intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

108
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết định nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt

Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> NHỮNG TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG NÓI<br /> TRONG TIẾNG VIỆT<br /> Ths. Trần Thị Ngân Giang<br /> Bộ môn Việt Nam học<br /> Tóm tắt: Khảo sát và nghiên cứu THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương<br /> với động từ "nói" trong câu, trong lời nói; chúng tôi thống kê được 70 THTCĐ biểu thị hoạt<br /> động nói trong tiếng Việt trên 400 THTCĐ biểu thị sự nói năng nói chung. Bước đầu xem xét<br /> nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi<br /> đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó<br /> có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ<br /> ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú.<br /> Từ khóa: tổ hợp từ cố định, hoạt động nói năng, đơn vị từ vựng biểu thị.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Tổ hợp từ cố định là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Nó biểu đạt<br /> những ý nghĩa khác nhau của hoạt động con người. Các tổ hợp từ cố định thể hiện sự<br /> phong phú của ngôn ngữ. Việc nắm bắt được ý nghĩa của tổ hợp từ cố định giúp cho việc<br /> nghiên cứu, học tập ngôn ngữ được dễ dàng, sâu sắc hơn.<br /> Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta dùng lời để truyển đạt ý nghĩ, tư tưởng,<br /> tình cảm của mình. Hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ chủ yếu thể hiện bằng sự nói năng.<br /> Trong tiếng Việt, nhóm từ ngữ liên quan đến hoạt động nói năng có rất nhiều, chỉ riêng<br /> những tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng thôi cũng đã khá phong phú và đa dạng. Để<br /> chỉ các mặt khác nhau của sự thể hiện lời nói của hành vi nói năng có rất nhiều loại đơn vị<br /> ngôn ngữ để biểu thị; ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào khảo sát những tổ hợp cố định<br /> biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói.<br /> Việc khảo sát nghiên cứu này sẽ cung cấp tư liệu và những hiểu biết về hình thức<br /> cấu tạo và nội dung ý nghĩa của một loại đơn vị từ vựng; góp phần vào việc nghiên cứu<br /> những từ biểu thị hoạt động nói năng nói chung và nghĩa biểu đạt của các từ chỉ hoạt động<br /> nói năng trong tiếng Việt nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học<br /> tiếng Việt trong nhà trường phổ thông cũng như đại học; bổ sung kiến thức văn hóa dân<br /> tộc cho người nước ngoài học tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu còn có thể<br /> góp phần bổ sung nguồn từ liệu cho việc nghiên cứu biên soạn từ điển.<br /> 2. Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng<br /> 2.1. Khái niệm tổ hợp từ cố định<br /> Tổ hợp từ cố định (THTCĐ) hay cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn<br /> tại một cách biệt lập với tư cách một đơn vị có sẵn như từ. Xét về nhiều phương diện<br /> chúng cũng có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa tương đối ổn định như từ.<br /> Chẳng hạn, đây là những THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng:<br /> Bắn tiếng, Lên tiếng, Mở mồm, Ngỏ lời, Thổ lộ can tràng, Ba hoa chích choè, Khua<br /> môi múa mép, Hở môi, Nhả ngọc phun châu...<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 261<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br />  Sở Khanh lên tiếng rêu rao<br /> Nọ nghe rằng có con nào ở đây<br /> (Nguyễn Du - Truyện Kiều, c.1171)<br /> Chúng tôi coi những cụm từ cố định này là những đơn vị tương đương với từ.<br /> Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ;<br /> và tương đương với nhau về chức năng hoạt động, chức năng tham gia tạo câu. Đặc biệt ở<br /> đây là chức năng làm vị ngữ trong câu; mỗi THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương<br /> đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói.<br /> THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt được phân loại như sau:<br /> TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH<br /> NGỮ CỐ ĐỊNH<br /> <br /> THÀNH NGỮ<br /> Ví dụ: Thao thao bất tuyệt ,<br /> Ba hoa thiên địa ...<br /> <br /> QUÁN NGỮ<br /> Ví dụ: hé răng,<br /> mở miệng...<br /> 2.2. Tập hợp những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng<br /> Bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động<br /> nói năng, hạn chế trong phạm vi những tổ hợp từ cố định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với<br /> động từ "nói". Sau khi đã gạt ra ngoài những THTCĐ biểu thị sự nói năng, cách nói năng,<br /> và liên quan đến sự nói năng, liên quan đến hoạt động nói năng nói chung, chúng tôi đã<br /> thống kê được, và lập thành một nhóm các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng như sau:<br /> 1.<br /> <br /> Ấp a ấp úng<br /> <br /> 36.<br /> <br /> Lên tiếng<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Bô lô ba la<br /> <br /> 37.<br /> <br /> Mồm loa mép giải<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Bày tỏ<br /> <br /> 38.<br /> <br /> Mồm năm miệng mười<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Bắn tin<br /> <br /> 39.<br /> <br /> Mở mồm<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Bắn tiếng<br /> <br /> 40.<br /> <br /> Mở miệng<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Bắt chuyện<br /> <br /> 41.<br /> <br /> Múa mép khua môi<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Ba hoa chích choè<br /> <br /> 42.<br /> <br /> Nói chuyện<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Ba hoa thiên địa<br /> <br /> 43.<br /> <br /> Ngỏ lời<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Ba hoa thiên tướng<br /> <br /> 44.<br /> <br /> Nhả ngọc phun châu<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Ba hoa xích đế<br /> <br /> 45.<br /> <br /> Nhắn đôi lời<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 262<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> 11.<br /> <br /> Bộc bạch nỗi niềm<br /> <br /> 46.<br /> <br /> Nhắn gửi<br /> <br /> 12.<br /> <br /> Bộc bạch tâm sự<br /> <br /> 47.<br /> <br /> Nhắn một lời<br /> <br /> 13.<br /> <br /> Bộc lộ nỗi niềm<br /> <br /> 48.<br /> <br /> Nhắn nhủ<br /> <br /> 14.<br /> <br /> Bộc tuệch bộc toạc<br /> <br /> 49.<br /> <br /> Nhai đi nhai lại<br /> <br /> 15.<br /> <br /> Chyện trò<br /> <br /> 50.<br /> <br /> Nhiều lời<br /> <br /> 16.<br /> <br /> Con cà con kê<br /> <br /> 51.<br /> <br /> Oang oang lỗ miệng<br /> <br /> 17.<br /> <br /> Dài dòng văn tự<br /> <br /> 52.<br /> <br /> Oang oang như lệnh vỡ<br /> <br /> 18.<br /> <br /> Dốc bầu tâm sự<br /> <br /> 53.<br /> <br /> Tào lao thiên đế<br /> <br /> 19.<br /> <br /> Đưa tin<br /> <br /> 54.<br /> <br /> Thơn thớt đầu lưỡi<br /> <br /> 20.<br /> <br /> Giãi bày<br /> <br /> 55.<br /> <br /> Thơn thớt cái miệng<br /> <br /> 21.<br /> <br /> Giãi tỏ<br /> <br /> 56.<br /> <br /> Thưa chuyện<br /> <br /> 22.<br /> <br /> Hầu chuyện<br /> <br /> 57.<br /> <br /> Thưa thốt<br /> <br /> 23.<br /> <br /> Hé môi<br /> <br /> 58.<br /> <br /> Thổ lộ<br /> <br /> 24.<br /> <br /> Hé răng<br /> <br /> 59.<br /> <br /> Thổ lộ can tràng<br /> <br /> 25.<br /> <br /> Hở môi<br /> <br /> 60.<br /> <br /> Thổ lộ nỗi lòng<br /> <br /> 26.<br /> <br /> Khua môi múa mỏ<br /> <br /> 61.<br /> <br /> Thao thao bất tuyệt<br /> <br /> 27.<br /> <br /> Khua môi múa mép<br /> <br /> 62.<br /> <br /> Tiếp chuyện<br /> <br /> 28.<br /> <br /> Kể lể nỗi niềm<br /> <br /> 63.<br /> <br /> Tràng giang đại hải<br /> <br /> 29.<br /> <br /> Kể lể ngọn ngành<br /> <br /> 64.<br /> <br /> Trao đi đổi lại<br /> <br /> 30.<br /> <br /> Kể lể nguồn cơn<br /> <br /> 65.<br /> <br /> Trao qua đổi lại<br /> <br /> 31.<br /> <br /> Kể nhặt kể khoan<br /> <br /> 66.<br /> <br /> Trút bầu tâm sự<br /> <br /> 32.<br /> <br /> Lắm lời<br /> <br /> 67.<br /> <br /> Trò chuyện<br /> <br /> 33.<br /> <br /> Lắm mồm<br /> <br /> 68.<br /> <br /> Uốn ba tấc lưỡi<br /> <br /> 34.<br /> <br /> Lắm miệng<br /> <br /> 69.<br /> <br /> Xoen xoét cái mồm<br /> <br /> 35.<br /> <br /> Lắp ba lắp bắp<br /> <br /> 70.<br /> <br /> Xuất khẩu thành chương<br /> <br /> Trên đây là 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng đã thống kê được trong tổng số<br /> 400 tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng nói chung mà chúng tôi đã thu thập được từ các<br /> sách, từ điển.<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 263<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> 2.3. Đặc điểm cấu tạo của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng<br /> trong tiếng Việt<br /> Để có thể nhận diện 70 THCĐ trên, chúng tôi bước đầu nhận xét về đặc điểm cấu<br /> tạo của chúng. Nhìn chung có hai đặc điểm về cấu tạo cần phân biệt.<br /> 1. Những đơn vị tổ hợp cần phải ghi chú điều kiện kèm theo (ngữ cảnh) để xác<br /> định chúng là đơn vị biểu thị hoạt động ngôn ngữ:<br /> Tổ hợp từ cố định<br /> <br /> Với điều kiện<br /> <br /> 1<br /> <br /> Bắn tin<br /> <br /> (bằng miệng)<br /> <br /> 2<br /> <br /> Dài dòng văn tự<br /> <br /> (bằng lời nói)<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đưa tin<br /> <br /> (bằng miệng)<br /> <br /> 4<br /> <br /> Hé môi<br /> <br /> (để nói)<br /> <br /> 5<br /> <br /> Hé răng<br /> <br /> (để nói ra điều gì)<br /> <br /> 6<br /> <br /> Hở môi<br /> <br /> (để nói)<br /> <br /> 7<br /> <br /> Mở mồm<br /> <br /> (để nói)<br /> <br /> 8<br /> <br /> Mở miệng<br /> <br /> (để nói)<br /> <br /> 9<br /> <br /> Nhai đi nhai lại<br /> <br /> (một câu nói, lời nói)<br /> <br /> 2. Những đơn vị vẫn còn có thể sử dụng như những tổ hợp phó từ, tức là còn đi<br /> kèm với động từ "nói" như (nói) ấp a ấp úng, (nói) lắp ba lắp bắp, (nói) oang oang như<br /> lệnh vỡ, (nói) con cà con kê, (nói) tràng dang đại hải, (nói) thao thao bất tuyệt,... chứ<br /> chưa được coi là những tổ hợp hoàn toàn độc lập không cần có động từ "nói" kèm theo<br /> như trút bầu tâm sự, kể lể ngọn ngành, kể lể nỗi niềm, mồm loa mép dải, múa mép khua<br /> môi,....<br /> 3. Phân tích bình diện nội dung của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt<br /> động nói năng trong tiếng Việt<br /> Những đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt rất đa dạng về<br /> cấu tạo. Chìa khoá để giải thích ngữ nghĩa của từ ngữ trong nhóm những THTCĐ biểu thị<br /> hoạt động nói năng đã thống kê ở trên là xem xét chúng trong cơ chế giao tiếp ngôn ngữ<br /> (bằng lời). Tiếp cận cơ cấu của nghĩa của những đơn vị tổ hợp cố định này đã giúp chúng<br /> tôi tìm ra được nhưng nét khu biệt tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong<br /> nhóm.<br /> Chúng tôi tạm thời đưa ra được những loại nội dung chính như sau:<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 264<br /> <br /> Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br /> <br /> 3.1. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của<br /> hành vi nói năng.<br /> 1.<br /> <br /> Hé môi<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Mở mồm<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Hé răng<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Mở miệng<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Hở môi<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Uốn ba tấc lưỡi<br /> <br /> THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của hành vi<br /> nói năng có 6 đơn vị từ vựng. Chúng chiếm 8,57% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu<br /> thị hoạt động nói năng.<br /> 3.2. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng thiên về miêu tả đặc điểm lời nói:<br /> a) Miêu tả cường độ âm thanh của lời nói<br /> 1.<br /> <br /> Mồm loa mép giải<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Oang oang lỗ miệng<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Oang oang như lệnh vỡ<br /> <br /> b) Miêu tả tốc độ âm thanh của lời nói<br /> 4.<br /> <br /> Thao thao bất tuyệt<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Xoen xoét cái mồm<br /> <br /> c) Miêu tả về mặt phong cách biểu cảm của lời nói<br /> 6.<br /> <br /> Nhả ngọc phun châu<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Thổ lộ can tràng<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Thổ lộ nỗi lòng<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Thao thao bất tuyệt<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Tràng giang đại hải<br /> <br /> d) Miêu tả các tính chất, trạng thái nói (cởi mở, minh bạch, thông suốt, cụt lủn,<br /> kéo dài, rề rà, dè dặt, lúng túng,...)<br /> 11.<br /> <br /> Ấp a ấp úng<br /> <br /> 17.<br /> <br /> Lắp ba lắp bắp<br /> <br /> 12.<br /> <br /> Bô lô ba la<br /> <br /> 18.<br /> <br /> Mồm loa mép giải<br /> <br /> 13.<br /> <br /> Bộc tuệch bộc toạc<br /> <br /> 19.<br /> <br /> Mồm năm miệng mười<br /> <br /> 14.<br /> <br /> Con cà con kê<br /> <br /> 20.<br /> <br /> Múa mép khua môi<br /> <br /> Trường Đại học Thăng Long<br /> <br /> 265<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2