intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam - Nam Bộ 1945-1975: Phần 2

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

163
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 Tài liệu Nam Bộ 1945-1975 - Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam của tác giả Hà Minh Hồng tương ứng với nội dung Phần 3 – Những mốc son của chiến tranh chống Mỹ trên đất Nam Bộ thành đồng và Lời kết – Dấu ấn chiến tranh trong đặc trưng văn hóa vùng ở Nam Bộ trong Tài liệu. Hi vọng rằng tập Tài liệu này sẽ góp thêm một góc nhìn tham khảo về lịch sử và văn hóa chiến tranh ở Nam Bộ, làm thành niềm khích lệ cho nhiều nghiên cứu về sau cũng những vấn đề của thời chiến tranh hào hùng ấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam - Nam Bộ 1945-1975: Phần 2

  1. PHẦN 3 NHỮNG MỐC SON CỦA CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRÊN ðẤT NAM BỘ THÀNH ðỒNG 99
  2. TUA HAI VỚI SỰ LỰA CHỌN CON ðƯỜNG VŨ TRANG KHỞI NGHĨA Thực tế ñấu tranh trong hai năm ñầu thi hành Hiệp ñịnh Genève (1954 - 1956) ñã cho thấy muốn cho cách mạng miền Nam tiến lên, thì phải: “tổ chức tự vệ trong quần chúng”, phải “củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, ñồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm ñiều kiện căn bản ñể trì và phát triển lực lượng vũ trang”1. Tại miền Nam, ñồng chí Lê Duẩn cũng cho biết: “nhân dân miền Nam chỉ có một con ñường là vùng lên chống lại Mỹ - Diệm ñể cứu nước và tự cứu mình. Ngoài con ñường ñó không còn con ñường nào khác”2; còn Xứ ủy Nam Bộ trong hội nghị tháng 12-1956 khẳng ñịnh: “phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa giành chính quyền... Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các ñội vũ trang bí mật, xây dựng các căn cứ miền núi”. Có thể coi quá trình chuyển chiến lược cách mạng miền Nam bắt ñầu từ ñó và hướng chuyển là phải có lực lượng vũ trang và ñấu tranh quân sự. Nhận thức mới này của ðảng phù hợp với tình hình cách mạng miền Nam, bởi chính sự tàn bạo của Mỹ - Diệm ñã buộc nhân dân phải sử dụng bạo lực quần chúng ñể tự vệ và giữ gìn lực lượng còn lại. ðến cuối năm 1956, riêng Nam Bộ ñã có 37 ñơn vị tự vệ vũ trang. Từ giữa năm 1957, các ñơn vị vũ trang dưới danh nghĩa giáo phái (tiểu ñoàn Ngô Văn Sở, các tiểu ñoàn ðinh Tiên Hoàng, tiểu ñoàn U Minh, tiểu ñoàn Trần Hưng ðạo, các tiểu ñoàn 502, 504, 506, 508, ở miền ðông Nam Bộ, các ñơn vị vũ trang chủ lực của miền và của tỉnh (C50, C60, C70, C80, C200, C300, C250 Biên Hòa, C40 Bà Rịa, C233, 235 Long An) cũng ñược xây dựng và ñẩy mạng hoạt ñộng vũ trang ở các ñịa phương miền ðông. Trên toàn Nam Bộ, ñịa phương nào cũng có các ñội tự vệ, du kích dưới nhiêu tên gọi khác nhau. Tháng 10-1957 ñơn vị chủ lực ñầu tiên của Nam Bộ (D. 250) ra ñời; giữa năm 1958, Bộ Tư lệnh miền ðông Nam Bộ cũng ñược thành lập. Song với sự ra ñời của lực lượng ấy là hoạt ñộng vũ trang cũng ñược ñẩy mạnh. Năm 1957, tập kích ñồn Bến Củi - Sông Bé (5-1957), tấn công ñịch ở thị trấn Minh Thanh - Thủ Dầu Một (10-8-1957), ñánh trại Be - Biên Hòa (10-9-1957), phục kích ñịch ở Lò Than - Biên Hòa (12-1957). Năm 1958, ñánh chi khu quân lỵ Dầu Tiếng (Bình Dương) 11-10-1958...3 Sự phát triển lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự trên không phải là quá trình tự phát, bởi nó ñáp ứng từng bước và kịp thời với tình hình phong trào cách mạng miền Nam trước sự tấn công bình ñịnh của kẻ thù; nó vẫn phù hợp với ñường lối của ðảng: “Hình thức ñấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là ñấu trang chính trị. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt ñối không dùng hình thức tự vệ trong hòan cảnh nhất ñịnh, hoặc không tận dụng lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm”4; ñồng thời nó cũng làm bộc lộ cái khuôn khổ chật hẹp của chủ trương chiến lược ñấu tranh chính trị mà ðảng ñã ñể ra từ sau Hiệp ñịnh Genève 1954. 1 Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, tháng 6-1956, Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 tr 218 2 ðề cương cách mạng miền Nam, tháng 8-1956. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 tr 790 3 Lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam Bộ lãnh ñạo kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb CTQG H.2003 tr 246-248 4 Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, tháng 6-1956, Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 tr 220 100
  3. ðặc biệt là từ năm 1959, hoạt ñộng của các lực lượng vũ trang cách mạng ñã trở nên nghiêm trọng ñối với ñịch. Những trận ñánh quân sự ñã diễn ra không ngớt: ñánh ñịch ở Vĩnh Thanh (Bình ðịnh) 6-2-1959, Bác Ái (Ninh Thuận) 7-2-1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) 28-8-1959. Ở miền ðông Nam Bộ, ñơn vị C. 250 tấn công trụ sở phái ñoàn cố vấn Mỹ MAAG tại Tân Mai - Biên Hòa (7-7-1959). Ở Quảng Nam, các ñơn vị vũ trang 339, 89, 299 của tỉnh ra ñời từ tháng 3-1959 ñến tháng 9-1959 trở thành nòng cốt cho cuộc nổi dậy khởi nghĩa Trà Bồng (tháng 8-1959) sau ñó biến toàn bộ vùng miền Tây Quảng Ngãi thành chiến trường của chiến tranh du kích. Ở miền Tây Nam Bộ cuối 1959, các tiểu ñoàn vũ trang giáo phái (ðinh Tiên Hoàng và Ngô Văn Sở) tấn công vùng Vàm Cái Tàu (ngày 25-8-1959) sau ñó tiến hành vũ trang tuyên truyền trên vùng rộng lớn của các tỉnh Cá Mau, Rạch Giá. Tiểu ñoàn 502 Kiến Phong ñã ñánh ñịch ở Giồng Thị ðạm - Gò Quảng Cung (26-9-1959), mở ñầu cho phong trào Kiến Tường, tiểu ñoàn 506, 508 Long An, ñẩy mạnh các hoạt ñộng quân sự tấn công ñịch chuyển sang hỗ trợ quần chúng diệt ác phá kìm trên một vùng rộng lớn... Những cuộc ñấu tranh quyết liệt chống càn, chống phá làng buôn, chống ñịch tập trung dân ở miền Trung, Tây Nguyên, chống di ñời dân ở Nam Bộ cũng thường phải sử dụng bạo lực quần chúng có vũ trang tự vệ. Như vậy, trong giai ñoạn chuyển thế chiến lược, ñấu tranh chính trị của quần chúng vẫn là một phương thức chủ yếu, nhưng ñấu tranh vũ trang càng ngày càng trở thành một yêu cầu bức xúc của phong trào. ðể ñưa cách mạng ở mỗi ñịa phương cũng như toàn miền phát triển, cần và nhanh chóng phải tổ chức lực lượng vũ trang thích hợp. Trong thực tế, ñấu tranh vũ trang ñã dần dần trở thành hoạt ñộng phổ biến trong phong trào yêu nước ở cả miền Nam; càng về sau nó ñã trở thành nhu cầu sống còn của các lực lượng cách mạng và quần chúng trong cuộc ñấu tranh bảo vệ và phát triển cách mạng trên toàn miền cũng như ở từng ñịa phương. Bước ngoặt trong quá trình chuyển chiến lược là từ năm 1959. ðảng họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959) ñã dứt khoát chọn con ñường cách mạng bạo lực ñể ñưa cách mạng miền Nam tiến lên. Hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: “Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay thì con ñường ñó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang ñể ñánh ñổ chính quyền thống trị ñế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân”1. ðây chính là sự lựa chọn tiến hành ñấu tranh vũ trang ñể chuyển thành chiến tranh cách mạng, bất chấp sự ñồng tình không thống nhất của các nước anh em. ðối với các chiến trường cụ thể ở miền Nam, Nghị quyết 15 có ý nghĩa danh chính ngôn thuận cho con ñường vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền, bởi việc xây dựng phát triển các lực lượng vũ trang, ñẩy mạnh hoạt ñộng vũ trang ñược coi là hợp pháp, cần thiết trước mắt cho mỗi ñịa phương bước vào chuẩn bị cũng như tiến hành những cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Tuy nhiên, trong nhận thức về mối quan hệ giữa ñấu tranh chính trị và ñấu tranh vũ trang lúc này vẫn có hai cách ñặt vấn ñề mà thực chất chỉ là hai cách vận dụng: một là ñề cao ñấu tranh chính trị của quần chúng và coi ñấu tranh vũ trang chỉ là kết hợp; hai là ñề cao ñấu tranh vũ trang khi còn ñấu tranh chính trị của quần chúng là cơ bản. Hội nghị Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ họp ở Hồng Ngự (tháng 12-1959) ñã quyết ñịnh trong tháng 1-1960 phát ñộng quần chúng khởi nghĩa ñều khắp, có kết hợp với hoạt ñộng vũ trang nhưng phải khôn khéo, tránh nặng về ñấu tranh vũ trang ñơn thuần. Trong 1 Nghị quyết 15 BCHTW tháng 1/1959. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG H.2002 tr 65 101
  4. khi ñó Ban Quân sự liên tỉnh miền ðông họp ở Bàu Giá - Tây Ninh (ñầu tháng 1-1960) quyết ñịnh chọn ñánh bằng lực lượng vũ trang vào chỗ mạnh của ñịch ở Tua Hai ñể mở ñầu cho phong trào vũ trang khởi nghĩa. Tua Hai là một căn cứ cấp trung ñoàn của ñịch. ðây còn là nơi chúng ñào tạo biệt kích, huấn luyện tân binh, trang bị vũ khí cho các ñơn vị mới thành lập. So với các vị trí chiếm ñóng khác của ñịch ở Tây Ninh nói riêng và miền ðông nói chung, thì Tua Hai là một căn cứ lớn, bố trí trên một ñồn tua cũ của Pháp biệt lập với khu dân cư, việc bố trí phòng cho một căn cứ có sở chỉ huy trung ñoàn của ñịch như Tua Hai là tương ñối chặt chẽ và ñạt ñến trình ñộ chuẩn lúc ñó của việc bố trí phòng thủ của chúng. Bảo vệ Tua Hai có một tiểu ñoàn ứng chiến, 2 ñại ñội thám báo, 1 ñơn vị thiết giáp. Căn cứ ñược xây dựng theo kiểu thành - còn gọi là thành Nguyễn Thái Học, có bờ thành cao 2 m, xung quanh là các bãi trống. Lực lượng vũ trang cách mạng có ở ñây ngoài ba ñại ñội bộ binh và 1 ñại ñội ñặc công Miền, còn có lực lượng bộ ñội tỉnh Tây Ninh và du kích ñịa phương. Lực lượng hỗ trợ xung quanh căn cứ cũng ñã ñược xây dựng từ lâu và ñặc biệt là có cơ sở nội tuyến cách mạng trong căn cứ cũng khá mạnh. So với các vị trí ñược lựa chọn, thì Tua Hai có thuận lợi hơn cả về những nhân tố ñảm bảo thắng lợi. Như vậy, việc chọn ñánh Tua Hai là tất yếu vì nơi ñây hội ñủ những ñiều kiện của một trận ñánh quân sự vừa ñể châm ngòi cho một phong trào rộng lớn của quần chúng nhân dân, vừa có tính chất ñột phá cho một phương thức tác chiến mới của các lực lượng vũ trang cách mạng mới thành lập. Ngày 26-1-1960 (28 tết âm lịch), lực lượng chủ lực của Miền cùng lực lượng vũ trang ñịa phương Tây Ninh tiến hành ñánh căn cứ cấp trung ñoàn của ñịch (Trung ñoàn 32F21) ở Tua Hai. Chỉ 20 phút chiến ñấu ta ñã diệt 500 tên ñịch và thu về căn cứ gần 500 cây súng các loại. Ngay sau khi ñánh Tua Hai, ñịch ở các ñồn bót dọc lộ 22 từ Tây Ninh lên biên giới, lộ 3 và lộ 4 bỏ chạy vì hốt hoảng, nhân dân các ñịa phương ở ñây nổi dậy giải phóng xã, ấp; trong khi nhân dân các huyện Châu Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành và thị xã Tây Ninh nhất tề nổi dậy khơi nghĩa, phát triển lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự ñánh ñịch, gỡ 50% số ñồn bót ñịch, giải tán gần 80% tề xã, ấp. Tận Tua Hai là trận ñột phá cho quân dân miền ðông chuyển thế chiến lược sang tấn công. ðiều quan trọng là từ ñây có một “cách Tua Hai” ñã hình thành trong phong trào khởi nghĩa ở Nam Bộ - cách nổi dậy khởi nghĩa mở ñầu bằng hoạt ñộng quân sự của lực lượng vũ trang ñịa phương. Ở Long An, lực lượng vũ trang tỉnh (D. 506) tập kích ñồn ðức Tập, mở ñầu cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân các huyện ðức Hòa, ðức Huệ, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ... Ở Kiến Tường, lực lượng vũ trang tỉnh cùng lực lượng vũ trang huyện và cơ sở ñã vây ñánh các ñồn ñịch mở màn cho cuộc nổi dậy của nhân dân các xã huyện trong tỉnh. Ở Mỹ Tho, ñơn vị vũ trang 514 của tỉnh mở ñợt hoạt ñộng vũ trang tuyên truyền từ 25-2-1960 hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy. Ở Gò Công, các tổ vũ trang cũng ñược phân công mở ñầu cho các hoạt ñộng khởi nghĩa... Hầu hết các tỉnh Nam Bộ và miền Trung khi tiến hành ñồng lọat khởi nghĩa ñều sử dụng lực lượng vũ trang và hoạt ñộng quân sự châm ngòi cho phong trào quần chúng. Sau Tua Hai, lực lượng vũ trang các ñịa phương ñều hoạt ñộng mở ñường và làm nòng cốt cho những cuộc khởi nghĩa. Ngay cả Bến Tre là nơi ðồng khởi mở ñầu bằng cuộc nổi dậy của quần chúng, thì sau ñó lực lượng vũ trang nòng cốt cho phong trào quần chúng tiếp tục nổi dậy ñấu tranh chống sự phản kích của kẻ thù. 102
  5. Như vậy, Tua Hai ñã mở màn cho một loạt những cuộc khởi nghĩa của quần chúng theo cách thức: dùng lực lượng vũ trang ñịa phương ñánh vào nơi ñịch mạnh nhất gây thối ñộng và châm ngòi cho cuộc nổi dậy của nhân dân ñịa phương khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ và tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Sự lựa chọn Tua Hai có tính táo bạo của một quyết tâm lớn chuyển chiến lược. Dùng lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho phong trào quần chúng rộng lớn, lấy thắng lợi của hoạt ñộng vũ trang gây men thúc ñẩy phong trào quần chúng ñấu tranh chính trị, dùng ñấu tranh vũ trang ñể hướng phong trào quần chúng yêu nước ñi vào chiến tranh cách mạng. Chiến thắng Tua Hai cũng khẳng ñịnh vai trò thiết yếu của lực lượng vũ trang trong chiến tranh cách mạng, nhất là ở giai ñoạn ban ñầu khi so sánh lực lượng còn nghiêng về phía ñịch. Nhìn lại chiến thắng Tua Hai ta càng thấy rõ sự chỉ ñạo ñúng ñắn của ðảng và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh; nó là niềm tự hào của quân dân ta và cũng là nhân tố ñảm bảo cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường (1945- 1975). Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tây Ninh 1990 2. ðề cương cách mạng miền Nam, tháng 8-1956. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 3. Lịch sử ðảng bộ miền ðông Nam Bộ lãnh ñạo kháng chiến chống thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb CTQG H.2003 4. Nghị quyết 15 BCHTW tháng 1/1959. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 20. Nxb CTQG H.2002 5. Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, tháng 6-1956. Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 17. Nxb CTQG H.2002 103
  6. CHIẾN THẮNG BÌNH GIà VỚI TRẬN TUYẾN CHỐNG PHÁ BÌNH ðỊNH TRONG QUÁ TRÌNH ðÁNH BẠI CHIẾN TRANH ðẶC BIỆT Chiến thắng Bình Giã năm 1964 ñược bắt ñầu bằng một trận tập kích vào Ấp chiến lược Bình Giã (ðức Thạnh - Phước Tuy nay thuộc xã Bình Giã, huyện Châu ðức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). ðây là chiến thắng lớn của lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam, một trong những ñòn ñánh quyết ñịnh vào quân chủ lực Sài Gòn và hỗ trợ tích cực cho phong trào chống phá bình ñịnh có trọng ñiểm ở giai ñoạn này. Từ những năm 1961 - 1963 khi chiến lược chiến tranh ñặc biệt mới ñược áp dụng lần ñầu tiên ở miền Nam Việt Nam, Mỹ-Diệm ñã có nhiều tham vọng trong việc gom khoảng 10 triệu dân vào 17.000 Ấp chiến lược ñể cô lập các lực lượng cách mạng miền Nam, tiến tới tiêu diệt các lực lượng này và kết thúc chiến tranh. ðể thực hiện mưu ñồ ñó, Mỹ-Diệm cho tăng nhanh lực lượng vũ trang của chúng từ 288.000 quân (năm 1961) lên 354.000 (năm 1962) và lên 406.524 quân (năm 1963). Từ tháng 7-1961 ñến tháng 12- 1961 chúng mở 1.253 cuộc càn quét phục vụ cho dồn dân, lập Ấp chiến lược. Tiếp ñó năm 1962 mở 2.123 cuộc càn1... Hệ thống Ấp chiến lược vì vậy ñược mọc lên nhanh chóng khắp miền Nam. ðến tháng 9-1962 ñã có 3.235 ấp hoàn thành, quy tụ 34% dân số toàn miền. ðến tháng 11-1963 Mỹ-Diệm ñã ñạt ñến con số cao nhất trong Quốc sách Ấp chiến lược với 8.544 ấp và 85% dân số toàn miền2. Cả Mỹ lẫn chính quyền Sài Gòn ñều hy vọng sẽ thực hiện ñược 3 mục tiêu bình ñịnh của chúng: “ðưa cuộc cách mạng tiến sâu vào nông thôn”, “Tiêu diệt kẻ thù tận gốc”, “Hoàn thành cơ sở hạ tầng của chế ñộ”3... Nhưng cách mạng miền Nam từ sau ðồng khởi ñã có thế và lực mới ñể phát triển vững chắc ở cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn ñồng bằng và ñô thị. ðặc biệt từ sau chiến thắng Ấp Bắc (tháng 1-1963), lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam nhanh chóng trưởng thành giành nhiều thắng lợi trong việc chống càn, ñánh tiêu hao tiêu diệt lực lượng quân Sài Gòn cùng các chiến thuật tân kỳ của Mỹ. Trên cơ sở thắng lợi của lực lượng vũ trang, phong trào chống phá Ấp chiến lược ñã dần dần phát triển thành phong trào quần chúng rộng lớn. Năm 1962 toàn miền Nam ñã phá 2.665 Ấp chiến lược trong ñó phá hoàn toàn 484 ấp và xây dựng thành 115 ấp chiến ñấu của nhân dân và du kích, phá thế kìm kẹp ở 8.982 thôn và giải phóng hoàn toàn 4.441 thôn trên tổng số 17.162 thôn, kiểm soát 6.500.000 dân4. Trong năm 1963 với 3 ñợt cao trào, quân dân miền Nam lại phá rã, phá hỏng và phá hoàn toàn thêm nhiếu Ấp chiến lược, trong ñó những ngọn cờ khá tiêu biểu như Long An phá 237 ấp trên tổng số 252 ấp toàn tỉnh; ðịnh Tường phá 174 ấp trên tổng số 184 ấp toàn tỉnh. Hòa cùng bão táp cách mạng ấy ở nông thôn, phong trào ñô thị cũng dấy lên những cơn sóng thần ñe dọa trực tiếp chính quyền Ngô ðình Diệm và dẫn ñến cuộc ñảo chính ngày 1-11-1963 lật ñổ chế ñộ gia ñình trị của Diệm - Nhu. Cuối năm 1963 ñầu năm 1964 kế hoạch Stalay - Taylor ñã thất bại và ñịch phải ñiều chỉnh chiến lược chiến tranh ñặc biệt sang thực hiện sang kế hoạch Johnson - McNamara. Tuy thế trong chương trình 5 ñiểm của kế hoạch mới này, Mỹ và chính 1 Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Sự thật, H. 1990. Tr 145 2 Ngô Xuân Vũ, Nông thôn trong cuộc tranh chấp hiện nay tại Việt Nam, Sài Gòn, 1972, tr 134 3 Một số ý kiến của Ngô ðình Nhu phát biểu tại hội nghị liên bộ ñặc trách Ấp chiến lược, 1963. Trung tâm lưu trữ quốc gia II. Phông An ninh ñiều hợp, tr 89 4 Trung ương cục miền Nam, Tổng kết kinh nghiệm chống phá Ấp chiến lược, 1965, tr 28 104
  7. quyền Sài Gòn vẫn tập trung vào việc bình ñịnh miền Nam bằng quốc sách Ấp chiến lược (Ấp tân sinh), nhưng chúng thực hiện có trọng ñiểm. Bình ñịnh có trọng ñiểm một mặt là sự thú nhận thất bại của Quốc sách Ấp chiến lược sau hơn 2 năm ồ ạt thực hiện. ðiều mà Diệm-Nhu hy vọng khi nào có 2/3 dân số vào ấp chiến lược ñủ tiêu chuẩn thì chúng sẽ tổng phản công, ñã hoàn toàn xa vời; bởi sau cuộc ñảo chính tháng 11-1963 số dân và ấp vùng ñịnh kiểm soát sụt giảm với tốc ñộ quá nhanh. Mặt khác bình ñịnh có trọng ñiểm lại là sự tập trung thực lực và quyết tâm của ñịch cố giành lấy những ñịa bàn chiến lược ñã lựa chọn. Trong năm 1964, Mỹ tập trung xây dựng cho chế ñộ Sài Gòn lực lượng 471.000 quân gồm 245.000 chủ lực, 266.000 Bảo an. Ngoài ra còn có hàng vạn lực lượng cố vấn, ñặc nhiệm Mỹ hỗ trợ cho quân Sài Gòn tiến hành chiến tranh. ðịch dồn lực lượng lớn ấy vào càn quét bình ñịnh mà trọng ñiểm là các vùng quanh Sài Gòn, Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Kiến Phong, Kiến Tường và vùng ruột Hậu Giang. Năm 1964 chúng mở 6492 trận càn từ cấp tiểu ñoàn ñến sư ñoàn, trong ñó 74% là số trận mở ở Nam Bộ nơi có các trọng ñiểm bình ñịnh1. Tình hình ñó ñặt ra yêu cầu mới cho nhiệm vụ chống phá bình ñịnh của quân dân miền Nam là, phải kéo ñịch - nhất là chủ lực ñịch ra khỏi các vùng trọng ñiểm bình ñịnh và giáng cho chúng những ñòn ñau, tạo ñiều kiện cho phong trào chống phá bình ñịnh ở ñây tiếp tục dấy lên những cao trào mạnh mẽ ñánh sập chương trình Quốc sách Ấp chiến luợc - Ấp tân sinh của Mỹ và tay sai trong Chiến tranh ñặc biệt. Tháng 9-1964, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ðảng Lao ñộng Việt Nam họp thảo luận về tình hình cách mạng miền Nam. Sau khi nhận ñịnh các âm mưu thủ ñoạn mới của ñịch và ñề ra chủ trương mới của cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho Quận ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chuẩn bị và tranh thủ thời cơ ñánh bại hoàn toàn quân ñội Sài Gòn trước khi Mỹ có thể ñổ quân vào miền Nam. Thực hiện nhiệm vụ ấy từ tháng 10-1964 trở ñi các chiến trường ở miền Nam bước vào mùa ðông - Xuân mới 1964-1965. Ở miền ðông Nam Bộ, Quận ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự Miền quyết ñịnh mở chiến dịch trong phạm vi các tỉnh Bà Rịa - Long Khánh - Biên Hòa - Bình Thuận, trong ñó Ấp chiến lược Bình Giã ñược chọn làm ñiểm mở màn và làm mặt trận trung tâm của toàn chiến dịch. Ấp chiến lược Bình Giã là một trong những Ấp chiến lược kiểu mẫu của ñịch gồm 4.000 dân di cư theo ñạo Thiên Chúa, khá ñông là gia ñình binh sĩ Sài Gòn. Lại là nơi có vị trí quan trọng trong việc phòng thủ của ñịch ở khu vực này, nên ñịch không thể không tiếp ứng tối ña một khi Ấp chiến lược Bình Giã bị tấn công. Chọn Ấp chiến lược Bình Giã làm nơi diễn ra trận then chốt ñầu tiên, Bộ chỉ huy Chiến dịch còn xác ñịnh lấy tác chiến tiêu diệt sinh lực ñịch làm nhiệm vụ chủ yếu. Từ ngày 2-12-1964 ñến ngày 3-1-1965 những trận ñánh quyết liệt ñã diễn ra trong và ngoài khu vực Ấp chiến lược Bình Giã. Phát huy quyền chủ ñộng chiến trường, lực lượng vũ trang Quân Giải phóng ñã tổ chức 2 lần ñánh chiếm Ấp chiến lược và dùng ñịa bàn này kéo ñịch ñến ñể tiêu diệt chúng ngoài công sự. Sau gần 100 ngày chiến ñấu trong ñó có hơn 30 ngày chiến dịch tiến công, Quân Giải phóng loại khỏi vòng chiến 1.700 tên ñịch (có 60 cố vấn Mỹ, 50 sĩ quan ñịch) bắt sống gần 300 tên khác, diệt gọn 2 tiểu ñoàn chủ lực Sài Gòn cùng nhiều ñơn vị ñịch bị ñánh tả tơi mặc dù chúng có ñủ loại vũ khí 1 Tổng kết bình ñịnh của ñịch từ 1954…, V102/M 22 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam 1974. Tr 22 105
  8. phương tiện chiến tranh hiện ñại1. Cùng lúc với chiến dịch Bình Giã, tại Khu 5 Quân Giải phóng cũng mở chiến dịch An Lão (Bình ðịnh) ngày 7-12-1964 giành thắng lợi lớn. Sau ñó Quân Giải phóng mở nhiều chiến dịch khác ở Bình ðịnh, Gia Lai, Quảng Nam, Kontum... thu hút và tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực ñịch, tạo ñiều kiện cho việc phá tan hàng loạt Ấp chiến lược ở các chiến trường này. Ở miền ðông Nam Bộ ngay trong những ngày chiến dịch Bình Giã kéo dài, quân dân các ñịa phương phát huy thắng lợi Bình Giã ñã mở nhiều trận tiến công diệt ñịch và phá gỡ hàng loạt Ấp chiến lược dọc tỉnh lộ 2 (Bình Ba, ðức Mỹ, An Phú) Long Khánh (Cẩm Mỹ, Bảo Hà, Suối Cát, Bảo Thị), quanh chi khu Long ðiền, ðất ðỏ (10 ấp). Nửa ñầu năm 1965 lực lượng vũ trang Quân Giải phóng miền Nam liên tục tiến công và thắng lớn ở Phước Long (11-5-1965), Ba Gia (29 – 31-5-1965), ðồng Xoài (9 – 10-6-1965)... Các ñô thị lớn cũng trở thành nơi không an toàn ñối với Mỹ và chế ñộ sài Gòn bởi những trận ñánh rung chuyển hậu phương chúng như ñánh khách sạn Caravell (5-8-1964), ñánh tàu chở xăng ở Nhà Bè (7-10-1964), ñánh sân bay Biên Hòa (11-1964), ñánh khách sạn Brink (12-1964), ñánh tòa ðại sứ Mỹ (30-3-1965)... Những hoạt ñộng lớn ở rừng núi và ñô thị ñã tạo thời cơ cho nông thôn ñồng bằng chống phá bình ñịnh có trọng ñiểm của ñịch. Tại ñồng bằng sông Cửu Long, phong trào chống phá Ấp chiến lược ñược mở ra từ cuối năm 1963, ñến những năm 1964 - 1965 càng phát triển mạnh và giành thắng lợi to lớn. Báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara cho biết nhiều tỉnh ở Nam Bộ ñã bị Việt Cộng kiểm soát phần lớn như 75% ở Hậu Nghĩa, 90% ở Long An, 90% ở Kiến Tường, 90% ở ðịnh Tường, 90% ở Kiến Hòa, 85% ở An Xuyên, ñến tháng 1-1965 thì 67% nông thôn ñã thuộc quyền kiểm soát của Việt Cộng hay tranh chấp2. Toàn miền Nam ñến cuối năm 1964 ñịch chỉ còn kiểm soát ñược 3.461 ấp và ñến tháng 6-1965 chỉ còn có 2.000 ấp và không thống kê ñược dân số3. Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung lực lượng lớn gồm 60% chủ lực và toàn bộ Bảo an phục vu cho chương trình bình ñịnh có trọng ñiểm. Nhưng do những hoạt ñộng quân sự lớn của Quân Giải phóng trong và sau Bình Giã, nên chỉ có 40% chủ lực tham gia vào công cuộc (Quốc sách) ấy, còn 60% chủ lực phải lao vào chống ñỡ với Quân Giải phóng. Trong thực tế các chiến trường thì toàn bộ quân Sài Gòn cả chủ lực lẫn Bảo an ñều phải ñứng trước nguy cơ bị ñánh bại hoàn toàn, chúng không thể chống ñỡ nổi với chiến tranh du kích ở miền Nam ñang phát triển lên chính quy và kết hợp với chiến tranh chính quy. Và nếu ñầu năm 1965 Mỹ không kịp thời ñổ quân vào giữ chiến trường thì cả Mỹ lẫn quân sài Gòn ñều sẽ “mất trắng” Nam Việt Nam. * Bình ñịnh bằng Quốc sách Ấp chiến lược là nội dung chủ yếu của chiến lược Chiến tranh ñặc biệt của Mỹ và chế ñộ sài Gòn ñã phải thay ñổi nhiều phương cách ñể thực hiện cho ñược chính sách thâm ñộc này. Nhưng nhân dân miền Nam ngay từ ñầu ñã nhằm thẳng vào mục tiêu trung tâm ấy và giáng cho lực lượng xương sống của nó - quân ñội Sài Gòn, những ñòn chí tử. Những chiến thắng lớn về quân sự của lực lượng cách mạng miền Nam trong quá trình này là ñộng lực lớn nhất thúc ñẩy phong trào chống phá bình ñịnh phát triển lên thành những cao trào. Cũng như chiến thắng Ấp Bắc trước ñó mở ñầu thời kỳ toàn dân chống càn chống phá bình ñịnh, chiến thắng Bình Giã cuối năm 1 Bộ chỉ huy Miền, Tài liệu tổng kết chiến dịch Bình Giã, 1965. Tr 35 2 William A. Nighsnonger, Bình ñịnh nông thôn, Phạm Toàn dịch, New York, 1968 tr 66 3 Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ và quy luật hoạt ñộng của Mỹ - Ngụy trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), 1984, tr 244 106
  9. 1964 ñầu năm 1965 ñã mở ñầu thời kỳ toàn miền tấn công diệt ñịch phá sản Quốc sách Ấp chiến lược. Chiến thắng Bình Giã là cuộc ngã ngũ cuối cùng của việc ñánh bại chiến lược Chiến tranh ñặc biệt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ và quy luật hoạt ñộng của Mỹ ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo), Phòng Tổng kết ñịch, Lưu hành nội bộ, 1984. 2. Bộ chỉ huy Miền, Tài liệu tổng kết chiến dịch Bình Giã, 1965. Tài liệu lưu trữ, Phòng Khoa học-công nghệ Quân khu VII 3. Một số ý kiến của Ngô ðình Nhu phát biểu tại hội nghị liên bộ ñặc trách Ấp chiến lược, 1963. Trung tâm lưu trữ quốc gia II. Phông An ninh ñiều hợp 4. Nguyệt san Thế giới tự do, Sở Thông tin Hoa Kỳ, bản tiếng Việt, 1962. Trung tâm lưu trữ quốc gia II. Phông An ninh ñiều hợp 5. Tổng kết bình ñịnh của ñịch từ 1954…, V102/M 22 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam 1974. Tài liệu lưu trữ. Phòng Khoa học – công nghệ Quân khu VII. 6. Trung ương cục miền Nam, Tổng kết kinh nghiệm chống phá Ấp chiến lược, 1965. Tài liệu lưu trữ, Phòng Khoa học-công nghệ Quân khu VII 7. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Chiến dịch tiến công Bình Giã ðông Xuân 1964 – 1965, 1988. 8. Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Sự thật, H. 1990. 9. Ngô Xuân Vũ, Nông thôn trong cuộc tranh chấp hiện nay tại Việt Nam, Sài Gòn, 1972. Thư viện quốc gia tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, phòng ñọc hạn chế. 10. William A. Nighsnonger, Bình ñịnh nông thôn, Phạm Toàn dịch, New York, 1968. 107
  10. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CHIẾN THẮNG BẮC TÂY NINH ðÁNH BẠI CUỘC HÀNH QUÂN JUNCTION CITY* Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, chưa lần nào như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ñể ñánh gục ý chí xâm lược của kẻ thù, quân dân Việt Nam phải lần lượt ñánh bại những chiến lược chiến tranh lớn của ñế quốc ñứng ñầu thế giới, và ñể ñánh bại mỗi chiến lược chiến tranh ñó, phải có nhiều trận thắng về quân sự bẻ gãy từng âm mưu thủ ñoạn cụ thể của chúng. Chiến thắng Bắc Tây Ninh tháng 2 ñến tháng 4-1967 ñánh bại cuộc hành quân Junction City, không chỉ có ý nghĩa lớn ñối với giai ñoạn chiến tranh lúc ấy, mà còn có ý nghĩa quan trọng ñối với toàn bộ cuộc kháng chiến 20 năm. Vị trí vai trò của trận ñánh này ñã ñược ñánh giá kịp thời trong những năm chiến tranh, nhưng càng lùi xa càng nhận chân nó ñược rõ ràng hơn, ñầy ñủ hơn. BỐI CẢNH CỦA TRẬN ðÁNH Chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ ra ñời vào ñầu thập niên 60, là một tập hợp những chiến lược chiến tranh, phục vụ cho quan ñiểm chiến tranh leo thang của Mỹ. Trong khuôn khổ chiến lược toàn cầu ñó ở Việt Nam, kể từ sau năm 1960, trước sự phát triển nhanh chóng của chiến tranh cách mạng miền Nam, thì chiến tranh thực dân mới của Mỹ tại ñây ñã phải bước vào thời kỳ thực hiện cuộc “chiến tranh leo thang” từ chiến lược này sang chiến lược khác cao hơn, từ quy mô này sang quy mô khác lớn hơn. Vào mùa khô 1965 - 1966, cuộc chiến tranh leo thang ấy ñã chuyển sang sử dụng chiến lược phản công với chiến thuật chiến tranh hiện ñại của lực lượng quân viễn chinh Mỹ và chư hầu, ñể ñối phó với chiến tranh cách mạng Việt Nam. Từ chiến dịch 5 mũi tên của mùa phản công chiến lược lần thứ nhất (1965 - 1966), ñến 3 chiến dịch lớn trong mùa phản công chiến lược lần thứ 2 (1966 - 1967), là một bước tiến dài trong nhận thức thực tế của Mỹ ở Việt Nam. Theo logic phát triển ấy, khi tiến hành chiến dịch phản công Junction City vào căn cứ Bắc Tây Ninh, Mỹ ñã tập trung cao ñộ và chuẩn bị chu ñáo cho bước leo thang lên ñỉnh cao nhất về chiến thuật tác chiến. Mục tiêu của ñạo quân Mỹ, quân Sài Gòn và quân chư hầu khi ñánh vào Bắc Tây Ninh là các cơ quan lãnh ñạo của Trung ương Cục và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ðài Phát thanh Giải phóng, 1 sư ñoàn quân chủ lực giải phóng..1. ðó là một sự lựa chọn có ý nghĩa chiến lược, nhằm giành lấy thắng lợi có ý nghĩa then chốt. Những trận tấn công của ñịch vào những vị trí trọng yếu trong khu vực căn cứ ñịa cách mạng rõ ràng là kết qủa của một cố gắng lớn trong một thời gian ngắn kể từ khi ñạo quân viễn chinh Mỹ, chư hầu vào miền Nam Việt Nam. Trong ñiều kiện chiến trường rừng núi, lại là vùng ruột căn cứ ñịa cách mạng miền ðông Nam Bộ, Mỹ dám chấp nhận chủ ñộng tiến công trong thế phản công ñối phương tại ñây; ñó không phải là phiêu lưu mạo hiểm mà thể hiện quyết tâm cao ñộ, khả năng tác chiến lớn, ưu thế chiến tranh hiện ñại của quân ñội Mỹ trong giai ñoạn này. Từ 22-2-1967 ñến 15-4-1967 những trận ñánh cam go ñã diễn ra trên một ñịa bàn nhỏ hẹp của huyện Tà ðạt căn cứ cách mạng, giữa lực lượng so sánh quân dân cách mạng ở ñây với liên quân Mỹ - Sài Gòn - chư hầu là: bộ binh = 2,8/1, pháo binh = 14/1, * Viết chung với cố PGS Hồ Sỹ Khoách (ðại học Tổng hợp Tp HCM) 1 Chiến dịch phản công ñánh bại cuộc hành quân Junction City của quân Mỹ vào căn cứ Bắc Tây Ninh, Phòng nghiên cứu tổng kết QK7, 3-1980, tr 15 108
  11. tổng số lưc lượng tham chiến = 3/11. Các lực lượng Quân - Dân - Chính - ðảng ở căn cứ Bắc Tây Ninh ñã tổ chức cuộc chiến ñấu trong 50 ngày liên tục; mặc dù cuối cùng quân Mỹ ñã có mặt ở tất cả những chỗ chúng muốn có mặt, nhưng quân dân cách mạng ở căn cứ Bắc Tây Ninh cũng ñã bảo vệ ñược tất cả những mục tiêu ta cần bảo vệ, làm cho ñịch không ñạt ñược một kết quả nào mà chúng ñặt ra cho cuộc hành quân này. ðối với các lực lượng cách mạng, thương vong trong trận ñánh khá chênh lệch về quân số và trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh, là khó tránh khỏi. Việc Mỹ - Sài Gòn - chư hầu phải bỏ lại xác 1/3 ñồng ñội trong tổng số 45.000 quân tham chiến2, cho biết tính chất quyết liệt của những trận ñánh ñã diễn ra khi họ dám dấn thân vào vùng “ñất thánh Cộng sản”. Cả 2 bên chiến tranh sau những cố gắng ở Bắc Tây Ninh mùa Xuân 1967 ñã khai thác tối ña kết quả trận ñánh, với nhận thức khác nhau ñể phục vụ cho cuộc chiến ñang còn tiếp diễn. Và trên nhiều phương diện, những giá trị của sự kiện này ñã ñịnh vị chắc chắn vào lịch sử, và sau ñây là những nét lớn. NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CHIẾN DỊCH 1) Cuộc hành quân Junction City bị bẻ gãy, chiến lược chiến tranh leo thang bị phá sản ở nấc thang cao nhất, trận ñánh then chốt của chiến thuật phản công trở thành trận kém hiệu qủa nhất trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam Trong thời kỳ Johnson làm tổng thống, thông qua các quyết ñịnh tăng quân, mở rộng quy mô chiến tranh, tăng chi phí quốc phòng, ñáp ứng các ñòi hỏi của bộ máy ñiều hành chiến tranh... Mỹ ñã leo những nấc thanh mới khá nhanh và táo bạo trong chiến tranh Việt Nam. Tướng Wesmoreland, khi ñề ra “lịch trình hoạt ñộng ñể ñi ñến chiến thắng”3, chủ trương dùng biện pháp sức mạnh của ñạo quân lớn ñể ñạt ñến những mục tiêu tìm và diệt lực lượng vũ trang Quân Giải phóng. Biện pháp chiến tranh này ñã ñược áp dụng với nhiều kinh nghiệm thực tế suốt từ cuối năm 1965 ñến ñầu năm 1967, khiến cho toàn bộ bộ máy chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam chỉ có thể tiếp tục phương thức ñó một cách kiên quyết hơn, nếu không muốn chấp nhận những thất bại ñã có. Cho ñến khi Bộ tư lệnh quân ñội Mỹ ở Thái Bình Dương và MACV quyết ñịnh tiến hành chiến dịch tiến công chiến lược mang tên Junction City, những cố gắng leo thang chiến tranh của Mỹ ở miền Nam vẫn chủ yếu nhằm mục tiêu “Tìm diệt” lực lượng vũ trang Quân Giải phóng, ñối thủ chính của ñạo quân viễn chinh Mỹ, chư hầu. Trong 4 mục tiêu của hành quân Junction City, mục tiêu tìm diệt sư ñoàn 9 chủ lực vẫn nổi lên như một mục tiêu chính, Mỹ muốn tạo ưu thế tuyệt ñối ñể ñảm bảo chắc thắng ngay từ ñầu bằng việc sử dụng chiến thuật chiến tranh hiện ñại với tập trung lực lượng áp ñảo4. Tuy vậy, ở mùa khô phản công thứ 2 (1966 - 1967) Mỹ không tự giới hạn mục tiêu cho ñạo quân viễn chinh khi tập trung ñánh vào căn cứ quan trọn bậc nhất của cách mạng miền Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh 20 năm ở Việt Nam, chưa bao giờ Mỹ có kế hoạch táo bạo như vậy, bởi vì chỉ khi có ñạo quân viễn chinh Mỹ ñang tung sức mạnh truyền thống của họ ở chiến trường mới lạ này, mới cho phép Mỹ ñề ra phương án tổ chức trận ñánh then chốt nhất, nhằm vào những cơ quan lãnh ñạo cao cấp nhất của ñối phương. Sự lựa chọn chiến trường như thế là phù hợp với thế và lực của Mỹ ñang có và 1 Chiến dịch phản công ñánh bại cuộc hành quân Junction City của quân Mỹ vào căn cứ Bắc Tây Ninh, Phòng nghiên cứu tổng kết QK7, 3-1980, tr 12 2 Mai-cơn Mác-lia, Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1990, tr 230 3 Westmoreland, Tường trình của một quân nhân, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988 (theo bản dịch của Phòng Khoa học Quân khu 9), Tr 89 4 Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của ñế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr 210 109
  12. duy nhất chỉ có lúc ñó mới có. Có thể nói “Junction City” là biểu tượng của ý chí tập trung mới, phương án ñược lựa chọn hoàn hảo và chuẩn bị chu ñáo nhất, mục tiêu có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất của quân ñội Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước Junction City, ñã có những cuộc hành quân “Tìm diệt” quy mô lớn có ý nghĩa chiến lược. Hành quân Attelboro (tháng 11-1966) gồm 5 lữ ñoàn Mỹ, 9 tiểu ñoàn quân Sài Gòn, 5 tiểu ñoàn cơ giới giáp, 10 tiểu ñoàn pháo, không quân chiến thuật 1600 lần/chiếc, máy bay vận tải 3.300 lần/chiếc, xe vận tải 6.500 lần/chiếc; ñánh phá toàn bộ căn cứ Dương Minh Châu (khoảng 4.000 km2). Hành quân Cedar Falls (tháng 1-1967), gồm 6 lữ ñoàn Mỹ, 8 tiểu ñoàn ñịch, 4 tiểu ñoàn thiết giáp, 10 tiểu ñoàn pháo, không quân chiến thuật chi viện 1.300 lần/chiếc, B 52: 72 lần/chiếc... ðánh phá khu Tam giác sắt gồm 3 huyện lớn Bầu Bàng, Bến Súc, Củ Chi1. Sau Junction City Mỹ, hành quân phản công sang Campuchia (tháng 4-1970), gồm 12 tiểu ñoàn Mỹ, 63 tiểu ñoàn ñịch, 22 tiểu ñoàn pháo, 17 tiểu ñoàn thiết giáp..., tiến công 6 tỉnh ven biên giới Việt Nam - Campuchia. Hành quân Lam Sơn 719 (tháng 2- 1971), gồm 47 tiểu ñoàn (có 15.000 quân Mỹ), 9 tiểu ñoàn thiết giáp, 21 tiểu ñoàn pháo..., ñánh toàn tuyến ðường 9 -Nam Lào2. Như vậy, so sánh quy mô tập trung lực lượng và hỏa lực trên phạm vi chiến trường, thì cuộc hành quân Junction City vẫn cao nhất: gồm 9 lũ ñoàn Mỹ, 12 ñại ñội ñịch, 17 tiểu ñoàn pháo, 11 tiểu ñoàn thiết giáp, 6 tiểu ñoàn công binh, không quân chiến thuật chi viện 120 lần chiếc/ngày..., tập trung ñánh phá chủ yếu vào 1 huyện Tà ðạt của căn cứ Dương Minh Châu. Như vậy chiến thắng Bắc Tây Ninh bẻ gãy cuộc hành quân Junction City ñã giáng một ñòn nặng nề vào cố gắng của Mỹ trong quá trình leo thang chiến tranh ở miền Nam. Nằm trong khôn khổ chiến tranh cục bộ, hành quân Junction City ñánh dấu ñỉnh cao của qúa trình phát triển thế chiến lược phản công của ñạo quân viễn chinh Mỹ chư hầu ở miền Nam. Vì thế thất bại của chiến dịch này của Mỹ cũng kéo theo sự sụp ñổ cả ñường lối chiến tranh mà họ ñang thực hiện. 2) Chiến thắng Bắc Tây Ninh báo hiệu phần thắng thuộc về Quân giải phóng miền Nam trong cuộc ñối ñầu với ñạo quân viễn chinh và chiến tranh hiện ñại Mỹ Thắng lợi quân sự thường là có ý nghĩa quyết ñịnh nhất cho thắng lợi cuối cùng cho toàn bộ cuộc chiến tranh, vì thế nó cũng là mục tiêu hàng ñầu của mỗi bên tham chiến. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ từ sau ðồng khởi 1960, Quân Giải phóng miền Nam luôn luôn phải ñứng trước những thử thách lớn của chiến tranh, do Mỹ là một ñế quốc lớn, có nhiều chiến lược chiến tranh hiện ñại và tiến hành chiến tranh theo kiểu leo thang. Việc ñánh thắng ñối phương về quân sự trong một cuộc chiến tranh như thế, rõ ràng phải có một quá trình chiến tranh ñể thực tế chiến trường sẽ xác ñịnh khả năng và phương thức giành thắng lợi. Mặc dù những năm 1963 - 1965 Mỹ ñã xác ñịnh khả năng của họ trong cuộc chiến tranh là từ “khó thắng” ñến “có thể thua”, song ñiều ñó không có nghĩa là Quân Giải phóng miền Nam ñã có thể ñánh bại và giành phần thắng quân sự kết thúc cuộc chiến. Kể cả khi ñối ñầu với ñạo quân viễn chinh Mỹ, chư hầu từ giữa năm 1965, Quân Giải phóng 1 Ban chỉ ñạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 328 2 Ban chỉ ñạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 330 110
  13. miền Nam sớm có những trận ñánh phủ ñầu ở Núi Thành, Vạn Tường..., ñó cũng mới chỉ là “vốn liếng ban ñầu”. Cuộc phản công chiến lược của Mỹ mùa khô 1965 - 1966 là một thử thách lớn nhất cho ñến lúc ñó ñối với Quân Giải phóng miền Nam. Mặc dù ñã bẻ gãy tất cả những cuộc hành quân của ñối phương trong “Kế hoạch 5 mũi tên” của họ, quyền chủ ñộng chiến trường vẫn thuộc về Quân Giải phóng; nhưng ñạo quân viễn chinh Mỹ - chư hầu vẫn còn lực phản công mạnh và vẫn tiếp tục ñược thế phản công. Mùa mưa năm 1966, Quân Giải phóng miền Nam tiếp tục phát huy quyền chủ ñộng chiến trường bằng việc mở chiến dịnh tiến công và mở chiến trường mới hòng thu hút Mỹ ra Trị Thiên - Khu 5. Trong khi ñó quân ñội viễn chinh Mỹ - chư hầu tích cực chuẩn bị cho mùa phản công chiến lược lần thứ 2, với quyết tâm “Tìm và diệt” cho bằng ñược những mục tiêu ñược xác ñịnh hết sức cụ thể. Ngay khi có ñược lực lượng lớn và hỏa lực chi viện tối ña, Mỹ ñã ào ạt phản công, buộc Quân Giải phóng miền Nam phải tập trung ñối phó ở ngay chiến trường chưa có ưu thế về so sách lực lượng. Những cuộc hành quân lớn của Mỹ ở miền ðông Nam Bộ trước Junction City là sự chuẩn bị và báo trước khả năng tiếp tục leo thang không có giới hạn của chiến tranh. Nhưng việc chống ñỡ những ñòn phản công của Mỹ từ Attleboro ñến Cedar Falls, Big- Spring, Túc Sơn, Gardsen... cũng giúp cho Quân Giải phóng miền Nam có thêm kinh nghiệm tác chiến, nắm bắt chính xác hơn mưu ñồ chiến lược của Mỹ, giành và giữ có hiệu quả quyền chủ ñộng chiến trường. Chính vì thế Quân Giải phóng miền Nam ñã ở trong tư thế sẵn sàng ứng phó với Junction City chứ không phải bị ñộng ứng phó như với Cedar Falls. Kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy Miền lúc ñó ñã ñề ra quyết tâm “mở chiến dịch phản công kiên quyết ñánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của ñịch, bảo vệ căn cứ...”1. Quân Giải phóng miền Nam ñã bẻ gãy những cuộc tấn công của Mỹ trong thế trận bày sẵn của mình, nhất là bày sẵn ñể ñối phó với một cuộc hành quân then chốt như Junction City. Thắng lợi ñó là minh chứng hùng hồn cho khả năng giành phần thắng cuối cùng trong cuộc ñọ sức với chiến tranh hiện ñại của quân ñội Mỹ. 3). Chiến thắng Bắc Tây Ninh bẻ gãy cuộc hành quân Junction City là một trong những cơ sở ñể củng cố quyết tâm giành thắng lợi quyết ñịnh bằng cuộc Tổng công kích Tổng khởi nghĩa Xuân Mậu Thân 1968 Việc ñưa chiến tranh cách mạng ở miền Nam lên những bước phát triển cao nhất trong năm 1968 do nhiều yếu tố, trong ñó có cơ sở từ thắng lợi liên tục chống chiến lược chiến tranh cục bộ những năm 1965 - 1967. Về phía Mỹ, nếu thắng (ñạt ñược những mục tiêu ñề ra) trong hành quân Junction City, thì những cuộc phản công chiến lược mùa khô 1967 - 1968 chắc chắn ñã có cơ sở ñể quyết tâm thực hiện. Khi ñó Mỹ ñã có thể ngăn chặn ñược ñòn tiến công bất ngờ của Quân Giải phóng. Ngược lại, về phía Quân Giải phóng miền Nam, thắng lợi trong hai mùa khô, nhất là thắng lợi khi bẻ gãy cuộc hành quân Junction City, là cơ sở trực tiếp ñể ñề ra những phương án táo bạo về quân sự. Ở một góc ñộ nào ñó có thể có sự so sánh ngang nhau giữa việc Mỹ chọn mục tiêu tấn công cho Junction City là “ñất thánh Cộng sản”, căn cứ và kho tàng của Trung ương Cục và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, ðài Phát thanh Giải phóng... với việc Quân Giải phóng miền Nam chọn mục tiêu tấn công trong Tết Mậu Thân 1968 là các ñô thị, căn cứ, kho tàng mà trọng ñiểm là Sài Gòn. Như vậy có lẽ phù hợp với nhận thức của giới quan 1 Chiến dịch phản công ñánh bại cuộc hành quân Junction City của quân Mỹ vào căn cứ Bắc Tây Ninh, Phòng nghiên cứu tổng kết QK7, 3-1980, tr 66 111
  14. sát phương Tây lúc bấy giờ, khi cho rằng Việt Cộng ñã làm ñược ñiều mà Mỹ trước ñó không làm ñược1. Tuy nhiên cứ theo cách hiểu ấy người ta cũng có thể lập luận rằng, Quân Giải phóng miền Nam ñã liều lĩnh ñánh vào những chỗ mạnh nhất của ñối phương, ñiều mà Mỹ ñã thất bại trước ñó ở Junction City. Trong thực tế sau chiến thắng Bắc Tây Ninh ñánh bại cuộc hành quân Junction City, niềm tin của quân dân miền Nam vào thắng lợi quân sự của mình ñược củng cố và tăng lên, ý ñồ giáng tiếp cho quân Mỹ - quân Sài Gòn và chư hầu những ñòn mạnh về quân sự ñược ñịnh hình ngày một rõ rệt. Chiến thắng Bắc Tây Ninh tháng 2 ñến 4-1967 bộc lộ khả năng có thể chủ ñộng mở ñợt phản công, thậm chí mở ñợt phản công ngay trong lúc ñang phải chống phản công của Mỹ. Rõ ràng là khi ñịch mở chiến dịch Junction City nhằm ñánh ñòn quyết ñịnh vào trung tâm ñầu não của cuộc kháng chiến, thì Trung ương Cục miền Nam hoàn toàn không bị bất ngờ, và ñã chủ ñộng ñánh ñịch từ ñầu, từng bước làm phá sản kế hoạch phản công của chúng. Chưa ñầy một năm sau ñó, ngày 31-1-1968, lực lượng cách mạng miền Nam lại chủ ñộng mở ñợt tiến công ñịch trên toàn miền và mục tiêu là tất cả các hang ổ của chúng ở ñô thị, trong ñó có Sài Gòn là sào huyệt lớn nhất. ðây lại là một ñòn hoàn toàn bất ngờ và choáng váng ñối với ñịch cả về quy mô, cả về thời gian của cuộc tiến công; nó làm rung chuyển ñến cả chính trưòng nước Mỹ. Nếu Mỹ ñã ñạt ñến nấc thang cao nhất về tập trung quân ở Junction City, ñúng như lý thuyết chiến tranh của họ ñưa ra; chiến thắng sẽ ở bên nào có khả năng tập trung ñược lực lượng của mình tại một ñịa ñiểm và vào một thời ñiểm có tính chất quyết ñịnh trên chiến trường; thì ñó cũng là ñiều mà ngạn ngữ Việt Nam thường nói “Gậy ông ñập lưng ông”, khi Quân Giải phóng miền Nam ñề ra phương thức tấn công của mình ở Tết Mậu Thân trùng lặp với lý thuyết quân sự ấy của Mỹ ñể ñánh Mỹ. Như vậy, chiến thắng Bắc Tây Ninh có mối liên hệ trực tiếp với Tổng tấn công Mậu Thân 1968. Nó là một trong những cơ sở quan trọng về quân sự (có thể còn là niềm hứng khởi cho những ý tưởng táo bạo về quân sự), cho việc xác ñịnh mục tiêu khi ñưa chiến tranh cách mạng miền Nam phát triển ñến mức cao nhất với phương pháp Tổng công kích tổng khởi nghĩa, mở ñầu bằng tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. * Những giá trị lớn lao của chiến tranh ở thời ñiểm chiến tranh còn ñang ác liệt – năm 1967, ñã và ñang ñi vào cuộc hành trình mới của nhân dân Việt Nam trong giai ñoạn cách mạng ngày nay. Việc khơi dậy quá khứ chiến tranh, trong ñiều kiện ñất nước ñang xây dựng, kiến thiết nền hòa bình hữu nghị cũng cần thiết, nhằm nhớ về những bài học chung của chiến tranh, chứ không phải là nhắc lại chiến thắng hào hùng của bên này hay thất bại cay ñắng của bên kia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ ñạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 2. Chiến dịch phản công ñánh bại cuộc hành quân Junction City của quân Mỹ vào căn cứ Bắc Tây Ninh, Phòng nghiên cứu tổng kết QK7, 3-1980. 3. Văn Tiến Dũng, Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà 1 Mai-cơn Mác-lia, Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1990, tr 212 112
  15. Nội, 1996. 4. ða-vít Ri-sớt Pan-mơ, Tiếng kèn gọi quân, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1987. 5. Mai-cơn Mác-lia, Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1990. 6. Phi-lip B.ðavitson, Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 7. Robert S. McNamara, Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về chiến tranh Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 8. Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của ñế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội, 1991. 9. Westmoreland, Tường trình của một quân nhân, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988 (theo bản dịch của Phòng Khoa học Quân khu 9). 113
  16. SỨC TIẾN CÔNG Ở THÀNH PHỐ TRỌNG ðIỂM TẾT MẬU THÂN 1968 Vào lúc cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam ñã leo thang ñến những nấc thang cao nhất, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 nổ ra. ðó là bước phát triển cao nhất của chiến tranh cách mạng Việt Nam chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ, ñồng thời là bước phát triển nhảy vọt của cuộc kháng chiến trường kỳ. ðó cũng là sự kiện trọng ñại của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, mà mỗi khi nhắc tới lại nôn nao về một mùa xuân lịch sử - mùa xuân ñồng loạt tiến công dũng mãnh, gây cho ñịch những bất ngờ lớn và chúng phải chịu những thiệt hại nặng nề. * Trở lại lịch sử chiến tranh ở thời ñiểm giữa năm 1967, Quân Giải phóng miền Nam vừa bẻ gãy những cuộc phản công chiến lược mùa khô của liên quân Mỹ - quân Sài Gòn - quân chư hầu, nhất là vừa ñánh bại cuộc hành quân Juntion City của Mỹ, lực lượng vũ trang quân Giải phóng hiện ñang có sẵn thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc và ñang ñứng chân ở các vị trí chiến lược quan trọng, hừng hực khí thế chiến thắng. ðó là cơ sở ñể ta nhận thấy rõ hơn khả năng thắng lợi to lớn hơn nữa của các lực lượng cách mạng. Ngày 2-10-1967, Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị về “Khẩn trương ñẩy mạnh ñợt ñấu tranh ðông - Xuân 1967 - 1968 phát triển thế tiến công toàn diện, dồn dập trên khắp các chiến trường, xốc tới giành thắng lợi quyết ñịnh”. Sau ñó, ngày 18-10-1967, Trung ương Cục miền Nam lại ra Chỉ thị về phát ñộng quần chúng thừa thắng xông lên ñánh bại ý chí xâm lược của giặc Mỹ, giành thắng lợi quyết ñịnh trong thời gian tương ñối ngắn. Hội nghị Bộ Chính trị họp (tháng 12-1967) và Hội nghị BCHTW lần thứ 14 (tháng 1-1968) ðảng Lao ñộng Việt Nam nhận ñịnh: “Ta ñang ñứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, những cố gắng chiến tranh của Mỹ ñã lên ñến ñỉnh cao”1. Ý ñồ của Trung ương và Quân ủy là: tận dụng thời ñiểm chính trị nhạy cảm ở Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống, khi giới cầm quyền Mỹ ñang có ngập ngừng về tiếp tục chiến tranh Việt Nam, dùng cách ñánh mới chưa từng thực hiện trên chiến trường, giáng một ñòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ. Nhiệm vụ trọng ñại và cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc này là: “ðộng viên những nỗ lực lớn nhất của toàn ðảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, ñưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa ñể giành thắng lợi quyết ñịnh”2. Nội dung của giành thắng lợi quyết ñịnh là: - Tiêu diệt và làm tan rã tuyệt ñại bộ phận quân ñội Sài Gòn, ñánh ñổ chính quyền Sài Gòn ở các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. - Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ làm cho Mỹ không thực hiện ñược nhiệm vụ chính trị, quân sự của chúng ở miền 1 Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967 - Tài liệu lưu trữ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. 2 Văn kiện ðảng Toàn tập, tập 29, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2004, tr. 50. 114
  17. Nam. - Trên cơ sở ñó, ñập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành ñộng chiến tranh ñối với miền Bắc và ta ñạt ñược các mục tiêu trước mắt của cách mạng là ñộc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập ở miền Nam tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà. Mục tiêu trước mắt của tổng công kích, tổng khởi nghĩa là: tập trung mở những cuộc tấn công qui mô vào tất cả các ñô thị, các căn cứ quân sự, kho tàng và các cơ quan của chế ñộ miền Nam, trọng ñiểm là Sài Gòn, buộc Mỹ phải nhượng bộ và xuống thang chiến tranh. Lúc này ñạo quân ñịch ở miền Nam còn hơn một triệu người gồm 537.000 binh lính Mỹ, 650.000 binh lính Sài Gòn, 65.905 binh lính các nước chư hầu, hệ thống thiết bị chiến trường còn ñầy ñủ và rất hiện ñại, vũ khí trang bị tối tân, sức cơ ñộng nhanh. Tổng công kích tổng khởi nghĩa nhằm mục tiêu trọng ñiểm là thành phố, sẽ là cuộc tiến công trên quy mô lớn nhất, nhằm vào chỗ ñịch mạnh nhất, ñòi hỏi ta phải có sự tính toán có thời gian, không thể vội vàng. Do ñó trong chỉ ñạo, ðảng ñã ñề ra 3 dự kiến phát triển của tình hình: - Một là: giành ñược thắng lợi ở các chiến trường quan trọng, ñịch phải chịu thua, phải thương lượng, ñi ñến kết thúc chiến tranh. - Hai là: giành thắng lợi có mức ñộ, ñịch còn những vị trí quan trọng, các ñô thị lớn, nhất là Sài Gòn, ñể tiếp tục chiến tranh. - Ba là: không thắng, Mỹ tăng thêm lực lượng mở rộng chiến tranh. Tuy vậy, ñể nêu cao quyết tâm giành thắng lợi, các chiến trường (trong ñó có chiến trường Sài Gòn) chỉ triển khai dự kiến 1 và coi ñó là phương án duy nhất. Thực hiện ý ñồ quyết tâm ấy, Quân khu Sài Gòn - Gia ðịnh hợp nhất với một số ñịa bàn Quân khu 7 và chia thành 6 phân khu: - Phân khu 1: hướng bắc và tây bắc Sài Gòn: Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, một phần Trảng Bàng và các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng - Phân khu 2: hướng tây và tây nam Sài Gòn: Tân Bình, một phần Bình Chánh, các quận 3, 5, 6, ðức Hòa, Bến Thủ - Phân khu 3: hướng nam Sài Gòn: Nhà Bè và phần còn lại của Bình Chánh, các quận 2, 4, 7, 8, huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần ðước, Cần Giuộc - Phân khu 4: hướng ñông Sài Gòn: Thủ ðức, các quận 9, 1, Nhơn Trạch - Phân khu 5: hướng ñông bắc Sài Gòn: Bình Hoà, Dĩ An, Phú Nhuận, Lái Thiêu, Phú Giáo, Tân Uyên - Phân khu 6: Nội thành Sài Gòn Mỗi phân khu ñều có phần ñô thị và phần nông thôn. ðể chỉ ñạo trực tiếp các phân khu, ta còn tổ chức hai Bộ Tư lệnh tiền phương: Bộ Tư lệnh tiền phương 1 (Bộ chỉ huy tiền phương Bắc) và Bộ Tư lệnh tiền phương 2 (Bộ chỉ huy tiền phương Nam). Trong ñiều kiện gấp rút về thời gian, quân và dân Sài Gòn ra sức chuẩn bị; các phân khu ñi vào xây dựng thực lực và kế họach tác chiến cụ thể. Các ñơn vị ñưa quân vào vị trí ém quân. Lực lượng vũ trang ñánh vào thành phố Sài Gòn gồm 3 khối: 115
  18. - Khối biệt ñộng thành có nhiệm vụ phối hợp với các tiểu ñoàn mũi nhọn ñánh chiếm 9 mục tiêu quan trọng (Bộ Tổng tham, Biệt khu Thủ ñô, Khám Chí Hòa, Tổng nha Cảnh sát, Dinh ðộc lập, ðài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tòa ðại sứ Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất). - Khối các Tiểu ñoàn mũi nhọn và ñặc công các phân khu, có nhiệm vụ tiếp ứng cho biệt ñộng thành ñánh chiếm các mục tiêu và ñánh ñịch phản kích. - Khối chủ lực Miền gồm 3 sư ñoàn bộ binh, 1 sư ñoàn pháo, 1 trung ñoàn bộ binh và một số ñơn vị binh chủng (công binh, ñặc công, thông tin, phòng hóa…). Lực lượng chủ lực bố trí ở vùng ven ñể làm bàn ñạp tấn công vào thành phố ðặc biệt là lực lượng biệt ñộng thành phố ñược xây dựng kiện toàn lại một cách khẩn trương, hình thành các cụm và ñơn vị ñộc lập, cụ thể là: Cụm 345: gồm các ñội 3, 4, 5 (cụm 1); Cụm 78: gồm các ñội 7 và 8 (cụm 2); Cụm 69: gồm các ñội 6 và 9 (cụm 3); ðại ñội 90c; ðội 20 + 30. Công tác hậu cần và các công việc chuẩn bị khác cho khởi nghĩa càng ráo riết… Cả ñô thị Sài Gòn ñang âm thầm diễn ra một quá trình chuẩn bị cho một trận ñánh lớn có tính chất quyết ñịnh. Khu trọng ñiểm Sài Gòn - Gia ðịnh dự kiến khởi sự vào ñêm 4 rạng ngày 5 Tết Mậu Thân – sẽ có kế hoạch tổ chức Tết Quang Trung cho hàng vạn thanh niên, sinh viên tham gia ñể sau ñó toả ñi tiếp ứng cho việc ñánh chiếm các mục tiêu trong nội thành. Nhưng sau ñó (chỉ khoảng 20 tiếng ñồng hồ trước giờ nổ súng) Trung ương phát lệnh khởi sự vào ñêm giao thừa, nên các phân khu ở Sài Gòn phải gấp gáp chuẩn bị lại theo kế hoạch chung toàn miền. ðêm 29 rạng 30-1-1968 (ñêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 theo lịch miền Nam) cuộc tổng công kích tổng khởi nghĩa nổ ra ở trọng ñiểm Sài Gòn và toàn Nam Bộ1. Các lực lượng ñặc công và biệt ñộng, bộ binh và các lực lượng vũ trang ñịa phương ñã tiến công và ñánh trúng vào hầu hết các cơ quan ñầu não trung ương và ñịa phương Mỹ và chế ñộ Sài Gòn. Ở phân khu 1, các cụm biệt ñộng tấn công các mục tiêu Bộ Tổng tham mưu và sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng lúc, Tiểu ñoàn 1 Quyết Thắng tấn công trại pháo binh Cổ Loa và trại thiết giáp Phù ðổng, ñánh chiếm Xưởng quân cụ, ðại ñội 80 tiếp vận truyền tin, căn cứ 10 tồn trữ quân trang… ðồng thời, một bộ phận Trung ñoàn bộ binh 1 Sư ñoàn 9 chủ lực Miền tấn công Trung tâm huấn luyện Quang Trung và khu phụ cận; Tiểu ñoàn 5 pháo ðKB của Miền và Tiểu ñoàn 8 pháo binh phân khu pháo kích vào các vị trí ðồng Dù, Tân Sơn Nhất, ðồng Chùa, Trung Hòa… Ở phân khu 2, Tiểu ñoàn bộ binh 268 cùng Tiểu ñoàn ñặc công 12 phối hợp với Trung ñoàn bộ binh 16 ñánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng lúc ñó, Tiểu ñoàn 6 Bình Tân xuất phát từ Vườn Thơm – Lý Văn Mạnh ñịnh tiến sâu vào ñánh chiếm Biệt khu thủ ñô, nhưng phải quay sang tấn công trại cảnh sát ở Trường ñua Phú Thọ, ñánh ñịch trên các tuyến ñường Nguyễn Văn Thoại (nay là ñường Lý Thường Kiệt), Trần Quốc Toản, Nguyễn Kim, Nguyễn Tri Phương, Triệu ðà (nay là ñường Ngô Quyền), chùa Ấn Quang… 1 ðêm 28 rạng ngày 29-1-1968 (trước giao thừa Tết Mậu Thân 1 ngày) các chiến trường Khu V và Tây Nguyên ñã nổ súng tổng tấn công. 116
  19. Ở phân khu 3, Tiểu ñoàn bộ binh 2 Long An, Tiểu ñoàn bộ binh Phú Lợi, Tiểu ñoàn 5 Nhà Bè tiến công vào Phú ðịnh – Phú Lâm, Quận 8, Quận 4, ñánh chiếm Dinh ðộc Lập, Tổng Nha cảnh sát. Ở phân khu 4, tiểu ñoàn của Biên Hòa, trung ñoàn 4 của Sư ñoàn 5 ñánh chiếm Bộ Tư lệnh hải quân và Liên trường Thủ ðức. Ở phân khu 5, Tiểu ñoàn 3 bộ binh mũi nhọn Dĩ An ñánh chiếm khu vực Cầu Sơn – Hàng Xanh, Tiểu ñoàn bộ binh 4 Thủ ðức tiến công cầu xa lộ, ñánh chiếm ðại sứ quán Mỹ, ðài Phát thanh Sài Gòn. Cùng lúc ñó Trung ñoàn bộ binh 3 Sư ñoàn 9 tấn công Chi khu quân sự Thủ ðức, Trung ñoàn bộ binh 1 Sư ñoàn 7 ñánh ñịch phản kích ở Lái Thiêu. Ở Phân khu 6 nội thành Sài Gòn, tại mục tiêu Tòa ðại sứ Mỹ, ñội biệt ñộng 11 nổ súng diệt lính gác, dùng thuốc nổ phá thủng tường bao quanh và xông vào, dùng hỏa lực nã vào cửa sau và giáp chiến với lính Mỹ. Biệt ñộng lọt ñược vào Tòa ðại sứ trong lúc ðại sứ Bunker ñang ở một cơ quan Mỹ trên ñường Pasteur. Tại mục tiêu Phủ Tổng thống (Dinh ðộc lập), ñội 5 biệt ñộng nổ súng ñể vượt qua lính gác lọt ñược vào vòng trong, nhưng ñồng thời phải triển khai ngay ñội hình chiến ñấu trên ñường Nguyễn Du. Sau ñó, dù chỉ còn lại 8 người, các chiến sĩ vẫn cố thủ trên lầu của số nhà 56 Thủ Khoa Huân ñể chiến ñấu suốt ngày mồng 2 Tết. Tại mục tiêu ðài Phát thanh Sài Gòn, ñội 4 biệt ñộng sau 3 phút chiến ñấu ñã làm chủ ðài Phát thanh, dùng 20 kg thuốc nổ phá hủy hệ thống máy móc của ðài Phát thanh Trong quá trình tiến công của Quân Giải phóng, lực lượng vũ trang, bán vũ trang và ñồng bào thành phố ñã tổ chức phối hợp và ñánh ñịch tại chỗ, phát ñộng quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ ở một số khu vực. ðội vũ trang Thành ðoàn chiếm giữ khu vực Bàn Cờ trong 10 ngày. ðơn vị nữ biệt ñộng nội thành ở khu vực Gò Vấp, quận 6 diệt ác ôn và vận ñộng ñịch ñào rã ngũ. ðội vũ trang Hoa vận ở quận 5, 6 ñánh bót Bà Hoà, bót Ngô Quyền. Ở Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Bình, Bình Chánh, Thủ ðức, ñồng bào dẫn ñường, tải thương, tải ñạn, tiếp tế cơm, nước cho bộ ñội. Lực lượng ñịa phương và du kích ở Củ Chi, Gò Vấp, Hóc Môn, Tân Bình, Bình Chánh, Duyên Hải, Rừng Sác tiến công tiêu diệt, kêu gọi bức hàng, bức rút hàng loạt ñồn bót ñịch, cắt các ñoạn giao thông, liên lạc của ñịch từ Sài Gòn ra các ñịa phương. Ở các huyện ngoại thành, lực lượng chính trị vũ trang cách mạng cùng quần chúng cơ sở cách mạng phối hợp với nội thành tấn công ñịch. Khi Quân Giải phóng nổ súng tấn công trong thành phố, nhiều nơi xung quanh Sài Gòn, ñồng bào ñánh trống gõ mõ, ñập thùng, ñốt khí ñá, phát loa, treo cờ, rải truyền ñơn kêu gọi binh lính ñịch bỏ súng về với gia ñình. ðịch bị bất ngờ trước cuộc tiến công ñồng loạt của lực lượng vũ trang cách mạng, nhưng liền ñó chúng ñã tập trung lực lượng phản kích. Ở Sài Gòn, chúng huy ñộng lực lượng các nơi về hỗ trợ với hỏa lực mạnh và cơ ñộng nhanh, quân số ñông và chịu tổn thất ñể phản kích quyết liệt quân Giải phóng. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch và do sự phối hợp tác chiến không chặt chẽ, nhiều nơi trong nội thành, lực lượng ñặc công, biệt ñộng bị tiêu hao, lực lượng cán bộ cơ sở nội thành bị bộc lộ và tổn thất nặng, các kho vũ khí bí mật ñã cạn. Lực lượng tác chiến trong nội thành ñược lệnh rút ra vùng ven ñô ñể củng cố. Trong thực tế từ giữa tháng 2-1968 trở ñi, lợi thế về so sánh lực lượng vũ trang và 117
  20. sức cơ ñộng, vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện ñại của ñịch ñã gây cho lực lượng cách mạng nhiều tổn thất. Mặt khác, yếu tố bất ngờ không còn, khả năng nổi dậy ñể kết hợp với tiến công rất hạn chế, ñó là căn cứ ñể có thể kết thúc toàn bộ cuộc tổng tấn công. Nhưng trong chỉ ñạo thực tiễn, cuối tháng 4-1968, Bộ Chính trị họp ñánh giá tình hình về kết quả ñợt hoạt ñộng Tết Mậu Thân, ñề ra nghị quyết tiếp tục ñẩy mạnh tổng công kích, tổng tiến công. Ý ñồ chiến lược là vẫn lấy Sài Gòn – Gia ðịnh làm trọng ñiểm tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Theo kế hoạch ñề ra, ñêm 4 rạng ngày 5-5-1968, ñợt 2 tổng công kích, tổng khởi nghĩa bắt ñầu. Ở hướng tây, Trung ñoàn 2 gồm các tiểu ñoàn 267, 269 (Sư ñoàn 9), tiểu ñoàn 6 Bình Tân tiến công ñịch trong cụm ra ña Phú Lâm, phát triển vào Cầu Tre, ñánh chiếm khu vực Minh Phụng, Bình Thới. Trong lúc ñó Trung ñoàn 1 (Sư ñoàn 9) phối thuộc phân khu 2 vượt qua vòng ngoài vào tiến công ñịch ở khu Ngã tư Bảy Hiền, xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Ở hướng nam, tiểu ñoàn Phú Lợi tiến công ñịch ở khu Lò Heo Chánh Hưng; tiểu ñoàn 1, tiểu ñoàn 2 và ñặc công Long An tiến công ñịch ở cầu Chữ Y. Ở hướng tây bắc, Trung ñoàn 16 chủ lực Miền hỗ trợ phân khu 1 tiến công sân bay Tân Sơn Nhất và các mục tiêu xung quanh Bộ Tổng tham mưu. Nhưng trong quá trình hành quân vào nội ñô, những trận ñánh ác liệt ñã diễn ra ở An Phú ðông, Tân Thới Hiệp, Tân Thới ðông, Tân Thới Trung… Ở hướng ñông, các ñội cảm tử của tiểu ñoàn 2, tiểu ñoàn 4 phân khu 4 ñánh sập một góc cầu xa lộ, các ñơn vị chủ lực tiến công ñịch ở quận 9. Ở hướng ñông bắc, lực lượng cách mạng tiến công ñịch ở cầu Bình Triệu, Ngã ba Hàng Xanh, cầu Bình Lợi. Trong lúc ñó ở nội ñô, lực lượng vũ trang Thành ðoàn phối hợp với các phân ñội ñặc công ñánh các ñồn cảnh sát ñịch, làm chủ khu Bàn Cờ, Vườn Chuối. ðội nữ biệt ñộng Lê Thị Riêng do Lê Thị Bạch Cúc làm ñội trưởng phối hợp lực lượng Phân khu 5 diệt ác ở quận 1, 2. Lực lượng vũ trang Hoa vận ñã vận ñộng hàng trăm ñồng bào chiếm Toà hành chính quận 5 và các vị trí Lò Gạch, Lò Gốm, Lò Sâu, khóm 1 phường Trang Tử, khóm 6 phường Phú Lâm… Hàng ngàn ñồng bào ở các khu Bàn Cờ, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trãi xuống ñường xé thẻ kiểm tra, phá hàng rào vật cản, tự vũ trang ñánh trả bọn ác ôn. Như vậy, trong ñợt 2 ở Sài Gòn, mặc dù yếu tố bất ngờ về chiến lược không còn, nhưng lực lượng cách mạng vẫn tiếp tục tiến công vào nội ñô, tiêu diệt tiêu hao thêm nhiều sinh lực ñịch. Quân Mỹ và quân ñội Sài Gòn vẫn bất ngờ về khả năng thọc sâu của Quân Giải phóng. Xuất phát từ quan ñiểm tổng công kích, tổng khởi nghĩa là một quá trình tiến công liên tục, ta chủ trương tiếp tục mở ñợt 3 tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Trong ñợt này, tuy không tổ chức tiến công, nhưng ở Sài Gòn vẫn có một số hoạt ñộng quân sự hưởng ứng các mặt trận ñang tiến công, làm cho ñịch phải khó khăn ñối phó. Ngày 22-8-1968, ðoàn 10 ñặc công Rừng Sác ñánh cháy và chìm tàu chở hàng quân sự của Mỹ trên sông Lòng Tàu và cảng Cát Lái. Ngày 10-10, ñặc công Rừng Sác lại ñánh chìm 2 tàu chở dầu trọng tải 30 triệu lít của hãng Caltex ở cảng Nhà Bè. Cùng lúc ñó lực lượng vũ trang thuộc các tổ chức Thành ðoàn, Hoa vận, An ninh, Biệt ñộng cũng có nhiều hoạt ñộng trong nội thành… 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2