intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu học liệu của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Tiền đề để xây dựng học liệu mở đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

72
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng sử dụng học liệu của sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua đó nêu lên một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng học liệu của snh viên phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu học liệu của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Tiền đề để xây dựng học liệu mở đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ

412<br /> <br /> Nguyễn Chí Trung<br /> <br /> NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỀN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG HỌC LIỆU MỞ<br /> ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ<br /> <br /> Nguyễn Chí Trung*1<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện<br /> nay đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có<br /> lĩnh vực giáo dục. Sự tác động này đã và đang đưa giáo dục đến môi trường<br /> “phẳng” chính vì vậy việc tổ chức và sử dụng học liệu phục vụ nghiên cứu<br /> khoa học, giảng dạy, học tập cũng cần phải được tổ chức sao cho phù hợp<br /> với xu hướng giáo dục mới. Trong bối cảnh đó một mô hình tổ chức Tài<br /> nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã ra đời và<br /> đang được UNESCO khuyến cáo sử dụng từ năm 2002. Với mô hình này<br /> các tài liệu học tập như bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa<br /> học, bài báo, tạp chí, video, hiện vật….được linh hoạt trao đổi tự do. Để<br /> Tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu và vào bất cứ<br /> lúc nào cần có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh như: Phần mềm hỗ<br /> *1 ThS., Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN<br /> <br /> NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN...<br /> <br /> 413<br /> <br /> trợ việc tạo lập, tìm kiếm sử dụng và tổ chức nội dung để phục vụ học liệu<br /> cho cộng đồng học tập trực tuyến. Để vận hành OER cần phải có giấy phép<br /> mở - giấy phép bảo vệ quyền của tác giả trong môi trường mở khi sản phẩm<br /> trí tuệ của tác giả đã được số hóa có thể được sao chép và chia sẻ dễ dàng mà<br /> không cần xin phép.<br /> Để góp phần có cơ sở định hướng phát triển OER tại Trường Đại<br /> học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả<br /> đã tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng học liệu của sinh viên trong<br /> bối cảnh đang áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay.<br /> Cùng hòa nhập với quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, từ<br /> năm 2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu áp dụng đổi mới phương thức đào tạo<br /> từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo theo tín chỉ là<br /> phương thức đào tạo lấy người học làm trung tâm. Người học cần tự học,<br /> tự nghiên cứu nhiều hơn và giảng viên chỉ là người thầy, người định hướng<br /> cho người học. Quá trình thực hiện phương thức mới này đòi hỏi người<br /> học cần phải tiếp cận tới học liệu/thông tin nhiều hơn để phục vụ quá trình<br /> tự học tập, tự nghiên cứu. Trong bối cảnh mới này, việc sử dụng học liệu của<br /> sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội ra sao và cần có những giải pháp nào nhằm thỏa mãn tối đa nhu<br /> cầu học liệu của họ đang là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả bài viết đã<br /> triển khai nghiên cứu vấn đề này.<br /> 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG<br /> ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA<br /> HÀ NỘI<br /> <br /> Tác giả đã tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi với 600 sinh viên<br /> các khóa học hệ chính quy tại 20 ngành đào tạo của 16 Khoa trên tổng<br /> số gần 6000 sinh viên đang theo học tại Trường. Kết quả điều tra cho<br /> chúng ta thấy như sau:<br /> <br /> 414<br /> <br /> Nguyễn Chí Trung<br /> <br /> Về sử dụng thời gian rảnh rỗi của sinh viên:<br /> Biểu đồ 2.1. Thói quen sử dụng thời gian rảnh rỗi của sinh viên<br /> 100<br /> Sử dụng Internet<br /> 86.5%<br /> <br /> 90<br /> 80<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 70<br /> <br /> Đọc T L ở nhà<br /> 58.8%<br /> <br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> <br /> Xem ti vi<br /> 31%<br /> <br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> <br /> Nghe đài<br /> 8.3%<br /> <br /> Đọc TL<br /> ở TV<br /> 13.5%<br /> <br /> Tham gia Đi làm<br /> CLB<br /> thêm<br /> 24.5%<br /> 25.3%<br /> <br /> Chơi<br /> trò chơi<br /> 28%<br /> Làm việc<br /> khác<br /> 1%<br /> <br /> 0<br /> <br /> Kết quả cho thấy sinh viên sử dụng Internet chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (86.5%). Việc lựa chọn sử dụng học liệu cũng chiếm tỷ lệ cao. Việc lựa<br /> chọn địa điểm để đọc tài liệu ở nhà cao hơn ở thư viện (58.8%/13.5%).<br /> Về thời gian dành cho việc đọc, nghiên cứu tài liệu:<br /> Biểu đồ 2.2. Thời gian dành cho việc sử dụng tài liệu của sinh viên<br /> <br /> Từ 3h đến dưới 4h:<br /> 7%<br /> <br /> Trên 4h: 2%<br /> Dưới 1h: 18%<br /> <br /> Từ 2h đến dưới 3h:<br /> 21%<br /> <br /> Từ 1h đến dưới 2h:<br /> 53%<br /> <br /> 415<br /> <br /> NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN...<br /> <br /> Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chủ động, tích cực<br /> nghiên cứu tài liệu ngoài các giờ lên lớp. Vì vậy, sinh viên thường dành<br /> một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tự học, tự nghiên cứu tài<br /> liệu. Biểu đồ 2.2 cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất (53%) là việc sinh viên<br /> dành từ 1h đến 2h để đọc, nghiên cứu tài liệu và khoảng 47% sinh viên<br /> dành nhiều hơn 2h để đọc, nghiên cứu tài liệu. Theo tác giả, việc dành<br /> từ 1h đến 2h để đọc, nghiên cứu tài liệu là hợp lý.<br /> Về mục đích sử dụng tài liệu:<br /> Biểu đồ 2.3. Mục đích sử dụng tài liệu sinh viên<br /> 100<br /> 90<br /> <br /> Học trên lớp<br /> 88.8%<br /> <br /> 80<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> <br /> Phục vụ NCKH<br /> 46.8%<br /> <br /> Phục vụ giải trí<br /> 44%<br /> <br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> <br /> M ục đích khác<br /> 2%<br /> <br /> 0<br /> <br /> Kết quả cho thấy 88.8% sinh viên sử dụng tài liệu phục vụ học tập<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất, 46.8% dành cho nghiên cứu khoa học và 44%<br /> dành cho giải trí. Hiện tượng này là biểu hiện rất đúng, vì nhiệm vụ<br /> học của sinh viên hiện nay là chủ yếu tiếp đến là nghiên cứu khoa học,<br /> rồi sau đó mới đến giải trí.<br /> Đối chiếu mục đích sử dụng tài liệu với khóa học của từng sinh<br /> viên ta có kết quả dưới đây:<br /> <br /> 416<br /> <br /> Nguyễn Chí Trung<br /> <br /> Biểu đồ 2.4. Mục đích sử dụng tài liệu theo khóa học của sinh viên<br /> 35<br /> <br /> 31% 32.1% 31.3% 31.5%<br /> <br /> 30<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 25<br /> <br /> 27.6%<br /> 24.1%<br /> 21.4%<br /> <br /> 22.7%<br /> <br /> 21.5%<br /> <br /> 27.8%<br /> <br /> 26.5%<br /> <br /> 22.4%<br /> 20%<br /> <br /> 20<br /> <br /> 21.4%<br /> <br /> 20.5%<br /> 18.2%<br /> <br /> 15<br /> 10<br /> 5<br /> 0<br /> Khóa QH-2012<br /> Học trên lớp<br /> <br /> Khóa QH-2013<br /> Phục vụ NCKH<br /> <br /> Khóa QH-2014<br /> Phục vụ giải trí<br /> <br /> Khóa QH-2015<br /> M ục đích khác<br /> <br /> Minh họa tại biểu đồ 2.4 cho thấy tùy từng khóa học thì mục đích<br /> sử dụng tài liệu khác nhau.<br /> Sinh viên Khóa QH-2015 sử dụng tài liệu với nhiều mục đích và<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể: 31% sử dụng tài liệu phục vụ học trên<br /> lớp, 31.1% phục vụ nghiên cứu khoa học, 31.3% dành cho giải trí và<br /> 31.5% sử dụng tài liệu với mục đích khác.<br /> Sinh viên Khóa QH-2012 sử dụng tài liệu với mục đích phục vụ<br /> nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất (24.1%). Đây là đối tượng<br /> sinh viên năm cuối với yêu cầu của việc hoàn thành niên luận, khóa<br /> luận tốt nghệp để chuẩn bị ra trường nên việc sử dụng tài liệu phục vụ<br /> mục đích trên chiếm tỷ lệ cao nhất là hợp lý.<br /> Về loại hình tài liệu:<br /> Biểu đồ 2.5. Loại hình tài liệu mà sinh viên quan tâm<br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> Sách tham khảo<br /> 66.5%<br /> <br /> Báo/tạp chí<br /> 67.8%<br /> Giáo trình/<br /> Bài giảng<br /> 51.8%<br /> <br /> TL tra cứu<br /> 39%<br /> <br /> KLTN,<br /> Luận văn,<br /> Luận án<br /> 32%<br /> <br /> Công<br /> trình<br /> NCKH<br /> 28.5%<br /> <br /> Kỷ yếu<br /> hội thảo<br /> 7.3%<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2