intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những Điều Cần Biết Về Multiple Myeloma

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

101
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Multiple Myeloma là một loại ung thư bắt nguồn từ plasma cell, một loại tế bào bạch cầu, còn có tên là plasma cell myeloma. Mỗi năm taị Hoa Kỳ có khoảng 20 ngàn bệnh nhân mới. Mọi tế bào máu bắt nguồn từ những tế bào trong tủy gọi là tế bào gốc (stem cells). Tủy nằm tại trung tâm của các xương trong cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những Điều Cần Biết Về Multiple Myeloma

  1. Những Điều Cần Biết Về Multiple Myeloma Bác sĩ Trần Lý Lê, Chuyên Khoa Nội Thương và Khảo Cứu Ung Thư Tài liệu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ Multiple Myeloma là một loại ung thư bắt nguồn từ plasma cell, một loại tế bào bạch cầu, còn có tên là plasma cell myeloma. Mỗi năm taị Hoa Kỳ có khoảng 20 ngàn bệnh nhân mới. Mọi tế bào máu bắt nguồn từ những tế bào trong tủy gọi là tế bào gốc (stem cells). Tủy nằm tại trung tâm của các xương trong cơ thể. Tế bào gốc trưởng thành (mature) và trở nên những loại tế bào máu khác nhau, mỗi loại tế bào máu làm một công việc đặc biệt:
  2. - Bạch cầu: giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Có nhiều loại bạch cầu. - Hồng cầu: đưa dưỡng khí (oxy) đến mọi mô trong cơ thể. - Tiểu cầu: giúp máu đông khi chảy máu. Tế bào Plasma là một loại bạch cầu tạo ra kháng thể (kháng tố, antibody). Kháng thể là thành phần chính trong hệ đề kháng (immune system) giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Mỗi loại tế bào plasma tiết ra một thứ kháng thể khác nhau. Tế bào Myeloma Myeloma, như những loại ung thư khác, xuất phát từ tế bào. Bình thường, tế bào sinh trưởng, tạo ra tế bào mới khi cần thiết. Khi tế bào già lão, chết, và được thay thế bởi tế bào mới. Sự tuần hoàn có thứ tự này thay đổi khi bị ung thư. Tế bào mới được sinh sản khi cơ thể không cần đến, tế bào già lão không chết, cứ tiếp tục sống. Những tế bào dư thừa này tạo thành một khối u gọi là bướu. Myeloma bắt đầu khi tế bào plasma trở nên bất thường. Những tế bào bất thường sinh sản tạo ra những tế bào mới, cũng bất thường như tế bào mẹ, càng lúc, cơ thể càng có nhiều tế bào bất thường khi
  3. những tế bào này tiếp tục sinh sản. Những tế bào plasma bất thường được gọi là tế bào myeloma. Khi tế bào myeloma sinh sản quá mức trong tủy xương, sẽ chiếm chỗ của những tế bào máu khác. Tế bào myeloma cũng tích tụ tại những phần đặc khác của xương, ngoài tủy xương. Chứng ung thư này được gọi là multiple myeloma vì chứng bệnh ảnh hưởng đến nhiều xương; khi tế bào myeloma tích tụ trong một xương, khối u này gọi là plasmacytoma. Tế bào myeloma tạo ra những kháng thể gọi là M protein và những protein khác. Các protein này tích tụ trong máu, nước tiểu và các bộ phận. Những yếu tố gia tăng tỷ lệ multiple myeloma (risk factor): Dù chưa khẳng định được những nguyên nhân gây ra chứng ung thư này, Y học đã nhận ra những yếu tố có thể làm gia tăng tỷ lệ multiple myeloma: - Tuổi tác: Tuổi 65 trở lên có tỷ lệ ung thư multiple myeloma cao hơn, hiếm thấy ở tuổi dưới 35. - Chủng tộc: tỷ lệ ung thư cao nhất ở những người da đen, và thấp nhất ở những người Á Châu.
  4. - Giới tính: nam phái có tỷ lệ bệnh cao hơn nữ phái. - Đã bị bệnh monoclonal gammopathy of undetermined significance (MGUS): Chứng MGUS xảy ra khi tế bào plasma bất thường tạo ra một lượng kháng thể M protein thấp; chứng bệnh này thường không gây nguy hiểm nhưng gia tăng tỷ lệ multiple myeloma. Hiện nay, bác sĩ chỉ theo dõi và thử máu để đo lượng M protein và chữa trị khi triệu chứng xuất hiện. - Có thân nhân bị Multiple Myeloma sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn. Chưa có tài liệu nào khẳng định được những yếu tố khác như phóng xạ, thuốc khai quang, thuốc nhuộm tóc, vài loại siêu vi khuẩn, di thể, chứng mập phì...có làm gia tăng tỷ lệ ung thư multiple myeloma hay không. Triệu chứng Những triệu chứng thông thường gồm có: - Gãy xương, thường gãy xương sống - Đau đớn trong xương, thường là đau lưng, ngực - Yếu đuối, mệt mỏi - Khát nước trầm trọng
  5. - Nóng sốt, bị nhiễm trùng thường xuyên - Xuống ký - Buồn nôn hoặc táo bón - Đi tiểu nhiều lần Những triệu chứng này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa hẳn là do ung thư. Tuy nhiên, khi có những triệu chứng này, cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân. Chẩn bệnh Đôi khi bác sĩ nhận ra bệnh multiple myeloma qua việc thử máu, nhưng thông thường, bác sĩ tìm ra bệnh qua hình quang tuyến tìm dấu vết của xương gãy. Ngoài việc khám bệnh và tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ có thể dùng những cách chẩn bệnh sau: 1. Thử máu: tìm sự bất thường và số lượng của các loại tế bào máu. Myeloma tạo ra một lượng tế bào plasma cao và một lượng calcium cao. Hầu hết bệnh nhân bị thiếu máu (giảm hồng cầu). Myeloma cũng tạo ra nhiều protein với một số lượng cao, M protein, beta-2-microglobulin, và những loại protein khác.
  6. 2. Thử nước tiểu: đo lượng Bence Jones protein (một loại M protein) trong nước tiểu qua 24 tiếng đồng hồ. Khi lượng Bence Jones protein lên cao, gây nghẽn mạch máu; bác sĩ sẽ cần theo dõi tình trạng hoạt động của thận vì bệnh nhân có nguy cơ thận suy. 3. Quang tuyến: tìm xương gãy hoặc những dấu hiệu của xương bị mỏng (bone thinning). 4. Sinh thiết: bác sĩ trích mô để tìm tế bào ung thư, bác s ĩ rút tủy qua xương hông hoặc những xương lớn khác. Bác sĩ lấy tủy qua hai cách: a) Rút tủy (bone marow aspiration): bác sĩ dùng kim nhỏ để hút tủy từ xương hông qua mông, hoặc, b) Sinh thiết (bone marow biopsy): bác sĩ dùng kim lớn để khoan ra một mảnh xương và rút tủy cùng lúc. Bác sĩ Bệnh Lý thẩm định các mẫu tế bào tìm myeloma. Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): - Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao? - Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
  7. - Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? -Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? - Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu? - Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ? Định kỳ ung thư Sau khi chẩn bệnh, bác sĩ cần định kỳ ung thư trước khi hoạch định cách chữa trị, ngoài thử máu đo lượng các protein như albumin, beta-2- microglobulin, bác sĩ có thể cần dùng thêm những cách thử nghiệm khác như CT scan, MRI hoặc chụp quang tuyến tất cả mọi xương trong cơ thể (bone survey). Multiple myeloma có 4 thời kỳ (giai đoạn): "smoldering" (chưa có triệu chứng dù tế bào myeloma đã xuất hiện), I, II hoặc III. Việc định kỳ tùy theo ảnh hưởng đến xương hoặc thận. Giai đoạn I khi có triệu chứng như
  8. hoại xương. Giai đoạn II hoặc III trầm trọng hơn và nhiều tế bào myeloma đã xuất hiện trong cơ thể. Chữa trị Chứng Multiple Myeloma có nhiều cách chữa trị: Theo dõi & chờ đợi (watchful waiting), chữa trị "khởi đầu" (induction therapy) và ghép tế bào gốc. Đôi khi bác sĩ dùng chung nhiều cách chữa trị. Xạ trị có thể được dùng để trị nhức xương, dùng riêng hoặc dung chung với các cách chữa trị khác. Cách chữa thường tùy thuộc vào thời kỳ cũng như triệu chứng của ung thư. Nếu bệnh nhân bị multiple myeloma mà không có triệu chứng nào (smoldering myeloma), bác sĩ có thể không chữa trị ngoài việc theo dõi bệnh trạng thường xuyên. Nếu bệnh nhân có triệu chứng, bác sĩ có thể bắt đầu việc chữa trị "khởi đầu" (induction therapy) và đôi khi tiếp tục với cách ghép tế bào gốc. Hiện nay, các cách chữa trị chứng multiple myeloma giúp bệnh nhân cầm cự chịu đựng các triệu chứng của bệnh tật, chưa hoàn toàn chữa dứt
  9. chứng bệnh, vì thế bác sĩ có thể giới thiệu những cuộc thử nghiệm lâm sàng (clinical trial). Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư, bác sĩ cũng có thể dùng những cách chữa phụ, giảm đau, giúp bệnh nhân dễ chịu gọi là supportive care. Nên thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày ra sao. Hóa chất và xạ trị thường gây hư hoại các tế bào bình thường nên phản ứng phụ thường xảy ra. Phản ứng phụ không đồng nhất cho mọi người, và có thể thay đổi từ lần chữa trị này sang lần chữa trị khác. Trước khi bắt đầu bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về việc trị liệu và phản ứng phụ có thể xảy ra, và cách tiết giảm. Bác sĩ có thể giới thiệu quý vị đến một chuyên viên, hoặc quý vị có thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên viên. Những chuyên viên chữa trị ung thư Multiple Myeloma bao gồm bác sĩ chuyên khoa về máu (hematologist), bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác s ĩ xạ trị ung thư hoặc bao gồm cả chuyên viên điều dưỡng về ung thư và dinh dưỡng. Trước khi chữa trị, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau: - Chứng bệnh của tôi ở thời kỳ nào?
  10. - Thận có bị ảnh hưởng không? Nếu có, ảnh hưởng ra sao? - Làm thế nào để lấy bản sao của bản tường trình từ bác sĩ Bệnh Lý (pathologist)? - Những cách chữa trị nào có thể dùng được? Bác sĩ đề nghị cách nào, lý do tại sao? Các cách chữa trị có thay đổi không? - Tôi sẽ bị những biến chứng gì? Làm cách nào để giảm bớt những biến chứng này? - Có biến chứng nào ảnh hưởng lâu dài hay không? - Cách chữa trị có ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày hay không? - Có cuộc thử nghiệm lâm sàng nào cho chứng bệnh của tôi hay không?- Tôi có cần đi khám bệnh định kỳ thường xuyên không? Chờ đợi và theo dõi Những bệnh nhân chọn cách chờ đợi khi chứng ung thư "thầm lặng (smoldering myeloma) không gây triệu chứng và bác sĩ sẽ theo dõi bệnh trạng cẩn thận. Thời gian theo dõi này có thể kéo dài. Qua việc chờ đợi, bệnh nhân tránh những phản ứng phụ do hóa chất hoặc xạ trị gây ra.
  11. Nếu chọn việc chờ đợi, bệnh nhân cần thăm bệnh định kỳ, mỗi 3 tháng, và việc chữa trị có thể bắt đầu nhanh chóng khi triệu chứng xuất hiện. Một số bệnh nhân không muốn chờ đợi vì lo âu và chọn việc chữa trị sớm. Những người đã chọn việc chờ đợi nhưng vẫn lo âu bất an nên thảo luận với bác sĩ. Quý vị nên thảo luận với bác sĩ trước khi chọn việc chờ đợi: - Nếu tôi chọn việc chờ xem, tôi có thể đổi ý không? - Bệnh trạng có trở nên khó trị không? - Tôi cần thăm bệnh định mỗi mấy tháng? - Giữa những lần thăm bệnh, tôi cần báo cho bác sĩ những triệu chứng nào? Chữa trị "khởi đầu" (induction therapy) Nhiều loại thuốc dùng để chữa myeloma; cách chữa trị thường thấy là việc dùng chung nhiều loại thuốc. Những loại hóa chất thường được sử dụng chung với nhau gọi là combination therapy. Có nhiều cách "dùng chung (combination) các thuốc men.
  12. Mỗi loại thuốc diệt tế bào ung thư một cách khác nhau: - Hóa chất: Diệt tế bào myeloma nhanh chóng nhưng c ũng diệt cả các tế bào lành mạnh. - Targeted therapy: dùng để ức chế sự tăng trưởng của tế bào myeloma qua việc ngăn chặn tác dụng của loại protein đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào myeloma. - Steroids: một vài loại steroid có tác dụng chống ung thư, các chuyên viên cho rằng steroid có thể khởi đầu (trigger) tiến trình sống-chết của tế bào myeloma. Bác sĩ có thể dùng 1 loại steroid riêng biệt hoặc dùng chung với các thuốc men khác. Thuốc có thể uống hoặc truyền qua tĩnh mạch, và bệnh nhân có được chữa trị tại nhà, văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện. Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng. Nói chung, những loại hóa chất chữa Multiple Myeloma ảnh hưởng đến những tế bào sinh trưởng nhanh chóng trong cơ thể. Trong cơ thể bình thường, những tế bào tăng trưởng và sinh sôi nhanh chóng là:
  13. - Tế bào máu: bạch cầu (giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng), tiểu cầu (làm đông máu), hồng cầu (dẫn dưỡng khí đi khắp cơ thể). Khi tế bào máu bị hủy hoại bệnh nhân thường bị nhiễm trùng, bị xuất huyết (vì máu không đông), và cảm thấy yếu sức, mệt mỏi (vì thiếu máu, thiếu dưỡng khí). Khi các tế bào máu hạ thấp, bác sĩ sẽ dùng thuốc men để thúc đẩy cơ thể sản xuất thêm các tế bào cần thiết này. - Tế bào tại chân tóc: bị hủy hoại gây rụng tóc. Tóc có thể sẽ mọc trở lại nhưng màu tóc và sợi tóc có thể đổi khác. - Tế bào lót bộ phận tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn): bệnh nhân bị lở miệng, môi, tiêu chảy, biếng ăn. Bác sĩ sẽ dùng thuốc men để tiết giảm các phản ứng phụ này. Ngoài ra, các phản ứng phụ có thể bao gồm chóng mặt, ngầy ngật, tê bại hoặc chịu cảm giác kim chích tại chân tay và hạ huyết áp. Các phản ứng phụ này sẽ dứt khi việc chữa trị chấm dứt. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất: - Tôi sẽ được chữa trị bằng loại thuốc nào? khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì xong?
  14. - Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi chữa trị? - Mục đích của việc chữa trị là gì? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? - Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? Có cách nào phòng ngừa không? - Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? Việc chữa trị ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày ra sao? Ghép tế bào gốc (stem cell transplantation) Nhiều bệnh nhân được chữa trị qua cách ghép tế bào gốc; cách chữa trị này cho phép bác s ĩ dùng một lượng hóa chất hoặc một lượng phóng xạ, hoặc cả hai, rất cao. Lượng hóa chất cao hoặc lượng phóng xạ cao sẽ hủy diệt mọi tế bào máu trong tủy, tế bào bình thường cũng như tế bào myeloma. Tế bào gốc sau khi ghép sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong cuộc chữa trị. Bệnh nhân sẽ ở tại bệnh viện khi được ghép tế bào gốc, truyền qua tĩnh mạch như khi truyền máu, và bác sĩ có dùng cách ghép tế bào gốc nhiều lần.
  15. Tế bào gốc có thể đến từ chính bệnh nhân hoặc từ người tặng: -Dùng tế bào gốc của bệnh nhân để ghép (Autologous stemcelltransplantation): Tế bào gốc được lấy ra từ máu bệnh nhân, hủy diệt tế bào ung thư nếu có, rồi đông lạnh. Sau khi bệnh nhân đ ược chữa trị bằng một lượng hóa chất hay quang tuyến rất cao, tế bào gốc được xả lạnh, và ghép trở lại. - Dùng tế bào gốc của người tặng (donor) để ghép (Allogeneic stemcell transplantation): người tặng có thể là thân nhân hoặc kẻ lạ. Bác sĩ cần thử nghiệm để tìm loại máu phù hợp (match) với bệnhnhân. - Dùng tế bào gốc của anh/chị/em song sinh để ghép (Syneneic stem cell transplantation). Trước khi ghép tế bào gốc, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau: -Xin giải thích những lợi, hại của việc ghép tế bào gốc - Tôi sẽ được ghép tế bào gốc loại nào? - Như thế nào để biết rằng việc ghép tế bào gốc có hiệu nghiệm hay không?
  16. - Tôi sẽ bị những biến chứng gì? - Tôi sẽ ở nhà thương bao nhiêu lâu? - Cơ hội bình phục của tôi ra sao? Ý kiến thứ nhì Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu. Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa. Chữa trị phụ (supportive care):
  17. Chứng multiple myeloma và việc chữa trị thường đưa đến những biến chứng trầm trọng nên bác sĩ cần dùng những cách chữa trị phụ để giúp bệnh nhân chịu đựng chứng bệnh và việc chữa trị. - Nhiễm trùng: Bệnh nhân bị nhiễm trùng dễ dàng, và cần dùng thuốc kháng sinh. Một số bệnh nhân được chủng ngừa cúm và sưng phổi. Đôi khi bệnh nhân cần phải cách ly (tránh đám đông, tránh những người bị cảm cúm hoặc những bệnh truyền nhiễm khác) vì khi bị nhiễm trùng thường khó chữa trị. - Thiếu hồng cầu: Bệnh nhân thường mệt mỏi yếu đuối và cần được tiếp máu - Đau đớn: chứng multiple myeloma thường gây ra đau nhức từ trong xương, bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau hoặc xạ trị giúp bệnh nhân bớt đau đớn. Những loại vật dụng giúp chống đỡ sức nặng của cơ thể (braces) cũng có thể làm giảm đau. Ngoài ra giải phẫu có thể dùng để "tháo" áp suất của xương gãy trên thần kinh tủy sống gây đau đớn.
  18. Một số bệnh nhân dùng cách thoa bóp (massage), châm c ứu hoặc ngồi thiền tập thở để giảm đau. - Mỏng xương (bone thinning): tế bào myeloma ngăn sự tăng trưởng của những tế bào tạo xương, và xương mỗi ngày mỗi mỏng. Bác sĩ dùng những loại thuốc ngừa mỏng xương và ngăn việc gãy xương để chữa trị. Hoạt động, đi bộ, bơi lội cũng giúp xương cứng cáp hơn. - Lượng calcium lên quá cao trong máu: chứng myeloma khiến calcium thoát ra từ xương và vào máu. Khi lượng calcium lên quá cao, bệnh nhân trở nên biếng ăn, buồn nôn, bứt rứt và nhầm lẫn; đôi khi mệt mỏi, mất sức, mất nước trong cơ thể... Bác sĩ thường truyền nước biển và dùng những loại thuốc để làm giảm lượng calcium trong máu. - Thận suy bại: chứng multiple myeloma gây suy thận, bệnh nhân đôi khi cần lọc thận (dialysis) để lấy ra những chất phế thải. - Amyloidosis: chứng multiple myeloma gây amyloidosis; amyloid là một loại protein bất thường, khi lượng protein này lên cao, sẽ tích tụ tại tim gây đau đớn và sưng phù tay chân. Bác s ĩ dùng thuốc để làm giảm lượng protein này. Dinh dưỡng
  19. Dinh dưỡng rất quan trọng trong mọi giai đoạn, trước khi, trong khi và sau khi chữa trị ung thư. Bệnh nhân cần một lượng đầy đủ calorie, protein, sinh tố, và khoáng chất. Khi cơ thể được bồi bổ đúng mức, bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống vì nhiều nguyên nhân, mệt mỏi, biếng ăn hoặc khó nuốt thức ăn. Khi dùng hóa chất trị liệu, bệnh nhân có thể không c òn nếm được thức ăn, hoặc cho rằng thức ăn không còn hương vị, thơm ngon như trước. Bệnh nhân cũng có thể chịu các phản ứng phụ như biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy. Có nhiều cách để bồi bổ cơ thể khi không thể ăn uống đầy đủ. Hãy thảo luận với chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietitian) để chọn cách dinh dưỡng thích hợp với đầy đủ calorie, protein, sinh tố (vitamins), và khoáng chất (minerals). Khi có thể, nên duy trì sự hoạt động, đi bộ, yoga, bơi lội hoặc những hoạt động khác có thể gia tăng năng lực. Nên thảo luận với bác sĩ về việc vận động cơ thể và báo cho bác sĩ biết khi việc vận động gây đau đớn. Thăm bệnh định kỳ
  20. Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng chính và các biến chứng của trị liệu Các loại thử nghiệm như thử máu, chụp hình quang tuyến hoặc cả trích mô được bác sĩ sử dụng để thăm bệnh. Báo cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ. Những nguồn hỗ trợ Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu. Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2