intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nhân tố đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia là một trong những cuộc cách mạng nổ ra sớm nhất ở Đông Nam Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Cuộc cách mạng mở đầu bằng bản Tuyên ngôn độc lập của nước Cộng hòa Indonesia đã được soạn thảo và công bố vào ngày 17 tháng 8 năm 1945.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nhân tố đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 113-120<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0016<br /> <br /> NHỮNG NHÂN TỐ ĐƯA ĐẾN THẮNG LỢI<br /> CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở INDONESIA<br /> Phạm Thị Huyền Trang<br /> <br /> Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Tân Trào<br /> Tóm tắt. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia là một trong những cuộc cách mạng<br /> nổ ra sớm nhất ở Đông Nam Á sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Cuộc cách mạng<br /> mở đầu bằng bản Tuyên ngôn độc lập của nước Cộng hòa Indonesia đã được soạn thảo và<br /> công bố vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Sau đó, nhân dân Indonesia đã đứng lên đấu tranh<br /> giành chính quyền từ tay phát xít Nhật một cách rất nhanh chóng. Ngay ngày hôm sau, một<br /> “Ủy ban trù bị độc lập” đã họp và đến ngày 4 tháng 9 năm 1945, chính phủ quốc gia mới<br /> đã được thành lập, đứng đầu là Tổng thống Sukarno. Thắng lợi đó không phải là một sự<br /> “ăn may”, mà đó là sự hòa hợp của các nhân tố bên trong và bên ngoài, là sự trưởng thành<br /> của phong trào dân tộc chủ nghĩa và những điều kiện quốc tế thuận lợi.<br /> Từ khóa: Cách mạng tháng Tám, Indonesia.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Vào những năm cuối của Chiến tranh thế giới thứ II, phe phát xít đang bị thua đau trên khắp<br /> các chiến trường, từ Âu sang Á. Phát xít Nhật cũng bị quân Đồng minh giáng cho những đòn chí tử,<br /> buộc phải đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào giữa tháng Tám năm 1945. Đây chính là thời<br /> cơ ngàn năm có một cho nhân dân các nước Đông Nam Á nói chung và nhân dân Indonesia nói<br /> riêng đứng lên giành độc lập. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trước cửa ngôi nhà số 56, phố Pegansan<br /> Timua, nơi Sukarno đã sống, bản Tuyên ngôn độc lập đã được đọc lên một cách ngắn gọn và súc<br /> tích: “Chúng tôi, dân tộc Indonesia chính thức tuyên bố nền độc lập của Indonesia, những vấn đề<br /> liên quan đến việc chuyển giao chính quyền và những vấn đề khác sẽ được giải quyết theo cách<br /> thức chu đáo nhất trong một thời hạn ngắn nhất. Thay mặt cho dân tộc Indonesia: Sukarno, Hatta”<br /> [4; 172]. Khi lá cờ Tổ quốc được kéo lên, Indnonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố độc<br /> lập ở Đông Nam Á.<br /> Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về sự kiện này. Trong cuốn Indonesia đấu tranh vì<br /> độc lập tự do 1942-1950 của Nguyễn Văn Hồng, xuất bản năm 1991, tác giả đánh giá cách mạng<br /> tháng Tám năm 1945 ở Indonesia là một cuộc “chuyển giao chính quyền chứ không phải là lật<br /> đổ, xóa đi thay thế một chính quyền mới” [6; 77]. Hay Anthony J.S.Reid, trong cuốn Indonesian<br /> National Revolution 1945 – 1950, xuất bản năm 1974, cũng cho rằng cách mạng tháng Tám năm<br /> 1945 ở Indonesia là một sự ăn may, “vì phần lớn là do dự”, không có sự chuẩn bị gì cho cách mạng.<br /> Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018.<br /> Liên hệ: Phạm Thị Huyền Trang, e-mail: trangsp1987@gmail.com.<br /> <br /> 113<br /> <br /> Phạm Thị Huyền Trang<br /> <br /> “Nếu không có sự can đảm của pemuda trong việc đối đầu với quân đội phương Tây và xua tan<br /> đi bóng ma bất chính, thì các nhà ngoại giao của nước Cộng hòa sẽ phải khóc vì bị bỏ rơi trong<br /> vùng hoang dã” [1; 170].Trong Genesis of power, General Sudirman and the Indonesia military<br /> in politics 1945-1946, Salim Said cũng gọi cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự thành lập<br /> chính phủ ở Indonesia là “chính phủ bất đắc dĩ” [10; 10]. . . Ngoài ra, trong các tác phẩm của cả<br /> học giả người Việt Nam và học giả người nước ngoài, đều có đề cập đến cuộc cách mạng tháng<br /> Tám năm 1945 ở Indnonesia trên bình diện khái quát, chưa đi sâu vào đánh giá, phân tích.<br /> Trong bài viết này, tác giả không nhằm mục đích nghiên cứu khái quát về cuộc cách mạng<br /> tháng Tám năm 1945 ở Indonesia, hay phân tích những quan điểm của các nhà nghiên cứu khác về<br /> bản chất của cuộc cách mạng này, mà tập trung đi sâu làm rõ những nhân tố đưa đến thắng lợi của<br /> cuộc cách mạng trên góc nhìn của một nhà nghiên cứu Việt Nam.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> Nếu xét về các nhân tố khách quan và chủ quan, cũng như vai trò của các nhân tố đó đối với<br /> cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia, chúng ta sẽ thấy rõ đó là kết quả của cả một<br /> quá trình đấu tranh anh dũng và bền bỉ của nhân dân Indonesia chống ách thực dân và phát xít suốt<br /> hơn 350 năm.<br /> <br /> 2.1.<br /> <br /> Tác động của tình hình thế giới và khu vực trong những năm 1942-1945<br /> <br /> Trong những năm 1942-1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn khốc<br /> liệt nhất. Ở cả mặt trận Châu Âu và mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, cả phe Phát xít và phe<br /> Đồng minh đều có những trận đánh lớn, có tính bước ngoặt đối với mỗi bên. Sự chuyển biến mau<br /> lẹ của cuộc chiến cũng như sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa hai phe này, là nhân<br /> tố đưa đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có<br /> Indonesia.<br /> Sau khi đánh Trân Châu cảng, Nhật tự do chinh phục Đông Nam Á và tiến vào khu vực này<br /> với tốc độ nhanh chóng. Chỉ từ tháng 12 năm 1941 đến tháng 5 năm 1942, trong vòng nửa năm,<br /> Nhật Bản đã chiếm gần như toàn bộ Đông Nam Á, và thay thế hệ thống thống trị thuộc địa của chủ<br /> nghĩa thực dân phương Tây.<br /> Đầu năm 1942, Nhật vào Indonesia, người Hà Lan đã phải bỏ chạy trước sự tấn công ồ ạt<br /> của người Nhật. Chỉ trong vòng hai tháng, Nhật đã thay thế vị trí của Hà Lan ở Indonesia. Huyền<br /> thoại về sức mạnh tuyệt đối, về ưu thế của chủng tộc da trắng với người Á Đông đã bị sụp đổ hoàn<br /> toàn. Điều này trái ngược với lời tuyên bố của viên toàn quyền Hà Lan ở Indonesia trước đó 3 năm:<br /> “Chúng ta đã cai trị ở đây trong 300 năm, nhờ roi vọt và dùi cui, và chúng ta sẽ tiếp tục cai trị như<br /> vậy trong vòng 300 năm nữa” [9; 112]. Người Hà Lan đã quá tin tưởng vào sức mạnh của quân<br /> Đồng minh Anh- Mĩ, mà quên mất rằng phải lấy được niềm tin của người dân thuộc địa. Chính vì<br /> vậy, khi người Nhật tới, đa số dân Indonesia đều thụ động, số khác thì hy vọng ở “người bạn châu<br /> Á” sẽ đem lại một tương lai tốt hơn cho họ.<br /> Đối với người dân Indonesia, họ coi việc hợp tác với Nhật Bản chính là giải phóng họ khỏi<br /> sự cai trị của phương Tây. Suốt hơn 3 thế kỉ, người dân quốc đảo đã nhìn thấy uy quyền tối cao<br /> của người da trắng và tính bất khả chiến bại của họ. Vậy mà trong một thời gian ngắn, Nhật Bản<br /> đã phá hủy toàn bộ hệ thống thuộc địa của các cường quốc phương Tây ở Đông Nam Á và những<br /> quyền lực mà họ tạo ra.<br /> Trái với sự mong đợi của người dân Indonesia, người Nhật đã nhanh chóng chứng tỏ rằng<br /> họ là những bậc thầy khắc nghiệt hơn cả người Hà Lan. Họ không hề có ý định trao trả độc lập<br /> 114<br /> <br /> Những nhân tổ đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia<br /> <br /> cho Indonesia, và cũng không muốn đáp ứng những yêu cầu của các nhà dân tộc chủ nghĩa ở nước<br /> này để tạo ra sự dân chủ cao hơn. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì niềm tin của<br /> người dân về quyền tự do sắp tới của họ, nhằm thu hút sự hợp tác đối với các lãnh thổ mà Nhật<br /> chiếm. Nếu người Hà Lan dựa vào công nghệ và hiệu quả cao để tăng cường và củng cố sự thống<br /> trị của họ, thì người Nhật dựa vào quân đội một cách thô bạo hơn, độc đoán hơn và mang tính giả<br /> tạo hơn. Bỏ qua những hành động mang tính chất mị dân như: cho phép người dân Indonesia được<br /> treo cờ dân tộc, được hát bài quốc ca, được đổi tên thủ đô thành Jakarta, trao một số chức vị mà<br /> trước đây thuộc về người Hà Lan cho người bản xứ nắm giữ,. . . thì trên hết, mối quan tâm chính<br /> của người Nhật rõ ràng là sự khai thác kinh tế của Đông Nam Á và các cơ quan chức năng chiếm<br /> đóng đã được chỉ thị rõ ràng phải “nhấn mạnh vào việc thu thập các nguồn lực, đặc biệt là những<br /> yếu tố cần thiết cho việc theo đuổi chiến tranh. . . trọng tâm phát triển nguồn lực sẽ là dầu mỏ, và<br /> các biện pháp bình định với người bản xứ sẽ dừng ở một điểm phù hợp với mục tiêu này” [3; 57].<br /> Với mục đích này, họ đã tạo ra vô số các tổ chức để khai thác tiềm năng chiến tranh trong xã<br /> hội như: các tổ chức cho phụ nữ, các tổ chức cho thanh thiếu niên, các tổ chức Hồi giáo, các nhóm<br /> hỗ trợ lực lượng cảnh sát, các tổ chức cho các nghệ sĩ. . . Trong đó, phải kể đến PETA (Pembela<br /> Tanah Air - Những người bảo vệ Tổ quốc) – tổ chức của các pemuda được người Nhật tuyển dụng,<br /> đào tạo, trang bị và tổ chức thành các tiểu đoàn ở địa phương. Rất lâu rồi, PETA là tổ chức quân đội<br /> đầu tiên được chỉ huy bởi người Indonesia, kể từ sau khi Hà Lan xâm lược và thống trị nước này.<br /> Ngoài PETA, người Nhật còn cung cấp những huấn luyện quân sự cơ bản cho người dân Indonesia<br /> qua nhiều tổ chức khác. Điều quan trọng nhất mà người Nhật làm được, không phải là khả năng<br /> chiến đấu của người Indonesia với một cuộc chiến tranh, mà là “tinh thần” chiến đấu của họ sẽ<br /> được huấn luyện như thế nào.<br /> Các chính sách cai trị của Nhật Bản đã chứng minh rằng, họ không phải là lực lượng đến<br /> từ hòn đảo Tembini như trong lời tiên tri huyền thoại của vị vua Djojobojo, “chiếm Java nhưng<br /> chỉ bằng khoảng thời gian sống của cây ngô” [3; 58], mà họ cũng giống những nhóm người chinh<br /> phục khác mà thôi. Mặc dù có sự khác biệt về hóa trang giữa bậc thầy thực dân cũ và mới, nhưng<br /> bản chất chính sách của họ đều giống nhau. Nhật Bản, cũng giống như Hà Lan, đều coi Indonesia<br /> là quốc gia có những lợi ích kinh tế - chính trị chiến lược, và muốn “giữ Indonesia vĩnh cửu trong<br /> tay người Nhật”. Nhưng cũng chính vì những chính sách đó, mà chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia mới<br /> “bước sang một giai đoạn mới”. “Trước khi Nhật Bản xâm chiếm Indonesia, không có bất kì một<br /> sự thay đổi nào dưới sự quản lí của Hà Lan, nhưng trước khi Nhật Bản đầu hàng, có rất nhiều sự<br /> thay đổi, và một cuộc cách mạng ở Indonesia là hoàn toàn có thể thực hiện được” [8; 42].<br /> Cuối năm 1944 đầu năm 1945, những thất bại liên tiếp của phe phát xít đã báo hiệu sự sụp<br /> đổ của phát xít Nhật ở Đông Nam Á. Ngày 16 tháng 4 năm 1945, Liên Xô mở cuộc tấn công vào<br /> Beclin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Hitle. Chỉ trong vòng 16 ngày đêm, 1 triệu quân phát xít<br /> Đức đã bị đánh tan. Ngày 9 tháng 5 năm 1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện,<br /> chiến tranh kết thúc ở mặt trận châu Âu.<br /> Ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, quân Mĩ - Anh cũng nhanh chóng đẩy mạnh các<br /> cuộc tấn công quân Nhật. Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1945, Mĩ đã đánh chiếm hai đảo Ivogima<br /> và Okinawa của Nhật. Đây là hai pháo đài kiên cố, án ngữ cửa ngõ vào đất Nhật, nên quân Nhật<br /> chống cự rất ác liệt, dù Mĩ chiếm được, cũng phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Từ ngày 6 tháng 8 đến<br /> ngày 8 tháng năm 1945, Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagazaki của Nhật,<br /> hủy diệt hoàn toàn hai thành phố này. Ngày 8 tháng 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Sáng ngày<br /> hôm sau, Hồng quân Liên Xô đã mở cuộc tấn công như vũ bão vào hơn 1 triệu quân Quan Đông<br /> Nhật. Chưa đầy một tuần, đạo quân này đã bị đánh tan. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, chính phủ<br /> Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc ở<br /> 115<br /> <br /> Phạm Thị Huyền Trang<br /> <br /> mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.<br /> Kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh đã làm<br /> cho phát xít Nhật ở các nước Đông Nam Á nói chung và ở Indonesia nói riêng hoang mang, rệu<br /> rã cực độ. Nhân dân các nước thuộc địa trong khu vực và nhân dân Indonesia đứng trước thời cơ<br /> ngàn năm có một: Kẻ thù duy nhất đã lung lay đến tận gốc, quân đội Đồng minh chưa vào làm<br /> nhiệm vụ giải giáp vũ khí, tạo ra một “khoảng trống quyền lực” để giành chính quyền. Đây chính<br /> là nhân tố đầu tiên, có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945<br /> ở Indonesia.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Sự trưởng thành của phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Indonesia<br /> <br /> Chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia bắt đầu phát triển mạnh từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX,<br /> khi tầng lớp trí thức tiểu tư sản ở nước này tạo ra một phong trào cải cách bằng giáo dục, nhằm đưa<br /> đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển, từ đó giành lại nền độc lập cho đất nước.<br /> Mở đầu là việc thành lập ra trường nữ sinh của Raden Ajeng Kartini dành cho con em viên chức<br /> người Java vào năm 1902. Đến năm 1908, tổ chức Boedi Utomo (“Nỗ lực cao”) được thành lập<br /> bởi bác sĩ Wahidin Soedirohoesodo và hoàng tử Notodirdjo, con trai của Pakualam V với mục tiêu<br /> “nâng cao tinh thần của cư dân bản địa”, “tuyên truyền về một Java vĩ đại hơn” - “Greater Java”.<br /> Từ những mục tiêu ban đầu đó, Boedi Utomo dần trở thành tổ chức chính trị, yêu cầu sự bình đẳng<br /> giữa người Indonesia và người Hà Lan, và yêu cầu phải thành lập cơ quan đại diện của Indonesia<br /> trong chính quyền cai trị.<br /> Mặc dù phong trào cải cách ở Indonesia chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng nó<br /> cũng thổi một luồng gió mới mẻ vào cuộc cách mạng giành độc lập ở nước này, đồng thời, sự phát<br /> triển của phong trào cũng chứng tỏ sự thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia.<br /> Năm 1927, Đảng dân tộc Indonesia được thành lập dưới sự lãnh đạo của Sukarno. Đảng này<br /> nỗ lực tập hợp tất cả các tổ chức dân tộc chủ nghĩa đang tồn tại để tiến hành một phong trào đấu<br /> tranh bất hợp tác theo mô hình của Gandi đòi độc lập cho Indonesia. Khác với các tổ chức chính trị<br /> trước đó như: Đảng Ấn Độ (1912), Sarekat Islam (1911); Đảng Cộng sản Indonesia (1920), Đảng<br /> dân tộc Indonesia không đi theo phương pháp đấu tranh bạo động, mà lại yêu cầu đòi quyền lợi<br /> cho người lao động, lập các hiệp hội nông dân và công đoàn, đấu tranh chống nạn thất nghiệp, đấu<br /> tranh với việc cho vay nặng lãi, tổ chức quần chúng mittinh, biểu tình, đấu tranh chính trị bất bạo<br /> động. . . Cơ sở tư tưởng và cương lĩnh của Đảng nằm trong học thuyết Marhaenism của Sukarno.<br /> Nội dung của học thuyết này bao gồm: Xu hướng chống đế quốc, thực dân rất rõ rệt; Con đường để<br /> đi tới độc lập dân tộc là chính sách bất hợp tác với thực dân, đế quốc trong tất cả các lĩnh vực kinh<br /> tế chính trị, xã hội; Nhiệm vụ của con đường bất hợp tác là giáo dục dân chúng tin vào khả năng,<br /> sức mạnh của chính mình và đoàn kết tất cả các lực lượng chống thực dân, đế quốc trong một mặt<br /> trận chung, thống nhất [2; 162-163].<br /> Với sự thành lập của Đảng dân tộc Indonesia, chủ nghĩa dân tộc ở nước này đã phát triển<br /> thêm một bước mới. Nhất là từ sau Đại hội lần thứ hai của Đảng (họp vào tháng 10 năm 1928), đã<br /> đưa ra một ý tưởng mới: “một quốc gia - Indonesia; Một dân tộc - Người Indonesia; Một ngôn ngữ<br /> - Bahasa Indonesia”. Ý tưởng đó thực sự đã gây ra một làn sóng lan rộng trong cộng đồng: hàng<br /> trăm tổ chức với tên gọi có từ “Indonesia” đã được thành lập trong nhiều năm sau đó. Điều quan<br /> trọng là trong tư tưởng của mỗi người dân Indonesia, dù họ đến từ Java hay Sumatra, dù họ là đàn<br /> ông hay đàn bà, không kể vùng miền, giai cấp, tôn giáo. . . đều tự xem mình là Indonesia, sử dụng<br /> chung một ngôn ngữ thống nhất - Bahasa Indonesia. Cũng trong Đại hội này, lá cờ với hai màu đỏ<br /> - trắng trở thành cờ hiệu của Đảng dân tộc Indonesia.<br /> 116<br /> <br /> Những nhân tổ đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia<br /> <br /> Trong những năm đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1942), trước sự đe dọa<br /> của chủ nghĩa phát xít, chính sách đoàn kết dân tộc của Sukarno cũng như phong trào dân tộc chủ<br /> nghĩa ở Indonsia cũng có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình mới. Theo đó, Sukarno kêu<br /> gọi tất cả các lực lượng của dân tộc phải đoàn kết, thống nhất trong các tổ chức chính trị lớn đấu<br /> tranh chống thực dân, phát xít như: Liên đoàn các đảng dân tộc Indonesia (1939); Hội đồng nhân<br /> dân Indonesia (1941). Các tổ chức này liên tục có những đấu tranh yêu cầu Hà Lan phải thảo luận<br /> về vấn đề độc lập của Indonesia và yêu cầu một Quốc hội toàn là người Indonesia, yêu cầu thành<br /> lập một liên minh bình đẳng giữa Hà Lan và Indonesia. Thế nhưng, người Hà Lan lại luôn từ chối<br /> cơ hội công nhận độc lập cho Indonesia. Tháng 4 năm 1940, “chính phủ Hà Lan công bố rằng quá<br /> lâu để họ có thể hoàn thành trách nhiệm cho Indonesia và không thể hỏi về quyền tự trị hoặc Quốc<br /> hội của Indonesia” [8; 40].<br /> Khi Nhật vào Đông Nam Á và vào Indonesia, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Indonesia đã<br /> có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Từ phương pháp đấu tranh bất hợp tác với chính quyền<br /> Hà Lan, các nhà lãnh đạo như Sukarno, Hatta đã chuyển sang hợp tác với Nhật, để nhằm mục tiêu<br /> lớn nhất là độc lập. Họ miễn cưỡng phục vụ Nhật Bản để tạo ra một tổ chức chính trị dưới sự lãnh<br /> đạo của họ. Không chỉ những nhà dân tộc chủ nghĩa Indonesia, mà người dân nước này cũng hoan<br /> nghênh đối với sự xuất hiện của Nhật Bản. Hành động xâm lược của Nhật Bản được họ chấp nhận,<br /> chỉ vì họ căm ghét chế độ thực dân cũ - Hà Lan, và hơn hết là họ mong mỏi nguyện vọng độc lập<br /> sẽ được đáp ứng. Câu nói của Sukarno đã nói lên tất cả: “Khi bạn ghét ai đó, bạn sẽ yêu những<br /> người đã đuổi chúng đi” [5; 2].<br /> Nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng lộ nguyên hình là kẻ còn tàn bạo hơn cả Hà Lan sau những<br /> chính sách mang tính chất mị dân, tung hỏa mù. Hi vọng vào người “da vàng, chân ngắn” theo lời<br /> tiên tri của vua Djojobojo đã nhanh chóng tan theo “chính sách thời chiến” của Nhật. Khoảng nửa<br /> triệu người (công nhân và nông dân) đã bị ép làm việc trong những điều kiện thấp đã không thể<br /> sống sót cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở<br /> Indonesia nhanh chóng lên cao bằng cả hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Tháng<br /> 2 năm 1944, lần đầu tiên một phong trào nông dân bùng nổ ở Priga và bị đàn áp dữ dội. Từ tháng<br /> 5 đến tháng 8 năm 1944, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ ở Tây Java và các cuộc biểu tình<br /> của nông dân đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Chính phủ Nhật cố gắng ổn<br /> định tâm lí người dân bằng cách xây dựng Văn phòng Hồi giáo Java, nhưng phong trào đấu tranh<br /> giành độc lập do người Hồi giáo lãnh đạo đã trưởng thành và không dễ gì kiểm soát họ. Trong<br /> nhiều thành phố, các tổ chức cách mạng đang thiết lập mạng lưới của họ, họ đã nhận thức được<br /> rằng chiến tranh ngày càng trở nên tồi tệ hơn với Nhật Bản và bắt đầu đặt ra những kế hoạch giành<br /> độc lập để thoát khỏi ách cai trị của Nhật.<br /> Sức ép từ chính phong trào dân tộc chủ nghĩa ở trong nước đã khiến chính phủ Nhật phải<br /> thay đổi. Ngày 7 tháng 9 năm 1944, thủ tướng Nhật Bản Koiso hứa “trao trả độc lập cho Đông<br /> Ấn”, nhưng không đưa ra một ngày rõ ràng để trao trả độc lập. Đến ngày 1 tháng 3 năm 1945,<br /> người Nhật thành lập Ủy bản nghiên cứu chuẩn bị độc lập ở Indonesia do Ratgiman đứng đầu. Ủy<br /> ban đã lấy 5 nguyên tắc mà Sukarno đưa ra vào ngày 1 tháng 6 năm 1945 làm cơ sở cho sự thống<br /> nhất các lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh vì một nước Indonesia độc lập. Ngày 11 tháng<br /> 5 năm 1945, chính phủ Nhật tuyên bố sẽ trao trả độc lập cho Indonesia vào ngày 1 tháng 1 năm<br /> 1946. Tuy nhiên, do tình hình thế giới chuyển biến rất mau lẹ, ngày càng bất lợi cho Nhật, nên<br /> ngày 8 tháng 8 năm 1945, nguyên soái Terauchi, Tổng tư lệnh các lực lượng quân đội Nhật ở khu<br /> vực phía Nam đã mời Sukarno, Hatta và Ratgiman cùng một số nhà lãnh đạo khác của Indonesia<br /> tới Đà Lạt (Việt Nam) để thảo luận về vấn đề tuyên bố độc lập của Indonesia.<br /> Như vậy, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Indonesia đã ngày càng trưởng thành từng bước<br /> 117<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2