intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật vận động tại Thành phố Thủ Dầu Một năm 2012-2013

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật vận động trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại thành phố Thủ Dầu Một năm 2012 ‐ 2013. Nghiên cứu áp dụng với 985 người khuyết tật vận động, khám, phỏng vấn dựa vào 23 nhu cầu cơ bản cho người khuyết tật của Tổ chức Y tế thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật vận động tại Thành phố Thủ Dầu Một năm 2012-2013

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> <br /> NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT <br />  VẬN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT NĂM 2012 ‐ 2013 <br /> Nguyễn Văn Hóa* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Đặt vấn đề: Nhu cầu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là điểm sáng, là tia hy vọng của người khuyết <br /> tật vận động để họ giảm tỷ lệ khuyết tật và giúp họ sớm hòa nhập xã hội. <br /> Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật vận động trong chương trình <br /> phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại thành phố Thủ Dầu Một năm 2012 ‐ 2013.  <br /> Phương  pháp  nghiên  cứu: Điều tra cắt ngang mô tả, tại 14 xã, phường, với 985 người khuyết tật vận <br /> động, khám, phỏng vấn dựa vào 23 nhu cầu cơ bản cho người khuyết tật của Tổ chức Y tế thế giới. <br /> Kết quả và kết luận: Người khuyết tật vận động có nhu cầu chung chiếm tỷ lệ 96%, nhu cầu theo nhóm, <br /> vận động 82,7%, hòa nhập xã hội 73,7%, sinh hoạt 36,4%, giao tiếp 13,4%. <br /> Từ khóa: phục hồi chức năng, người khuyết tật vận động, cộng đồng. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> REHABILITATION NEEDS OF PERSONS WITH MOBILITY IMPAIREMENTS <br />  IN THU DAU MOT CITY 2012 ‐ 2013 <br /> Nguyen Van Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 560 ‐ 564 <br /> Background:  The  demand for  community  ‐  based  rehabilitation  is significantly necessary  for the disabled <br /> because this is a hope to reduce the rate of disability and help them integrate into society early.  <br /> Objectives:  To  determine  the  percentage  of  the  rehabilitation  needs  of  people  with  disabilities  in  the <br /> community ‐ based rehabilitation program in Thu Dau Mot town in 2012 ‐ 2013.  <br /> Methods: descriptive cross ‐ sectional survey, in 14 communes, with 985 motor disabilities, examining and <br /> interviewing with a questionnaire developed by World Health Organization to determine 23 basic needs of the <br /> disabled. <br /> Result: Persons with mobility impairments have the general need, team needs; movement, social integration, <br /> activities, and communication take up 96%, 82.7%, 73.7%, 36.4%, and 13.4% respectively.  <br /> Key words: rehabilitation, disability, community. <br /> <br />  ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Nơi đâu trên thế giới cũng có người khuyết <br /> tật, ở dạng này hay dạng khác, mức độ nặng hay <br /> nhẹ, trẻ em hay người lớn(4). <br /> Theo  ước  tính  của  Tổ  chức  Y  tế  thế  giới  và <br /> Liên  hợp  quốc  năm  2007  người  khuyết  tật  trên <br /> thế giới có khoảng 650 triệu người, tương đương <br /> với 10% dân số(8). <br /> Việt Nam theo tổng điều tra Dân số và Nhà <br /> ở năm 2009, dân số Việt Nam có 78,5 triệu người <br /> <br /> từ  5  tuổi  trở  lên,  trong  đó  có  6,1  triệu  người <br /> khuyết tật, chiếm 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên(1). <br /> Người  khuyết  tật  cần  được  phục  hồi  chức <br /> năng và can thiệp y tế để phục hồi tầm vận động <br /> của khớp, làm mạnh cơ, điều hợp các động tác, <br /> tái rèn luyện cơ bị liệt, bị mất chức năng(6). <br /> Ở  Việt  Nam  cũng  như  tỉnh  Bình  Dương <br /> những  đề  tài  nghiên  cứu  về  nhu  cầu  phục  hồi <br /> chức  năng  (PHCN)  của  người  khuyết  tật  vận <br /> động (NKTVĐ) còn quá ít. <br /> <br /> * Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương <br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Hóa <br /> ĐT: 0918230 119 <br /> Email: nguyenvanhoabvdd@gmail.com <br /> <br /> 560<br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> Loại nhu cầu PHCN<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> Xác  định  tỷ  lệ  nhu  cầu  phục  hồi  chức  năng <br /> của  người  khuyết  tật  vận  động  trong  chương <br /> trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại <br /> thành phố Thủ Dầu Một năm 2012 ‐ 2013. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Nghiên cứu cắt ngang mô tả <br /> 985  NKTVĐ  có  hộ  khẩu  tại  thành  phố  Thủ <br /> Dầu  Một  từ  06/2012  ‐  09/2013.  Phỏng  vấn  trực <br /> tiếp  NKTVĐ  (đối  với  trẻ  dưới  6  tuổi,  NKTVĐ <br /> không  nói  được,  phỏng  vấn  người  trực  tiếp <br /> chăm  sóc)  và  khám  đánh  giá,  phỏng  vấn  dựa <br /> vào 23 nhu cầu cơ bản cho người khuyết tật của <br /> Tổ  chức  Y  tế  thế  giới.  Phân  thành  4  nhóm  nhu <br /> cầu  (nhu  cầu  vận  động,  sinh  hoạt,  hội  nhập  xã <br /> hội và giao tiếp) và 2 mức độ:  <br /> Mức độ 1: người khuyết tật có thể thực hiện <br /> hoạt  động  với  sự  hỗ  trợ/thực  hiện  được  một <br /> phần hoạt động. <br /> Mức  độ  2:  NKT  không  thể  thực  hiện  được <br /> hoạt động/phụ thuộc. Đối tượng được chọn dựa <br /> theo  danh  sách  người  khuyết  tật  vận  động <br /> xã/phường đang quản lý. <br /> <br /> KẾT QUẢ  <br /> Bảng 1: Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu  <br /> Tần số<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 569<br /> 416<br /> không đồng ý<br /> <br /> 57,8<br /> 42,2<br /> Cung cấp<br /> <br /> 88<br /> 487<br /> 407<br /> <br /> 9,0<br /> 49,6<br /> 41,4<br /> <br /> Trong  985  người  KTVĐ  được  thống  kê <br /> trong nghiên cứu thì nam chiếm đa số với tỷ lệ <br /> 57,8%. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 chiếm tỷ lệ cao <br /> nhất  49,6%  và  thấp  nhất  là  từ  0  đến  14  tuổi <br /> chiếm tỷ lệ 9%.  <br /> Bảng 2: Phân bố nhu cầu PHCN theo nhóm (n=985) <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Không nhu<br /> cầu(n %)<br /> 170 (17,3)<br /> 259 (26,3)<br /> 626 (63,6)<br /> 853 (86,6)<br /> <br /> Nhóm  nhu  cầu  về  vận  động  là  cao  nhất <br /> 82,7%, kế tiếp là nhu cầu hòa nhập xã hội 73,7% <br /> và thấp nhất là nhu cầu giao tiếp 13,4%. <br /> Bảng 3: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm sinh hoạt <br /> (n=985) <br /> <br />  Đối tượng nghiên cứu <br /> <br /> Đặc tính mẫu<br /> Giới tính (n=985)<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Nhóm tuổi (n=982)<br /> (Có 03NKTVĐ<br /> Từ 0 đến 14 tuổi<br /> Từ 15 đến 59 tuổi<br /> Từ 60 tuổi trở lên<br /> <br /> Nhu cầu vận động<br /> Nhu cầu hòa nhập xã hội<br /> Nhu cầu sinh hoạt<br /> Nhu cầu giao tiếp<br /> <br /> Nhu cầu<br /> (n %)<br /> 815 (82,7)<br /> 726 (73,7)<br /> 359 (36,4)<br /> 132 (13,4)<br /> <br /> Nhu cầu sinh hoạt<br /> Đại, tiểu tiện<br /> Làm vệ sinh<br /> Mặc quần áo<br /> Ăn uống<br /> <br /> Có nhu cầu<br /> n (%)<br /> 338 (34,3)<br /> 336 (34,1)<br /> 333 (33,8)<br /> 173 (17,6)<br /> <br /> Mức độ 1<br /> n (%)<br /> 244 (72,2)<br /> 238 (70,8)<br /> 242 (72,7)<br /> 118 (68,2)<br /> <br /> Mức độ 2<br /> n (%)<br /> 94 (27,8)<br /> 98 (29,2)<br /> 91 (27,3)<br /> 55 (31,8)<br /> <br /> Trong các nhu cầu về sinh hoạt thì nhu cầu <br /> về đại, tiểu tiện có tỷ lệ cao nhất 34,3% với nhu <br /> cầu ở mức độ 2 là 27,8%. Ăn uống có nhu cầu <br /> thấp nhất với 17,6% và nhu cầu ở mức độ 2 là <br /> 31,8%. <br /> Bảng 4: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm giao tiếp <br /> (n=985) <br /> Nhu cầu giao tiếp<br /> <br /> Có nhu cầu<br /> n (%)<br /> 122 (12,4)<br /> 118 (12)<br /> 116 (11,8)<br /> <br /> Hiểu câu nói<br /> Nói<br /> Thể hiện ý muốn<br /> Ra hiệu để người khác<br /> 112 (11,4)<br /> biết ý muốn của mình<br /> Hiểu được điệu bộ, dấu<br /> 109 (11,1)<br /> hiệu của người khác<br /> Đọc môi<br /> 96 (9,7)<br /> <br /> Mức độ1 Mức độ 2<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> 94 (77)<br /> 28 (23)<br /> 91 (77,1) 27 (22,9)<br /> 91 (78,4) 25 (21,6)<br /> 85 (75,9)<br /> <br /> 27 (24,1)<br /> <br /> 83 (76,1)<br /> <br /> 26 (23,9)<br /> <br /> 80 (83,3)<br /> <br /> 16 (16,7)<br /> <br /> Nhu cầu về giao tiếp thì nhu cầu về hiểu câu <br /> nói  có  tỷ  lệ  cao  nhất  12,4%,  trong  đó  nhu  cầu <br /> mức độ 2 là 23,0%. Nhu cầu về đọc môi có tỷ lệ <br /> thấp nhất 9,7% với nhu cầu mức độ 2 là 16,7%. <br /> Bảng 5: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm vận động <br /> (n=985) <br /> Nhu cầu vận động<br /> Di chuyển được trong<br /> làng<br /> Đi bộ được ít nhất 10<br /> bước<br /> Di chuyển được trong<br /> nhà<br /> <br /> Có nhu cầu Mức độ 1 Mức độ 2<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> 778 (79)<br /> 694 (70,5)<br /> <br /> 624 (80,2) 154 (19,8)<br /> 555 (80)<br /> <br /> 139 (20)<br /> <br /> 645 (65,5) 514 (79,7) 131 (20,3)<br /> <br /> 561<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> Nhu cầu vận động<br /> Đứng<br /> Ngồi<br /> Đau các nơi<br /> Trẻ bú sữa mẹ, lớn<br /> bình thường<br /> <br /> Có nhu cầu<br /> n (%)<br /> 186 (18,9)<br /> 132 (13,4)<br /> 27 (2,7)<br /> <br /> Mức độ 1<br /> n (%)<br /> 94 (50,5)<br /> 91 (68,9)<br /> 17 (62,9)<br /> <br /> Mức độ 2<br /> n (%)<br /> 92 (49,5)<br /> 41 (31,1)<br /> 10 (37,1)<br /> <br /> 5 (0,5)<br /> <br /> 2 (40)<br /> <br /> 3 (60,0)<br /> <br /> Trong  các  nhu  cầu  về  giao  tiếp  thì  nhu  cầu <br /> về  di  chuyển  được  trong  làng  có  tỷ  lệ  cao  nhất <br /> 79%, trong đó nhu cầu mức độ 2 là 19,8%. Nhu <br /> cầu  về  trẻ  bú  sữa  mẹ,  lớn  bình  thường  có  tỷ  lệ <br /> thấp nhất 0,5% với nhu cầu mức độ 2 là 60,0%. <br /> Bảng 6: Phân bố nhu cầu PHCN nhóm HNXH theo <br /> mức độ nhu cầu (n=985) <br /> Nhu cầu hòa nhập Có nhu cầu<br /> xã hội<br /> n (%)<br /> Làm việc và thu<br /> 684 (69,4)<br /> nhập<br /> Tham gia hoạt động<br /> 649 (65,9)<br /> cộng đồng<br /> Làm việc nội trợ<br /> 599 (60,8)<br /> Tham gia hoạt động<br /> 359 (36,4)<br /> gia đình<br /> Đi học<br /> 53 (5,4)<br /> Chơi đùa<br /> 57 (5,8)<br /> <br /> Mức độ 1 Mức độ 2<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> 363 (53,1) 321 (46,9)<br /> 460 (70,9) 189 (29,1)<br /> 462 (77,1) 137 (22,9)<br /> 296 (82,4)<br /> <br /> 63 (17,6)<br /> <br /> 5 (9,4)<br /> 30 (52,6)<br /> <br /> 48 (90,6)<br /> 27 (47,4)<br /> <br /> Trong  các  nhu  cầu  về  hòa  nhập  xã  hội  thì <br /> nhu  cầu  về  làm  việc  và  thu  nhập  có  tỷ  lệ  cao <br /> nhất 69,4%, trong đó nhu cầu mức độ 2 là 46,9%. <br /> Nhu  cầu  về  đi  học  có  tỷ  lệ  thấp  nhất  5,4%  với <br /> nhu cầu mức độ 2 là 90,6%. <br /> Bảng 7: Nhu cầu PHCN theo giới (n=985) <br /> Giới tính<br /> Nam<br /> Nữ<br /> <br /> Có nhu cầu<br /> n (%)<br /> 544(95,6)<br /> 401(96,4)<br /> <br /> Không có nhu cầu<br /> n (%)<br /> 25(4,4)<br /> 15(3,6)<br /> <br /> p<br /> 0,536<br /> <br /> Không  có  mối  liên  quan  giữa  giới  tính  với <br /> nhu cầu PHCN với p >0,05.  <br /> Bảng 8: Tỷ lệ NKTVĐ có nhu cầu PHCN theo nhóm <br /> tuổi (n=982) (Có 03 NKTVĐ không đồng ý cung cấp <br /> tuổi) <br /> Nhóm tuổi<br /> Từ 0 đến 14 tuổi<br /> Từ 15 đến 59 tuổi<br /> Từ 60 tuổi trở lên<br /> <br /> Nhu cầu n(%)<br /> 87(98,9)<br /> 468(96,1)<br /> 387(95,1)<br /> <br /> Các nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi, từ 15 đến 49 <br /> tuổi, từ 60 tuổi trở lên có nhu cầu PHCN khá cao <br /> với tỷ lệ lần lượt là 98,9%; 96,1% và 95,1%.  <br /> <br /> 562<br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Qua  nghiên  cứu  cho  thấy  ở  bảng  1.  NKT <br /> nam  (57,8%)  luôn  nhiều  hơn  nữ  (42,2%),  theo <br /> nghiên cứu của Dương Quang Tỉnh nam (57,8), <br /> nữ  (42,2%)(2);  nghiên  cứu  của  Trần  Văn  Hải  tại <br /> thị  xã  Tam  Điệp,  Tỉnh  Ninh  Bình  2011nam <br /> (59,1%)và  nữ  giới  (40,9%)(7);  điều  này  cho  thấy <br /> rằng  nam  tham  gia  lao  động,  làm  việc,  đi  bộ <br /> đội…  ngoài  xã  hội  nhiều  hơn  nữ  nên  tỷ  lệ <br /> thương  tật  gây  nên  khuyết  tật  nhiều  hơn  nữ; <br /> bảng 8 cho thấy nhu cầu PHCN ở các nhóm tuổi <br /> khá  cao  với  tỷ  lệ  lần  lượt  là  (98,9%;  96,1%  và <br /> 95,1%),  điều  này  cho  thấy  mọi  lứa  tuổi  đều  có <br /> nhu  cầu  PHCN  là  nhu  cầu  thiết  yếu  của  người <br /> khuyết  tật,  họ  mong  mỏi  được  phục  hồi  sức <br /> khỏe  như  những  người  cùng  trang  lứa  cùng <br /> hoàn cảnh. WHO đã chia 23 nhu cầu cơ bản của <br /> NKT theo 4 nhóm là: nhu cầu về sinh hoạt, nhu <br /> cầu  tự  giao  tiếp,  nhu  cầu  về  vận  động  và  nhu <br /> cầu về hòa nhập xã hội, nhu cầu về vận động là <br /> cao nhất (82,7%); thấp nhất là nhu cầu giao tiếp <br /> (13,4%);  theo  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Dương <br /> Hanh  và  Nguyễn  Trung  Kiên  nhu  cầu  về  vận <br /> động (39,77%) và thấp nhất là nhu cầu giao tiếp <br /> (39,47%)(4); nghiên cứu của Nguyễn Lương Bầu <br /> năm  2005  nhu  cầu  về  vận  động  52,76%  và  nhu <br /> cầu  giao  tiếp  25,85%(5).  Đối  tượng  nghiên  cứu <br /> các  tác  giả  nêu  trên  là  người  khuyết  tật  chung; <br /> đối tượng nghiên cứu là những người khuyết tật <br /> vận  động  tại  cộng  đồng  nên  nhu  cầu  về  vận <br /> động  là  cao  nhất;  nhu  cầu  giao  tiếp  thấp  nhất <br /> tương  tự  kết  quả  tác  giả  Nguyễn  Dương  Hanh <br /> và  Nguyễn  Trung  Kiên  thấp  nhất  là  nhu  cầu <br /> giao tiếp (39,47%)(4). <br /> Nhu  cầu  về sinh hoạt: đại,  tiểu  tiện có  tỷ  lệ <br /> cao nhất 34,3% trong đó nhu cầu ở mức độ 1 là <br /> 72,2%, mức độ 2 là 27,8%. Ăn uống có nhu cầu <br /> thấp nhất với 17,6% trong đó nhu cầu ở mức độ <br /> 1  là  (68,2%),  mức  độ  2  là  (31,8%).  Nhu  cầu  về <br /> sinh hoạt của người KTVĐ: đó là nhu cầu cơ bản <br /> nhất  của  con  người  như:  là  tự  ăn  uống,  đánh <br /> răng,  tắm  rửa,  đi  đại  tiểu  tiện  và  mặc  quần <br /> áo...Tuy  vậy,  người  KTVĐ  thường  bị  phân  biệt <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> đối xử, dễ dẫn đến cách sống khép mình và tách <br /> biệt, tự ti nhất là đối với NKT nặng. Ăn uống là <br /> một chức năng tự nhiên của đời sống sinh học, <br /> có ý nghĩa sống còn với mỗi con người, vẫn biết <br /> thế nhưng không phải ai cũng tự ăn uống được <br /> nên  NKT  cần  phải  tự  thích  nghi.  Người  KTVĐ <br /> thường nghèo, ít và thậm chí chưa được tiếp cận <br /> kiến thức về dinh dưỡng nên họ ăn uống thường <br /> không  hợp  lý,  các  nhu  cầu  thuộc  về  vệ  sinh  cá <br /> nhân như đại tiểu tiện, đánh răng, rửa mặt, thay <br /> quần  áo  có  thể  NKTVĐ  còn  tùy  tiện  vì  ít  giao <br /> tiếp nên chưa chú ý hoặc không có khả năng tự <br /> chăm  sóc  cho  bản  thân.  Theo  nghiên  cứu <br /> Nguyễn  Dương  Hanh  và  Nguyễn  Trung  Kiên <br /> nhu cầu cao nhất là đi vệ sinh 97,24%, trong đó <br /> loại 1 (70,21%), loại 2 (29,79%), thấp nhất là tự ăn <br /> uống  48,96%  trong  đó  loại  1(87,32%),  loại  2 <br /> (12,68%)(4). Ở cả hai nhu cầu cao nhất và nhu cầu <br /> thấp nhất tỷ lệ NKT có nhu cầu mức độ 2 thấp <br /> hơn  mức  độ 1,  đây  là  dấu  hiệu  cho thấy  ở nhu <br /> cầu sinh hoạt NKT ít lệ thuộc vào người khác <br /> Nhu cầu giao tiếp của NKTVĐ: gồm những <br /> nhu cầu như tự mình hiểu được điều người khác <br /> nói  hoặc  diễn  đạt;  đồng  thời  biểu  hiện  ý  nghĩ, <br /> nhu cầu, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của bản <br /> thân để người chưa khuyết tật có thể hiểu được. <br /> Việc trao đổi các thông tin qua giao tiếp giúp cho <br /> mọi người hiểu về nhau, với khả năng, tình cảm <br /> và  trách  nhiệm  của  gia  đình  và  cộng  đồng  cần <br /> động  viên,  chia  sẽ,  giúp  đỡ  NKTVĐ  những  gì <br /> cần thiết, kịp thời, kết quả giống các tác giả khác <br /> về  nhu  cầu  tuy  có  khác  nhau  về  tỷ  lệ  các  nhu <br /> cầu.  Nhu  cầu  giao tiếp thì nhu  cầu về hiểu  câu <br /> nói  có  tỷ  lệ  cao  nhất  12,4%,  trong  đó  nhu  cầu <br /> mức độ 1 (77%), mức độ 2 là (23%), nhu cầu về <br /> đọc  môi  có  tỷ  lệ  thấp  nhất  9,7%  với  nhu  cầu, <br /> mức  độ 1  (83,3%) mức độ 2  là  (16,7%).  Kết  quả <br /> tương  đương  kết  quả  nghiên  cứu  Nguyễn <br /> Dương  Hanh  và  Nguyễn  Trung  Kiên  nhu  cầu <br /> giao  tiếp  39,47%  trong  đó  nhu  cầu  về  hiểu  câu <br /> nói  chiếm tỷ  lệ  cao nhất 91,11%  trong  đó  loại  1 <br /> (43,09%),  loại  2  (56,91%),  thấp  nhất  là  nhu  cầu <br /> đọc  bằng  môi  57,04%,  trong  đó  loại  1  (74,03%), <br /> loại 2  (25,97%)(4).  Ở  cả  hai  nhu  cầu  cao nhất  và <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br /> nhu cầu thấp nhất tỷ lệ NKT có nhu cầu mức độ <br /> 2 thấp hơn mức độ 1, đây là dấu hiệu cho thấy ở <br /> nhu  cầu  giao  tiếp  NKT  ít  lệ  thuộc  vào  người <br /> khác và có khả năng hòa nhập cộng đồng với tỷ <br /> lệ cao. <br /> Nhu cầu về vận động của người KTVĐ gồm <br /> hoạt động như: ngồi dậy, đứng đi lại quanh nhà, <br /> đi lại trong làng, trẻ bú mẹ, lớn bình thường và <br /> biểu hiện đau ở các nơi. Kết quả nghiên cứu cho <br /> thấy, nhu cầu về di chuyển được trong làng có tỷ <br /> lệ  cao nhất 79%,  trong đó nhu  cầu mức  độ 1  là <br /> (80,2%), mức độ 2 là (19,8%); nhu cầu về trẻ bú <br /> sữa mẹ, lớn bình thường có tỷ lệ thấp nhất 0,5% <br /> với nhu cầu mức độ 1(40%) mức độ 2 là (60%), <br /> kết  quả  tương  đương  nghiên  cứu  Nguyễn <br /> Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên nhu cầu di <br /> chuyển  trong  xóm  cao  nhất  chiếm  tỷ  lệ  98,5% <br /> trong đó loại 1(57,46%), loại 2 (42,54%). <br /> Sự khác nhau giữa các nhu cầu về vận động <br /> của người KTVĐ có thể một phần là do mức độ <br /> khuyết  tật  khác  nhau,  mặt  khác,  trong  thực  tế <br /> NKTVĐ thường ít vận động nên các thương tổn <br /> thứ cấp lại dễ phát sinh làm cho việc vận động <br /> của họ thêm khó khăn hơn. Do vậy, việc PHCN <br /> cho NKTVĐ về lĩnh vực vận động tại cộng đồng <br /> cần lồng ghép nhiều kỹ thuật mới đạt hiệu quả. <br /> Ở cả hai nhu cầu cao nhất và nhu cầu thấp nhất <br /> tỷ lệ NKT có nhu cầu mức độ 2 thấp hơn mức độ <br /> 1, đây là dấu hiệu cho thấy NKTVĐ luôn cần có <br /> sự giúp đỡ để sớm hòa nhập cộng đồng. <br /> Nhu cầu hòa nhập xã hội của NKTVĐ: nhu <br /> cầu  hòa  nhập  xã  hội  của  NKTVĐ  không  giống <br /> nhau giữa trẻ em và người lớn; trong đó trẻ em <br /> KTVĐ có nhu cầu về hòa nhập xã hội thông qua <br /> các  hoạt  động  với  các  bạn  cùng  lứa  tuổi  bao <br /> gồm:  chơi  đùa  chỉ  có  5,8%  (mức  độ  1:  52,6%; <br /> mức độ 2: 47,4%); đi học 5,4% (mức độ 1: 9,4%; <br /> mức độ 2: 90,6%); theo nghiên cứu của Nguyễn <br /> Dương  Hanh  và  Nguyễn  Trung  Kiên  nhu  cầu <br /> cao  nhất  là  đi  học  84,21%  trong  đó  loại  1 <br /> (43,75%),  loại  2  (56,25%),  thấp  nhất  là  chơi  đùa <br /> 73,68% trong đó loại 1 (21,43%), loại 2 (78,57%). <br /> Qua kết quả nêu trên chúng ta thấy trẻ em ở lứa <br /> <br /> 563<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> tuổi đi học, vui đùa, nhưng nhu cầu ở mức độ 2 <br /> luôn cao, tỷ lệ này cho thấy trẻ em không thể đi <br /> học  được  chiếm  tỷ  lệ  cao.  Đối  với  người  lớn <br /> KTVĐ,  nhu  cầu  về  hòa  nhập  xã  hội  người  lớn <br /> bao  gồm  các  hoạt  động  như:  tham  gia  các  hoạt <br /> động trong gia đình, tham gia các hoạt động xã <br /> hội, làm việc và thu nhập, làm nội trợ. Trong các <br /> nhu cầu về hòa nhập xã hội thì nhu cầu về làm <br /> việc và thu nhập có tỷ lệ cao nhất 69,4% trong đó <br /> nhu cầu mức độ 1 là 53,1%, mức độ 2 là 46,9%. <br /> Nhu cầu về tham gia hoạt động gia đình có tỷ lệ <br /> thấp nhất 36,4% với nhu cầu mức độ 1 là 82,4%, <br /> nhu cầu mức độ 2 là 17,6%; theo nghiên cứu của <br /> Nguyễn  Dương  Hanh  và  Nguyễn  Trung  Kiên <br /> nhu cầu cao nhất là làm việc và thu nhập 94,34% <br /> trong đó loại 1(15,69%), loại 2 (84,31%), nhu cầu <br /> về tham gia hoạt động gia đình có tỷ lệ thấp nhất <br /> 74,39% với nhu cầu mức độ 1 là 40,53%, nhu cầu <br /> mức độ 2 là 59,47%. Từ kết quả trên nhận thấy <br /> nhu cầu làm việc có thu nhập luôn chiếm tỷ cao, <br /> điều này do NKT khó có cơ hội làm việc độc lập, <br /> nhất  là  NKT  có  nhu  cầu  ở  mức  2  là  không  thể <br /> làm việc độc lập và hỗ trợ cao hơn nhu cầu sinh <br /> hoạt gia đình luôn thấp hơn bởi vì sinh hoạt gia <br /> đình  thì  đơn  giản  hơn,  nhu  cầu  mức  độ  1  cao <br /> hơn  mức  độ  2;  còn  nghiên  cứu  của  Nguyễn <br /> Dương Hanh và Nguyễn Trung Kiên thì ngược <br /> lại,  cho  thấy  NKT  trong  nghiên  cứu  có  cơ  hội <br /> hòa nhập xã hội nhiều hơn.  <br /> <br /> KIỀN NGHỊ <br /> Chương  trình  PHCN  dựa  vào  cộng  đồng <br /> tỉnh  Bình  Dương  cần  phải  khảo  sát  nhu  cầu <br /> PHCN  của  NKTVĐ  theo  từng  nhóm  nhu  cầu <br /> và  có  kế  hoạch  hổ  trợ  cho  NKTVĐ  sớm  hòa <br /> nhập xã hội.  <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> Ban chỉ đạo điều tra dân số trung ương (2009) ʺTổng điều tra <br /> dân số và nhà ở Việt Nam 2009ʺ. NXB Y học. Hà Nội. Tr 6 ‐ <br /> 226. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Dương  Quang  Tỉnh  (2011),  Nghiên  cứu  nhu  cầu  phục  hồi <br /> chức năng của người khuyết tật và kết quả chương trình phục <br /> hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 2 xã của huyện tuyên <br /> Du  Tỉnh  Bắc  Ninh.  Luận  án  Bác  sĩ  Chuyên  khoa cấp  II.  Đại <br /> học Y Hà Nội. Tr 60. <br /> <br /> 3.<br /> <br /> Công Phượng (2012).  <br /> https://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Public<br /> ations%202011/Disability_Viet.pdf. Truy cập ngày 23/1/2012. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Qua  kết  quả  nghiên  cứu  trên  985  người <br /> khuyết  tật  vận  động  tại  thành  phố  Thủ  Dầu <br /> Một, tỉnh Bình Dương 06/2012 ‐ 09/201. Người <br /> khuyết  tật  nhu  cầu  theo  nhóm,  vận  động <br /> (82,7%),  hòa  nhập  xã  hội  73,7%,  sinh  hoạt <br /> 36,4%, giao tiếp (13,4%). <br /> <br /> 1.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Nguyễn Dương Hanh, Nguyễn Trung Kiên (2011). Nhu cầu <br /> phục  hồi  chức  năng  tại  cộng  đồng  của  người  khuyết  tật  ở <br /> quận Ninh Kiều. Đề tài nghiên cứu khoa học cáp thành phố. <br /> Thành phố Cần Thơ. Tr38 ‐ 39. <br /> <br /> 5.<br /> <br /> Nguyễn  Lương  Bầu  (2005),  Tình  hình  người  tàn  tật  và  hoạt <br /> động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Tân <br /> Yên tỉnh Bắc Giang năm 2005. Luận án Bác sĩ Chuyên khoa <br /> cấp II. Trường Đại học Y Thái Bình. Tr 43 ‐ 82. <br /> <br /> 6.<br /> <br /> Trần Văn Chương (2010), Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt <br /> nửa người do tai biến mạch máu não. Nhà xuất bản Y học Hà <br /> Nội. Hà Nôi.Tr 9 ‐ 71. <br /> <br /> 7.<br /> <br /> Trần  Văn  Hải  (2011),  Tình  hình  hoạt  động  phục  hồi  chức <br /> năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật về vận động <br /> tại thị xã Tam Điệp Tỉnh Ninh Bình 2011. Luận án tốt nghiệp <br /> chuyên khoa II. Đại học Y Thái Bình. Tr 29 ‐ 101. <br /> <br /> 8.<br /> <br /> United Nation Population Fund (2009). Người khuyết tật Việt <br /> Nam: một số kết quả chủ yếu từ tổng cục điều tra dân số và <br /> nhà ở Việt Nam 2009. Tr. 34‐78. <br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài báo:  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 18/5/2014 <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:  <br /> <br /> 25/6/2014 <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:  <br /> <br /> 14/11/2014 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 564<br /> <br />  <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2