intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

147
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phê Phán Chủ Nghĩa Đế Quốc: Hobson và Lenin Trong số những nhà kinh tế chúng ta đã nói đến, tất cả quan tâm của họ đều hướng về thuyết trọng thương, xu thế phát triển ra quốc tế của tư bản chủ nghĩa, ngoại thương, và đầu tư

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản

  1. Những Phê Phán về Chủ Nghĩa Tư Bản, phụ lục-PHẦN1 Phê Phán Chủ Nghĩa Đế Quốc: Hobson và Lenin Trong số những nhà kinh tế chúng ta đã nói đến, tất cả quan tâm của họ đều hướng về thuyết trọng thương, xu thế phát triển ra quốc tế của tư bản chủ nghĩa, ngoại thương, và đầu tư . Cuộc tranh luận diễn ra bàn về những nguyên nhân dẫn đến thành công nhất cho xu hướng này nhưng chẳng có ai đặt nghi vấn về mục đích khát vọng của nó. Những người theo thuyết trọng thương muốn hàng hoá mình được xuất khẩu đi (và cả đầu tư ở những nơi họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch) và những người theo thuyết cổ điển thì lại muốn sử dụng bằng những phương pháp riêng của mình (dùng những chính sách nhà nước nhằm tạo rào cản đối với hàng nhập khẩu). Smith chỉ phê phán chủ nghĩa thực dân một khi ông thấy rằng nó đang làm mất dần đi
  2. những cơ hội thông thương và ông cũng chẳng bao giờ nghi ngờ về mục đích thật sự của việc mậu dịch và đầu tư. Thậm chí trong bài phân tích của Marx về sự lớn mạnh và phát triển của chủ nghĩa tư bản, mặc dù ông có nhận thức sâu sắc về hiện tượng chủ nghĩa thực dân và sự phát triển của các nước đế quốc, nhưng ông nhận thấy rằng cả hai vấn đề này cũng chính là những đặc tính tích luỹ tư sản -- cả hai ở đây được hiểu như là sự phát triển và quá trình tích luỹ của các giai cấp - và do vậy ông cho nó là "điều bình thường". Ngay cả trong Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản chính là một hiện tượng đang ngày một lan rộng khắp toàn cầu: "Giai cấp tư sản thông qua bốc lột thị trường thế giới đã áp đặt một phương thức mang tính toàn cầu vào quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ vào từng quốc gia. Và điều này thật đáng xấu hổ, nó đã lôi kéo cả những ngành mà bấy lâu nay người dân luôn bám vào. Tất cả những ngành cũ kỹ lỗi thời này đã và đang bị mai một dần. Chúng bị đào thải bởi những ngành mới hơn, những ngành
  3. đang trở thành vấn đề sống còn cho tất cả những quốc gia tiên tiến, những ngành chế biến không dùng nguyên vật liệu tại chổ nửa mà dùng nguyên vật liệu từ cả những vùng xa xôi khác, những ngành mà sản phẩm của nó không những được tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra cả thế giới." Ông cũng quan tâm đến nước Anh đã thôn tính Ai-Len thế nào và cả cái cách mà Anh dùng những gì bốc lột được từ tầng lớp lao động Ai-Len để mở rộng chủ nghĩa tư bản của mình. Những người Ai-Len bị ép buộc làm việc và bị đánh thuế (nhớ rằng chính William Petty đã đặt ra thứ thuế đó) và họ bị "xuất" sang Anh nhằm được dùng để đối phó với những công nhân đình công tại đây. Tư sản Anh dùng quốc tịch và tính vô thần để duy trì cai trị tầng lớp lao động bị tách biệt này: "Tầng lớp lao động ở mỗi trung tâm công nghiệp hay trung tâm thương mại ở Anh đều được chia ra làm hai phe cả, một là giai cấp vô sản Anh, hai là giai cấp vô sản Ai-Len. Những công nhân bản xứ Anh không ưa gì những công nhân người Ai-Len, họ xem
  4. những người Ai-Len này như đối thủ của họ vậy bởi vì chính những người này đã làm giảm đi mức sống của họ. Những người công nhân Anh còn tự xem mình như là thành viên của giai cấp thống trị và hiển nhiên họ trở thành công cụ của giai cấp quý tộc và tư sản Anh chống lại người Ai-Len, do vậy họ tự nâng cao vị trí thống trị của mình. Họ còn có những định kiến chống lại người Ai-Len về tôn giáo, về vấn đề xã hội hay quốc gia. Thái độ này của họ đối với nguời Ai-Len cũng giống như thái độ của những "người dân da trắng nghèo" đối với những người dân da đen thời nô lệ ở Mỹ trước đây vậy. Còn người Ai-Len đáp lại bằng cách chỉ quan tâm đến vấn đề tiền bạc. Họ xem những công nhân Anh là như những kẻ đồng loã và là thứ công cụ ngu ngốc của giai cấp thống trị Anh ở Ai-Len. Điều đối kháng này bị duy trì một cách giả tạo và bị thổi phồng lên bởi báo chí, kinh thánh, truyện tranh, nói chung là bằng tất cả những phương tiện do giai cấp tư sản đưa ra. Đối với tầng lớp lao động Anh, chuyện này họ hoàn toàn mù tịt mặc dù họ có tổ
  5. chức đàng hoàng. Sở dĩ chuyện này được giữ kín như thế là do giai cấp tư sản muốn duy trì quyền lực của mình. Và chỉ có họ mới thật sự biết được điều này". Ông cũng nghiên cứu đến đế quốc Anh tại Ấn Độ, đến vai trò của công ty Đông Ấn (East Indies Company) và đến cả những cách người Anh dùng để bốc lột sức lao động của công nhân Ấn và độc quyền cả những thị trường nước này. Nhưng trong những bài viết của mình, Marx chỉ đưa ra những mặt khác nhau của "chủ nghĩa đế quốc" chứ không hề đưa ra bất kỳ một học thuyết riêng nào dành cho nó. Nhưng do từ lâu trước đây, tư bản đã trãi rộng khắp thế giới, nên Marx cảm thấy chưa cần thiết lắm để đưa ra một học thuyết riêng như thế để phê phán cái xu hướng mang tính quốc tế này trong những bài phê bình chủ nghĩa tư bản của mình. Tuy nhiên vào thế kỷ 19, khi những tham vọng quyền lực của những nước đế quốc cũng như những hành động thôn tính của tư bản ngày càng rộng lớn ở nhiều nước, thì đã làm xuất hiện hai
  6. trường phái phê phán: thứ nhất là phê phán về các vấn đề đạo đức và nhân đạo đối với tình trạng chủng tộc này lệ thuộc vào chủng tộc khác, thứ hai là chính những xung đột đó làm cho chiến tranh bùng nổ càng nhiều, không chỉ là cuộc chiến giữa những người nô lệ với nhau, mà còn là cuộc chiến giữa những người đi xâm lượt. Trường phái thứ nhất xuất phát từ những người phản đối những yêu sách được quyền ưu tiên về chủng tộc và đạo lý và nhu cầu chen vai "gánh vác" nhiệm vụ đi khai hoá thế giới. Trường phái thứ hai bắt nguồn từ mối quan hệ gần gũi giữa một bên là quyền lực của nhà nước, một bên là quyền lực kinh doanh. Trong khi kinh tế thống trị cả một phần xã hội thông qua sự huy động của nó với chính quyền nhằm mang đến lợi ích cho nó, thì chính quyền đó - chính quyền của quốc gia đó đã được lập ra để cùng song hành với nó. Và như chúng ta thấy đấy, vào thế kỷ 19 chẳng có một thể chế siêu dân tộc nào được sử dụng với mục đích như thế. Vì vậy ngay cả trong một nước, khi mà quyền lợi của những
  7. nhà tư bản khác đi là họ lại quay sang nhờ sự giúp đỡ từ chính quyền về vấn đề này hay vấn đề khác, những nhà tư bản lớn ở Anh (những nhà tư bản vươn đến cấp độ thế giới) và tư bản Đức cũng thế, họ cũng tranh thủ sự giúp đỡ từ chính phủ vì những lợi ích riêng của mình về nguyên vật liệu, lao động và thị trường nuớc ngoài và vân vân… Những xung đột giữa những nhà tư bản các nước với nhau và cũng dính dáng đến cả chính quyền nên đã dẫn đến cả chiến tranh giữa các nước với nhau, mà trong đó họ đưa cả những người công nhân ra chiến đấu. Đây không phải hoàn toàn là một giả thuyết. Nước Anh nhập cuộc với trận chiến Crimean (Crimean War) (1854-1856), trong đó nó đứng về phe của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nga nhằm bảo vệ những tuyến đường thương buôn của nó ở vùng Địa Trung Hải. Năm 1887, Anh thôn tính vùng Transvaal ở Hà Lan và Orange Free State ở vùng Nam Phi và đương đầu với trận chiến Boer War (1880-1881) (cuộc chiến với người Hà Lan gốc Phi) để bảo vệ những gì vừa chiếm được. Tuy
  8. nhiên những người Hà Lan gốc Phi này lại nổi dậy và chiếm giữ được một phần chính quyền cho riêng mình. Năm 1882, Anh xâm lượt Hy Lạp nhằm nắm quyền kiểm soát kênh đào Suez và cả những tuyến đường thương buôn. Năm 1899, đế quốc Anh lại mang tham vọng kiểm soát những khu mỏ kim cương và vàng mới phát hiện được, chính tham vọng này dẫn đến cuộc xâm lăng vùng Transvaal ở Hà Lan và cuộc chiến Boer War lần thứ hai. Khoảng từ 1880 đến 1900, đế quốc Anh đã chiếm đóng hơn 4 triệu dặm vuông lãnh thổ. Để phê phán hiện tượng này thì cần phải có một học thuyết về chủ nghĩa đế quốc một cách rõ ràng, và từ đó có thể giải thích được tất cả hiện tượng này cũng như biết rõ xu hướng của nó. Một trong những người phát triển thuyết này là John Atkinson Hobson (1858-1940). Rút ra từ những gì học được từ chuyến đi Nam Phi và tiếp nối tư duy lô-gic từ tác phẩm cùng thực hiện trước đó với A.F. Mummery - quyển Sinh Lý Công Nghiệp (1889) (Physiology of Industry), Hobson đã phát hoạ ra một giả thuyết
  9. giải thích hiện tượng chủ nghĩa đế quốc này. Trong quyển Sinh Lý Công Nghiệp, Hobson và Mummery đã tiếp bước quan điểm của Malthus, và một ít của Marx, họ cho rằng "những cuộc khủng hoảng" hay những cơn suy sụp trong vòng đời kinh tế đó nguyên nhân là do chúng ta đã quá tiết kiệm và chi tiêu quá ít. Cũng như Marx, họ thấy được sự mâu thuẫn giữa một bên là xu thế phát triển sản xuất và sản phẩm liên tục không ngừng và một bên là sự cưỡng ép tiêu thụ. Mà trong khi đó Marx cho rằng cưỡng ép tiêu thụ bắt nguồn từ những nhà tư bản nhằm hạ lương công nhân vì mục đích lợi nhuận của mình để dành cho đầu tư và áp đặt công việc, thì Hobson và Mummery lại đứng từ quan điểm của Malthus mà cho rằng sở dĩ xảy ra khủng hoảng là do nhu cầu không thể tiêu thụ hàng hoá ngày càng tăng nhanh so với sản lượng hàng hoá, ở đây có hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do phân phối thu nhập rất không đồng đều, hầu như tiền của đều tập trung vào tay những người giàu có, thứ hai là những người này có khuynh hướng giữ lại một lượng lớn tiền tiết kiệm từ thu nhập của họ. Cơ bản mà nói, họ cho rằng những người giàu họ có đầy
  10. quyền lực, họ thoã mãn cái tính tham lam của họ bằng cách làm cho tầng lớp lao động cứ nghèo mãi, và chính cái nghèo đó hạn chế đi nhu cầu tiêu thụ. Hơn nửa, đứng dưới quan điểm của Marx, họ cho rằng những cuộc cạnh tranh giành giật giữa các nhà tư bản để giàu có thêm đã dẫn đến việc hình thành nên những khu công nghiệp tập trung bởi vì những nhà tư bản đã loại bỏ hay đã tiếp quản luôn cả những kẻ yếu hơn và chiếm được cả một thị phần rộng lớn cũng như độc quyền thị trường. Họ nhận thấy rằng những quá trình đó đã giải thích cho việc mở rộng ngành công nghiệp một cách nhanh chóng và những liên đoàn tài chính kiểm soát giá vào đầu thế kỷ. Khu kinh tế ngày càng phát triển này không chỉ trực tiếp mang đến cho nhà tư bản quyền lực kinh tế mà còn là khả năng ảnh hưởng của họ đối với những chính sách của nhà nước. Độc quyền ở đây nghĩa là siêu lợi nhuận, nhưng lợi nhuận này càng lớn và càng tiết kiệm chi tiêu thì nhu cầu tiêu thụ sẽ càng ít và càng làm vấn đề trở nên tồi tệ thêm.
  11. Mặc dù tác phẩm của Hobson và Mummery đều bàn về vòng đời kinh tế, nhưng những phân tích của họ cũng đã cung cấp một học thuyết cơ bản về chủ nghĩa đế quốc. Năm 1902, Hobson đã phát hành quyển Nghiên Cứu Về Chủ Nghĩa Đế Quốc, trong đó ông có đưa ra học thuyết cơ bản đó. Hobson cho rằng, "cái gốc rễ" của chủ nghĩa đế quốc thực chất bắt nguồn từ nhu cầu tiêu thụ không kịp với sản xuất. Bởi vậy nên doanh nghiệp phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm không bán được trong nước. Bởi vậy nên doanh nghiệp rất ít có cơ hội mở rộng đầu tư trong nước nhưng điều này không làm giảm lợi nhuận của họ vì họ đi tìm đầu tư nước ngoài. Hobson cho rằng nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn phát triển ngày càng nhanh hơn này bắt nguồn từ những quyền lực của những kẻ giàu có mà đã được đề cập ở trên; chính nó gây nên sự phân phối thu nhập không đồng đều, tiền đều rơi vào tay của họ nhưng họ lại chẳng chi tiêu là bao so với số đó; chính nó tạo nên những khu công nghiệp tập trung và tình trạng độc quyền ngày càng phát triển mạnh, từ đó
  12. kiềm hãm sản lượng sản xuất và dẫn đến việc đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm những mức giá và lợi nhuận cao hơn. Theo Hobson, cách phân tích trên đã chứng minh rằng những tranh luận về sự hiện hữu tất yếu của chủ nghĩa đế quốc là không có cơ sở, là cái cớ để tự ngụy biện cho riêng mình của những kẻ hưởng lợi từ nó hay của những người cho rằng mình là nạn nhân của nó. Do nhu cầu tiêu thụ không thoả đáng và tiết kiệm quá mức bắt nguồn từ sự phân phối thu nhập không đều, cho nên để lật đổ chủ nghĩa đế quốc thì phải phân phối lại thu nhập. Đề xuất của Hobson về cơ bản rất đơn giản: cải tổ lại xã hội bằng cách lấy tiền người giàu chia lại cho dân nghèo một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua những chương trình của chính phủ, nhằm nâng cao mức tiêu thụ chung. Khi nhu cầu gia tăng sẽ tạo nên nhiều loại thị trường khác nhau do đầu tư và sản xuất được mở rộng. Ở đó, cung và cầu sẽ được cân bằng. Nạn thất nghiệp và cái nghèo chỉ còn là quá khứ, khi cái rễ chủ nghĩa đế quốc bị chặt đi thì cái cây của nó cũng sẽ chết đi một cách nhanh chóng. Khỏi
  13. cần phải nói thì các nhà tư bản và những nhà chính trị của các nước đế quốc cũng không mấy tán đồng với giải pháp mà Hobson đưa ra. Nhưng nó lại nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ công đoàn, từ những phong trào đấu tranh cho quyền lợi công nhân và những "người cộng sản" - những người luôn muốn phân phối lại thu nhập và quyền lực. Hobson xem họ như "những lực lượng nòng cốt chống lại chủ nghĩa đế quốc". Những người theo chủ nghĩa Marx nhanh chóng tiếp thu những ý mà Hobson phân tích trong đó có hai nhân vật nổi tiếng nhất vào đầu thế kỷ 20 thuộc đảng Bolsheviks của Nga: Nicolai Bukharin (1818-1838) - người viết quyển Chủ Nghĩa Đế Quốc và Nền Kinh Tế Thế Giới, và Vladimir Iiich Lenin (1870-1924) - người đã viết quyển Chủ Nghĩa Đế Quốc: Một Đẳng Cấp Quyền Lực Tối Cao Của Tư Bản Chủ Nghĩa (1916). Mặc dù tác phẩm của Bukharin được đánh giá là hay hơn nhưng nó lại không nổi tiếng bằng tác phẩm của Lenin. Đó cũng là một điều tất nhiên thôi, bởi vì Lenin đang nắm giữ một vị trí quan trọng của Đảng Bolshevik, và bởi vì
  14. ông đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập những chính sách đầu tiên cho Sô-Viết và cũng bởi vì ông giữ một vi trí quan trọng trong tư tưởng Marx-Lenin của liên bang Sô-Viết. Ở Thụy Sỹ năm 1916, khi đang viết quyển Chủ Nghĩa Đế Quốc, Lenin có nói rằng "theo quan điểm của tôi, sau khi đọc kỹ tác phẩm của J.A. Hobson, tôi thấy rằng đây xứng đáng là một tuyệt tác của Anh về vấn đề chủ nghĩa đế quốc". Khi đó giả thuyết Hobson đưa ra là chủ nghĩa tư bản độc quyền và tập trung cần tìm những thị trường mới cho số hàng thặng dư của mình và tìm lối nơi đầu tư mới cho thặng dư tư bản của mình, đối với giả thuyết này, Lenin đưa ra thêm ba quan điểm mới. Thứ nhất, ông chỉ ra rằng tư bản muốn tìm cho mình những nguồn nguyên vật liệu mới với giá rẻ. Thứ hai, trong bài viết vào giữa khoảng thời gian xãy ra đệ nhị thế chiến, ông có nhấn mạnh về sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước đế quốc với nhau đã dẫn đến chiến tranh. Thứ ba, không như Hobson, Lenin bác bỏ quan điểm cho rằng cải tổ lại xã hội có thể dẫn đến việc tư bản sẽ ngày càng
  15. phát triển thêm và chủ nghĩa đế quốc ngày càng lộng hành hơn.Trước khi đại nhị thế chiến bùng nổ, quan điểm của ông chỉ mang tính giả thuyết, chủ yếu dựa vào hiểu biết bản thân về tham vọng mở rộng quyền lực của tư bản chủ nghĩa. Sau khi những đảng dân chủ xã hội của quốc tế II thất bại khi ngăn chặn chiến tranh thì Lenin mới xem xét đến chứng minh lý thuyết của mình. Cách duy nhất lật đổ chủ nghĩa đế quốc chính là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản. Khi cách mạng bùng nổ tại Nga vào năm tiếp sau đó (1917), Lenin đã chứng minh lý thuyết của mình. Quá chán nản mệt mỏi với cuộc chiến tranh với Đức và tình cảnh bốc lột tại quê nhà, vào tháng 2 năm 1917 công nhân Nga nổi dậy và lật đổ Nga Hoàng. Công nhân Nga lên nắm chính quyền, thiết lập những tổ chức uỷ ban do công nhân điều hành trong các nhà máy, trong quân đội (trong đó họ tự bầu ra lãnh đạo) và thành lập chính quyền XôViết tại các thành phố. Đồng thời các lực lượng dân chủ xã hội thiết lập nên chính phủ lâm thời - nhưng vẫn mang tính chất tư bản do
  16. Karensky (1881-1970) lãnh đạo. Lenin và những người thuộc Đảng Bolshevicks xét thấy cách mạng chỉ mới thành công được một nửa, và họ đã đứng lên tổ chức và nắm giữ quyền hành vào tháng 10 cùng năm. Vào khoảng thời gian giữa cuộc nội chiến - khi đó lực lượng chống đối cách mạng bị đội quân của tư bản phương Tây đẩy lùi (bao gồm cả lực lượng quân đội do chính phủ Mỹ gửi đến) - Lenin đưa ra những chính sách cải cách chuyển nền kinh tế hiện tại của Xô Viết theo hướng ra khỏi chủ nghĩa tư bản. Và dù cho ông thành công hay thất bại thì đề tài này cũng được đem ra bàn luận suốt từ đó. Nhưng một điều chắc chắn rằng: đế chế Nga Hoàng đã mở rộng lãnh thổ sang cả Châu Âu và Châu Á, và Đảng Bolsheviks không thể lật đổ hoàn toàn đế chế này mà còn phải hợp nhất với nó. Trong những năm xảy ra đại nhị thế chiến và đến những năm sau đó, giới lãnh đạo của liên đoàn XôViết vẫn tiếp tục duy trì đường lối cũ, trong đó đáng chú ý là nó thôn tính những quốc gia Đông Âu sau khi đánh bại Đức năm 1945.
  17. Tư tưởng "cách mạng" đã thay thế tư tưởng "quyền lực người da trắng[17]" và "định mệnh an bày[18]" nhưng đế chế này vẫn duy trì đường lối chính sách của Liên Ban Xô Viết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2