intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhìn lại ba thập kỷ thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nhìn lại ba thập kỷ thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra" đi sâu nghiên cứu về sự ra đời, quá trình bổ sung, hoàn thiện và những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ba thập kỷ qua, chỉ ra vấn đề cần khắc phục nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhìn lại ba thập kỷ thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra

  1. NHÌN LẠI BA THẬP KỶ THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Phan Thị Thoa* - Trần Phương Thúy** 1 2 TÓM TẮT: Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà trọng tâm là đổi mới kinh tế. Để thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng về mở rộng hợp tác kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá VIII ngày 29-12-1987. Từ khi Luật ra đời đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới và phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết đi sâu nghiên cứu về sự ra đời, quá trình bổ sung, hoàn thiện và những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ba thập kỷ qua, chỉ ra vấn đề cần khắc phục nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài, ba thập kỷ, Việt Nam. MỞ ĐẦU Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì FDI không chỉ cung cấp vốn, mà còn góp phần thực hiện chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì thế, cùng với quá trình đổi mới đất nước thì vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn lại quá trình ra đời và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài trong ba thập kỷ qua, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những vấn đề cần khắc phục sẽ mở ra những triển vọng mới trong việc thu hút FDI vào Việt Nam thời gian tới. 1. GIAI ĐOẠN 1988-2004 Vào giữa những năm 1980 của thế kỷ XX, đứng trước tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội, Đại hội toàn quốc lần thứ VI cua Đảng (tháng 12 năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế. Cụ thể hoá đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá VIII ngày 29-12-1987 đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính thức có hiệu lực từ ngày 09-1-1988. Luật gồm 6 chương với 42 điều được soạn thảo * Khoa Lý luận chính trị - Học viện Tài chính, Tác giả nhận phản hồi: 0975566898, E-mail address: : phanthoahvtc@gmail.com. ** Khoa Lý luận chính trị - Học viện Tài chính.
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1155 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Với nội dung tương đối đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế lúc bấy giờ, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư và được dư luận quốc tế lúc đó đánh giá cao. Luật đã chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Đó là: “Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đầu tư theo chiều sâu để khai thác, tận dụng các khả năng và nâng cao công xuất của các cơ sở kinh tế hiện có; sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; dịch vụ thu tiền nước ngoài như du lịch, sửa chữa tầu, dịch vụ sân bay, cảng khẩu và các dịch vụ khác” 1. Luật đầu tư đã quy định rõ về các đối tác tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài, xác định 3 hình thức đầu tư là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức xí nghiệp liên doanh và hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các hình thức đầu tư trên đã được quy định trong Điều lệ đầu tư năm 1977 nhưng còn rất sơ sài thì nay đã được chuẩn xác và quy định rõ ràng hơn, khoa học hơn. Một trong những quy định quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đó là vấn đề bảo đảm đầu tư. Về vấn đề này, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy định: “Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân có đầu tư tại Việt Nam” 2 đồng thời khẳng định: “ Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa” 3. Ngoài ra, điều 20, 22 và 23, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 còn quy định bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng với nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước vốn, lợi nhuận và mọi khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ, cho phép nhân viên người nước ngoài làm việc trong xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn 100% của nước ngoài hoặc để thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh được chuyển về nước thu nhập hợp pháp của mình sau khi đã nộp đủ thuế thu nhập. Các quy định về thuế, tài chính, quy định về ngân hàng và quản lý ngoại hối, quy định về lao động, về  tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp, thời hạn đầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư, các quy định về giải thể, giải quyết tranh chấp cũng được thể hiện khá toàn diện và chi tiết trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Có thể nói Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 là một bước tiến dài về việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Luật đã quan tâm đến lợi ích không chỉ của Việt Nam – nước nhận đầu tư mà cả lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, nên đã tạo ra được tâm lý vững vàng cho nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Điều đó lý giải vì sao chỉ một thời gian ngắn Luật Đầu tư ban hành và có hiệu lực, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm và triển khai dự án đầu tư. Tính đến ngày 31-5-1990 (trước thời điểm ban hành Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1990), ta đã cấp được 211 giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,603 tỷ USD. Số vốn trên còn khá khiêm tốn nhưng đã chứng minh tính đúng đắn chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam, góp phần tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đồng thời làm cầu nối giữa Việt Nam với thế giới trong điều kiện mới. Chính vì thế, khi tiến hành tổng kết các chính sách quan trọng trong 5 năm 1986-1990, Chính phủ đã xếp việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài là một trong 9 nội dung quan trọng nhất, cùng với các nội dung đã đi vào lịch sử như khoán nông nghiệp, 1 Bộ Tư pháp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987, http://vbpl.vn/Pages/portal.aspx, Điều 3. 2 Bộ Tư pháp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987, tlđd, Điều 1 đoạn 2. 3 Bộ Tư pháp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987, tlđd, Điều 21.
  3. 1156 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hoạt động của hệ thống ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN. Như đã phân tích, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành có hiệu lực đã nhanh chóng đi vào thực tiễn, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng bộc lộ những hạn chế cả về nhận thức, quan điểm lẫn chính sách. Điều 15 của Luật chỉ đề cập đến xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng không đề cập đến hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều 6, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng mới chỉ hạn chế liên doanh hai bên. Hoặc Điều 2 khoản 2 của Luật quy định: “Các tư nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành Bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với Bên nước ngoài”. Điều này có nghĩa là tư nhân không được tự hợp tác với Bên nước ngoài mà đối tượng phía Việt Nam được phép hợp tác đầu tư chỉ giới hạn các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và tư nhân phải chung vốn với tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân để thành  Bên Việt Nam. Ngoài những hạn chế trên còn là vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận giữa các nhà hoạch định chính sách như quy định tại Điều 15: “Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 20 năm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn”, bởi vì vào thời điểm đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa được coi là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân; hay Điều 27 chỉ cho xí nghiệp liên doanh miễn giảm thuế lợi tức và chuyển lỗ 5 năm mà không áp dụng cho các hình thức đầu tư khác là thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư1. Những hạn chế trên là rào cản đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, làm cho các nhà đầu tư chưa hoàn toàn tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Vì vậy, để phù hợp với sự vận động, phát triển của công cuộc đổi mới và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được thực hiện trong ba thập kỷ qua. Từ năm 1987 đến 2000 luật đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 1990, lần thứ hai vào năm 1992. Đến kỳ họp thứ 10 ngày 12-11-1996, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài mới được soạn thảo trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1990, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992. Luật này luật này cũng đã được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào năm 2000. Nếu như Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 được ban hành theo xu hướng giảm bớt ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo ra tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tư quốc tế và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động, thì Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến cơ chế, chính sách về thuế, ngoại tệ, đất đai, thế chấp, xử lý tranh chấp, bảo đảm, bảo lãnh đối với các dự án quan trọng.... Bên cạnh đó, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn với chất lượng cao hơn, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 cũng đã bổ sung thêm các biện pháp khuyến khích ưu đãi đầu tư hơn trước trên cơ sở luật hoá các văn bản dưới luật đã ban hành làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn, thông thoáng hơn so với trước đây và so với một số nước trong khu vực đồng thời tạo thế chủ động của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế.  Là một thị trường đầy tiềm năng, nên từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành và có hiệu lực năm 1987, Việt Nam đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta cho đến thời điểm đó, điển hình là Mỹ. Mặc dù ngày 3-2-1994, Tổng thống Bill Clinton mới tuyên bố rỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư của Mỹ thông qua nước thứ ba đã thực hiện một số dự án FDI ở nước ta từ năm 1989. 1 Bộ Tư pháp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29-12-1987, tlđd, Điều 2, Điều 6, Điều 15, Điều 27.
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1157 Bảng 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 1988-2004 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện (tỷ USD) (tỷ USD) 1988 - 0,342 - 1989 - 0,526 - 1990 - 0,735 - 1988 -1990 211 1,603 - 1991 152 1,284 0,429 1992 196 2,078 0,575 1993 274 2,830 1,118 1994 372 4,262 2,241 1995 415 7,925 2,792 1996 372 9,635 2,938 1997 349 5,956 3,277 1991-1997 2.130 33.970 13.370 1998 285 4,873 2,372 1999 327 2,283 2,528 2000 391 2,763 2,399 2001 555 3,266 2,226 2002 808 2,993 2,885 2003 791 3,173 2,723 2004 811 4,534 2,708 1998-2004 3.968 23.885 17.841 Tổng 6.309 59.458 31.211 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Niên giám thống kê năm 2004, Nxb Thống kê, 2005, và số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm do Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, http://fia.mpi.gov.vn. Nhìn vào Bảng 1 ta thấy, trong 3 năm đầu, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (1988 – 1990), FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước, nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.130 dự án và vốn đăng ký 33,970 tỷ USD, vốn thực hiện 13,370 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,277 tỷ USD, gấp 7,5 lần năm 1991. Từ năm 1998 đến năm 2004, dù chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, FDI vào Việt Nam tuy có giảm, quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn thu hút tới 3.968 dự án mới, vốn đăng ký năm 1998 là 4.873 tỷ USD, năm 2000 là 2,763 tỷ USD, năm 2004 là 4,534 tỷ USD. Vốn thực hiện giai đoạn này là 17,841 tỷ USD, tăng 33% so với giai đoạn 1991-19971. 2. Giai đoạn 2005-2018 Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất, có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước và ngoài nước, mặt khác nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nên năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ ngày 01-7-2006. Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư. Khác cơ bản với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, Luật Đầu tư năm 2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư, 1 Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988 - 2007), http://fia. mpi.gov.vn.
  5. 1158 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuế chuyển sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các nội dung mang tính chất đặc thù thì chuyển sang pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Có thể thấy rằng, việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư đồng thời đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Cùng với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 đã tạo ra hệ thống pháp luật đầu tư chung áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Những quy định của Luật Đầu tư năm 2005 đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Như vậy, sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam mới có một khung pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngay sau khi Luật Đầu tư 2005 ra đời và có hiệu lực, năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6,840 tỷ USD và vốn thực hiện 3,301 tỷ USD. Từ năm 2006 đến 2010, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI là 148,076 tỷ USD với tổng số vốn thực hiện là 44,635 tỷ USD1. FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như hình thành nhiều ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn đầu tư trong nước. Đóng góp của FDI cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội là rất đáng kể. Từ 1991-2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng từ 20,67 tỷ USD, chiếm 24, 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 69,47 tỷ USD chiếm 22,75% giai đoạn 2001-20112 . Các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tiếp thu và thực hiện phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư.  Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị văn minh, hiện đại làm thay đổi diện mạo của đất nước. Một thành tựu khác nữa đó là, tính đến cuối  năm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, với phương thức lao động, kinh doanh, quản lý tiên tiến. Từ cuối năm 2011 đến 2013, tình hình kinh tế xã hội đất nước gặp nhiều khó khăn, việc thu hút FDI có phần chững lại. Nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều rộng một thời gian dài đã không tạo được động lực mạnh để thu hút đầu tư như giai đoạn trước, mặt khác do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm, tác động trực tiếp đến Việt Nam. Một nguyên nhân nữa là bởi Luật Đầu tư năm 2005, sau 9 năm thực hiện đã bộc lộ những hạn chế cần tháo gỡ. Những hạn chế đó là tính thiếu đồng bộ, sự chồng chéo giữa Luật Đầu tư và các đạo luật liên quan đến điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư....Luật Đầu tư hiện hành còn tồn tại một số quy định khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư, đồng thời chưa xác định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện dự án. Các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng chưa được quy định thống nhất giữa các luật nên đã dẫn đến sự chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý cũng như cơ 1 Tổng hợp số liệu công bố hàng năm (từ 2005 đến 2013) của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và Đầu tư, http:// fia.mpi.gov.vn. 2 Đào Quang Thu, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 25 năm thu hút và phát triển, Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , 2013, tr. 9.
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1159 quan thẩm định, phê duyệt. Những hạn chế nêu trên đã làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước tình hình đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Luật Đầu tư (sửa đổi) được thông qua ngày 26-11-2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2015. Luật bao gồm 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài; điều kiện và thủ tục đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; chính sách ưu đãi và bảo đảm đầu tư; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Luật được sửa đổi, bổ sung theo hướng cải cách thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản, thuận lợi và minh bạch; tăng cường cơ chế khuyến khích, bảo hộ, giám sát đầu tư để có môi trường thu hút, cạnh tranh nhà đầu tư; bảo đảm nâng cao quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư. Ví như Luật Đầu tư 2014 đã xóa bỏ cơ chế cấp phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp chuyển sang nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư, doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật cũng quy định một số ngành và lĩnh vực cấm thì không được đầu tư, những ngành, lĩnh vực có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện mới được đầu tư và kinh doanh, còn lại được tự do hoạt động mà không ghi ngành nghề cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điểm khác nữa là, Luật Đầu tư 2005 trước đây quy định tất cả các dự án đầu tư có vốn nước ngoài (dù chỉ là 1% vốn điều lệ) cũng cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư nhưng Luật Đầu tư 2014 chỉ yêu cầu nhà đầu tư xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài (tức là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) và dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% hoặc có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên. Các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2014 cũng có quy định đột phá, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư: Luật quy định thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ; thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ… Những quy định trong Luật Đầu tư 2014 đã thật sự đổi mới theo hướng coi đầu tư và kinh doanh là công việc của doanh nghiệp và nhà đầu tư, họ có toàn quyền quyết định từ dự án đầu tư cho đến việc hình thành và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ hướng dẫn, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, có cơ chế và thủ tục thuận lợi, giám sát, kiểm tra thực thi luật pháp. Có thể khẳng định, Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 là sự đổi mới toàn diện, đột phá về thể chế, đáp ứng được chuẩn mực quốc tế, hình thành hành lang pháp lý, minh bạch, nhất quán, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng hơn, do đó thu hút tốt hơn các dự án FDI mới tại Việt Nam. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sự dịch chuyển của dòng vốn FDI và đặc biệt là sự cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư của Việt Nam, trải qua gần hơn 3 năm thực hiện Luật đầu tư 2014, kết quả thu hút và thực hiện vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có nhiều khởi sắc. Nếu như năm 2014, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 21,922 tỷ USD thì năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Điều đáng chú ý là năm 2015 các dự án quy mô trên 1 tỷ USD đã đóng góp tới 6,6 tỷ USD và khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu đạt gần 17,15 tỷ USD. Năm 2016, tình hình thu hút FDI tiếp tục có những cải thiện với tổng vốn đầu tư FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp
  7. 1160 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION vốn, mua cổ phần đạt 26,891 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 15,8 tỷ USD1. Trong năm 2016, số dự án cấp mới và tăng vốn vẫn tăng mạnh so với năm 2015 dù vốn tăng thêm có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2015 do trong năm 2016 không có nhiều dự án quy mô lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên đà đó, năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016. Nhìn vào Bảng 2 chúng ta thấy, kể từ mùa thu năm 2008 –thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến nay, thì đây là năm vốn FDI vào Việt Nam đạt mức cao nhất. Bảng 2: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 2005-2017 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn (tỷ USD) thực hiện (tỷ USD) 2005 970 6,840 3,301 2006 987 12,005 4,100 2007 1.544 21,349 8,034 2008 1.171 71,727 11,500 2009 1.208 23,108 10,001 2010 1.237 19,887 11,000 2006-2010 6.147 148,076 44,635 2011 1.186 15,598 11,000 2012 1.287 16,348 10,047 2013 1.530 22,352 11,500 2014 1.843 21,922 12,500 2015 2.120 24,115 14,500 2011-2015 7.966 100,335 59,547 2016 2.613 26,891 15,800 2017 2.591 35,880 17,500 Tổng 20.341 318.022 140.783 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Niên giám thống kê năm 2016, Nxb Thống kê, 2017, tr.237 và số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm do Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố, http://fia.mpi.gov.vn Năm 2018 đã đi qua được hơn nửa chặng đường, theo công bố của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20 tháng 8 năm 2018, cả nước có 1.918 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới là 13,48 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2017; có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,58 tỷ USD, bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2017.  Trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có 4.551 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 5,28 tỷ USD, tăng 50,9% so với cùng kỳ 2017. Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã thu hút được tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời thiết lập đỉnh cao mới. Trong số dự án và tổng vốn đầu tư trên, có 3 dự án đình đám trên 1 tỷ USD, đó là: (1) Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội, tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội…(2) Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam, cấp phép ngày 30-5-2018 với tổng vốn đầu tư 1 Tổng hợp số liệu công bố hàng năm (từ 2014 đến 8 tháng đầu năm 2018) của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://fia.mpi.gov.vn.
  8. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1161 đăng ký 1,201 tỷ USD do HYOSUNG CORPORATION (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu; (3) Dự án Công ty TNHH Laguna (Việt Nam), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 07-03-2007 do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD vào ngày 25/5/20181. Đây thực sự là con số rất ấn tượng vì một mặt nó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt và được các nhà kinh tế trên thế giới cũng như các nhà đầu tư đánh giá cao, mặt khác điều đó cũng chứng tỏ luật đầu tư nước ngoài cùng với những cải cách mạnh về thủ tục hành chính trong thời gian qua đã thực sự có những đóng góp quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng, môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương với khu vực và trên thế giới, với số dân gần 100 triệu người, Việt Nam đã và đang trở thành một thị trường đầy hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Không những thế, tình hình an ninh, chính trị ổn định, quốc phòng được giữ vững là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Cùng với những điều kiện thuận lợi trên đây, chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đã được cụ thể hóa thành luật pháp tạo cho môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Thực tế chứng minh rằng, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành và có hiệu lực, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện, tạo dựng một khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Chính vì thế, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho làn sóng đầu tư nước ngoài trong suốt 3 thập kỷ qua. Tính đến ngày 20-08-2018, cả nước có 26.438 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 183,62 tỷ USD, bằng 55% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 190,56 tỷ USD, chiếm 57% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 56,8 tỷ USD (chiếm 17% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 22,79 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng vốn đầu tư). Tính đến tháng 8-2018 đã có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 61,08 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 55,84 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông. Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,3 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Hà Nội với gần 33 tỷ USD (chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư), Bình Dương với 30,76 tỷ USD (chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư) 2. Những con số trên đây không chỉ thể hiện quy mô vốn FDI vào nước ta ngày càng lớn, mà còn khẳng định những đóng góp của đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.  Hiện nay, Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán tổng cộng tới 16 các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đã đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang đàm phán 4 1 Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 8 tháng đầu năm 2018, http://fia.mpi.gov.vn. 2 Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 8 tháng đầu năm 2018, http://fia.mpi.gov.vn.
  9. 1162 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION FTA khác. Sự tham gia các hiệp định trên cho thấy mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày một sâu hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Trước hết, đứng trên phương diện thể chế, luật pháp, Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm cam kết quốc tế về thương mại, đầu tư nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nhất là trong bối cảnh các quốc gia hiện nay đang cạnh tranh găy gắt để tranh thủ nguồn lực này cho đầu tư, phát triển. Thực tế cho thấy, Luật Đầu tư năm 2014, đã được cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá cao nhưng cũng vẫn còn những bất cập. Ví dụ, Luật Đầu tư 2014 xác định nhà đầu tư nước ngoài dựa trên cả hai tiêu chí là quốc tịch và vốn đầu tư từ trong nước hay nước ngoài và chia nhà đầu tư nước ngoài thành ba nhóm: (1) Nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; (2) Doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngoài; (3) Doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài. Nhóm (1) và (2) bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư…) còn nhóm (3) được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước. Sự trộn lẫn này gây ra những bất cập nhất định, ví dụ như một doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài được coi là nhà đầu tư nước ngoài và một doanh nghiệp có 50,9% vốn nước ngoài lại là doanh nghiệp trong nước. Ngay cả khi doanh nghiệp có 51% vốn nước ngoài đó thành lập một doanh nghiệp mới ở Việt Nam, thì doanh nghiệp mới này cũng vẫn phải áp dụng các điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài. Rõ ràng, sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam; giữa doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước đã không khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thứ hai, trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, cần chú trọng không chỉ về mặt “lượng” mà quan trọng hơn phải chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn FDI. Trong thời gian tới, nhu cầu nâng cao dòng vốn FDI về quy mô vẫn rất quan trọng đối với Việt Nam trong tổng vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên cần hướng mạnh đến việc khuyến khích, ưu đãi các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án có thị trường lớn, có năng suất lao động cao, các dự án đào tạo lao động và có tác động lan tỏa…Đây là những ngành, lĩnh vực mà hiện nay Việt Nam đang rất quan tâm, đầu tư phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, Việt Nam cần tiếp tục nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để nhà đầu tư có thể được sử dụng kết cấu hạ tầng tốt và đồng bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh của họ có hiệu quả. Đối với “hạ tầng cứng” cần tập trung xây dựng, cải tạo và nâng cấp các cảng biển, nhà máy điện, hệ thống đường bộ cao tốc, chất lượng dịch vụ đường sắt, cơ sở y tế, trường học…và những lĩnh vực nước ta có nhu cầu mà nhà đầu tư cũng quan tâm. Đối với “hạ tầng mềm”, tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước. Thứ tư, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hạn chế các dự án không phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của nước ta như các dự án đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, các dự án có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.
  10. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1163 Kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư những dự án chưa triển khai nhưng đã quá thời hạn quy định mà chủ đầu tư không có năng lực tài chính. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lợi dụng chính sách ưu đãi để thực hiện chuyển giá, hoặc núp bóng dưới hình thức nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài để hoạt động tình báo, gây rối, phá hoại an ninh quốc gia… TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư FDI tại Việt Nam. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Bích Đạt (2006), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hoàng Hải (2004), Những vấn đề phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí cộng sản, số 18/2004. Nguyễn Mại (2014), Nhà đầu tư kỳ vọng có những cải thiện thông thoáng hơn, tại Hội thảo: “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tháng 5/2014. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến (chủ biên) (2014), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Vũ Trường Sơn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Xuân Thiên (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Vấn đề và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 1 tháng 2 năm 2001. Phan Thị Thoa (2017), Đầu tư của Singapore tại Việt Nam sau hơn 20 năm nhìn lại (1995-2016), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 1/2017. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2000, 2006, 2007, 2010, 2012, 2013, 2015, 2016, 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Chuyển giao công nghệ của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua, Tạp chí Cộng sản số 18/2006. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Nguyễn Tuyên (2004), Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 14/2004. Http://vbpl.vn/Pages/portal.aspx Http://fia.mpi.gov.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2