với khả đại học trở lên (gọi tắt là Cán bộ liên quan) năng kháng bệnh ước tính cao hơn khoảng 8,3- thuộc Đại học Cần Thơ; RIA2, Trung tâm giống 13,0%/thế hệ so với quần thể chưa qua chọn lọc Nông nghiệp/Nông nghiệp công nghệ cao Đồng (Trần Thị Phương Dung và ctv., 2021). Cá hậu Tháp và Cần Thơ; Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, bị tăng trưởng nhanh sản xuất từ đàn hạt nhân Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ và 6 nhân chọn giống G2 và G3 cũng đã được RIA2 cung viên thuộc 4 công ty thuộc 4 tỉnh: Bến Tre, An cấp đến các trại sản xuất giống ở ĐBSCL tương Giang, Cần Thơ và Hậu Giang. ứng trong các năm 2010-2012 và 2016-2020 Các thông tin của phiếu điều tra bao gồm với số lượng lớn là 101.000 và 60.00 cá hậu nhận thức của đối tượng phỏng vấn về biến đổi bị (Nguyễn Văn Sáng và ctv., 2012; Nguyễn khí hậu nói chung; nhận thức của đối tượng Văn Sáng và ctv., 2021). Tuy nhiên, một số trại phỏng vấn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu giống chưa quan tâm đến đầu tư đầy đủ để nuôi đến ĐBSCL; nhận thức của đối tượng phỏng vỗ và cho sinh sản trong sản xuất cá bột và ương vấn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản cá giống từ cá bố mẹ đã qua chọn lọc (Lê Đức xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra; nhận Liêm và ctv., 2017). thức của đối tượng phỏng vấn về chất lượng Một số nghiên cứu về kịch bản biến đổi khí giống tốt đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện hậu (BĐKH) cho năm 2030 và 2050 cho 2 tỉnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; thông tin và Cà Mau và Kiên Giang được công bố (Mackay hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về cá tra chọn và ctv., 2011), về nhận thức của ngư dân và từ giống nâng cao tốc độ tăng trưởng và kháng phân tích kỹ thuật sản xuất về biến đổi khí hậu bệnh, ứng dụng sinh học phân tử vào chọn trong nuôi cá tra và đề xuất biện pháp thích ứng giống và ý nghĩa của truy xuất phả hệ bằng chỉ với BĐKH, trong đó có đề cập cần lựa chọn thị phân tử vào chọn giống. Đối với câu hỏi về loài nuôi có sức chống chịu cao, chọn giống cá ứng dụng của truy xuất phả hệ bằng chỉ thị phân tra tăng trưởng nhanh và tăng sức chống chịu tử vào chọn giống, đối tượng phỏng vấn được (Trương Hoàng Minh và ctv., 2014; Anh và ctv., cán bộ điều tra hỏi về có nắm bắt thông tin dạng 2018; Son và ctv., 2021; Nguyễn Hồng Anh Thư số liệu có/không, sau đó cung cấp thông tin và và ctv., 2021). Tuy nhiên, cho đến nay ít có công giải thích trước khi lựa chọn phương án trả lời bố về nhận thức của người sản xuất giống cá tra chi tiết. và các bên liên quan về biến đổi khí hậu và vai Số liệu thu thập được mã hóa, nhập và lưu trò của chọn tạo giống và con giống chất lượng trữ trong phần mềm Excel. Tần suất các lựa cao trong điều kiện biến đổi khí hậu, để từ đó có chọn trả lời các câu hỏi được biểu diễn theo số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy công tác chọn lượng và dạng tỷ lệ (%) phân theo đối tượng tạo và cung cấp con giống cá tra đã qua chọn lọc phỏng vấn (a. Người sản xuất giống và b.Cán đến người sản xuất nhanh và hiệu quả hơn. bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý giống và công II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ty có nhân viên trực tiếp sản xuất có trình độ đại Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm học trở lên) bằng sử dụng chức năng Crosstabs 2019-2020, thông qua phỏng vấn trực tiếp 29 trong phần mềm SPSS V.22. người sản xuất giống cá tra từ 27 cơ sở thuộc III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 6 tỉnh: Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Nhận thức của đối tượng phỏng vấn (cơ sở Giang, Cần Thơ và Hậu Giang và 21 cán bộ sản xuất giống cá tra và cán bộ liên quan) về giảng dạy, nghiên cứu, quản lý giống và công biến đổi khí hậu nói chung được thể hiện trong 70 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  3. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Bảng 1. Có sự khác nhau trong nhận thức giữa gồm nhiệt độ tăng cao và chênh lệch nhiệt độ hai nhóm đối tượng đã phỏng vấn. Tỷ lệ đối ngày đêm lớn. Mưa bất thường bao gồm mưa tượng sản xuất giống cá tra chọn cao là nhiệt nhiều hoặc ít hơn vào mùa mưa, mưa liên tục độ bất thường (86,2%), nguồn nước thay đổi nhiều ngày, có mưa vào mùa khô. Nguồn nước (75,9%) và các BĐKH khác (58,6%), trong khi thay đổi bao gồm lưu lượng thấp và cao, thuỷ đó đối tượng cán bộ liên quan chọn nguồn nước triều cao hơn. Các lựa chọn khác về BĐKH bao thay đổi nhiều hơn (81,0%) rồi mới đến nhiệt độ gồm trả lời chung là thời tiết thay đổi hay bất bất thường (76,2%) và tỷ lệ lựa chọn các BĐKH thường. khác cao hơn (71,4%). Nhiệt độ bất thường bao Bảng 1. Nhận thức của đối tượng phỏng vấn (cơ sở sản xuất giống cá tra và cán bộ liên quan) về biến đổi khí hậu. Đối tượng phỏng vấn Nhận thức về biến Phương án Sản xuất giống cá tra: Cán bộ liên quan: N=21; STT đổi khí hậu trả lời N=29; Tỷ lệ=58,0% Tỷ lệ=42,0% N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 1 Nhiệt độ bất thường Có 25 86,2 16 76,2 Không 4 13,8 5 23,8 2 Mưa bất thường Có 19 65,5 13 61,9 Không 10 34,5 8 38,1 3 Nguồn nước thay đổi* Có 22 75,9 17 81,0 Không 7 24,1 4 19,0 4 Khác** Có 17 58,6 15 71,4 Không 12 41,4 6 28,6 * Mực nước thay đổi, dòng chảy thay đổi. ** Một số trả lời chung như thời tiết thay đổi, thời tiết bất thường, nguồn nước bị ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu này là một trong những chọn thấp ở sạt lở (37,9%) và lũ lụt (31,0%), số ít công bố đầu tiên về nhận thức của người trong khi đó tỷ lệ chọn này cao hơn ở đối tượng sản xuất giống cá tra về biến đổi khí hậu, biến cán bộ liên quan tương ứng là 57,9% và 69,1%. đổi khí hậu ở ĐBSCL, tác động của biến đổi khí Đối với nuôi thương phẩm cá tra, một số tác giả hậu đến sản xuất giống cá tra, ý nghĩa của con có nghiên cứu và kết quả nhận thức của người giống chọn lọc và hiểu biết về chọn lọc giống cá nuôi cũng cho rằng thay đổi nhiệt độ nhanh và tra. Nhận thức của đối tượng phỏng vấn về ảnh nhiệt độ thấp là 2 dấu hiệu của BĐKH ở ĐBSCL hưởng của biến đổi khí hậu đến ĐBSCL được (Son và ctv., 2021); lũ lụt và độ mặn là 2 ảnh thể hiện trong Bảng 2. Tỷ lệ lựa chọn cao của hưởng của BĐKH đến nghề nuôi cá tra (Anh nhóm đối tượng sản xuất giống cá tra là hạn hán và ctv., 2018); hay 2 yếu tố tác động lớn nhất (82,8%), rồi đến chất lượng nước giảm (69,0%) đến nghề nuôi cá tra do BĐKH gây ra là nhiệt và xâm nhập mặn chỉ có 58,6%, trong khi đó độ và lượng mưa (Nguyễn Hồng Anh Thư và đối tượng cán bộ liên quan chọn xâm nhập mặn ctv., 2021). Tỷ lệ nhận thức về ảnh hưởng của là cao nhất (85,7%) rồi mới đến hạn hán và chất biến đổi khí hậu đến ĐBSCL và ảnh hưởng của lượng nước giảm với tỷ lệ lựa chọn bằng nhau BĐKH đến sản xuất giống và nuôi thương phẩm là 76,2%. Tỷ lệ đối tượng sản xuất giống cá tra cá tra ở một số chỉ tiêu của đối tượng phỏng TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 71
  4. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II vấn là người sản xuất giống cá tra có thấp hơn khác nhau cho 2 nhóm đối tượng. Trong nghiên so với đối tượng cán bộ liên quan tương ứng cứu của chúng tôi, cũng chỉ dừng lại ở phạm vi gồm xâm nhập mặn (62,1% so với 85,7%) và điều tra nhận thức của người sản xuất giống cá lũ lụt (31,0% so với 69,1%); độc lực tác nhân tra về BĐKH, BĐKH ở ĐBSCL và ảnh hưởng gây bệnh cao (58,6% so với 71,4%). Từ kết quả của BĐKH đến sản xuất giống cá tra. Để có thể này cho thấy, trong tương lai khi nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó, cần có nghiên cứu các giải pháp thích ứng với BĐKH cần lưu ý thông qua đánh giá các yếu tố kỹ thuật trong sản phương thức tiếp cận và nhóm phải pháp có thể xuất giống trong điều kiện BĐKH. Bảng 2. Nhận thức của đối tượng phỏng vấn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ĐBSCL. Đối tượng phỏng vấn Phương án Sản xuất giống cá tra: Cán bộ liên quan: N=21; STT Nhận thức trả lời N=29; Tỷ lệ=58,0% Tỷ lệ=42,0% N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 1 Hạn hán Có 24 82,8 16 76,2 Không 5 17,2 5 23,8 2 Xâm nhập mặn Có 18 62,1 18 85,7 Không 11 37,9 3 14,3 3 Lũ lụt Có 9 31,0 13 69,1 Không 20 69,0 8 30,9 4 Chất lượng nước Có 20 69,0 16 76,2 giảm Không 9 31,0 5 23,8 5 Sạt lở Có 11 37,9 12 57,9 Không 18 62,1 9 42,1 Nhận thức của đối tượng phỏng vấn về kháng là cao nhất (95,2%), rồi cũng đến chất ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lượng nước giảm (76,2%), nhưng lựa chọn cao giống và nuôi thương phẩm cá tra được thể hiện thứ 3 là độc lực vi khuẩn cao (71,4%) khác với trong Bảng 3. Tỷ lệ đối tượng sản xuất giống đối tượng sản xuất giống cá tra. Tỷ lệ các ảnh cá tra chọn cao là giảm sức đề kháng (93,1%), hưởng mà hai đối tượng chọn cũng khác nhau là rồi đến chất lượng nước giảm và tỷ lệ nở của sức sinh sản cá cái giảm và tỷ lệ thành thục cá trứng giảm cùng ở mức 65,5%, trong khi đó đối bố mẹ giảm. tượng cán bộ liên quan cũng chọn giảm sức đề Bảng 3. Nhận thức của đối tượng phỏng vấn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra. Đối tượng phỏng vấn Phương án Sản xuất giống cá tra: Cán bộ liên quan: N=21; Tỷ STT Nhận thức trả lời N=29; Tỷ lệ=58,0% lệ=42,0% N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 1 Giảm sức đề Có 27 93,1 20 95,2 kháng Không 2 6,9 1 4,8 2 Độc lực tác nhân Có 17 58,6 15 71,4 gây bệnh cao Không 12 41,4 6 28,6 72 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  5. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3 Chất lượng nước Có 19 65,5 16 76,2 giảm Không 10 34,5 5 23,8 4 Sức sinh sản cá Có 17 58,6 7 33,3 cái giảm Không 12 41,4 14 66,7 5 Tỷ lệ thành thục Có 8 27,6 10 47,6 cá bố mẹ giảm Không 21 72,4 11 52,4 6 Tỷ lệ nở của Có 19 65,5 11 52,4 trứng giảm Không 10 34,5 10 47,6 Nhận thức của đối tượng phỏng vấn về nuôi (89,7% so với 85,7%) và tăng sức chống đóng góp của chất lượng giống tốt đến hiệu quả chịu với sự thay đổi của BĐKH (82,8% so với sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi 81,0%). Hai nhóm đối tượng sản xuất giống cá khí hậu thể hiện trong Bảng 4. Tỷ lệ đối tượng tra và cán bộ liên quan lựa chọn có khác nhau sản xuất giống cá tra chọn cao tương đồng với về tăng chất lượng thịt (41,4% so với 28,6%) tỷ lệ lựa chọn của nhóm đối tượng cán bộ liên và giảm tỷ lệ dị hình cá bột và giống (27,6% so quan cho tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian với 57,1%). Bảng 4. Nhận thức của đối tượng phỏng vấn về đóng góp của chất lượng giống tốt đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đối tượng phỏng vấn Phương án Sản xuất giống cá tra: Cán bộ liên quan: N=21; STT Nhận thức trả lời N=29; Tỷ lệ=58,0% Tỷ lệ=42,0% N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 1 Tăng trưởng nhanh, Có 26 89,7 18 85,7 rút ngắn thời gian Không 3 10,3 3 14,3 nuôi 2 Tăng sức chống Có 24 82,8 17 81,0 chịu với sự thay đổi Không 5 17,2 4 19,0 của BĐKH 3 Kháng bệnh cao, Có 12 41,4 12 57,1 giảm sử dụng thuốc Không 17 58,6 9 42,9 và giảm nguy cơ dư lượng thuốc 4 Tăng chất lượng thịt Có 12 41,4 6 28,6 Không 17 58,6 15 71,4 5 Giảm tỷ lệ dị hình Có 8 27,6 12 57,1 cá bột và giống Không 21 72,4 9 42,9 Từ nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến đối tượng trong nghiên cứu này. Trong đó các nuôi thương phẩm cá tra, một số tác giả đã phân tác giả này cũng thảo luận cần thiết phải chọn tích và đề xuất một số giải pháp để thích ứng giống nâng cao khả năng chịu mặn, sức chống (Trương Hoàng Minh và ctv., 2014; Anh và ctv., chịu, tăng trưởng nhanh cho cá tra, kéo dài thời 2018; Nguyễn Hồng Anh Thư và ctv., 2021; gian ương hay thả nuôi cá tra giống kích cỡ Son và ctv., 2021) cũng nằm trong những nhận lớn, cần lựa chọn loài nuôi khác có sức chống định và câu hỏi nêu ra để phỏng vấn các nhóm chịu cao và chịu mặn cao. Ngoài ra, Anh và ctv. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 73
  6. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II (2018) còn đề xuất thêm ngoài các tính trạng đã của truy xuất phả hệ bằng chỉ thị phân tử trong nêu, nhóm tác giả còn đề xuất cụ thể hơn là chịu chọn giống, cả 2 nhóm đối tượng sản xuất giống đựng nhiệt độ cao hơn, môi trường ô-xy hòa tan cá tra và cán bộ liên quan đều chọn giảm chi phí thấp và kháng bệnh và xa hơn là chọn giống đánh dấu vật lý ở tỷ lệ cao hơn, tương ứng là nâng cao hiệu quả chuyển đổi thức ăn (FCR). 65,5% và 61,9%. Trong khi đó, nhóm đối tượng Để nâng cao hiệu quả chọn giống, các cán bộ liên quan chọn tăng hiệu quả chọn lọc chương trình chọn giống thủy sản trên thế giới với tỷ lệ cao hơn (52,4%) so với tỷ lệ nhóm đối nghiên cứu và ứng dụng truy xuất phả hệ bằng tượng sản xuất giống cá tra chọn (31,0%). Tỷ lệ chỉ thị phân tử thay cho đánh dấu vật lý để phân chọn chưa hiểu được hoặc hết ý nghĩa là cao ở biệt cá thể và truy phả hệ phục vụ chọn lọc nhóm đối tượng sản xuất giống cá tra (24,1%) (Gjedrem và ctv., 2009). Về hiểu biết ý nghĩa so với nhóm đối tượng cán bộ liên quan (4,8%). Bảng 5. Thông tin và hiểu biết của đối tượng phỏng vấn về cá tra chọn giống, ứng dụng sinh học phân tử vào chọn giống và ý nghĩa của truy xuất phả hệ bằng chỉ thị phân tử. Đối tượng phỏng vấn Thông tin và Phương án Sản xuất giống cá tra: Cán bộ liên quan: N=21; STT hiểu biết trả lời N=29; Tỷ lệ=58,0% Tỷ lệ=42,0% N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) A. Có chương chình chọn giống cá tra A1 Về tăng trưởng Có 28 96,6 20 95,2 Không 1 3,4 1 4,8 A2 Về khả năng Có 21 72,4 19 90,5 kháng bệnh Không 8 27,6 2 9,5 B. Ứng dụng truy xuất phả hệ bằng chỉ thị phân tử vào chọn giống Thông tin và Có 20 69,0 17 81,0 hiểu biết Không 9 31,0 4 19,0 C. Ý nghĩa của truy xuất phả hệ bằng chỉ thị phân tử C1 Giảm chi phí Có 19 65,5 13 61,9 đánh dấu vật lý Không 10 34,5 8 38,1 C2 Dễ áp dụng hơn Có 11 37,9 8 38,1 đánh dấu vật lý Không 18 62,1 13 61,9 C3 Tăng hiệu quả Có 9 31,0 11 52,4 chọn lọc Không 21 69,0 10 47,6 C4 Có ý nghĩa khoa Có 14 48,3 12 57,1 học Không 15 51,7 9 42,9 C5 Chưa hiểu được/ Có 7 24,1 1 4,8 hiểu hết ý nghĩa Không 22 75,9 20 95,2 Trong nghiên cứu này của chúng tôi có khảo học phân tử vào chọn giống và ý nghĩa của truy sát đối tượng nghiên cứu về đóng góp của chất xuất phả hệ bằng chỉ thị phân tử, nhằm hướng lượng giống tốt đến hiệu quả sản xuất trong điều đến xác định phương án cung cấp cá hậu bị đã kiện ảnh hưởng của BĐKH, nắm bắt thông tin qua chọn lọc hiệu quả hơn. Theo Lê Đức Liêm và hiểu biết về cá tra chọn giống, ứng dụng sinh và ctv. (2017) một số trại giống chưa quan tâm 74 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  7. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II đến đầu tư để nuôi vỗ và cho sinh sản trong sản thứ tự là hạn hán, chất lượng nước giảm, xâm xuất cá bột và ương cá giống từ cá bố mẹ đã nhập mặn. Ở một số chỉ tiêu, người sản xuất qua chọn lọc. Hơn nữa, đối tượng phỏng vấn là giống cá tra có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn so với người sản xuất giống cá tra nhận thức được con cán bộ liên quan, từ đó nghiên cứu đã đề xuất giống tốt mang lại nhiều lợi ích, nắm bắt được một số giải pháp cho nhóm đối tượng này. thông tin về con giống đã qua chọn lọc nâng cao Cần có nghiên cứu thông qua đánh giá các tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tương đương với yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống trong điều đối tượng cán bộ liên quan, nhưng nhận thức kiện BĐKH trước khi đề xuất giải pháp ứng của đối tượng người sản xuất giống cá tra về phó. Cần thêm công tác tập huấn về đóng góp chất lượng giống tốt đến hiệu quả sản xuất trong của con giống đã qua chọn lọc và một số yếu tố điều kiện ảnh hưởng của BĐKH về giảm tỷ lệ dị khác cho đối tượng người sản xuất giống cá tra hình cá bột và giống thấp hơn so với đối tượng nhằm hướng đến thích ứng tốt hơn ảnh hưởng còn lại (27,6% so với 57,1%), hiểu biết về chọn của BĐKH. tạo giống cá tra nâng cao khả năng kháng bệnh và ứng dụng sinh học phân tử vào chọn giống LỜI CẢM ƠN thấp hơn nhóm đối tượng còn lại tương ứng là Cám ơn Chương trình VLIRUOS South 72,4% so với 90,5% và 69,0% so với 81,0%. Initiatives, Vương quốc Bỉ (mã số SI-2019-01- Từ đây cho thấy để người dân nắm bắt và nhận 26) đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này; một thức được tầm quan trọng của chọn tạo giống số cán bộ của RIA2 trong tham gia phỏng vấn. và đóng góp của con giống tốt cho sản xuất, từ đó nâng cao mức độ sẵn sàng tiếp nhận cá chọn TÀI LIỆU THAM KHẢO giống cũng như đầu tư hợp lý cho nuôi bố mẹ Tài liệu tiếng Việt Bộ NN&PTNT, 2022. Xuất khẩu cá tra hướng tới và sản xuất cá bột và giống tốt hơn thì cần thêm mục tiêu trên 1,6 tỉ USD trong năm 2022, trang công tác tập huấn về đóng góp của con giống web https://www.mard.gov.vn/Pages/xuat-khau- đã qua chọn lọc, đặc biệt là con giống kháng ca-tra-huong-toi-muc-tieu-tren-1-6-ti-usd-trong- bệnh và ứng dụng truy xuất phả hệ vào trong nam-2022.aspx, truy cập ngày 26 tháng 2 năm chọn giống. Điều này được nghiên cứu trên cá 2022. Bộ NN&PTNT, 2018. Đề án liên kết sản xuất giống tra nuôi thương phẩm và công bố bỡi Anh và cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL, Quyết ctv. (2018) rằng các cơ sở nuôi có nhận thức tốt định số 987/QĐ-BNNTCTS của Bộ Nông nghiệp về BĐKH và được tập huấn về tác động BĐKH và Phát triển Nông thôn, ngày 20/3/2018 về việc và các giảm pháp thích ứng thì nuôi cho kết quả phê duyệt Đề án. Trần Thị Phương Dung, Trần Hữu Phúc, Nguyễn tốt hơn. Thanh Vũ, Võ Hồng Phượng, Huỳnh Thị Bích Liên, Nguyễn Văn Sáng, 2021. Các thông số di IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT truyền ước tính cho tính trạng kháng bệnh gan thận Hai đối tượng là người sản xuất giống cá tra mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, Trường Đại và cán bộ liên quan có một số nhận thức, nắm học Nông Lâm, 20 (1), 39-49. bắt thông tin và hiểu biết về biến đổi khí hậu, Lê Đức Liêm, Bùi Đức Hồng, Phan Thị Thu, Nguyễn BĐKH ở ĐBSCL, tác động của BĐKH đến sản Phương Thảo, Huỳnh Kim Anh, 2017. Báo cáo xuất giống cá tra, ý nghĩa của con giống chọn kiểm tra chất lượng đàn cá tra bố mẹ chọn giống. lọc có một số chỉ tiêu gần giống nhau. Nhận Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 57 trang. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình thức của nguời sản xuất giống cá tra về ảnh Khôi, Trịnh Quốc Trọng, Ngô Hồng Ngân, hưởng của biến đổi khí hậu đến ĐBSCL theo Nguyễn Thế Vương, Nguyễn Thị Đang, Nguyễn TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 75
  8. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Quyết Tâm, Trịnh Quang Sơn, 2012. Chuyển hypophthalmus, farming in the Mekong Delta, giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất Vietnam. Journal of the World Aquaculture lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng Society, 49(3), 570-581. cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo Gjedrem, T., Baranski, M., 2009. The success of khoa học tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu Nuôi selective breeding in aquaculture, Selective trồng Thủy sản II, 70 trang. breeding in aquaculture: An Introduction. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Hoàng Thông, Nguyễn Springer, Dordrecht, 13-23. Thế Vương, 2021. Các chỉ tiêu sinh sản của cá tra Mackay, P., Russell, M., Merz, S.K., 2011. Socialist (Pangasianodon hypophthalmus) bố mẹ đã qua Republic of Viet Nam: Climate change impact chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng. Tạp chí and adaptation study in the Mekong Delta. Nghề cá sông Cửu Long, số 20, 3-7. Technical Assistance Consultant’s Report (Kien Nguyễn Hồng Anh Thư, Nguyễn Khôn Huyền, Giang Atlas), 250 p. Lê Quốc Vĩ, Trần Thị Hiệu, Trần Trung Kiên, Sang, N.V, Phuc, T.H, Vu, N.T, Nelson, K.H., Tham, Lê Trọng Nhân, Lê Thanh Hải, 2021. Đánh giá V.T.H., Khoa, P.D., Hung, N.D., 2022. Genetic tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu đến ngành parameters of field survival in striped catfish nuôi trồng cá tra An Giang và đề xuất các biện (Pangasianodon hypophthalmus). Indonesian pháp thích ứng. Tạp chí Phát triển Khoa học và Aquaculture Journal, in press. Công nghệ – Khoa học Trái đất và Môi trường, Son, V.N., Hai, D.M., Quynh, N.D., Nghia, L.V., 5(1), 254-263. Truc, P.T.T, Anh, N.Q., Huong, D.T.T., Lebel, B., Tài liệu tiếng Anh Lebel, L., Phuong, N.T., 2021. Climate change- Anh, N.L., Tung, B.V.P., Bosma, R., Verreth, J., related risk adaptation in striped catfish, tilapia Leemans, R., De Silva, S., Lansink, A.O., 2018. and shrimp farming systems in the Mekong Impact of climate change on the technical Delta, Vietnam. Can Tho Univeristy Journal of efficiency of striped catfish, Pangasianodon Science, 13(1), 24-38. 76 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  9. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II PERCEPTION OF STRIPED CATFISH REPRODUCTION OWNERS ON AND SELECTIVE BREEDING RESILIENT TO CLIMATE CHANGE Nguyen Văn Sang1* and Nguyen Hoang Thong1 ABSTRACT The objective of this study is to investigate the perception of striped catfish reproduction farmers on climate change and the possible adaptation of selective breeding to climate change. The research was done on the direct interview of 29 striped catfish reproduction staffs and owners (named striped catfish reproduction group), and 21 staffs from related lecturers, researchers, seed managers and university degree staffs of striped catfish reproduction farms (named related group) in Mekong Delta, Vietnam. The interviewed contents were the perception, acquaintance and capturing information of climate change, its effects to Mekong Delta and reproduction and grow-out farmers; high quality seed to the effectiveness of reproduction and grow-out farmers; selective breeding for improving growth rate and disease resistance in striped catfish, and the application and significance of parentage assignment in selective breeding. The interviewed data were coded, inputed and stored in Excel software. The frequencies of choices were expressed in quantity and ration (%) by interviewing groups by Crosstabs option in SPSS V.22 software. Both reproduction and related groups almost have similar perception, acquaintance and capturing information on above issues. The perception of the reproduction group on climate change effects to Mekong Delta is in the following order, drought (82.8%), water quality reduction (69.0%) and saline intrusion (58.6%). In some parameters, the choice ration from the reproduction group is lower than that from the related group such as saline intrusion (62.1% vs. 85.7%) and flooding (31.0% vs. 69.1%) in the climate change effects to Mekong Delta; high pathogen virulence (58.6% vs. 71.4%) in the effect of climate change to the striped catfish reproduction and grow-out; deformity of fry and fingerling (27.6% vs. 57.1%) in the effect of high quality seed to the striped catfish reproduction and grow-out; the acquaintance of selective breeding of disease resistance (72.4% so với 90.5%); and the application of parentage assignment in selective breeding (69.0% so với 81.0%). The discussion and suggestion for future research on measures to cope with climate change and on workshop and promotion activites on striped catfish improved seed to accelerate the readiness of adopting prebroodstock and appropriate investment for reproduction of this fish from producers are also included. Keywords: climate change, reproduction, selective breeding, striped catfish. Người phản biện: PGS. TS. Võ Nam Sơn Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Trai Ngày nhận bài: 13/9/2022 Ngày nhận bài: 13/9/2022 Ngày thông qua phản biện: 20/10/2022 Ngày thông qua phản biện: 25/10/2022 Ngày duyệt đăng: 12/12/2022 Ngày duyệt đăng: 12/12/2022 1 Research Institue for Aquaculture No.2 * Email: nvsangumb@gmail.com TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2