intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét nhân 39 trường hợp đặt máy phá rung tại khoa tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu mô tả một số đặc điểm nhân 39 trường hợp đặt máy phá rung tại khoa Tim Mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy, và báo cáo hàng loạt trường hợp. Đối tượng nghiên cứu: tất cả bệnh nhân được đặt máy phá rung tại khoa tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét nhân 39 trường hợp đặt máy phá rung tại khoa tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> NHẬN XÉT NHÂN 39 TRƯỜNG HỢP ĐẶT MÁY PHÁ RUNG<br /> TẠI KHOA TIM MẠCH – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br /> Lê Thanh Liêm*, Nguyễn Tri Thức*, Trần Quốc Khải*, Nguyễn Thanh Huân*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm nhân 39 trường hợp đặt máy phá rung tại khoa Tim Mạch – Bệnh viện<br /> Chợ Rẫy.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt trường hợp. Đối tượng nghiên cứu: tất cả bệnh nhân được<br /> đặt máy phá rung tại khoa Tim Mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> Kết quả: Có 39 bệnh nhân được đặt máy phá rung: 27 bệnh nhân nam (69,2%) và 12 bệnh nhân nữ<br /> (30,8%). Tuổi trung bình 52,3 tuổi, nhỏ nhất 32 tuổi, lớn nhất 78 tuổi. Cả 39 trường hợp đều được ghi nhận<br /> nhịp nhanh thất trên Holter hoặc đột tử: hội chứng Brugada: 15 bệnh nhân, hội chứng QT kéo dài: 1 bệnh nhân,<br /> suy tim: 17 bệnh nhân, nhịp nhanh thất: 6 bệnh nhân.<br /> Từ khóa: Đặt máy phá rung, loạn nhịp tim.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> CHARACTERISTIC IN 39 PATIENTS WHO WERE IMPLANTED THE IMPLANTABLE<br /> CARDIOVERTER-DEFIBRILLATOR AT CARDIOLOGY WARD OF CHO RAY HOSPITAL<br /> Le Thanh Liem, Nguyen Tri Thuc, Tran Quoc Khai, Nguyen Thanh Huan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 516 - 519<br /> Purpose: To describe some characteristic in 39 patients who were implanted the implantable cardioverterdefibrillator (ICD) at Cardiology Ward of Cho Ray hospital.<br /> Methods: Case reports. Subjects: All patients who were implanted the ICD at Cardiology Ward of Cho Ray<br /> hospital.<br /> Results: There were 39 patients who were implanted the ICD: 27 patients were male (69,2%) and 12<br /> patients were female (30,8%). Mean age was 52,3, minimum was 32, maximum was 78. All patiens had<br /> ventricular tachycardia on Holter or sudden death: Brugada syndrome: 15 patients, long QT syndrome: 1<br /> patients, heart failure: 17 patients, ventricular tachycardia: 6 patients.<br /> Key wordss: implantable cardioverter- defibrillator.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới<br /> vào năm 2003, có khoảng 17 triệu người trên<br /> toàn thế giới tử vong liên quan đến bệnh lý tim<br /> mạch, chiếm 1/3 các trường hợp tử vong trên<br /> toàn thế giới(3). Trong số các bệnh lý tim mạch,<br /> rối loạn nhịp tim là một nhóm bệnh tim mạch<br /> đặc thù riêng biệt và thường gặp. Thống kê mỗi<br /> năm tại Mỹ có khoảng 400 ngàn người được đặt<br /> * Khoa Nội Tim Mạch, BV. Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: BS. Lê Thanh Liêm<br /> <br /> 516<br /> <br /> các thiết bị cấy vào cơ thể để điều trị các bệnh<br /> liên quan đến rối loạn nhịp tim(2). Năm 1980,<br /> Michel Mirowski và các cộng sự lần đầu tiên cấy<br /> vào cơ thể bệnh nhân chiếc máy phá rung<br /> chuyển nhịp tim cấy được (Implantable<br /> Cardioverter Defibrillators - ICD), được gọi đơn<br /> giản là máy phá rung. Đầu những năm của thế<br /> kỷ 21 đã có khoảng 900 ngàn trường hợp mỗi<br /> năm được đặt máy phá rung trên toàn thế giới(5).<br /> Máy phá rung đã chứng minh được vai trò của<br /> <br /> ĐT: 0903644418<br /> <br /> Email: thanhliemdr@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> nó trong phòng ngừa đột tử do tim ở những<br /> bệnh nhân có loạn nhịp thất đe dọa mạng sống,<br /> như nhịp nhanh thất hoặc rung thất(4,6,7). Khuyến<br /> cáo của ACC/AHA năm 2008 đã chỉ định đặt<br /> máy phá rung nhằm mục đích phòng ngừa<br /> nguyên phát và thứ phát đột tử do tim(1).<br /> Thế hệ máy phá rung đầu tiên có thể phát<br /> hiện loạn nhịp thất, sau đó sạc tụ điện, đánh sốc<br /> không đồng bộ và không chương trình với 25-30<br /> J. Thế hệ máy phá rung thứ hai có thêm chức<br /> năng chuyển nhịp năng lượng thấp bên cạnh<br /> đánh sốc năng lượng cao thường quy. Thế hệ<br /> máy phá rung thứ ba và hiện tại được trang bị<br /> bộ vi xử lý và cài đặt các chương trình tinh vi<br /> nhằm thiết lập liệu pháp tầng. Các rối loạn nhịp<br /> sẽ được nhận cảm, phân tích và được xử lý cụ<br /> thể theo mức độ nặng, nhằm tránh dùng mức<br /> năng lượng quá cao không cần thiết.<br /> Với mong muốn góp phần nhỏ trong việc<br /> giới thiệu và phát triển hơn nữa chuyên nghành<br /> loạn nhịp tim, chúng tôi nghiên cứu một số đặc<br /> điểm của 39 trường hợp được đặt máy phá rung<br /> tại khoa Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> QUY TRÌNH ĐẶT MÁY PHÁ RUNG<br /> Chuẩn bị<br /> Đọc điện tâm đồ. Dụng cụ, monitor theo dõi.<br /> Máy phá rung ngoài cơ thể.<br /> Máy lập trình. X-quang với màng tăng sáng.<br /> Nhân viên gây mê và thuốc mê.<br /> <br /> Lập trình máy<br /> Bật chế độ tạo nhịp VVI 50, tạo nhịp sau sốc<br /> VVI 60.<br /> Tắt chế độ chuyển nhịp phá rung.<br /> <br /> Đặt máy<br /> Dây thất, dây nhĩ (máy 2 buồng).<br /> <br /> Kiểm tra máy<br /> Đo ngưỡng kích thích, nhận cảm, kháng trở.<br /> Đo biên độ P và R, kháng trở máy ở N và T,<br /> cường độ pin, sự toàn vẹn của dây thất HV,<br /> kháng trở sốc…<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> phá rung (DFTs) 2 -3 lần.<br /> Đặt máy vào vị trí, khâu cân cơ khâu da.<br /> <br /> Lập trình lại máy<br /> Xác định vùng nhịp chậm, nhịp xoang,<br /> nhanh thất, rung thất, nhịp nhanh trên thất.<br /> Thiết lập chương trình phá rung.<br /> MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Mô tả một số đặc điểm của 39 trường hợp<br /> đặt máy phá rung tại khoa Tim Mạch – Bệnh<br /> viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Báo cáo hàng loạt trường hợp.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả bệnh nhân được đặt máy phá rung tại<br /> khoa Tim Mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01-2006<br /> đến 01-2010.<br /> <br /> Phương pháp thu thập số liệu<br /> Số liệu được thu thập theo phương pháp<br /> tiến cứu.<br /> <br /> Phân tích số liệu<br /> Số liệu được phân tích bằng SPSS 16.0 .<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Theo xu hướng chung áp dụng kỹ thuật<br /> mới vào điều trị. Tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh<br /> Viện Chợ Rẫy TP. HCM, từ 01/2006 đến 01/2010<br /> có 39 trường hợp được đặt máy phá rung với<br /> một số đặc điểm sau (Bảng 1). Tỉ lệ nam nhiều<br /> hơn nữ (69,2% so với 30,8%). Tuổi trung bình<br /> 52,3 tuổi, nhỏ nhất 32 tuổi, lớn nhất 78 tuổi.<br /> Trong 39 trường hợp được đặt máy phá<br /> rung, chiếm nhiều nhất là suy tim (43,6%), đứng<br /> thứ hai là hội chứng Brugada (38,5%). Có 5<br /> trường hợp ghi nhận có biến chứng sau đặt máy<br /> được ghi nhận trong thời gian nằm viện.<br /> Bảng 1: Đặc điểm của 39 bệnh nhân được đặt máy<br /> phá rung.<br /> <br /> Tạo cơn nhịp nhanh phá rung tìm ngưỡng<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Tuổi trung bình<br /> Giới<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Giá trị<br /> 52,3 tuổi<br /> 27 người<br /> (69,2%)<br /> <br /> 517<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Đặc điểm<br /> Nữ<br /> Tổng ngày nằm viện<br /> trung bình<br /> Chẩn đoán<br /> <br /> Giá trị<br /> 12 người<br /> (30,8%)<br /> 23 ngày<br /> <br /> giúp véc-tơ đánh sốc bao trùm lên toàn bộ tim,<br /> giúp đạt hiệu quả đánh sốc cao nhất. Trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi, 100% máy phá rung<br /> được đặt ở thành ngực trái.<br /> <br /> Suy tim<br /> <br /> 17 người<br /> (43,6%)<br /> Hội chứng Brugada<br /> 15 người<br /> (38,5%)<br /> Nhịp nhanh thất<br /> 6 người<br /> (15,4%)<br /> Hội chứng QT kéo 1 người (2,5%)<br /> dài<br /> Chỉ định phòng ngừa<br /> Tiên phát<br /> 10 người<br /> (25,6%)<br /> Thứ phát<br /> 29 người<br /> (74,4%)<br /> Thời gian chiếu tia<br /> 9,4 phút<br /> trung bình<br /> Thời gian đặt máy<br /> 120 phút<br /> Phương pháp tiếp cận<br /> Chọc<br /> 7 người (18%)<br /> tĩnh mạch<br /> Bộc lộ<br /> 32 người<br /> (82%)<br /> Ngưỡng sốc trung bình<br /> 12 J<br /> Biến chứng<br /> Sốc lầm<br /> 2 người<br /> Nhiễm trùng vết mổ<br /> 1 người<br /> Tụ máu<br /> 1 người<br /> Thuyên tắc phổi<br /> 1 người<br /> huyết khối<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br /> bình của bệnh nhân ghi nhận là 52,3. Bệnh nhân<br /> nhỏ tuổi nhất là 32 tuổi (với chẩn đoán hội<br /> chứng Brugada) và cao tuổi nhất là 78 tuổi (với<br /> chẩn đoán nhịp nhanh thất). Tuổi trung bình của<br /> bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp<br /> hơn so với nghiên cứu của các tác giả khác.<br /> Nguyên nhân sự khác biệt là do các nghiên cứu<br /> khác được thực hiện chủ yếu trên bệnh nhân có<br /> bệnh tim thiếu máu cục bộ.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam<br /> giới đặt máy phá rung cao hơn nữ giới. Kết quả<br /> này tương tự như kết quả của một số nghiên<br /> cứu khác. Nguyên nhân là do hội chứng<br /> Brugada và bệnh tim thiếu máu cục bộ đều có tỉ<br /> lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, mà đây<br /> chính là 2 chỉ định đặt máy phá rung thường<br /> gặp nhất trên lâm sàng.<br /> Máy phá rung được đặt ở thành ngực trái<br /> <br /> 518<br /> <br /> Bệnh nhân đều được gây tê tại chỗ khi tiến<br /> hành đặt máy phá rung. Tuy nhiên, khi kiểm tra<br /> tìm ngưỡng phá rung, các bệnh nhân có thể<br /> được an thần hoặc tiền mê để không nhận cảm<br /> đau khi bị đánh sốc.<br /> Có 2 trường phái tiếp cận tĩnh mạch khi<br /> đặt máy: bộc lộ tĩnh mạch đầu và chọc tĩnh<br /> mạch dưới đòn theo phương pháp Seldinger.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh<br /> nhân được tiếp cận theo phương pháp bộc lộ<br /> tĩnh mạch (82%) nhiều hơn phương pháp chọc<br /> tĩnh mạch (18%).<br /> Máy phá rung được lập trình để phát hiện<br /> nhịp nhanh thất và rung thất để đánh sốc. Các<br /> máy phá rung ngày nay được cải tiến chương<br /> trình để phân biệt loạn nhịp trên thất và loạn<br /> nhịp thất. Tuy nhiên, việc máy đánh sốc lầm vẫn<br /> còn là vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Tỉ lệ<br /> máy phá rung đánh sốc lầm theo các nghiên cứu<br /> trên thế giới dao động 10-30%, tùy theo thời gian<br /> theo dõi bệnh.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp<br /> máy phá rung đánh sốc lầm, được ghi nhận<br /> trong thời gian bệnh nhân nằm viện sau đặt<br /> máy. Tỉ lệ của chúng tôi thấp hơn có lẽ là do thời<br /> gian theo dõi bệnh của chúng tôi chỉ trong<br /> khoảng thời gian nằm viện. 2 bệnh nhân bị đánh<br /> sốc lầm là do máy lầm sự run cơ của bệnh nhân<br /> là cơn rung thất.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Máy phá rung ngày nay đã trở thành công<br /> cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc điều trị phòng<br /> ngừa đột tử do tim. Qui trình cấy máy phá rung<br /> không quá phức tạp. Thời gian chiếu tia không<br /> nhiều hơn so với cấy máy tạo nhịp 2 buồng tim.<br /> Điểm quan trọng là việc lập trình nhận định<br /> nhanh thất, nhanh trên thất, rung thất, rung nhĩ.<br /> Các trường hợp đầu chúng tôi thực hiện đều<br /> được cứu sống sau đột tử, sau đó mở rộng chỉ<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> định với những trường hợp phòng ngừa tiên<br /> phát, hiệu quả đạt tốt hơn. Trong tương lai, khoa<br /> Nội Tim Mạch Bệnh Viện Chợ Rẫy sẽ quyết tâm<br /> nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật trong<br /> quy trình đặt máy phá rung nhằm góp phần<br /> nâng cao chất lượng điều trị.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Andrew E et al (2008), ACC/AHA/HRS Guidelines for DeviceBased Therapy of Cardiac Rhythm Abnormalities, A Report of<br /> the American College of Cardiology/American Heart<br /> Association Task Force on Practice Guidelines. J Am Coll<br /> Cardiol, (51), pp.1-62.<br /> Fred M, Robert E (2008), Defibrillator Function and<br /> Implantation, Cardiac Pacing for the Clinician 2nded, Springer,<br /> pp. 339–376.<br /> Judith M et al (2004), Types of cardiovascular diseas, The Atlas<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> of Heart Disease and Stroke, World Health Organization, pp.<br /> 18-20.<br /> Lehmann MH, Steinman RT et al (1988), The automatic<br /> implantable cardioverter defibrillator as antiarrhythmic<br /> treatment modality of choice for survivors of cardiac arrest<br /> unrelated to acute myocardial infarction, Am J Cardiol, (66),<br /> pp.803-805.<br /> Mirowski M, Mower MM, Reid PR (1980), Termination of<br /> malignant ventricular arrhythmias with an implanted<br /> automatic defibrillator in human beings, N Engl J Med, (303),<br /> pp.322–324.<br /> Saksena S, Breithardt G (1996), Nonpharmacological therapy<br /> for malignant ventricular arrhythmias: implantable<br /> defibrillator trials, Prog Cardiovasc Dis, (38), pp.429-444.<br /> Tchou PJ, Kadri N et al (1988), Automatic implantable<br /> cardioverter defibrillators and survival of patients with left<br /> ventricular<br /> dysfunction<br /> and<br /> malignant<br /> ventricular<br /> arrhythmias, Ann Intern Med, (109), pp.529-534.<br /> <br /> 519<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2