intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La

Chia sẻ: ViHercules2711 ViHercules2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

163
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất lượng lao động đã được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư hợp lí hơn. Nhưng, phát triển nông nghiệp 4.0 ở Sơn La vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là cơ sở hạ tầng và nguồn lao động. Một số giải pháp để phát triển nông nghiệp 4.0 như phải đào tạo lao động, quy hoạch sản xuất hợp lí, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật trong đó chất lượng lao động luôn được đặt lên hàng đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 139-145<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0078<br /> <br /> NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN<br /> TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 4.0 Ở TỈNH SƠN LA<br /> <br /> Đỗ Thị Thúy Mùi và Su Nhù Pớ<br /> Khoa Sử Địa, Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt. Sơn La có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp 4.0.Điều kiện địa<br /> hình, đất trồng, khí hậu, nguồn nước đều thuận lợi để hình thành các vùng nông nghiệp<br /> chuyên môn hóa có quy mô lớn và có giá trị hàng hóa cao.Chất lượnglao động đã được nâng<br /> lên đáng kể, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư hợp lí hơn. Nhưng, phát<br /> triển nông nghiệp 4.0 ở Sơn La vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là cơ sở hạ tầng<br /> và nguồn lao động. Một số giải pháp để phát triển nông nghiệp 4.0 như phải đào tạo lao động,<br /> quy hoạch sản xuất hợp lí, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật… trong đó<br /> chất lượng lao động luôn được đặt lên hàng đầu.<br /> Từ khóa: Chuyên môn hóa, công nghệ chiếu sáng, nông nghiệp 4.0, kĩ thuật số hóa.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Phát triển nông nghiệp 4.0 đang là xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam.Đã có một số bài<br /> báo nghiên cứu về nông nghiệp 4.0 như: Nông nghiệp 4.0: Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc<br /> nhưng cần có cách làm phù hợp của tác giả Bích Hồng [8], Mô hình nông nghiệp 4.0, khả năng áp<br /> dụng ở Việt Nam của tác giả Lê Quý Kha [9]. Ở Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung đã<br /> có một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp hàng hóa như: Thực trạng và giải pháp phát triển<br /> nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Sơn La [2]; Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn<br /> La [3]. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La vẫn đang là<br /> vấn đề bỏ ngỏ cần được nghiên cứu.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> Bài báo nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh<br /> Sơn La. Phạm vi nghiên cứu là lãnh thổ tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 14.123 km2, bao gồm<br /> 11 huyện và 01 thành phố. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu là tổng quan về nông nghiệp<br /> 4.0, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0, trên cơ sở đó đề xuất các<br /> giải pháp để phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La. Các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu từ các<br /> chuyến thực địa nghiên cứu ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai<br /> Sơn, Mường La. Ngoài ra, các dữ liệu được cung cấp từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn<br /> tỉnh Sơn La và một số trang website.<br /> <br /> 2.1. Các phương pháp nghiên cứu chính<br /> Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và đặc thù trong môn địa lí như:<br /> phương pháp thực địa, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, các báo cáo<br /> Ngày nhận bài: 19/7/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/9/2018.<br /> Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Thúy Mùi. Địa chỉ e-mail: maithuydotb@gmail.com<br /> <br /> 139<br /> <br /> Đỗ Thị Thúy Mùi và Su Nhù Pớ<br /> <br /> tổng kết hàng năm. Qua các chuyến đi khảo sát thực địa, tác giả hiểu rõ được thuận lợi về tự nhiên,<br /> về kinh tế, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Qua<br /> đó, tác giả hiểu được những yếu kém, nhất là việc sử dụng máy tính, kết nối internet của các nông<br /> dân, nhất là những người lớn tuổi.Trên cơ sở phân tích thực tiễn đó, tác giả đề xuất các giải pháp<br /> gắn với thực tiễn.Việc phân tích các báo cáo của tỉnh là những cơ sở quan trọng để đánh giá đúng<br /> đắn những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La.<br /> <br /> 2.2. Khái quát về nông nghiệp 4.0<br /> Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều ngành kinh tế.Cuộc<br /> cách mạng lần thứ nhất là máy hơi nước, lần thứ hai là máy phát điện, lần thứ ba là điện tử, lần<br /> thứ tư được coi là cách mạng số.Công nghiệp 4.0 đã mở đường và thúc đẩy cho các ngành kinh tế<br /> khác, trong đó có nông nghiệp. Nông nghiệp 4.0 chính là sự tập trung chủ yếu vào sản xuất thông<br /> minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ<br /> nano. Nông nghiệp 4.0 chính là sự thay đổi phương thức quản lí nông nghiệp, mở đường cho sản<br /> xuất nông nghiệp chính xác, chặt chẽ mà không cần có con người trực tiếp.<br /> Nông nghiệp 1.0, xuất hiện đầu thế kỉ XX, vận hành với hệ thống tiêu tốn sức lao động, năng<br /> suất thấp. Nông nghiệp chú trọng tới việc tiêu dùng tại chỗ. Nông nghiệp 2.0, đó là cuộc cách<br /> mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950, khởi đầu là giống lúa mỳ lùn cải tiến, nhưng sử dụng<br /> nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, các loại phân hóa học tổng hợp, cùng với máy móc chuyên dụng,<br /> cho phép hạ giá thành và tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận cao. Nông nghiệp 3.0 từ chỗ<br /> nâng cao hiệu quả đến nâng cao lợi nhuận nhờ chủ động và sáng tạo hạ giá thành, nâng cao chất<br /> lượng, đưa ra sản phẩm độc đáo. Nông nghiệp 4.0 là các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi kết nối<br /> mạng bên trong và bên ngoài đơn vị. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lí<br /> lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài đơn vị. Có thể gọi nông nghiệp 4.0 là<br /> “nông nghiệp thông minh” “canh tác số hóa” dựa trên sự ra đời của các thiết bị thông minh trong<br /> nông nghiệp. Các thiết bị thông minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều tiết tự động, công nghệ<br /> có thể tính toán như bộ não và giao tiếp kĩ thuật số.<br /> Người lao động ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu tố: như nước, phân bón,<br /> thuốc trừ sâu, độ ẩm, ánh sáng và chuyển nó vào các thiết bị kết nối internet như máy tính, điện<br /> thoại. Người nông dân không cần trực tiếp trên đồng ruộng, nhưng vẫn biết rõ về các sản phẩm<br /> nông nghiệp trong trang trại của mình. Bức tranh về nông nghiệp 4.0 sẽ là một quy trình khép kín<br /> bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược, canh<br /> tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính, tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản,<br /> vận chuyển và chế biến, ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc.<br /> Nông nghiệp 4.0 là ngành nông nghiệp sử dụng cảm biến và các thuật toán thông minh để<br /> phân phối nước, phân bón và thuốc trừ sâu, đáp ứng cho cây trồng khi cây thực sự cần, nhằm đảm<br /> bảo sinh lợi, tính bền vững và bảo vệ môi trường. Nông dân có thể quyết định tưới tiêu khi thực sự<br /> cần thiết, tránh lãng phí, lạm dụng thuốc và nâng cao sản lượng.<br /> Ở Việt Nam, từ năm 2010 đến nay đã và đang xuất hiện một số trang trại, cơ sở sản xuất<br /> nông nghiệp ứng dụng một số thành phần của nông nghiệp 4.0, ứng dụng giải pháp thông minh và<br /> thiết bị thông minh. Một số khu vực ứng dụng các giải pháp thông minh như: Ứng dụng tưới nước<br /> tiết kiệm, bón phân viên, phân nhả chậm thông minh, tưới nước tiết kiệm gắn với cảm biến, điều<br /> khiển tự động… Một số khu vực ứng dụng thiết bị thông minh, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và nguồn<br /> nhân lực, hiểu biết công nghệ - thiết bị chỉ mới được một số doanh nghiệp lớn ứng dụng. Áp dụng<br /> công nghệ nhà kính, nhà lưới và thiết bị tưới tiêu tự động, hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt<br /> độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và tưới nước, giám sát canh tác rau thông minh, giúp cây phát triển<br /> tốt hơn, an toàn hơn, năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất trước đây.<br /> 140<br /> <br /> Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br /> <br /> 2.3. Thuận lợi để phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br /> 2.3.1. Thuận lợi về tự nhiên<br /> Sơn La có diện tích đất tự nhiên rộng 14.123 km2, có nhiều đồi núi và cao nguyên.Nhiều cao<br /> nguyên rộng, bằng phẳng, đất tốt, là cơ sở để hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa<br /> và ứng dụng công nghệ 4.0.Sơn La có 2 cao nguyên: cao nguyên Mộc Châu kéo dài từ Hòa Bình<br /> đến Yên Châu, dài 95 km, rộng 25 km. Độ cao trung bình 800 - 1.000 m. Quá trình phong hóa ở<br /> cao nguyên Mộc Châu trải qua thời gian dài và đến quá trình tàn lụi, hình thành các cánh đồng<br /> cacxto rộng, đất đai màu mỡ, thích hợp để hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớnvà<br /> ứng dụng công nghệ số. Cao nguyên Sơn La nối tiếp cao nguyên Mộc Châu kéo dài 98 km từ Yên<br /> Châu đến Tuần Giáo, rộng 20 km, cao trung bình 550 m. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng<br /> phẳng, đất đai tốt, là địa bàn có ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập<br /> trung theo hướng hàng hóa với cơ cấu đa dạng gồm phát triển các loại cây công nghiệp, cây màu,<br /> cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.<br /> Một số khu vực ở Sơn La có địa hình bằng phẳng, hình thành các cánh đồng màu mỡ như:<br /> Cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên), Ngọc Chiến (Mường La), Thôm Mòn (Thuận Châu), Mường<br /> Và (Sốp Cộp), Chiềng Cang (Sông Mã)… Những cánh đồng này rất thuận lợi để phát triển nông<br /> nghiệp 4.0.<br /> Do đặc điểm địa chất và địa hình ở Sơn La nên phần lớn đất đai phát triển trong vùng đá<br /> vôi, một số ít phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng là tầng<br /> đất khá dầy, thấm nước tốt. Tuy nhiên, mỗi khu vực địa hình lại có những loại đất khác nhau.<br /> Hiện nay, Sơn La có 7 nhóm đất gồm 24 loại đất với khoảng 1,3 triệu ha, chiếm 92,34% diện<br /> tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó nhóm đất feralit là loại đất chính, có tổng diện tích 879.634<br /> ha chiếm tới 66,87% diện tích đất tự nhiên. Mỗi loại đều có đặc điểm và giá trị sử dụng riêng.<br /> Đây là điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.<br /> Đất ở Sơn La được khai thác, sử dụng chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp (69,77% 2017). Cơ cấu sử dụng đất đang có sự thay đổi, tỉ lệ đất được sử dụng trong ngành nông nghiệp<br /> tăng khá nhanh. Điều đó đã khẳng định việc khai thác và sử dụng đất đã triệt để hơn, tỉ lệ đất chưa<br /> được sử dụng giảm dần.<br /> Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất ở Sơn La giai đoạn 2010 – 2017<br /> Năm<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2017<br /> <br /> Tổng diện tích (ha)<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> Đất nông nghiệp<br /> <br /> 18,4<br /> <br /> 18,44<br /> <br /> 20,26<br /> <br /> 20,21<br /> <br /> 25,62<br /> <br /> Đất lâm nghiệp<br /> <br /> 44,05<br /> <br /> 44,06<br /> <br /> 44,7<br /> <br /> 45,01<br /> <br /> 44,15<br /> <br /> Đất chuyên dùng<br /> <br /> 1,30<br /> <br /> 1,34<br /> <br /> 1,37<br /> <br /> 1,39<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> Đất ở<br /> <br /> 0,51<br /> <br /> 0,518<br /> <br /> 0,519<br /> <br /> 0,52<br /> <br /> 0,61<br /> <br /> Đất khác<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> 2,99<br /> <br /> 1,91<br /> <br /> 3,22<br /> <br /> 1,52<br /> <br /> 33,54<br /> <br /> 32,65<br /> <br /> 31,24<br /> <br /> 29,65<br /> <br /> 25,1<br /> <br /> Đất chưa sử dụng<br /> <br /> (Đơn vị: %; Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê tỉnh Sơn La các năm từ 2010 đến 2017)<br /> Nhìn chung, đất đai khá màu mỡ, có nhiều loại đất khác nhau là cơ sở để đa dạng hóa cơ<br /> cấu cây trồng, hình thành các vùng cây trồng, vật nuôi đặc sản.<br /> Do có vị trí nằm trong khu vực thuộc đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu phía bắc, nên<br /> khí hậu Sơn La mang sắc thái nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh với những nét đặc trưng<br /> riêng. Đây là điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp<br /> hàng hóa.Lượng mưa ở Sơn La khá cao và có nhiều hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Mã. Độ<br /> 141<br /> <br /> Đỗ Thị Thúy Mùi và Su Nhù Pớ<br /> <br /> ẩm không khí trung bình cao, khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tỉnh có huyện<br /> Yên Châu, Quỳnh Nhai, lượng mưa trung bình thấp hơn, nhưng lại thuận lợi để trồng một số loại<br /> cây đặc sản có hương vị đặc trưng riêng như xoài, nhãn, chuối.<br /> 2.3.2. Thuận lợi về kinh tế - xã hội<br /> Dân cư của tỉnh không đông. Mật độ dân số 87 người/km2, thấp hơn so với trung bình chung<br /> của cả nước. Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ lao động biết chữ được<br /> nâng lên từ 50% lên 75%. Tỉ lệ lao động có trình độ PTTH được nâng lên từ 6,5% lên 11%. Tỉ lệ<br /> lao động qua đào tạo (có trình độ nghề nghiệp không bằng cấp và có bằng cấp, chứng chỉ): được<br /> nâng lên từ 4-5% lên 36%. Trong đó, tỉ lệ có bằng cấp, chứng chỉ được nâng lên từ 2% (năm<br /> 2010) lên 13%. (2017) trong đó sơ cấp 40%, trung cấp 30%, cao đẳng 10%, đại học và trên đại<br /> học 20%.<br /> Đội ngũ trí thức toàn tỉnh (tính từ trình độ cao đẳng chuyên nghiệp trở lên) tăng từ 2,5 ngàn<br /> lên 3 vạn, chiếm 2,4% dân số. Tốc độ tăng của đội ngũ trí thức gấp 4,1 lần tốc độ tăng dân số và<br /> 1,3 lần tốc độ tăng lao động. Tính theo 1000 dân, số trí thức năm 1990 là 3,7 người, năm 2000<br /> tăng lên 8,1 người, năm 2010 tăng lên 23,3 người, 2015 là 25,6 người.<br /> Trình độ đào tạo được năng lên: Tỉ lệ đại học/cao đẳng đã có sự thay đổi lớn: Từ 54/46 lên<br /> 66/34. Trí thức trình độ cao (trên đại học) tăng từ 20 người lên hơn 1.000, trong đó 800 thạc sỹ,<br /> gần 40 tiến sỹ, hơn 100 bác sỹ chuyên khoa I, 40 bác sỹ chuyên khoa II, 60 chuyên viên cao<br /> cấp. Trình độ lí luận cũng được nâng lên, toàn tỉnh có 837 trí thức có trình độ cao cấp và cử nhân<br /> lí luận. Trên 60% trí thức Sơn La là đảng viên. (Về số lượng trí thức nói chung và số trí thức trình<br /> độ cao, Sơn La đứng thứ nhất trong các tỉnh Tây Bắc, đứng thứ ba trong vùng du và miền núi<br /> phía Bắc, chỉ sau Thái Nguyên và Phú Thọ)<br /> Trí thức Sơn La phần lớn ở độ tuổi trẻ: dưới 45 tuổi chiếm 85%, trên 45 tuổi chiếm 15%. Cơ<br /> cấu theo giới tính của trí thức Sơn La được cải thiện đáng kể, tỉ lệ nữ/nam từ 40/60 xuống 48/52.<br /> Trí thức là người dân tộc thiểu số tăng lên nhanh, từ 15% lên gần 50%.<br /> Cán bộ, chuyên viên các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện đã gần như được phổ cập đại học,<br /> tăng từ từ 30-40% lên 70-80%. Trong khu vực sự nghiệp cán bộ - viên chức Đại học và trên Đại<br /> học tăng từ 20-30% lên 60-70%. Cấp xã từ chỗ chỉ là cán bộ sơ cấp, nay đã có 90% đội ngũ cán<br /> bộ - công chức đạt trình độ từ Trung cấp trở lên.<br /> Lao động ở Sơn La, đặc biệt là lao động là đồng bào dân tộc có sức khỏe, dễ thích nghi với<br /> điều kiện sống, cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân có tư duy tốt<br /> gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến nông sản. Ở một số huyện, nông dân đã tiếp cận với nông<br /> nghiệp 4.0 thông qua việc bán hàng hóa online và ứng dụng công nghệ mới trong tưới tiêu, chăm<br /> bón cây trồng, vật nuôi. Năm 2017, tỉnh đã có 966.547 thuê bao điện thoại di động trong đó có<br /> 50% sử dụng smatphone, tỉnh đã có 69.188 thuê bao internet, đây là điều kiện thuận lợi để ứng<br /> dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.<br /> Cơ sở hạ tầng đang ngày càng được đầu tư tốt hơn. Hệ thống đường giao thông đã nối liền<br /> được các vùng sản xuất với các nơi tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống các công trình thủy lợi cũng<br /> được đầu tư tốt hơn. Đây là điều kiện để ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tỉnh có nhiều<br /> chính sách khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất, định hướng đầu ra<br /> cho sản phẩm.<br /> Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đang được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc<br /> biệt có các doanh nghiệp trong nước. Hiện đã có một số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản<br /> xuất, một số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm<br /> nông sản của Sơn La đã có vị trí trên thị trường quốc tế và khẳng định được thương hiệu của mình.<br /> <br /> 142<br /> <br /> Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br /> <br /> Thị trường các sản phẩm nông sản của Sơn La đã được mở rộng cả trong nước và nước ngoài.<br /> Nhiều sản phẩm nông sản của Sơn La có thương hiệu trên thị trường như: Sữa, chè, hoa quả, rau<br /> đậu, gạo, khoai sọ, khoai môn...<br /> <br /> 2.4. Khó khăn trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br /> 2.4.1. Khó khăn về tự nhiên<br /> Địa hình Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên, độ dốc lớn, đất đai rất dễ bị rửa trôi, xói mòn.<br /> Nhiều nơi đất bị bạc màu, thoái hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do việc phá rừng bừa bãi,<br /> ở một số huyện ven sông Đà, sông Mã thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nghiêm<br /> trọng đến sản xuất và đời sống. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp bị mất trắng, đất bị rửa trông<br /> không thể sản xuất nông nghiệp.<br /> Bên cạnh những thuận lợi đó, địa hình Sơn La cũng có những khó khăn nhất định. Độ cao,<br /> cấu trúc địa hình tác động đến việc tổ chức sản xuất, mức độ canh tác, khả năng áp dụng cơ giới<br /> hóa. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi cao, lại bị chia cắt mạnh khó khăn trong giao thông, xây<br /> dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân; khó khăn trong việc áp<br /> dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Địa hình dốc gây khó khăn cho việc tiến hành<br /> công tác thủy lợi, chống xói mòn rửa trôi… Địa hình núi cao, bị chia cắt lớn gây khó khăn cho<br /> việc vận chuyển nông sản hàng hóa.<br /> Đất trồng nhiều nơi manh mún, khó khăn để hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn và cơ<br /> giới hóa trong sản xuất. Do canh tác và lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nên nhiều khu vực<br /> đất đang bị thoái hóa, mặn hóa…<br /> Khí hậu Sơn La mang tính thất thường, có nhiều hiện tượng thiên tai như: Rét đậm, rét hại<br /> kéo dài, sương muối, gió tây nam khô nóng, mưa đá, diễn biến mùa thất thường của thời tiết,<br /> khí hậu, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.Sơn La có mùa gió tây khô nóng, kéo dài từ<br /> tháng 1 đến tháng 4, khó khăn cho phát triển nông nghiệp, nhất là các huyện Yên Châu, Mường<br /> La, Phù Yên.<br /> Nguồn nước tuy phong phú, nhưng phân bố không đều trên lãnh thổ. Khu vực thiếu nước sản<br /> xuất nhất là huyện Yên Châu nên rất khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ 4.0. Lượng nước<br /> mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa, lượng mưa tập trung 80%, gây hiện tượng thừa<br /> nước, sạt lở đất đai, mùa khô thiếu nước sản xuất.<br /> 2.4.2. Khó khăn về kinh tế - xã hội<br /> Dân cư không đông, nguồn lao động ít, trình độ lao động không cao, đặc biệt nhiều lao động<br /> ở vùng sâu, vùng xa chưa nói tốt tiếng Việt nên khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ cao<br /> trong sản xuất.<br /> Nhân lực có trình độ đại học chiểm tỉ lệ cao, nhưng chủ yếu là tại chức. Tỉ lệ chính quy giảm<br /> từ 37% (2000) xuống 25% (2014), còn lại là tại chức, chuyên tu, chủ yếu là tại chức. Tỉ lệ lao<br /> động có bằng cấp chứng chỉ của Sơn La so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp. So với mức<br /> bình quân cả nước, lao động trình độ cao đẳng trở xuống đạt 50%-70%, đại học đạt 40%, trên đại<br /> học đạt 25%.<br /> Kinh tế Sơn La chưa phát triển, chưa có điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp 4.0. Đại đa<br /> số người dân Sơn La còn nghèo chưa có điều kiện đầu tư các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp 4.0.<br /> Tập quán sản xuất cùng với tư duy kinh tế tự cung, tự cấp đã ăn sâu trong tiềm thức của nhiều<br /> người dân. Để thay đổi tư duy kinh tế không phải một sớm, một chiều có thể thay đổi ngay được.<br /> Sự nhận thức trong sản xuất hàng hóa chưa thay đổi nhanh chóng. Nhiều người dân còn đặt<br /> lợi ích kinh tế, chưa chú trọng tới uy tín, quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, chưa quan tâm đến<br /> môi trường và sức khỏe của chính bản thân người nông dân. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,<br /> 143<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2