intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

137
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa sàng lọc: Sàng lọc là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật (trắc nghiệm) để phát hiện một bệnh ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng mà bệnh đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy. Ý nghĩa của sàng lọc trong phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ

  1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 1) Định nghĩa sàng lọc: Sàng lọc là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật (trắc nghiệm) để phát hiện một bệnh ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng mà bệnh đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy. Ý nghĩa của sàng lọc trong phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng • Ph òng bệnh cho một cộng đồng • Tiết kiệm ngân sách, nguồn lực trong điều trị NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC 1. Định nghĩa và mục đích của sàng lọc. Định nghĩa sàng lọc: Sàng lọc là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật (trắc nghiệm) để phát hiện một bệnh ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng mà bệnh đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy.
  2. Ý nghĩa của sàng lọc trong phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng: • Phòng bệnh cho một cộng đồng • Tiết kiệm ngân sách, nguồn lực trong điều trị Các loại sàng lọc: - Sàng lọc trong y tế cộng đồng - Sàng lọc trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 2. Những tiêu chuẩn bệnh và trắc nghiệm áp dụng sàng lọc. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh cần sàng lọc: Tính chất nghiêm trọng: Những bệnh nguy hiểm đe dọa cuộc sống ví dụ ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Khả năng phát hiện cao ở giai đoạn tiền lâm sàng: K bàng quang, K vú, Cao huyết áp ở những cá thể có phơi nhiễm yếu tố nguy cơ. Khả năng điều trị sớm có kết quả: K cổ tử cung phát hiện sớm bằng test Papanicolau được điều trị sớm tiên lượng tốt hơn rất nhiều so với chẩn đoán muộn. K phổi giai đoạn tiền lâm sàng rất ngắn (tháng) sàng lọc không có ý nghĩa.
  3. Tỉ lệ hiện có tiền triệu trong giai đoạn tiền lâm s àng của bệnh trong quần thể cao. Ví dụ: Cao huyết áp là bệnh đạt được tất cả các yêu cầu của một bệnh cần sàng lọc: - Tỉ lệ tử vong cao - Có khả năng phát hiện trong giai đoạn sớm của bệnh - Điều trị sớm giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong - Tỉ lệ hiện mắc cao huyết áp trong quần thể cao Tiêu chuẩn lựa chọn trắc nghiệm sàng lọc: - Nguyên tắc chọn trắc nghiệm sàng lọc • Cần có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (trên 80%) • Tùy từng loại bệnh sàng lọc, mục đích sàng lọc lựa chọn độ nhạy và độ đặc hiệu thích hợp. • Việc lựa chọn ngưỡng là ranh giới (cut off) giữa có bệnh và không có bệnh và khoảng không rõ ràng (grey zone) là một quyết định tuỳ thuộc từng trường hợp, tuỳ mục đích của sàng lọc, tuỳ thuộc hậu quả của một trường hợp bỏ sót hoặc dương tính giả.
  4. • Việc lựa chọn ngưỡng này ảnh hưởng tới cả độ nhạy và độ đặc hiệu: độ nhạy tăng sẽ giảm độ đặc hiệu và ngược lại - Trắc nghiệm có độ nhạy cao • Bệnh nguy hiểm không thể bỏ qua • Bệnh có thể chữa được • Tình trạng dương tính giả không gây tổn thương tâm lý và kinh tế của những người được sàng lọc dương tính giả - Trắc nghiệm có độ đặc hiệu cao • Bệnh trầm trọng khó điều trị hoặc điều trị không khỏi • Tình trạng dương tính giả gây tổn thương tâm lý và kinh tế - Giá trị dự đoán dương tính cao • Bệnh mà quá trình điều trị cho những trường hợp dương tính giả có thể gây những hậu quả nghiêm trọng - Giá trị dự đoán âm tính cao • Bệnh hiểm nghèo nhưng có khả năng điều trị được
  5. • Bệnh mà tình trạng dương tính giả cũng như âm tính giả đều gây những tổn thương nghiêm trọng
  6. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 2) 3. Các giá trị của một trắc nghiệm sàng lọc. Tính giá trị của một trắc nghiệm : - Tính giá trị của các trắc nghiệm (Validity): Khả năng phát hiện đúng t ình trạng có hoặc không có bệnh. - Độ nhạy: Xác suất xuất hiện trắc nghiệm dương tính ở những cá thể thực sự ở trong tình trạng tiền lâm sàng cần phát hiện - Độ đặc hiệu: Xác suất xuất hiện trắc nghiệm âm tính ở những cá thể thực sự không ở trong tình trạng tiền lâm sàng cần phát hiện. - Độ tin cậy của trắc nghiệm (reliability): Sự thống nhất trong các kết quả khi lặp lại trắc nghiệm đó trên cùng các đối tượng và trên cùng điều kiện thực hiện. Nguồn chính ảnh hưởng tới độ tin cậy của trắc nghiệm:
  7. - Những thay đổi sinh học liên quan tới biểu hiện bệnh trạng được làm trắc nghiệm Ví dụ: chỉ số huyết áp sẽ có những thay đổi đáng kể tr ên cùng một cá thể ở những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau - Những ảnh hưởng từ chính trắc nghiệm sàng lọc Ví dụ: Huyết áp thuỷ ngân dùng đo huyết áp. - Những ảnh hưởng từ bản thân người làm trắc nghiệm sàng lọc Ví dụ: Sự khác biệt trong cách đo lường trắc nghiệm ở các lần trắc nghiệm trên các cá thể khác nhau. - Những ảnh hưởng từ những người làm trắc nghiệm khác nhau Ví dụ: Sự khác biệt trong đo lường trắc nghiệm giữa những người làm trắc nghiệm Tình trạng bệnh Tổng Kết quả trắc Không có Có bệnh nghiệm bệnh
  8. A + + A B B C + - C D D A+C B+D A/A + C độ nhạy D/B + D A/A + B giá trị dự đoán D/(C+D) dương B/(A+B) dương tính C/(C+D) giả Giá trị dự đoán của 1 trắc nghiệm phụ thuộc: • Độ nhạy • Độ đặc hiệu
  9. • Tỉ lệ mắc bệnh trong cộng đồng MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TỈ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG TRONG CỘNG ĐỒNG 1. Khái niệm về các chỉ số. Chỉ số là số đo giúp đo lường và so sánh những sự thay đổi. Sự thay đổi có thể được thể hiện theo chiều hướng (tăng hay giảm), mức độ (ít hay nhiều) và phạm vi (rộng hay hẹp). Dựa vào các chỉ số, các nhà quản lý có thể phân tích và đánh giá các hoạt động y tế. Những kết quả đánh giá này sẽ giúp xây dựng các chính sách và kế hoạch hoạt động thích hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. 1.1. Các đặc tính của chỉ số. Có tính sử dụng và có tính thực thi và đơn giản Độ nhạy: chỉ số phải nhạy cảm với sự thay đổi của đối tượng cần đo lường. Độ đặc hiệu: sự thay đổi của chỉ số phản ánh sự thay đổi của đối tượng mà chỉ số đo lường, chứ không phải đo ảnh hưởng của các yếu tố khác. Khách quan: số liệu dùng để tính chỉ số phải khách quan, không có sai số và không điều chỉnh số liệu. Những người khác nhau khi dùng chỉ số đều có nhận định tương tự như nhau.
  10. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 3) 1.2. Các dạng thức của chỉ số.  + Tần số (frequency) Biểu thị số lần xuất hiện của một quan sát n ào đó Ví dụ: số người có test PAP dương tính khi làm xét nghiệm lấy bệnh phẩ m ở cổ tử cung. + Tần số cộng dồn (cumulative frequency) th ường được sử dụng trong khi trình bày trong bảng.Tần số cộng dồn của một ô nào đó bằng tần số của chính ô đó cộng với tần số của các ô trước nó. + Tần số tuyệt đối (absolute frequency) và tần số tương đối (relative frequency): tần số tuyệt đối chính là tần số thực của một quan sát. Nó không phụ thuộc vào cỡ mẫu lớn hay nhỏ. Tần số tương đối hay còn gọi là tần suất là biểu thị của tần số trong một mối tương quan với cỡ mẫu.
  11. - Thời gian quan sát. Chúng ta đã xác định là tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một khoảng thời gian nhất định, th ường là một năm, nhưng cũng có thể là một khoảng thời gian dài ngắn bất kỳ nào. Nói chung khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo sự ổn định của tử số khi tính tỷ lệ mắc, thí dụ một bệnh có chu kỳ thì thời gian quan sát phải bao gồm ít nhất cả chu kỳ đó là chính xác nhất. Đối với các bệnh có tần số thấp, thì việc tính các tỷ lệ mới mắc phải bao gồm ở tử số tổng dồn các trường hợp mới mắc của một số năm; trong trường hợp như thế này thì vấn đề quan trọng là phải làm như thế nào để có số đo của mẫu số chính xác, nếu có thể thì mẫu số rút ra từ năm điều tra dân số hoặc vào những năm của cuộc điều tra dân số. Đối với quần thể lớn như một tỉnh hoặc một thành phố, thì tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm được tính như sau: Số mới mắc một bệnh / 1thời kỳ 1 ––––––––––––––– x –––––––––– Dân số có nguy cơ ở giữa thời kỳ đó số năm trong thời kỳ đó Ở một quần thể lớn như vậy, thì không nên điều chỉnh mẫu số bằng cách chỉ tính số người có nguy cơ. Thí dụ như đối với bệnh Ung thư vú của một tỉnh một thành phố thì dùng ngay số dân trong điều tra dân số làm mẫu số mà không cần điều chỉnh bằng cách trừ những người đã mắc Ung thư vú ra. Còn đối với một
  12. quần thể nhỏ, mà quan sát lại tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn, như khi nghiên cứu trong một nhà máy, một trường học, một gia đình trong một năm thì tử số của tỷ lệ mới mắc cần phải là một số chính xác của các trường hợp mới mắc, và mẫu số của nó phải bao gồm chỉ những người không mắc ở lúc ban đầu của khoảng thời gian ngắn đó. Một trường hợp đặc biệt nữa là khi trong một nghiên cứu có bao gồm những thời khoảng quan sát không bằng nhau đối với những cá thể khác nhau (không cùng vào nghiên cứu, và/ hoặc không cùng ra khỏi nghiên cứu cùng một lúc) thì mẫu số của tỷ lệ sẽ làm đơn vị thời gian- người, chỉ có giá trị khi có ba điều kiện sau: - Nguy cơ mắc (hoặc chết ) là ổn định trong suốt thời gian nghiên cứu. - Tỷ lệ mắc (hoặc chết) trong số những người không theo dõi được cũng tương tự như tỷ lệ mắc (hoặc chết)trong số những người theo dõi được. Điều kiện này là rất quan trọng, vì nếu tỷ lệ trong số những người bỏ cuộc lớn hơn trong số những người ở lại nghiên cứu thì nguy cơ thực tế sẽ bị ước lượng non đi, và ngược lại. Cho nên tốt hơn hết là đảm bảo được số người dự nghiên cứu là theo dõi được từ đầu đến cuối. Nếu không theo dõi được hoàn toàn, thì có thể tính tỷ lệ theo cả hai cực của hai khả năng, dựa trên một mặt được giả định là những người bỏ cuộc có quá trình tin cậy như những người còn dự cuộc, còn mặt khác về phía ngược lại, và giá trị thực phải nằm giữa 2 cực đó.
  13. 1.3. Tỷ số (Ratio). Tỷ số là một phân số, trong đó tử số có thể không thuộc mẫu số. Đ ơn vị tính của tử số và mẫu số có thể khác nhau. Công thức tính chung của tỷ số như sau: a Tỷ số = ———— b Ví dụ: Số dân trung bình của một khu vực trong khoảng thời gian xác định (người) Mật độ dân số = ------------------------------------------------ Diện tích của khu vực đó (km2) 1.4. Tỷ lệ (Proportion). Tỷ lệ (Tỷ trọng) là một phân số, trong đó tử số là một phần của mẫu số và có cùng đơn vị đo như nhau. Công thức chung của tỷ lệ như sau: a
  14. Tỷ lệ = —————— a+b Ví dụ: Số nam mắc ung thư trung bình của một khu vực và trong khoảng thời gian xác định Tỷ lệ nam mắc ung thư = –––––––––––––––––––––––––––––– Tổng số nam của khu vực đó trong cùng thời gian
  15. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 4) 1.5. Tỷ lệ phần trăm (Percentage). Tỷ lệ phần trăm có cùng công thức như tỷ lệ, nhưng được nhân với 100. Tỷ lệ phần trăm cho biết số lượng của tử số tính cho 100 đơn vị mẫu số. Công thức chung của tỷ lệ % là
  16. a Tỷ lệ % = —————— x 100 a+b Ví dụ: Số nam trung bình mắc ung thư của một khu vực và trong khoảng thời gian xác định Tỷ lệ % = ---------------------------------------- x 100 nam mắc ung thư Tổng dân số nam của khu vực đó trong cùng thời gian 1.6. Tỷ suất (Rate). Tỷ suất là một phân số dùng để đo lường tốc độ thay đổi trong đó tử số là các sự kiện (sinh, chết, tai biến, bệnh tật..) và mẫu số là số lượng cá thể có thể có các sự kiện đó (dân số chung, số trẻ em dưới 5 tuổi, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ..,) trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất th ường để xác định mức độ biến động của các hiện tượng trong một khoảng thời gian xác định. Số ”sự kiện” xảy ra trong khoảng thời gian xác định thuộc một khu vực
  17. Tỷ suất = –––––––––––––––––––––––––––––––––– = xk Số lượng trung bình cá thể có khả năng sinh”sự kiện” đó trong khu vực/thời gian Chú ý: Dân số trung bình trong năm của một khu vực có thể được tính theo 2 cách: (1). Lấy dân số vào thời điểm ngày 1/7 của năm đó (dân số giữa năm). Hoặc (2): (Dân số thời điểm 1/1 + dân số thời điểm 30/12) ---------------------------------------------------------------- 2 Ví dụ: Số trẻ em < 5 tuổi chết (sự kiện) của một khu vực trong khoảng thời gian xác định Tỷ suất chết của = ---------------------------------------------------------- x 1000 Trẻ em < 5 tuổi Số trẻ em
  18. Trong trường hợp quần thể biến động (có một số cá thể có thể ra khỏi quần thể, đồng thời một số cá thể khác có thể nhập vào quần thể), để chính xác hơn, người ta dùng đơn vị người-thời gian để tính mẫu số. Đây là đơn vị tính chính xác và thích hợp nhất, nhưng thường chỉ lấy được qua các nghiên cứu dọc. 1.7. Số trung bình (Mean). Số trung bình là một chỉ số đơn giản, nhưng thường xuyên được CBYT sử dụng. Một số ví dụ về số trung bình như số người trung bình trong một hộ, số lượt người đến khám bệnh trung bình trong một ngày ở 1 trạm y tế xã v.v... Công thức chung để tính số trung bình là: X1 + X2 + X3 + … + Xn Số trung bình = ---------------------------------- n Một số thông số khác để mô tả sự biến đổi của một biến số nào đó, ví dụ: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation), độ biến thiên (Variance). Đối với các hàm phân phối không chuẩn, có thể dùng các thông số khác như số trung vị (Medium) và Mode thay cho số trung bình để mô tả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2