intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những câu chuyện theo bước chân Bác: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

266
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời bạn đọc tham khảo nội dung phần 1 Tài liệu Những câu chuyện theo bước chân Bác. Phần này kể về những hành trình gian khổ nhưng thật đáng tự hào từ ngày Bác đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước. Những câu chuyện theo chân của Người khi trở về thủ đô sau cách mạng tháng Tám, rồi qua cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những câu chuyện theo bước chân Bác: Phần 1

  1. NGUYỄN HOÀNG TỬU RHỮnG CAU CHUVện THEO Bưổc CHÂN BẤC
  2. NGUYỄN HOÀNG TỬU RHữnG CHU CHUVỆn THEO Bước CHÂN BÁC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
  3. Công ti cổ phần Sách Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyền công bố tác phẩm. 785-2009/CXB/8-1483/GD Mã số : 8I701W9 - CPH
  4. LỜI NÓI ĐẨU Cùng với các cán bộ khoa học khác, chúng tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm và xác minh các tư liệu và hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua công việc trọng đại đó, chúng tôi càng nhận thấy Bác Hồ thật giản dị và vĩ đại, đã sống, đang sống và sẽ sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. K hi đến tuổi nghỉ hưu, chúng tôi vẫn thấy công việc nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Qií Minh, nhiều việc còn dang dở, chợt cảm thấy tiếc vì tuổi già đến sớm quá. Thấm nhuần lòi dạy của Bác là nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc, lại vào dịp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ưoĩig Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động sâu rộng "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh" và hướng dẫn số 11/HD-TTVH ngày 6/12/2006 của Ban Tư tưcmg - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ưofng), tôi mạnh dạn viết quyển sách nhỏ này. Nội dung quyển sách xoay quanh một vài khía cạnh trong cuộc sống đời thường hết sức phong phú của Bác Hồ kính yêu. Đó là một trong những yếu tô' quan trọng, góp phần làm nên con người huyền thoại Hồ Chí Minh. Sách được chia làm 3 phần : Phần thứ nhất : THEO CHÂN BÁC Kể về những hành trình gian khổ nhưng thật đáng tự hào từ ngày Bác đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước. Những câu chuyện theo bước chân của Người khi trở về thủ đô sau Cách mạng tháng Tám, rồi qua cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Phần thứ hai : VÀO CÕI BÁC XƯA Sau 9 năm kháng Pháp, Bác về lại thủ đô. Phần này kể những câu chuyện theo bước chân Người ở nhà sàn, ao cá, những lần Bác đi thăm đổng bào, chiến sĩ trên mọi nẻo đường của Tổ quốc.
  5. Phần thứ ha : VÀO c u ộ c TRƯỜNG SINH, NHẸ CÁNH BAY Kể chuyện ăn, mặc, ở và đi lại của Bác và những ngày cuối cùng trước lúc Bác đi xa. Cuộc đời, sự nghiệp cao đẹp và vĩ đại của Bác Hổ đã đi vào huyền thoại, đã thành cổ tích, là di sản quý báu, vô giá của dân tộc. Sách, báo viết về Người nhiều đến nỗi chưa thống kê hết. Cuốn sách nhỏ bé này ngoài những tư liệu tích luỹ được, có ít nhiều tham khảo và sử dụng những ấn phẩm đó, coi như một sự kế thừa lẫn nhau. Rất mong được các tác giả, các nhà xuất bản lượng thứ và cho phép. Xin chân thành cảm ơn ! NGUYỄN HOÀNG Tliu
  6. Phần thứ nhất THEO CHÂN BÂC Sau chặng đường dài ba mươi năm, in dấu chân trên gần 30 nước và vùng lãnh thổ, ngày 28 tháng 1 năm 1941 (tức ngày mùng hai Tết Tân Tị) Bác Hồ đạt chân lên cột mốc biên giới 108. Bác đứng lặng hồi lâu, nén xúc động trào dâng trong lồng ngực. Trước mặt là Tổ quốc, là đất mẹ. Người dẫn đưòng nói cho Người biết phía trước là Pắc Bó (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Ôi seing.xuân nơv, xuân 41 Trấnq rừng hiên giới nở hoa mơ Bác về... im lặng. Con chìm hót Thánh thót hờ lau vui ngẩn ngơ Bác đã về đây, Tổ quốc ơi ! Nhớ thương hòn đất ấm hơi người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ. Mà đến hây giờ mới tới nơi. (TỐHữu) Từ đó đến nay, thời gian đã làm nhoà đi nhiều kỉ niệm. Tuy rihiên, những nơi Bác đã dừng chân, những miền đất Bác đi qua đều ghi đậm dấu ấn của Người. Và hôm nay, chúng ta - những thế hệ con, cháu, chắt của Bác - sẽ cùng nhau dõi theo bước chân của Bác đi từ Pắc Bó (Cao Bằng) về đến căn nhà sàn đơn sơ giữa lòng Hà Nội qua những câu chuyện, những kỉ niệm về Người. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nơi Bác chọn làm chỗ dừng chân đầu tiên là hang Cốc Bó, tiếng Tày là đầu nguồn nước. Hang này tuy không rộng, chỉ chứa được vài người nhưng rất kín đáo và có đường thoát hiểm vào rìmg. Hang nằm ở gần đầu ngọn suối Giàng. Suối Giàng tức suối trời, quanh năm nước trong và mát. Từ cửa hang có thể phóng tầm mắt quan sát toàn bộ một khu vực rộng. Có người từ thung lũng đi lên hay men theo suối đến hang là phát hiện được ngay.
  7. Dưới bàn tay chỉ đạo của Bác, "đại bản doanh" đầu tiên nơi hang đá hoang vụ lạnh lẽo bỗng chốc trở nên phong quang, sạch sẽ. Ban ngày thì không sao nhưng đếm đến, hễ đặt lưng lên mấy tấm gỗ kê làm giường thì lạnh thấu xương sống. Các đội viên du kích đã vào rừng hái lá chuối khô trải làm nệm để Bác nằm. Từ hôm phát hiện có vết chân hổ, đêm nào cũng phải bố trí thêm người đến hang ngủ cùng với Bác. Nhiều đêm lạnh quá phải đốt lửa sưởi. Đang đêm, có người tiếp thêm củi khô vào đống lửa, thấy có con rắn cạp nong to bằng cổ tay nằm cuộn tròn trên đôi dép rơm của Bác. Vài ngày lại tổ chức dọn vệ sinh một lần, khi lớp lá chuối được lật lên thì có đủ loại côn trùng, nào gián, rết con, sâu cuốn chiếu, thạch sùng... chạy tán loạn. Nhìn cảnh ấy, Bác nói vui : "Đây là vườn bách thú của chúng ta". Để xua tan phần nào nỗi vất vả truân chuyên ban ngày và giá buốt ban đêm, Bác thường hay kể chuyện hoặc đọc truyện thơ. Bác kể chuyện 1'ch sử nước ta, các sự tích anh hùng của nhiều thế hệ cha anh trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Bác kổ chuyện thế giới, chuyện chiến tranh, chuyện cổ tích và đôi khi cả chuyện tiếu lâm để mọi người cười vui. Ban ngày, trong hang vẫn có ánh sáng mờ mờ chiếu rọi từ khe hở nhỏ vừa người chui lọt. Khe hở này có cái bất lợi là các côn trùng và thú rừng loại nhỏ có thể chui vào. Những lúc tròi mưa, nước ngấm xuống làm ẩm ướt nền hang. Anh em đề nghị lấp kín khe hở nhưng Bác khống đồng ý. Bác bảo ; "Những điều các chú sợ, ta có thể khắc phục được bằng nhiều cách. Nếu ta bịt đi, kẻ địch phát hiện trong hang có người và đưa quân vây kín cửa hang, lúc ấy thì vô phương. Cái khe hở đôi khi gây bất tiện cho ta chính là con đường thoát hiểm thần kì mà kẻ địch không thể lường". Những ngày ở Cốc Bó, tuy cơ quan có ít người nhưng phải vất vả ehạy ân từng bữa. Ăn uống cực kì kham khổ, rau rừng nấu cháo ngô, bắp chuối luộc chấm muối trắng. Bác vận động anh em tăng gia cải thiện, trồng các loại rau ngắn ngày mau được ăn, gieo ngô và nuôi gà. Lâu lâu cũng được bữa ăn tươi, ấy là khi mò được con cá, bẫy được con thú rừng. Nhưng, cũng phải ăn dè, kho mặn để dùng dần. Để bảo đảm yêu cầu tuyệt đối bí mật, Bác căn dặn anh em hết sức cẩn thận. Cách gieo bắp, trồng sắn, nuôi gà và trồng rau xanh phải làm đúng tập quán đổng bào dân tộc vùng này vẫn làm. Nếu làm khác kiểu hay theo cách làm ở mién xuôi sẽ gây nghi ngờ cho kẻ địch và bọn xấu.
  8. ở hang Cốc Bó một thời gian thì có động, Bác cháu dời lên ở Lũng Lãn, cách hang Cốc Bó chừng nửa cây số. Đây chỉ là một vòm đá trống trải, mưa gió, sương muối đều có thể hắt tới. Thấy ở đây không ổn, các đồng chí Lé Quảng Ba, Dưong Đại Lâm tìm đến Khuổi Nậm làm lán để Bác ở. Khuổi Nậm cũng nằm trong khu vực Pắc Pó, cách hang Cốc Bó chừng một cây số. Lán được dựng ngay trên dòng suối Khuổi Nậm. Lợi dụng 2 cây cổ thụ là cây may mạ và dâu da để làm cột, một bên lán dựa vào vách núi đá, cái lán nhỏ xinh, rất vững chãi. Bác chuyển về làm việc ở Khuổi Nậm có nhiều điểu kiện thuận lợi hơn khi ở Cốc Bó. Khi có lũ về không phải vượt lũ để vào hang một cách khó khăn và nguy hiểm như trước. Việc che chắn, lập hàng rào chống thú dữ ban đêm và công tác canh phòng cũng dễ dàng hơn. Trường hợp có động, chỉ việc đưa Bác ngược giòng Khuổi Nậm luồn sang các hang kín của dãy núi bên kia đất Quảng Tây là có thể an toàn. Dù ở hang, mái đá hay ở lán, Bác cũng tự tay sắp xếp nơi ăn chốn ở của mình một cách gọn gàng và khoa học, tiện lợi lúc ở, khi dời đi không đé lại dấu vết. Bác chọn những phiến đá nhỏ xếp thành từng bậc cạnh chỗ nằm. Trên các bậc đá, Bác để sách báo, tài liệu, giấy, mực và cái máy chữ, theo nguyên tắc khi cần với tay là có thể lấy được. Những anh em phục vụ và bảo vệ, phần đa là người dân tộc quen sống tự do, Bác giáo dục và rèn luyện họ thói quen gọn gàng, ngần nắp, sạch sẽ. Nhờ thế mà mỗi lần chuyển nơi ở nhanh gọn hơn, bảo đảm bí mật hơn, không lúng túng và lộn xộn như trước nữa. Bác thường dậy rất sớm, bất kể mùa hè hay mùa đông. Bác dọn một nền phẳng nhỏ trước cửa hang để tập thể dục. Dụng cụ luyện tập của Bác rất đơn giản, chỉ là hai hòn cuội trấng hay hai cái chày đá để luyện gân tay. Sau mấy phút tập thể dục hay đi bài quyền, Bác lại tập leo núi. Do tập leo núi thưcmg xuyên và liên tục nên Bác có một sức chịu đựng và dẻo dai, khi leo núi vượt đèo, nhiều anh em trẻ không theo kịp. Trong hang Cốc Bó có khối thạch nhũ cao quá đầu người, Bác dùng dao đẽo gọt cho thành hình người rồi lấy mực nho vẽ mắt, mũi, miệng, ai cũng nói giống ông Tây, Bác bảo "đây là tượng ông Các Mác, lãnh tụ tối cao của chúng ta". Tiện thể, Bác đổi tên suối Giàng thành suối Lê-nin chảy quanh núi Mác. Dù cháo bẹ rau măng cũng không làm thui chột tâm hồn lãng mạn trong con người thi sĩ của Bác. Người tức cảnh làm thơ :
  9. Non xa xa nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi ỉâ Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. Hai mươi năm sau, ngày 20 tháng 10 năm 1961 (tức ngày mùng sáu Tết Tân Sửu), Bác trở lại Pắc Bó chúc tết đồng bào các dân tộc, nơi đã đùm bọc, che chở, nuôi sống Bác và các chiến sĩ cách mạng những ngày hàn vi và thăm lại chốn xưa, Bác cũng tức cảnh làm thơ : Hai mươi năm trước ở hang này Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây Lãnh đạo toàn dân ta kháng chiến Non sông gấm vóc có ngày nay. Dù ờ lán hay ở hang, lúc nào Bác cũng ung dung, tự tại. Lúc rỗi, Bác ra ngồi câu cá cạnh gốc cây si bên bờ suối. Những ngày tháng này đã đi vào thơ Bác : Sáng rơ hờ suối tối vào hang Cháo hẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tại Khuổi Nậm, Bác triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (từ ngày 10 đến 19 tháng 5 năm 1941), thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đổng minh gọi tắt là Việt Minh, ra báo Việt Nam độc ỉâp, số báo đầu tiên ra ngày 1 tháng 8 năm 1941, đánh sô' là 101. Cách mạng phát triển nhanh chóng, thời cơ đã đến, Bác về ở lán Nà Lừa, lấy Tân Trào làm thủ đô vùng giải phóng. Lán Nà Lừa nằm trên một mảnh đất bằng phẳng ở lưng chừng núi Nà Lừa, xung quanh là rừng nứa. Dưới chân núi Nà Lừa là dòng suối uốn lượn chảy ra sông Đáy. Từ cây đa Tân Trào có con đường mòn đi về hướng núi Nà Lừa. Địa điểm làm lán hội 8
  10. đủ các yêu cầu đề ra. Từ lán Ico ngược lên trên khoảng chừng nãm trăm mét là đến đỉnh núi. Vượt qua đỉnh núi là Định Hoá thuộc Thái Nguyên. Khu vực Nà Lừa ngày ấy rất xa dàn, lừ dưới nhìn lên rấl kín đáo nhưng xung quanh lán lại rất quang đãng, khô ráo, thoáng mát. Nước dùng cho sinh hoạt rất thuận tiện, từ lán xuống suối giặl giũ hoặc lấy nước chỉ khoảng 100 mét. Lán Nà Lừa được dựng theo kiếu nhà sàn của đồng bào các dân tộc nhưng nhỏ chỉ bằng cái kho đựng thóc, ngô của dân địa phưoíng. Chiều rộng của lán chừng hai mét, dài khoáng bốn mét và được ngăn làm đôi. Gian trong là nơi Bác nghỉ, gian ngoài được thiết kế thêm chiếc bàn bằng cây rừng, mặt bàn được ghép bằng đoạn nứa đập dập. Khi chuyển lên chỗ ỏ’ mới, Bác nhắc mọi người phải luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Sáng, Bác vẫn dậy sớm tập thể dục. Bác nói tập thể dục không được làm chiếu lệ. Anh em trẻ cậy mình có sức, xuống suối bơi lội thoả thích, Bác dặn ở vùng núi, nước khe suối thường rất lạnh nhất là vào buổi sáng mai, nếu tắm lâu dễ bị chuột rút hoặc bị cảm. Hằng ngàv, Bác vẫn thường tự mình xuống suối lấy nước, tắm rửa, giặt giũ, có điểu trái ngược là anh em trẻ mỗi khi lên xuống suối thường hay vấp ngã, có khi Irầy đầu gối hoặc trẹo cả tay. Trong khi đó, Bác mỗi lần từ dưới suối đi lên thì rất ung dung, tay chống gậy, một vai vác ống nước, một vai vắt quần áo vừa mới giặi. Dù lên dốc hay xuống dốc cũng vậy, chẳng bao giờ Bác bị ngã. Bác gọi anh em trổ lại ân cần bảo : - Đường dốc, lắm đá, nhiều rêu, không thể đi kiểu tài tử được, lên xuống suối cần mang Ịhẹo çhiê'ç gậy, Đìmg coi Ihường nó, nó giúp la nhiều đấy ! Thật là thần kì, từ khi anh cm làm theo lời Bác, không ai bị ngã nữa. Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc ấy được sống và làm việc gần Bác. Lần nào đến, đồng chí cũng thấy Bác cặm cụi với công việc. Mọi giấy tờ chỉ thị, Bác đều tự tay đánh máy và đánh số cẩn thận, rõ ràng. Cao trào kháng Nhật cứu nước lúc bấy giờ đã cuồn cuộn từ Bắc chí Nam. Ngay ở Hà Nội, thợ thuyền, học sinh, các giới trí thức, người buôn bán đều tham gia râì đỏng vào công cuộc kháng Nhật. Toàn thể nhân dân đang hướng về Việi Minh, trỏng chờ một cuộc chuyển biến lón. Khí thế khởi
  11. nghĩa giành chính quyền cách mạng hừng hực khắp nơi. Trung ương đã quyết định tích cực chuẩn bị cho cuộc họp toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội đại biểu ở Tân Trào. Nắm vững thời cơ cách mạng, Bác đã giục chuẩn bị hai cuộc họp trên từ tháng 7 năm 1945 vì Bác bảo tình hình đã khẩn trưoíng lắm. Bác còn dặn : "Có thể còn thiếu một số đại biểu nào đó chưa về kịp cũng họp, nếu không thì không kịp với tình hình chung". Giữa lúc công việc cách mạng bề bộn như vậy, Bác bỗng bi mệt, mấy hôm liền bị sốt, song Bác vẫn gượng làm việc. Lúc nào sốt cao, không ăn được, Bác mới chịu đi nằm. Có hôm sốt cao quá, Bác bị mê sảng, lúc nào tỉnh Bác lại bàn về công việc, nói về tình hình, dặn dò cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Bác bảo : "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ý chí và quyết tâm của Bác đã trở thành ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, trở thành nguồn sức mạnh to lớn, có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử. Sau Quốc dân Đại hội, tình hình sức khoẻ của Bác có dấu hiệu tiến triển tốt. Một phần nhờ thuốc men và sự chăm sóc tận tình của đồng chí, đổng bào, một phần nhờ những tin vui thắng lợi dồn dập bay về thủ đô vùng giải phóng, đặc biệt là tin Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thành công ngày 19 tháng 8 nãm 1945. Trong niềm vui cùng với thủ đô Hà Nội, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã khởi .nghĩa thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng do dân làm chủ. Bác chuẩn bị xuôi về Hà Nội. Trên đường về thủ đô, Bác nghỉ tại nhà ông Công Ngọc Kha ở làng Gạ (tên nôm của làng Phú Gia) xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay là phưòrng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội). Chủ nhà là con trai cụ Chánh Tổng, một chức vụ có quyền thế trong hệ thống quan chức của chế 10
  12. độ phong kiến nhà Nguyễn. Cá óng Kha và cụ chánh Hai đểu được giác ngộ cách mạng từ trước, là cơ sở đáng tin cậy và an toàn mỗi khi các cán bộ cao cấp của Đảng hoạt động trong thành Hà Nội bị lộ, lánh ra ở đây. Hôm đó là vào chiếu tối ngày 23 tháng 8 năm 1945. Hôm sau, 24 tháng 8, Bác được các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh đón về nội thành. Địa điểm và nơi làm việc đầu tiên của Bác ở nội thành là nhà ông Trịnh Văn Bô ở số 48 phố Hàng Ngang. Đây ià cửa hàng buôn bán tơ lụa nổi tiếng một thời ở Hà thành. Cửa hàng đặt ở tầng một, tầng hai dùng để ở. Mặt trước ngôi nhà ở phố Hàng Ngang, mặt sau là số nhà 35 phố Hàng Cân. ông bà Trịnh Văn Bô là một nhà tư sản dân tộc, có lòng yêu nước, sớm được giác ngộ cách mạng, trở thành một trong những cơ sở tốt, nhiều lần được các đổng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ đến ở và làm việc trước Cách mạng tháng Tám. Gác hai ngôi nhà có một căn phòng rộng cỡ chừng 30m^ chủ nhà dùng làm phòng ăn. Giữa phòng kê một bàn gỗ dài, xung quanh có 8 chiếc ghế tựa mềm. Bác được bố trí ở căn phòng này. Cuối phòng, ở sát tường phía sau, kê một chiếc bàn tròn mà Bác và anh em giúp việc thường dùng làm bàn ăn. Riêng Bác thường làm việc, đánh máy chữ và suy ngẫm ở chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn này hình vuông bọc da màu xanh lá mạ, vừa đủ để tập giấy, bút và chiếc máy chữ cũ xách tay mang từ căn cứ cách mạng về. Chính tại gác hai ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Bác Hồ đã trầm ngâm suy nghĩ, phác thảo và chấp bút những nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Ngày 29 tháng 8 năm 1945, Bác được đưa đến làm việc tại số nhà 12 phô' Ngô Quyền. Ngôi nhà này nguyên là Dinh Thống sứ Bắc Kì (thời thuộc Pháp, nước ta được chia làm 3 kì, mỗi kì có một viên quan cai trị Pháp. Bắc Kì có Thống sứ, Trung Kì có Khâm sứ, Nam Kì có Thống đốc). Sau ngày Nhật làm đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, một chính phủ bù nhìn đứng đầu là Trần Trọng Kim được thành lập. Để tô vẽ cho danh hiệu độc lập giả hiệu, Phát xít Nhật lập ra 2 phủ Khâm sai, một ở phía Nam, một ở phía Bắc. Phủ Khâm sai Bắc Bộ gọi tắt là Bắc Bộ phủ do một ông Khâm sai đại thần làm chủ (trước ngày Tổng khởi nghĩa, cụ Phan Kế Toại là Khâm sai đại thần, sau Cách mạng tháng Tám cụ được Bác Hồ mời tham gia Chính phủ, làm đến chức vụ cao nhất là Phó Thủ tướng Chính phủ). 11
  13. Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) gồm toà nhà ớ sô' 12 phố Ngô Quyền. Phía sau ngôi nhà là khu vườn rộng sát tận tường rào Sở Bưu điện Hà Nội, có cổng phụ mở ra số 2 phố Lê Lai. Bên phải Bắc Bộ phủ là Văn phòng Thống sứ, sau Cách mạng tháng Tám được dùng làm Văn phòng Chính phủ và là nơi làm việc của một số Bộ trong Chính phủ nước Việt Nam mới. Bác và một số lãnh đạo cao cấp ở và làm việc tại toà nhà 12 Ngổ Quyền. Ngôi nhà này có hai tầng chính và một tầng hầm. Bác ở một phòng nhỏ trên gác, được trang bị đơn sơ. Trong phòng có một chiếc bàn làm việc, vài chiếc ghế gỗ mặt đan bằng mây và một chiếc ghế xích đu song mây. Tầng dưới có một phòng khách, phòng ăn và một phòng làm việc của Thống sứ Pháp ngày trước. Bác thường tiếp khách quý ở phòng khách, còn phòng ăn chỉ dùng để mở tiệc chiêu đãi. Bác sống và làm việc ở đây khoảng một năm. Thời kì đầu cách mạng, Chính phủ rất nghèo, ngân khố rỗng tuếch lại vừa trải qua nạn đói làm chết hcín hai triệu người, cho nên Bác và anh em phục vụ, bộ đội và cán bộ đều ăn cơm gạo hẩm và thức ăn đạm bạc. Bác và người phục vụ đều ăn chung một mâm, thức ăn như nhau, không phân biệt. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Bác nêu 3 việc cấp bách nhất là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Bác kêu gọi mọi người 10 ngày nhịn ăn một bữa, "tôi xin thực hành làm gương trước" và cứ đúng 10 ngày Bác lại nhịn ăn một bữa. Nhiều người thấy Bác già cả, vừa qua trận ốm nên khuyên Bác không nên nhịn ãn, nhưng Bác vẫn thực hiện nghiêm chỉnh. Một hôm, ông Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ ghé thăm lúc Bác đang ăn cơm. Nhìn thấy bát ccím gạo đỏ, đĩa rau và mấy miếng đậu phụ kho trong khẩu phần của Bác, ông ta nói : - Nếu Cụ cho phép, tôi sẽ cho người hằng ngày mang thức ăn kiểu Huế để Cụ dùng. Ăn rứa thì mần răng mà ăn được hè ! - Cảm ofn ông Cố vấn, tôi ăn thế này với anh em đã quen rồi. Có một sự kiện xảy ra ở Bắc Bộ phủ mà đến bây giờ nhiều người hay nhắc đến là cuộc hội ngộ giữa Bác Hồ và cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, tên khai sinh là Huỳnh Hanh (1876 - 1947), nhân sĩ yêu nước, nhà văn, nhà báo và là nhà hoạt động chính trị, quê ở làng Thanh Bình, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, đỗ tiễn sĩ năm 1904 nhưng không ra làm quaỉi. Năm 1908 - 1921, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1925 - 12
  14. 1927, là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì, sau đó làm chủ bút báo Tiếng dân ở Huế. Quãng cuối năm 1945, Bác Hồ điện mời cụ Huỳnh Thúc Kháng ra Hà Nội tham gia Chính phu. "Là một chí sĩ có danh vọng nổi tiếng trong cả nước, một người học rộng, chí khí rất bền và đạo đức rất cao” (Lời Hồ Chủ tịch), nhưng do chưa hiểu về cách mạng, sau hai lần nhận điện của Hồ Chủ tịch, cụ vẫn bãn khoăn \ à tỏ ý không muốn tham gia Chính phủ. Sau bức điện thứ ba của Hồ Chií tịch, cụ Huỳnh Thúc Kháng mới quyết định ra Hà Nội, "trước là để gặp nhà ái quốc Hổ Chí Minh, sau là để xem xem thế nào đã". Hôm cụ từ trong Huế ra Hà Nội, Bác Hổ có việc đi vắng. Đồng chí Hoàng Hữu Nam cùng anh em phục vụ Bác đón liếp cụ. Ăn cơm xong, đồng chí Hoàng Hữu Nam mời cụ Huvnh vào phòng Bác Hồ nghỉ tạm. Phòng ngủ của Bác Hổ chỉ có một chiếc giường mộc .trải chiếu mộc đơn sơ. Trên chiếc bàn con có lọ cắm hoa tươi và một bình nước lọc với chiếc cốc có nắp đậy để liền bên cạnh. Sự giản dị đến đơn sơ làm cho cụ Huỳnh hết sức ngỡ ngàng, ngoài sức tưởng tượng, suốt đêm đó cụ Huỳnh cứ trằn trọc. Sáng sớm, khi vừa về đên nhà, Bác liền vào phòng gặp cụ Huỳnh. Bác ôm chầm lấy cụ Huỳnh và nói điều gì đó không rõ, chỉ biết ngay sau đó cụ Huỳnh rưng rưng nước mắt. Bữa ăn sáng đạm bạc được dọn lên và hai cụ dùng điểm tâm ngay trong phòng ngủ của Chủ tịch nước. Đó là một điều đặc biệt, chưa có tiền lệ. Hai cụ vừa ăn vừa trò chuyện, thỉnh thoảng mọi người nghe thấy tiếng cười sảng khoái vọng ra. Buổi chiểu hôm ấy Bác mới chính thức nói chuyện với cụ Huỳnh về việc thành lập Chính phủ và mời cụ ra nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ : - Việc mời cụ ra nhận chức Bộ trưỏỉng Bộ Nội vụ là ý kiến chung của tất cả anh em, của nhiều bậc nhân sĩ trí thức có danh vọng chứ không phải là ý kiến riêng của mình tôi. Cụ ở lâu trong nước, biết rõ ước vọng của đồng bào ba kì, đồng thời đồng bào ta ở khắp Trung, Nam, Bắc đểu kính trọng và tín nhiệm cụ. Cụ Huỳnh nghe cụ Hồ nói, nét mặt đăm chiêu, hồi sau cụ mới nhỏ nhẹ : - Tôi ra đây cốt là để gặp cụ chứ lúc này cần tăng gia sản xuất để cần kịp cứu đói mà tôi không biết cầm cày cầm cuốc, cần kháng chiến mà tôi 13
  15. không mang nổi súng. Cụ nên tìm người trẻ khoẻ, thạo việc để trao nhiệm vụ thì hcfn. - Chính phủ có mười Bộ thì có chín người nhận chín Bộ rồi. Nay xin cụ nhận cho Bộ Nội vụ để chính phủ kịp ra mắt đồng bào vì như cụ đã rõ, người Pháp đã trở lại xâm chiếm Nam Kì rồi. - Tôi thấy ở c á c nước văn minh, khi lập chính phủ mới, có khi vẫn không đủ người đảm nhận hết các chức vụ, lúc đó người đứng đầu chính phủ kiêm nhiệm có khi vài Bộ trong một thời gian rồi tìm người thay thế sau, cũng có trường hợp một ông kiêm luôn cả hai chức Bộ trưcmg. Trước thái độ nhiều phân vân lưỡng lự của cụ Huỳnh, Bác Hồ kiên trì thuyết phục. Sau khi gặp cụ Huỳnh, Bác cho mời thư kí của cụ Huỳnh đi gặp riêng vì biết ông này là một trí thức yêu nước và được cụ Huỳnh tin tưcmg tuyệt đối. Bác nói : - Tôi nhờ chú nhắc lại với cụ Huỳnh rằng, khi xưa làm quan là để hưỏmg đỉnh chung, bây giờ chúng ta làm việc cho dân cho nước, gọi là công bộc. Đổng bào ta khắp cả ba miền ai ai cũng hiểu lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ, ai ai cũng biết cụ là người mà giàu sang không thể làm xiêu lòng, nghèo khổ không nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan, vào tù ra tội cũng chỉ vì phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập. Bây giờ ước vọng cả đời cụ đã thành hiện thực, lẽ nào lúc này cần gánh vác việc nước, việc dân, cụ nỡ từ chối. Chú cũng nói thêm với cụ Huỳnh rằng hiện bên Tàu (tức nước Trung Hoa - Tác giả (TG)) vẫn còn rất trọng những người hay chữ. Hiện giờ bọn Lư Hán còn đóng ở đây, chúng biết trong chính phủ ta có vị khoa bảng, có người danh vọng là Tiến sĩ văn chưorng, chúng càng nể trọng hơn. Sau đó, thêm mấy lần gặp gỡ, trò chuyện, cụ Huỳnh dần dần bị Bác chinh phục và vui vẻ chấp nhận tham gia chính phủ. Tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khoá I, khi giới thiệu danh sách các thành viên chính phủ để quốc hội thông qua, Bác trịnh trọng nói : - Bộ Nội vụ ; Một người đạo đức danh vọng mà toàn thể dân ta ai ai cũng biết, cụ Huỳnh Thúc Kháng. 14
  16. Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Sân bay Gia Lâm ngập cờ, hoa và đông nghịt các tầng lớp nhân dân và các quan khách ra tiễn. Gần đến giờ lên máy bay, Bác đi chào đồng bào và quan khách. Nắm chặt tay cụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bác nói : - Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi ít lâu, ở nhà trăm sự nhờ cụ và anh em giải quyết cho. Mong cụ "đĩ bất biến, ứng vạn biến" (lấy cái không thay đổi để ứng phó với vạn sự thay đổi - TG). Cụ Huỳnh cảm kích cầm tay Bác hồi lâu. Trong thời gian Bác ở Pháp, với tư cách là Quyền Chủ tịch nước, cụ Huỳnh đã đem hết sức mình góp phần quan trọng bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được trước bao khó khăn do thù trong, giặc ngoài gây ra. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Bác cử cụ Huỳnh đi kinh lí miền Trung với tư cách là Đặc phái viên Chính phủ. Được tin cụ trở về quê nhà, bà con họ hàng, thôn xóm, nhân dân các làng các tổng, các nhân sĩ trí thức cả huyện cả tỉnh đến thăm cụ rất đông. Mọi người đủ các tầng lófp nghe cụ Huỳnh nói về cụ Hồ ai cũng hả dạ, phấn khởi tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với người chèo lái là cụ Hổ Chí Minh. Đặc biệt, qua những lời do chính từ miệng người con quê hương xứ Quảng, nhân sĩ yêu nước lừng lẫy, nói về cụ Hồ một cách đầy kính trọng thì tình cảm giữa lãnh tụ với nhân dân càng thêm gần gũi và sâu sắc. - Ông Hổ Chí Minh là con cụ Phó bảng sắc ở Nghệ An, suýt soát lớp tôi và các ông. ông IIỔ bôn bã hơậl độttg cách mạng ở nhiều nước từ châu Âu sang châu Mĩ, châu Phi rồi vẻ châu Á. Vì hoạt động bí mật nên phải mai danh ẩn tích, tức là phải ihay tên đổi họ, thay đổi chỗ ở luôn luôn, thế mà vẫn mấy iần bị vào tù ra tội. Các ông bà còn nhớ không, năm 1929, Toà án Nam Triều tay sai của thực dân Pháp đã kết án vắng mặt một người yêu nước với bản án tử hình. Người đó chính là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là một người. Giải đáp câu hỏi "Ông Hồ Chí Minh là người thế nào ?", cụ Huỳnh giọng đầy khâm phục : 15
  17. - ông Hổ Chí Minh không như nhiều người khác mượn hai tiếng cách mạng để vinh thân phì gia như các ông tưởng đâu. Nói về của cải, không thấy có gì đáng giá, quần áo có hai bộ vải thô, chẳng thấy tiền, chẳng thấy bạc vàng, nghĩa là vô sản hoàn toàn. Cụ sống đạm bạc lắm, ăn cùng với cần vụ và bảo vệ, mỗi ngày chỉ dùng không quá một quả trứng còn thì là thịt hoặc cá kho mặn, rau dưa như người bình dân. Gặp lúc người nấu cơm thương cụ, bổi dưỡng thêm đĩa thịt, cụ không ăn một mình mà san sẻ cho anh em bảo vệ. Có của ngon vậl lạ nhân dân kính yêu cụ mà đưa biếu, cụ đều san sẻ cho mọi người. Có lần dân tỉnh Thái Binh biếu cụ hai chai mắm đặc biệt, cụ cho người mang đến biếu tôi một chai. Nói về học vấn thì cụ Hồ chẳng có bằng cấp gì, không là tiến sĩ cũng chẳng là phó bảng gì cả. Nhimg nói về tri thức mọi mặt và sự nghiệp cách mạng thì chắc chắn lớp chúng ta, các lớp trước chúng ta, không ai bì kịp. Sự hiểu biết của cụ rấl xa rất rộng, từ việc trong nước đến việc thế giới. Nước này tương lai sẽ về đâu, nước kia sẽ có biến động gì, cụ nói rành rọt, mạch lạc, nghe không chán. Tôi lắm lúc tự cho mình là sáng nhưng cụ còn sáng hơn tôi gấp nhiều lần. Cụ có nhiều người giúp việc trẻ tuổi thông minh lắm, giỏi giang lắm và đặc biệt rất trung thànli. Một người anh minh như thế với một đội ngũ giúp việc giỏi giang như thế nhất định sẽ dẫn dắt dân tộc ta đánh thắng giặc Pháp xâm lược. Đây quả Ihật là một hồng phúc của dân ta. Tháng 4 năm 1947, trên đường vào, Quảng Ngãi, do tuổi cao, sức yếu, cụ Huỳnh lâm bệnh. Trên giường bệnh, cụ đọc cho người thư kí bức thư ngắn gửi Bác Hồ : "Kính gửi Hồ Chủ tịch ! Tôi hênh nặng chắc khỗng qua khỏi. Bôn mươi nãm ôm ấp độí‘ lập và dân chủ, nay nước ta đã được độc lập, chế độ dân chủ đã được thực hiện, thế là tôi chết cũng hả lòng. Chỉ tiếc không được gặp cụ lần cuối cùng. Chúc cụ sống lâu để dìu dát quốc dân trên đường vinh quang hạnh phúc. Chào vĩnh quyết." Ngày 21 tháng 4 năm 1947, một tuần lễ sau khi đọc thư gửi Hổ Chủ tịch, cụ Huỳnh Thúc Kháng tạ thế. Nhận được tin cụ Huỳnh mất, Bác rất đau buồn và thưcíng tiếc. Trong bức thư Bác gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước, có đoạn Bác viết : 16
  18. "Hỡi đồng hào yêu quỷ ! Vị lão chiến sĩ tiền hối Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dán vừa tạ thế. Trước đau xót đó, chính phủ đã ra lệnh làm quốc tang." * Lịch sử đấu tranh quật cường suốt mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam để giành tự do và độc lập lại được ghi thêm một mốc son mới. Đó là ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 2 - 9 - 1945 và bản Tuyên ngôn độc lập đã mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta, ghi dấu mốc son chói lọi. Tác giả Trần Dân Tiên mô tả lại sự kiện lịch sử ngày Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong lác phẩm Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch viết hai năm sau đó. Xin trích nguyên văn như sau ; "Nhân dân Hà Nội, các thành phố và các làng lân cận làm thành một dòng người vô tận chảy vào vưòn hoa Ba Đình, tràn ngập đường phố chung quanh. Người ta tính độ non một triệu người. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam người ta thấy niột cuộc mít tinh vĩ đại như thế ! Quốc kì mới, quốc ca mới, quân đội mới, nhân dân mới, chính phủ mới, chế độ mới. Hơn hai mươi triệu trái tim cùng đập một nhịp. Dưới ánh nắng tươi sáng mùa thu, trong một khung trời xanh, cờ đỏ sao vàng hiên ngang phấp phới và thổi vào lòng người một luồng gió xuân. Nhưng cảm động hơn cả là khi nhân dân thấy Chủ tịch Hổ Chí Minh đến, người mà nhân dân hằng mến yêu, khâm phục và kính trọng, và lần đầu tiên nhân dân mới được thấy. Trong tình cảm chung của nhân dân, hôm ấy người ta đến, một phần để dự lễ và một phần để trông thấy Hồ Chủ tịch. 2-N CCTBCB 17
  19. Một khung cảnh vĩ đại, một diễn đàn cao và trang nghiêm, quân đội ^anh dũng, hàng rào danh dự chỉnh tề, một rừng cờ, một đoàn xe dài... Một cảnh tượng xứng đáng với sự ra đời của chính quyền dân chủ của nhân dân. Và nhân dân tự nhủ : Tất cả cái đó là của chúng ta. Trong buổi lễ trang nghiêm này, người người chờ đợi một vị chủ tịch, một lãnh tụ. Không phải như một hoàng đế ngày xưa mặc áo hoàng bào, thắt đai khảm ngọc, nhưng nhất định là một vị lãnh tụ nước nhà ăn mặc chỉnh tể, một người đi đứng đường hoàng, ăn nói trang trọng, nói tóm lại là một nhân vật rất nhiều điều đặc biệt. • • « « Với sự tưởng tượng như thế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân sófm biết là mình bị lầm. Trông thấy Chủ tịch đến, nhân dân nhận thấy Hồ Chủ tịch giản dị, thân mật như một ngưòi cha hiền về với đàn con. "Từ xa tôi Ihấy Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch đội mO vải đã ngả màu vàng vì mưa gió, đi một đôi dép cao su, mặc một bộ quần áo ka ki". "Khi Chủ tịch bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn độc lập, giọng sang sảng của Chủ tịch còn nhắc lại rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích. Đọc xong một đoạn và giữa những tràng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt, Hổ ơiủ tịch nói ; - Tôi nói đổng bào nghe rõ không ? Câu giản đơn này làm tiêu tan tất cả những gì còn xa cách giữa chủ tịch và nhân dân, và làm thành một mối tình thắm thiết kết chặt lãnh tụ và quần chúng. Với câu hỏi thân mật này, Chủ tịch Hổ Chí Minh trở thành "Cha Hổ" của dân tộc Việt Nam. "Tôi nói đổng bào nghe rỗ không ?", câu hỏi ấy đã làm chỡ quần chúng cảm thấy sâu sắc lòng thương yêu của một người cha, của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quần chúng, với nhân dân. Tất cả mọi người thấy chủ tịch là một người như mình, gần mình, của mình, thân thiết với mình, một người thương yêu nhân dân với một tấm lòng vô hạn. Đáp lại câu hỏi của chủ tịch, một triệu tiếng đáp đồng thanh hô ìớn : "Có", vang dội như naôt tiếng sấm". Theo hồi kí của những người gần Bác trong thời gian đó, chúng ta biết thêm một số chi tiết như sau : Trước ngày lễ Độc lập, Bác cử đồng chí 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2