intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

113
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn. Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay

  1. LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động c ủa nền kinh tế. Nhu c ầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầ u tư và tăng trưở ng vốn là một cặp phạ m trù c ủa tăng trưở ng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đế n một lượ ng vốn lớn. Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để duy trì những thành quả đã đạ t được c ủa nền kinh tế nhờ mấy nă m đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưở ng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơ i vào tình trạng lạc “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nướ c ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệ u quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh. Nguồn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầ u tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú vừa chủ động nằm trong tầm tay. Nguồn trong nướ c vừa là tiền đề vừa là điều kiệ n để “ đón” các nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽ không huy động được nhiều và sử dụng có hiệu quả khi thiếu nguồn vốn “bạn hàng” trong nước. Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lợi đã mở ra những khả năng to lớn để huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn ở trong nước được xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kịnh tế. Qua nghiên c ứu thực tế, và với cơ sở kiến thức đã tích luỹ được trong thời gian qua em nhận thấy tầm quan trọng c ủa việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạ n hiện nay. Cũng như xuất phát từ tính cấp thiết c ủa vấn đề này, em chọn đề
  2. tài: “Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay”. Nội dung c ủa đề tài này bao gồm các nội dung sau: PHẦN I: Cơ sở phương pháp luận đ ể huy đ ộng nguồn vốn. PHẦN II: Thực trạng huy đ ộng vốn trong nước trong thời gian qua ở Việt nam. PHẦN III: Định hướng và giải pháp huy đ ộng vốn trong nước ở Việt nam trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Lưu Thị Hương đã tận tình hướ ng dẫn em và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Vì thời gian c ũng như khả năng có hạn, cho nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu xót . Em rất mong nhận được sự góp ý c ủa thầy, cô và c ủa các bạn. Hà nội, ngày 10/ 2/2003 Sinh viên thực hiện. Đinh Thị Thu Huyền
  3. PHẦN I: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Trước hết, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu qủa các hoạt động kinh tế, nó bao gồm những nguồn vật tư và tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân. Vì vậy, chính sách tạo vốn cơ bản phải tuân thủ nguyên tắc lợi ích c ủa ngườ i có vốn và do đó, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục tiêu c ủa chính sách tạo vốn trước hết và chủ yếu là tạo ra mô i trườ ng kinh tế và tiền đề pháp lý đẻe biến mọi nguồn tiền tệ thành tư bản sinh lợi và tăng trưở ng trong quá trình tái sản xuất xã hôị. Các nguồn chủ yếu bao gồm :vốn đầ u tư kinh tế c ủa nhà nước, vốn tự có c ủa các doanh nghiệp, vốn bằng tiền và tiền nhàn rỗi c ủa dân cư và vốn c ủa các doanh nghiệp và tổ choc tài chính quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay vốn là yếu tố vật chất quan trọng nhất cho tăng trưở ng. Để tao ra tốc độ tăng trưở ng kinh tế từ 7-8% thì cần tích luỹ một lượ ng vốn từ 20- 25% GDP. Nếu trong những nă m tới mục tiêu tăng trưở ng kinh tế là hai con số trong vài thập niên tới thì cần thì tỷ lệ tích luỹ vốn phải lên tới trên 30% GDP. Đây là một nhu cầu lớn cần phải giả i quyết để khai thác nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước. Vốn ngân sách nhà nước một thời gian giảm xuống nay đã bắt đầ u tăng lên. năm 1990 là 20% thì tới năm 1994 đã tăng lên là 44% ngân sách. Để đạt được kết quả đó thì nguyên nhân cơ bản là chính sách thuế đã được cải cách một cách toàn diện và thu được nhiều kết quả cho ngân sách.
  4. Năm1990 thu ngân sách từ thuế phí chiếm 73,69%, nă m 1993 phần thu đó là 93,8%. Nếu so với GDP thì các tỷ trọng tương tự là 17,3% và 17,06% vốn huy động từ các nguồn khác cũng có xu hướ ng tăng do chính sách khuyến khích đầ u tư, tư nhân và tạo dựng được môi trườ ng đầ u tư cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Điều mà ai cũng có thể đồng ý với nhau là một nền kinh tế kém phát triển có thể cất cánh được nếu không có sự tham gia c ủa các nguồn vốn từ nước ngoài. Vai trò của nguồn vốn bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nhằ m hỗ trợ khai thông những cản ngại, tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển. Vì vậy chúng ta nên nỗ lực huy động nguồn vốn từ bên ngoài dướ i nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không nê n trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển, chúng ta cần phải khẳng định vai trò c ủa nguồn vốn trong nước đóng vai trò quan trọng hay quyết định. Mặc dù nguồn vốn nà y còn thấp so với vốn dài hạn ( cho thời kỳ 1996- 2000) vẫn còn khó huy động trong hiện tại. Theo ý kiến c ủa các chuyên gia trong và ngoài nước , cùng với kinh nghiệ m c ủa các nước đang phát triển cho thấy: Nguồn vốn trong nước vẫn là nguồn vốn có tính chất quyết định, ngườ i dân trong nước vẫn chưa dám bỏ vốn ra đầ u tư thì ngườ i nước ngoài c ũng chưa mạnh dạ n bỏ vốn dầu tư vào Việt nam. Vấn đề đặt ra là không phải tìm mọi cách để huy động cho được các nguồn vốn, mà phải coi trọng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ấy cho đầu tư phát triển sao cho có hiệu quả để nguồn vốn ấy sinh sôi nảy nở và đạt được chiến lược hiệu quả kinh tế - xã hội đề ra. Đầu tư phát triển phải đả m bảo được các yêu cầu sau: Phải được tính bền vững trong đầ u tư phát triển, tức là tự bản thân nó phải có mầm mống cho tăng trưở ng trong tương lai, nhằ m s ử dụng tài nguyên một cách hợp lý để không ngừng khai thác lợi thế so sánh c ủa tiề m năng đất nước.
  5. - Sử dụng nguồn vốn đầ u tư phát triển phải có hiệu quả để tái tạo và phát triển các nguồn vốn, tạo tiền đề cho việc huy động vốn ở giai đoạ n tiếp theo. - Nền kinh tế Việt nam có xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quâ n đầu ngườ i khoảng 300 đô la/ năm, lại nằm trong khu vực ASEAN có tốc độ tăng trưở ng cao, nên Việt nam phảt duy trì tốc độ tăng trưở ng cao để đuổi kịp các nước trong khu vực trong vài thập niên, mặc dù chịu tác đông nhất định c ủa cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực . Vì vậy Chính phủ phải có kế hoạch,huy động vốn phù hợp với khả năng phát triển c ủa nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm c ủa nhâ n dân. trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế, nếu không có vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được. . Vốn đ ầu tư: - Khái niệm: Vốn đầ u tư là những chi phí để tái sản xuất tài sản cố định bao gồm các chi phí để thay thế những tài sản cố định bị thải loại để tăng mới các tài sản cố định và để gia tăng các tài sản cố định tồn kho. - Các hình thức đầu tư: + Đầu tư trực tiếp. + Đầu tư gián tiếp. . Cơ cấu vốn đ ầu tư: a. Nguồn vốn trong nước bao gồm các loại vốn chủ yếu sau: - Vốn huy động từ ngân sách nhà nước. - Vốn huy động trong dân cư. - Vốn huy động từ tiết kiệm c ủa các doanh nghiệp. b. Nguồn vốn ngoài nước bao gồm: - Vốn đầ u tư trực tiếp - Vốn đầ u tư gián tiếp - Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức.
  6. II/ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VỐN TRONG NƯ ỚC. 1/ Vốn huy đ ộng từ ngân sách nhà nước Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượ ng đầ u tư, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trườ ng đầu tư thuận lợi nhằ m thúc đẩ y mạnh đầ u tư c ủa mọi thành phần kinh tế theo định hướ ng chung c ủa kế hoạch. Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng c ủa nền kinh tế đả m bảo theo đúng định hướ ng c ủa chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn ngân sách bao gồm: Nguồn thu trong nước và nguồn thu bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay nợ c ủa tư nhân nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần có những sửa đổi trong chính sách đầu tư. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước:là các nguồn tàI chính có khả nămg tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại. -Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất. -Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông-phân phối. -Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản: -Thuế ,phí và lệ phí. -Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu c ủa Nhà nước. -Thu lợi tức cổ phần c ủa Nhà nước. -Các khoản thu khác theo luật định. Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước hàng nă m mà còn là công cụ c ủa Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước không ngừng tăng lê n qua các năm, bình quân từ 13,1% GDP (thời kỳ1986- 1990) lên 20,5% ( thời kỳ 1991- 1995) ngân sách nhà nước từ chỗ thu không đủ chi đế n nay
  7. đã có một phần tích luỹ dành cho đầ u tư phát triển từ 2,3% GDP năm 1991 tăng lên 6,1% GDP vào năm 1996 ( nếu cả do khấu hao cơ bản). Nguyên nhân chủ yếu c ủa nó là: - Ngân sách nhà nước đã điều chỉnh lại cơ cấu đầ u tư nhằm tạo ra các tiền đề thu hút vốn đầ u tư. - Chi c ủa ngân sách nhà nước dành cho đầ u tư phát triển chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng c ủa nền kinh tế xã hội. - Ngân sách nhà nước không c òn bao cấp cho các xí nghiệp nhà nướ c thông qua cổ phần hoá và tập trung đầ u tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp. Mục tiêu c ủa huy động vốn ngân sách nhà nước phải dành khoảng t ừ 20- 25% tổng số chi ngân sách cho đầu tư phát triển hàng năm. Khai thác có hiệu quả tín dụng nhà nước đầ u tư phát triển, đồng thời phải đẩ y mạnh hình thức vay vốn trong nhân dân, cho đầu tư phát triển kinh tế là quốc sách hàng đầ u. Muốn đạt được các hiệu quả trên cần phải thực các biện pháp sau: Hình thành nguồn vốn đầ u tư trong ngân sách: Các biện pháp quan trọng nhất để tăng thu là thu đúng, thu đủ các khoản vay trong nước. Thu ngân sách nhà nước trong s ự phát triển bền vững, tức là thu nhưng không là m suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bổi dưỡ ng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý vừa đả m bảo NSNN có nguồn thu cao, vừa đả m bảo để các đối tượ ng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định mức thu tại diểm “ giới hạn tối ưu”này không đơn giả n mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh và có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡ ng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp về khoa học kỹ thuật, công nghệ và nhân lực... trong một chừng mực không bao cấp.
  8. Không tận thu NSNN quá mức để bao cấp trong cấp phát mà chỉ thu trong chừng mực tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu chi c ủa Nhà nước. Đối với những ngành , những địa phương có thất thu lớn thì cần tăng c ườ ng thu và tận thu, nhưng quan điểm bao trùm thì không phải là tận thu-Vì điều đó sẽ ảnh hưở ng đế n khả năng tăng trưở ng c ủa nền kinh tế. + Cải tiến các hệ thống thuế, làm cho diện thu thuế tăng lên, nhưng thuế xuất đơn giản hoá. Kết quả là: giảm được tỷ lệ trốn lậu thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng được nhu cầu chi thườ ng xuyên và chi cho đầ u tư phát triển, đồng thời tránh được các khoản lạ m thu, gây khó khăn phiền hà đế n sinh hoạt và các hoạt động khác c ủa đời sống dân cư. + Quản lý tốt vấn đề nợ, đả m bảo đúng đối tượ ng trả nợ và tính kỹ các điều kiện trả trước khi ký hợp định khung vay vốn, và hiệp định vay cho từng công trình, chương trình dự án đầu tư. Các chính sách về ngân sách nhằ m huy động vốn dàI hạn cho phát triể n kinh tế -xã hội cần thườ ng xuyên đổi mới cảI tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống thuế. - Phân bổ và sử dụng tốt các nguồn vốn đầ u tư từ ngân sách nhà nước + Tăng quy mô đầ u tư từ ngân sách nhà nước và sử dụng đúng hướ ng nguồn vốn này với biện pháp bao chùm là chống thất thu và tiết kiệm chi thườ ng xuyên để tăng quy mô nguồn đầ u tư từ ngân sách nhà nước. + Từng bước xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát quản lý đầ u tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn c ủa nhà nước. + Tăng cườ ng công tác quản lý sau dự án. Những dự án này dùng nguồn vốn nhà nước thườ ng có quy mô vốn rất lớn, hiện nay việc thẩm định các dự án là tương đối chặt chẽ thì trái lại việc quản lý sau dự án lại bị buông lỏng dẫn đế n tình trạng chi tiết trên danh nghĩa nhưng lại lãng phí trên thực tế. Sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để quản lý vốn, với nguồn vốn nhà nước được thông qua vay nước ngoài với điều kiện ưu đã i thì tiến hành cho vay lại để tạo điều kiện bình đẳ ng trong sản xuất kinh doanh và tái tạo
  9. nguồn vốn. Tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách hiện vẫn là một khả năng rất lớn cần tận dụng, bởi lẽ so với các nước tỷ lệ động viên thu nhập quốc dâ n vào ngân sách nhà nước là tương đối cao. Tỷ lệ thuế ở các nước so vớ i GDP là tương đối cao ( thườ ng đạt mức dưới 20% ). 2/ Nguồn vốn huy đ ộng từ doanh nghiệp nhà nước. Trong chiến lược ổn định kinh tế Việt nam đến năm 2000, Đảng ta đã chỉ rõ “ chính sách tài chính quốc gia hướ ng vào việc huy động vốn và s ử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân” . Tạo vốn và s ử dụng vốn một cách có hiệu quả là một vấ n đề mà Đả ng và các doanh nghiệp nhà nước luôn quan tâm. Bởi có huy động được vốn mới tiến hành được quá trình công nghiệp hoá- hiện đạ i hoá đấ t nước. Đối với doanh nghiệp, chính sách tài chính hướ ng vào các việc mở rộng khả năng hoạt động mạnh mẽ có hiệu quả cao c ủa các đơn vị sản xuất kinh doanh, đó là những tế bào tài chính; làm cho các nguồn vốn chu chuyển nhanh và linh hoạt, đồng thời tạo ra cơ sở để nhà nước có khả năng kiể m soát được nền tài chính quốc gia. Trong lĩnh vực đầ u tư cho khu vực doanh nghiệp nhà nước cần phả i thực hiện một số giải pháp và chính sách sau: -Các doanh nghiệp nhà nước thuần tuý kinh doanh tự huy động nguồn vốn trong xã hội hoặc tín dụng ngân hàng để đả m bảo được điều kiện đầ u tư bình đẳ ng với các thành phần kinh tế c ủa doanh nghiệp. -Sớm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp thật cần thiết, còn cho phép chuyển đổi hình thức sở hữu, với sở hữu đan xen, cổ phần hoá" Đồng thời trong cơ chế chính sách cần đả m bảo sự bình đẳ ng tối đa, cùng loại hình hoạt động, nếu như không có các quy chế đặc biệt thì đề u có cơ chế về thuế, tín dụng và lãnh thổ. - Cùng với quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế, cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ để tránh tình trạng thêm tầng lớp trung gian, gâ y
  10. khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp. Các bộ chuyển nhanh sang các chức năng quản lý nhà nước và chuyển nhanh về cơ chế Bộ chủ quản để các doanh nghiệp tự chủ trong bảo bảo toàn và phát triển nguồn vốn. - Hiện nay nguồn tích luỹ c ủa các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Bở i lẽ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả còn thấp, công nghệ chưa được đổi mới, chất lượ ng c ủa sản phẩm chưa cao, nên khả năng tiết kiệ m cho đầu tư chưa nhiều. Mặt khác vốn khấu hao chưa được quản lý nghiêm ngặt và khấu hao đủ. Vì vậy để huy động được nguồn vốn lớ n trong doand nghiệp nhà nước thì đòi hỏi nhà nước phải tiến hành sửa đổi và ban hành các chính sách để khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu , để có thể đầu tư phát triên sản xuất. - Trong giai đoan 1996- 2000 vốn c ủa doanh nghiệp nhà nước tự đầ u tư khoảng14-15% tổng số c ủa toàn xã hội. Mở rộng quyến tự chủ c ủa các doanh nghiệp theo hướ ng cơ cấu lại vốn sản xuất và tài sản c ủa doanh nghiệp một cách hợp lý, tính đầ y đủ giá trị quyền s ử đất vào vốn vào tà i sản tại doanh nghiệp. 3/ Nguồn vốn huy đ ộng từ trong dân cư: Theo ước tính c ủa các chuyên gia về kinh tế tài chính nguồn vốn trong dân cư có khoảng 6 tỷ USD được sử dụng qua điều tra c ủa bộ kế hoach kế hoạch đầ u tư và tổng c ục thống kê như sau: - 44% để dành c ủa dân là dùng để mua vàng và ngoại tệ - 20% để dành c ủa dân được dùng để mua nhà đất và cải thiện đờ i sống sinh hoạt. - Tuy nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhà nước huy động vốn từ trong dân với nhiều chính sách khác nhau, khi thực tế áp dụng còn nhiề u ràng buộc. Để tăng c ườ ng sử dụng nguồn vốn c ủa nhân dân hay vốn ngoà i vùng ngân sách thì cần phải có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm giàu chính đáng tạo lòng tin cho nhân dâ n
  11. yên tâm bỏ vốn ra đầ u tư, tiề m lực trong nhân dân còn rất rất lớn, muốn vậy nhà nước phải ổn dịnh tiền tệ. Vốn đầ u tư c ủa tư nhân và dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề ở nông thôn phát triển công nghiệp thủ công, thương mại , dịch vụ, vận tải…Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các chính sách sau: - Đa dạng hoá các công c ụ, huy động vốn để cho mọi ngườ dân ở bất cứ nơI nào c ũng có đIều kiện sản xuất kinh doanh. - Tăng lãi xuất tiết kiệ m đả m bảo lãi xuất dương. - Khuyến khích s ử dụng tài sản cá nhân, thực hiện chế độ thanh toá n tiền gửi ở một nơi và rút ra bất c ứ lúc nào, có vậy chúng ta mới đưa được nguồn vốn dướ i dạng cất giấu vào lưu thông. - Tao môi trườ ng đầ u tư thông thoáng và thực hiện theo quy định c ủa luật pháp để ngườ i dân dễ dàng bỏ vốn đầ u tư. - Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn, vốn vào sản xuất trên cơ sơ khai thác thế mạnh c ủa từng vùng, phát huy truyền thống hiện có của địa phương. - Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích tư nhân trong nướ c như tự đầ u tư - Thực hiện chính sách xã hội hoá dần đầ u tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế nhằ m huy động thêm nguồn lực c ủa nhân dân. 4. Thu hút vốn đ ầu tư nước ngoài . Nó có tầm quan trọng đặc biệt cho việc phát triển kinh tế với phần lớn các nước đang phát triển và là điều kiện để nhang chóng thiết lập cacad quan hệ kinh tế quốc tế, gắn thị trườ ng nội dịa với thị trườ ng thế giới trê n cả bốn mặt :thị trườ ng hàng hoá, thị trườ ng tàI chính, thị trườ ng lao động và thị trườ ng thông tin. Vì vậy, phảI xây dung một chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắ n, phù hợp voí những chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị -xã hội và khoa học hiện nay. Cần có chính sách tàI chính thích hợp để
  12. khuyến khích đầ u te nước ngoàI dướ i hình thức vay nợ, đầ u tư tàI chinh, đầu tư trực tiếp, mở chi nhánh kinh doanh, thuê chuyên gia… Thực hiệ n chế độ tàI chính ưu tiên như thuế nhập khẩu vật tư kỹ thuật , dịch vụ thông tin, thuế xuất nhập khẩu thành phẩm, thuế thu nhập , quyền được đả m bảo tàI sản, đIều kiện chuyển lợi nhuận và vốn về nước và các dịch vụ đầ u tư ưu đãI khác. Khuyến khích đặc biệt đôi với đầu tư nước ngoàI cho các công trình cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, công nghệ mũi nhọn, các ngành s ử dụng nhiều lao độngvà những dự án khai thác tài nguyên có số vốn khổng lồ. Mở rộng thị trườ ng hối đoái bằng cách cho phép nhiều ngân hàng thương mại có đủ điều kiện về vốn và nghiệp vụ, được kinh doanh ngoạ i hối và thực hiện dịch vụ thanh toán ngoại thươong nhanh chóng, thuận lợ i cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước . Tóm lại, việc kết hợp giữa “khơi trong “ và “hút ngoài”;giữa vốn tập trung c ủa Nhà nước và vốn doanh nghiệp (có được từ mọi nguồn )theo một định hướ ng đầ u tư đúng đắ n trong một cơ chế hoạt động tài chính thích hợp với tong giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc c ủng cố và là m lành mạnh nền tà i chính quốc gia, đồng thời c ũng là nhân tố tạo nên bước chuyển biến có ý nghĩa cơ bản của công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế. II/ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG NƯ ỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯ ỚC. 1/ Vốn trong nước với vấn đ ề đáp ứng nhu cầu của đ ẩu tư cho phát triển kinh tế. - Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá có tính kế hoạch nhiề u thành phần , định hướ ng XHCX nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội, khai thác và sử dụng có tiềm năng vốn c ủa đất nước đã đặt nề n kinh tế nước ta đế n một loạt các mâu thuẫn lớn cần giải quyết cấp bách. Trong đó có mâu thuẫn giữa nhu cầu đầ u tư và nguồn vốn đáp ứng cho nhu
  13. cầu ấy. Việc đánh giá đúng nguồn vốn và việc sử dụng nó trong thời gan vừa qua nó cho chúng ta những cơ sở để tạo ra chiến lược tạo vốn nhằ m khai thác mọi tiề m năng về vốn và định hướ ng chính sách sử dụng nguồn vốn có hiệu - Đối với việc huy động vồn trong nước thì đây chính là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, quyết định. Trong khi đất nước nghèo nàn, khả năng tích luỹ còn thấp thì tiết kiệm những phần chi tiêu không mang lạI hiệu quả thì nó không những là quốc sách mà chúng ta cần có các giảI pháp để hoàn thiện dần; Nhà nước , các doanh nghiệp, hộ gia dình, các tổ chứ tài chính…Phải gắn tiết kiệ m với tích luỹ trong s ự tác động c ủa các các nhân tố kích thích về lợi ích kinh tế đã huy động tối đa các nguồn vốn trong nước. - Vốn đầ u tư trong nước được hình thành từ các nguồn vốn trong các khu vực: Như ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng tư nhân. - Vốn đầ u tư từ khu vực nhà giữ vai trò quan trọng trong việc đầ u tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, các công trình công cộng, hỗ trợ các vùng chậ m phát triển, vùng sâu, vùng xa, hải đảo... Vốn đầ u tư c ủa tư nhân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn,mở mang các ngành nghề ở nông hôn phát triển, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ và thương nghiệp. Nguồn vốn trong nước tiếp tục tăng cả về tốc độ tuyệt đối và tốc độ tương đối trong GDP từ 10,1% năm 1991 lên tới 19% năm 1995, sau đó ổn định ở mức 16-17% GDP và là động lực chủ yếu gia tăng tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội mà kết quả cuả nó là sự phát triển c ủa nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1991- 1995 tăng lên với tốc độ 8,5% trong đó nông nghiệp và thuỷ sản tăng 4,4% , công nghiệp và dịch vụ tăng 13,2%, dịch vụ tăng 8,6%. Trong tương lai cần tiến hành làm thông thoáng thị
  14. trườ ng vốn, tích cực hình thành thị trườ ng chứng khoán để đầ u tư. Nguồn vốn trong dân cư còn rất bé, vốn nhàn rỗi trong dân cư không huy động được, theo kết quả đIều tra mức sống gần đây c ủa uỷ ban nhà nước và tổng cục thống kê cho thấy số tiền c ủa ngườ i dân được tích luỹ dướ i nhiều hình thức. Vì vậy việc bán tín phiếu với lãi xuất thích hợp đang thu hút nhanh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Và gần đây chính phủ cho phép thành lập quỹ tín dụng nhân nhân, c ũng như ngân hàng dành cho ngườ i nghèo để hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. 2/ Huy đ ộng vốn trong nước với vấn đ ề phát triển kinh tế. Trong năm nă m 1991- 1995 vốn đầ u tư xã hội khoảng 18 tỷ USD, trong đó đó đầ u tư nhà nước chiế m khoảng 43%. Đầ u tư c ủa khu vực tư nhân chiếm khoang 1/3 tổng số vốn đầ u tư.Tổng mức tiết kiệ m mà các tổ chức huy động dược tăng từ 5300 tỷ đồng năm 1990 lên trên 24000 t ỷ đồng, chiế m 35,5% tổng đầ u tư xã hội . Sang kế hoạch 1996- 2000 lượ ng vốn dự báo cần cho đầ u tư phát triển khoảng 41- 43 tỷ USD trong đó thì 50% từ nguồn vốn trong nước. Phần vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước dự kiến chỉ chiế m 12,6%, do đó phải đẩ y mạnh việc huy động nguồn vốn nhà n rỗi trong dân cư, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác tự bỏ vốn ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước yêu cầu mới, vấn đề huy động và sử dụng vốn vẫn đang gặp nhiều khó khăn phức tạp cần phải khắc phục. Ngân sách nhà nước luôn ở trong tình trạng căng thẳng, không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư phát triển. Đầ u tư c ủa nhà nước bị phân tán do phải đáp ứng nhiều nhiệ m vụ, các nguồn thu từ thuế, các khoản lệ phí, dịch vụ công cộng c òn nhiều thất thoát và lãng phí. Số vốn huy động được thông qua tín dụng chủ yếu là vốn vay ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu đầ u tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực tư nhân hãy còn chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung chủ yếu (80%) vào các lĩnh vực thương mại dịch vụ, phục vụ tiêu dùng. Một bộ
  15. phận không nhỏ nguồn vốn huy động ở trong nước còn đang nằm ở ngâ n hàng thương mại đang bị ứ đọng không trở thành nguồn vốn đầ u tư được. Theo các ý kiến dự báo thì khoảng 50- 70 nghìn tỷ đồng c ủa nhân dâ n đang cất giữ dướ i dạng tiền mặt, ngoạI tệ, tàI sản có giá trị cao…Chưa chuyển được thành nguồn vốn đầ u tư và kinh doanh. Khoản tiền kiều hối hàng nă m gửi về nước khoảng từ 0,6- 1 tỷ USD chưa được khai thác và s ử dụng hợp lý. Nguyên nhân c ủa các yếu kém trên là do: - Trình độ phát triển kinh tế c ủa nước ta vẫn còn thấp, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế và các quan hệ tài chính tiền tệ mới ở giai đoạn đầ u c ủa sự phát triển, mức độ phân tán ở trong nước vừa nhỏ vừa phân tán. - Cơ cấu sản xuất nói chung kém hiệu quả, sau hơn 10 năm đổi mớ i cầu về những sản phẩ m truyền thống gần như đã bão hoà cần phải thay bằng những sản phẩ m mới có chất lượ ng và hình thức cao hơn. - Chính sách quản lý vĩ mô chưa hoàn thiện và đồng bộ, chưa khuyế n khích mọi ngườ i bỏ vốn ra mở rộng sản xuất, môi trườ ng đầ u tư chưa ổn định còn nhiều rủi ro cho các nhà đâù tư. - Khả năng kinh doanh sinh lợi cao hơn lãi trả ngân hàng c ủa nhiề u doanh nghiệp còn hạn chế. Điều đó c ũng kéo theo các ngân hàng c ũng gặp rủi ro khi cho vay, khó thu hồi vốn, phải sử dụng thế chấp như một công c ụ chủ yếu. Đây chính là yếu tố hạn chế phân bổ có hiệu quả nguồn vốn Để huy động nguồn vốn một cách có hiệu quả thì chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau: - Đẩ y mạnh thu hút vốn trực tiếp từ dân cư và doanh nghiệp, thúc đẩ y đa dạng hoá các hình thức đầ u tư. - Ủng hộ chủ trương c ủa nhà nước đang dự thảo về cơ chế” Đổi quyề n sử dụng đất lấy công trình”. Biện pháp có thể là nhà nước giao quyền s ử dụng đất (có thời hạn) cho chủ đầ u tư để lấy công trình do chủ đầ u tư xâ y dựng theo yêu cầu c ủa nhà nước.
  16. - C ủng cố các ngân hàng thương mại và tín dụng theo hướ ng bảo đả m mục tiêu an toàn vốn cho gửi tiết kiệ m. Mở thêm các điể m gửi thuận lợ i cho ngườ i gửi và rút tiền linh hoạt khi xử lý các mức thời hạn - Quán triệt chủ trương c ủa Đảng nguồn vốn trong nước là quyết định cuối cùng với việc tích cực tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài, nhân dân ta góp tiền c ủa và sẽ tiếp tục bỏ tiền c ủa để xây dựng đất nước nhanh chóng thiết lập các cơ chế chính sách thích hợp đồng bộ hoá các thủ tục hành chính và các giải pháp vi mô để lập môi trườ ng đầ u tư lành mạnh, an toàn, hiệu quả. 3/ Huy đ ộng vốn trong nước với các vấn đ ề xã hội. Trong 5 năm (1991- 1995) vốn đầ u tư thực hiện toàn xã hội là 193,537 tỷ đồng ( tính theo giá hiện hành) tương đương 18,6 tỷ USD. Trong đó vốn đầu tư trong nước là 137,305 tỷ đồng chiếm 29%. Vốn đầ u tư trong nước thuộc khu vực nhà nước là: 70.011 tỷ đồng ( bao gồm vốn ngân sách, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đầ u tư ), chiếm 31,6%, bình quân hàng nă m tăng 16%. Khu vực ngoàI nhà nước đã đầu tư 67,294 tỷ đồng chiế m 37,7% so với vốn đầ u tư trong nước. Trong 3 nă m (1996- 1998) tổng mức vốn đầ u tư toàn xã hội thực hiện là253,614 tỷ đồng tương đương khoảng 20- 21 tỷ USD. So với mục tiêu toàn xã hội c ủa kế hoạch 5 năm 1996- 2000 là 41- 42 tỷ USD thì 3 năm1996- 1998 đã thực hiện được khoảng 40- 50%. Nguồn vốn đầ u tư huy động toàn xã hội ngày càng tăng so với GDP. Naawm 1989 chỉ đạt 8-9% GDP, thì đến năm 1991 đạt 15,22%, nă m 1993 đạt 21%, năm 1995 đạt 26,3%, nă m 1996 đạt 26,9% , nawm 1997 đạt 27,5% và năm 1998 đạt28,2%. Nguồn vốn đầ u tư toàn xã hội ngày càng đa dạng hoá, hình thức huy động được huy động qua nhiều kênh như vốn ngân sách nhà nước, phát hành tráI phiếu công trình. Hiện nay hình thức cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để tái đầ u tư hoặc đầ u tư xây dựng mới đang được mở
  17. rộng. Hình thức doanh nghiệp tự vay vốn của nước ngoào để đầ u tư có s ự bảo lãnh c ủa nhà nước c ũng đã được mở rộng và hoàn thiện dần. Những năm gần đay đã triển khai nhiều dự án đầ u tư theo hình thức BOT ( xâ y dựng- chuyển giao- kinh doanh), BTO ( xây dựng – kinh doanh- chuyể n giao). Đối tượ ng s ử dụng vốn đầ u tư đã có sự thay đổi căn bản, theo hướ ng xoá bỏ dần bao cấp. Vốn đầ u tư từ nguồn ngoài quốc doanh cos tốc độ tăng trưở ng rõ rệt và ngày càng chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng vốn đầ u tư toàn xã hội. Nguồn vốn này chủi yếu tập trung trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà đất, khách sạn nhà hàng... VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TOÀN XÃ HỘI 1996- 1998 Nguồn vốn huy 1996 1997 1998 1996- 1998 động Tỷ % Tỷ % Tỷ % Tỷ đồng % đồng đồng đồng Tổng vốn đầ u tư. 778,14 100 90800 100 85000 100 253614 100 Vốn nhà nước 30614 39,4 38000 41,9 39000 45,9 107614 42,43 Vốn ngoài QD 21773 28,0 22000 24,2 20000 23,5 63733 25,19 Vốn dân cư 15600 20,1 14743 16,2 13500 15,9 43843 17,28 Vốn FDI 26400 33,9 30800 33,9 26000 30,6 83200 32,80 Hệ số icor - 3,04 - 3,49 - 3,6 - - Để đả m bảo đầ u tư đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế c ủa vùng, lãnh thổ, nâng cao sử dụng vốn tín dụng đầ u tư ưu đãi, cần đổi mới cơ chế quản lý và chính sách đầ u tư theo chương trình dự án. Tất cả các công trình dự án đề u phải tân thủ một cách nghiê m ngặt các trình tự đầu tư xây dựng cơ bản. IV/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ ỚC VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯ ỚC.
  18. Nguồn vốn luôn là một vấn đề đặt ra hàng đầ u cho mọi nền kinh tế công nghiệp hoá. Tuy nhiên do lợi thế c ủa mỗi một quốc gia là khác nhau và do s ự khác nhau về lợi thế so sánh nên con đườ ng để kiến tạo nguồn vốn sản xuất là hết sức đa dạng. 1/ Kinh nghiệm của Nhật Bản. Nhật bản là một cườ ng quốc kinh tế ở Châu á với cách tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế khác với nhiều nướ c khác. Những năm cuối thế k ỷ XIX dưới thời Minh Trị, Nhật còn là một nước rất nghèo, nền kinh tế mớ i đi vào công cuộc cải cách. Để có khoản tích luỹ vốn đầ u tư ban đầ u cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nhật đã dựa vào cơ cấu chính quyền rất mạnh cộng với thu thuế rất lớn từ nhân dân. Thông qua biện pháp này Nhật đã huy động được nguồn vốn rất lớn cho phát triển kinh tế Các nhà kinh tế đã tổng kết và đưa ra các nhân tố tác động đế n s ự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưở ng kinh tế của Nhật là: - Sự gia tăng nguồn vốn nhanh chóng, đa dạng hoá cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh công tác nghiên c ứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tăng c ườ ng điều tiết và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế quốc dân, mở rộng thị trườ ng. - Bước đàu bước vào thời kỳ công nghiệp hoá Nhật đã có tỷ lệ tích luỹ vốn hàng nă m là 21,8% đến năm 1968 là 29,2% lớn hơn hai lần so với M ỹ và gần bằng 2 lần c ủa Anh. Năm 1959 GDP c ủa Nhật bằng 81% của Đức nhưng tổng đầ u tư vào tư bản cố định c ủa Nhật đã vượt Đức. - Nhật duy trì được mức tích luỹ cao là nhờ mức lương thấp trong khi năng xuất lao động thì rất cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Huy động được khối lượ ng lớn nguồn vốn từ ngườ i dân vào trong kinh doanh, chi phí cho quan sự thấp, chi phí sử dụng nguồn vốn thấp và khống chế được mức chi tiêu công cộng ở mức thấp. 2/ Kinh nghiệm của Hàn Quốc.
  19. Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cách từ thập kỷ 60, kể từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất ra đời năm 1962, nền kinh tế đã duy trì được tốc độ tăng trưở ng kinh tế nhanh. Bình quân tốc độ tăng GDP hàng năm là 9% cao hơn rất nhiều so tốc độ tăng bình quân c ủa thế giới. Trong cùng thời gian công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trên 20% nă m, dịch vụ tăng trên 14%/ năm. Tốc độ tăng trưở ng kinh tế nhanh đã giúp cho Hàn Quốc giải quyết được nhiều vấn đề như giảm thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèo đói, giả m mức chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. - Tài trợ cho các nhu cầu đầ u tư trước tình hình kinh tế trong nước kém phất triển, nguồn tích luỹ từ nội bộ ít, nguồn tài trợ bên ngoài giảm sút chính phủ đã khuyến khích đầ u tư là m tăng việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp, khuyến khích đầ u tư nước ngoài, khuyến khích du nhập công nghệ kỹ thuật mới. - Sử dụng công c ụ thuế và tăng cườ ng tiết kiệ m c ủa chính phủ, s ử dụng công c ụ thuế như một công c ụ kích thích đầ u tư, tăng c ườ ng sử dụng chính sách lãi suất thấp, chính phủ đưa ra các điều kiện để hoàn lại vốn và trả lãi cho các nhà đầ u tư. Để tập trung vốn cho phát triển các ngành mũi nhọn.
  20. 3/ Kinh nghiệm ở Anh. Học thuyết Mác đã nhận định là sự tích luỹ tư bản nguyên thuỷ nhất thiết phải diễn ra trước khi có sự phát triển kinh tế. Cơ sở thực tiễn của học thuyết này bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế c ủa nước Anh, nơi mà buôn bán, bóc lột thuộc địa và một số hình thức khác đã tạo cho nước Anh có được nguồn vốn tích luỹ khổng lồ. Đế n cuối thế kỷ XIIX nguồn vốn tích luỹ c ủa nước Anh biến thành tư bản đầu tư vào công nghiệp. Từ thực tiễn đó cho thấy, trước cách mạng công nghiệp nước Anh đã trải qua chủ nghĩa tư bản thương mại hàng thế kỷ. Như vậy thì con đườ ng và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầ u tư vào công nghiệp hoá và phát triển kinh tế là phát triển mạnh tự do thương mại nhằm tạo ra từ tích luỹ nội bộ nền kinh tế kết hợp với sự cướp bóc từ các nước thuộc địa. 4/ Những bài học vận dụng vào Việt nam. Kinh nghiệ m huy động vốn từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước nào. Điể m chung có thể rút ra là các nước thành công trong chính sách này đề u tân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh c ủa nước mình và tính đế n một cách cặn kẽ đIều kiện tự nhiên, địa lý, các nguồn lực tự nhiên c ũng như các phong tục tập quán, tâm lý ngườ i dân, đặc đIểm riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên có những điể m riêng đáng chú ý c ủa từng nước được nghiên cứu có thể mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế ở nước ta. Kinh nghiệm ở một số nước còn cho thấy quỹ đầ u tư còn là một định chế tài chính trung gian tương đối thích hợp để huy động và s ử dụng nguồn vốn lớn. Đây là một mô hình kinh tế bổ ích cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam vì vậy chúng ta phải tiến hành công tác nghiên c ứu nó một cách tỉ mỷ xem cái gì có thể vận dụng được và cái gì không áp dụng được. Nó góp phần vào giải quyết bài toán khó về huy động vốn đầ u tư trong nước, tích luỹ trong nước chỉ được cải thiện nhờ chính sách lãi suất mà còn nhờ tiết kiệm chi tiêu c ủa chính phủ. Việc hạn chế phần chi tiêu nà y
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2