intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nguyên nhân khiến ôtô tự cháy

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều lý do khiến một chiếc xe đang đi hay đỗ trong nhà bắt cháy nhưng theo thống kê, các nguyên nhân gây cháy thông thường là rò rỉ xăng, chập điện hay hở ống xả. Xe cháy gây thiệt hại lớn về vật chất, hơn thế nó có thể tạo ra những tổn thương nghiêm trọng cho con người thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trên xe có ít nhất 6 loại chất dễ bắt lửa bao gồm nhiên liệu (xăng hoặc dầu diesel), thêm vào đó là vật liệu rắn, đặc biệt những chất liệu nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nguyên nhân khiến ôtô tự cháy

  1. Những nguyên nhân khiến ôtô tự cháy Có nhiều lý do khiến một chiếc xe đang đi hay đỗ trong nh à bắt cháy nhưng theo thống kê, các nguyên nhân gây cháy thông thư ờng là rò rỉ xăng, chập điện hay hở ống xả. Xe cháy gây thiệt hại lớn về vật chất, hơn thế nó có thể tạo ra những tổn thương nghiêm trọng cho con người thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trên xe có ít nhất 6 loại chất dễ bắt lửa bao gồm nhiên liệu (xăng hoặc dầu diesel), thêm vào đó là vật liệu rắn, đặc biệt những chất liệu nội thất. Việc xác định nguy ên nhân chính xác rất khó, bởi lửa có thể thiêu rụi bằng chứng. Rò rỉ xăng Xăng rò rỉ, bay hơi trong không khí dễ bốc cháy ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện. Vòng đệm vòi phun bị lỗi, chức năng làm kín không đảm bảo, xăng rỉ ra
  2. ngoài. Nếu phát hiện thấy khu vực xung quanh vòi phun ẩm ướt, hãy kiểm tra đệm này. Đệm vòi phun bị lỗi, xăng có thể bị rỉ ra ngoài. Ống dẫn nhiêu liệu làm từ cao su nên theo thời gian, hơi nóng từ động cơ làm các ống này nứt vỡ, xăng nhỏ giọt ra ngoài. Xăng cũng có thể bị rỉ ra từ các điểm nối ống do kẹp không chặt. Những lỗi nhỏ này thường do chủ xe lười kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
  3. Đường ống dẫn nhiên liệu bằng cao sau, hơi nóng lâu ngày có thể làm chúng nứt, vỡ Hở đường ống xả Làm kín không tốt hoặc ống bị ăn mòn do lâu ngày. Khí xả nóng lọt qua vết bục làm cháy một số loại vật liệu dễ bám dưới gầm xe như rơm, vải, giấy, bìa các-tông khô. Rửa xe khi ống bô đang nóng sẽ góp phần làm phản ứng ăn mòn xảy ra nhanh hơn. Nếu động cơ có hiện tượng cháy rớt, xăng không cháy hết trong xi-lanh sẽ tiếp tục cháy bên ngoài ống xả. Trong tình huống này, hiện tượng bắt lửa còn dễ xảy ra hơn.
  4. Hở cổ góp khí xả. Cháy dầu trợ lực lái Hệ thống lái gặp sự cố, dầu từ trợ lực bắn lên cổ gom khí xả. Dù được không khí làm mát nhưng nhiệt độ khí thải cao ở bên trong khoảng 600 độ C đối với động cơ xăng, 720 độ C với máy dầu, làm cho cổ gom khí rất nóng, khiến dầu có thể bị cháy. Chập điện Hiện tượng ngắn mạch, cháy dây điện hoặc phát sinh tia lửa là nguyên nhân khác làm xe cháy. Dây điện có thể cháy do quá dập nát, vỏ cách điện bị vỡ và lõi dây chạm mát và cháy. Tia lửa điện phát sinh tại các giắc nối khi chúng tiếp xúc không tốt hoặc tại cổ góp của máy đề khi lái xe bắt đầu khởi động xe.
  5. Đánh bóng xi cho ô tô Đánh bóng xi cho ô tô là để bảo vệ bề ngoài xe của bạn khỏi ô nhiễm và các yếu tố tác động khác. Bạn không phải đánh bóng xi mỗi lần bạn rửa xe, bạn chỉ cần đánh xi 1-2 lần trong năm. Nếu xe của bạn nhìn hơi xỉn hoặc nếu nước không thể bám thành giọt trên bề mặt xe, thì đó là lúc bạn nên đánh xi mới cho ô tô. Tốt nhất bạn nên đánh xi ngay sau khi bạn rửa xe. Nếu bạn đánh xi trên một bề mặt xe bẩn, nó có thể tạo ra các vết xước sau khi đánh xong, vì vậy phải chắc chắn rằng xe của bạn phải sạch và khô trước khi đánh xi. Hãy làm theo các lời khuyên sau đây của các chuyên gia để bảo vệ tốt nhất cho bề mặt xe của bạn Bạn cần Khăn bông sạch (tốt hơn là vải bông xù) Nước sạch Chất xi (không ăn mòn) Nước đánh bóng (không ăn mòn) Bước 1: Bôi nước đánh bóng Đánh bóng xe trước khi tra một lớp xi bóng sẽ giúp xe bóng hơn và có tác dụng tốt trong việc xóa các vết xước nhỏ trên bề mặt xe của bạn. Nếu xe của bạn thuộc dòng xe sản xuất từ những năm 1980 trở về sau, các chuyên gia khuyên bạn nên
  6. mua các sản phẩm không ăn mòn. Cách tốt nhất là, khi bạn vừa mới rửa xe xong, bạn đỗ xe ở nơi có bóng râm. Nếu không, hãy lái xe đến nơi không bị chiếu thẳng bởi ánh nắng mặt trời, vì nhiệt độ nóng làm cho việc tra xi bóng khó hơn sau khi đã đánh bóng xe. Đánh bóng xe từng phần một, từ trên xuống dưới (nóc xe, trước và sau mui xe, bên phải và bên trái). Chất bóng có thể đánh lên xe bằng dụng cụ đánh bóng, hoặc bạn có thể sử dụng một trong các khăn bông để tra nó một cách tiết kiệm, lau nhẹ và theo vòng tròn. Khi bạn đã tra xong một phần, để nó khô trong khoảng 10 phút, sau đó d ùng một cái khăn sạch khác nhẹ nhàng lau các phần chất bị lắng. Bước 2: Tra xi bóng Sau khi bạn đã tra xong chất bóng vào các phần và lau bỏ các chất lắng, đây là lúc bạn thực hiện việc tra xi bóng toàn diện. Tra xi bóng bằng một khăn sạch khác, cũng bằng cách lau nhẹ và theo vòng tròn. Chờ khoảng 10 phút và bạn sẽ thấy sự thay đổi nhẹ về màu của bề mặt xi, sau đó nhẹ nhàng lau sạch các chất lắng. Bước 3: Đánh bóng bằng vải mềm Bước tác động cuối cùng, dùng một khăn sạch khác và cọ nhẹ vào xe vừa được đánh xi bóng cho bề mặt xe sáng hơn lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2