intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề về da thường gặp ở trẻ em.Bạn băn khoăn về việc da con bạn bị những vết sưng tấy, tróc da hoặc phát ban. Nhiễm trùng, dị ứng hoặc do sự thay đổi về nhiệt độ môi trường đều gây ra những ảnh hưởng lên làn da mỏng manh của bé, đôi khi những vấ

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề về da thường gặp ở trẻ em .Bạn băn khoăn về việc da con bạn bị những vết sưng tấy, tróc da hoặc phát ban. Nhiễm trùng, dị ứng hoặc do sự thay đổi về nhiệt độ môi trường đều gây ra những ảnh hưởng lên làn da mỏng manh của bé, đôi khi những vấn đề về da này còn xuất hiện cho đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm là luôn có cách chữa trị. Những kiến thức cơ bản về các vấn đề về da của trẻ sẽ giúp bạn bớt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề về da thường gặp ở trẻ em.Bạn băn khoăn về việc da con bạn bị những vết sưng tấy, tróc da hoặc phát ban. Nhiễm trùng, dị ứng hoặc do sự thay đổi về nhiệt độ môi trường đều gây ra những ảnh hưởng lên làn da mỏng manh của bé, đôi khi những vấ

  1. Những vấn đề về da thường gặp ở trẻ em
  2. Bạn băn khoăn về việc da con bạn bị những vết sưng tấy, tróc da hoặc phát ban. Nhiễm trùng, dị ứng hoặc do sự thay đổi về nhiệt độ môi trường đều gây ra những ảnh hưởng lên làn da mỏng manh của bé, đôi khi những vấn đề về da này còn xuất hiện cho đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm là luôn có cách chữa trị. Những kiến thức cơ bản về các vấn đề về da của trẻ sẽ giúp bạn bớt lo lắng hơn mỗi khi thấy da bé yêu có những dấu hiệu lạ. iết căn bản về những bệnh thường gặp ở da của trẻ sẽ giúp phụ huynh kịp thời biết cách ứng phó khi bé bị bện Bệnh ghẻ
  3. Bị ghẻ nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng da, do một loại nấm sống nhờ trên da chết, tóc, móng may và mô. Khi mới xuất hiện, ghẻ là một đốm đỏ giống như vảy cá, hoặc vết sưng, nó phát triển thành vòng tròn đỏ, sưng phồng hoặc đóng vảy. Bệnh này lây do sự tiếp xúc từ da qua da, có thể do trẻ chơi đùa hoặc ôm vật nuôi, dùng chung khăn tắm hoặc dụng cụ thể thao chưa được vệ sinh kỹ cũng có thể bị ghẻ. Đa phần khi da bị nhiễm trùng dẫn đến bị ghẻ đều có thể chữa trị bằng các loại kem chống nấm. Thủy đậu Là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan nếu người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là nếu tiếp xúc với dịch tiết từ những vết nốt đậu mọc trên cơ thể người bệnh. Thủy đậu có biểu hiện là xuất hiện những đốm đỏ, ngứa rồi phát triển thành những nốt đậu (mụn nước). Đối với trẻ khỏe mạnh thì mắc thủy đậu không quá nguy hiểm, chỉ cần được chăm sóc cẩn thận, lưu ý là trẻ không được gãi để nốt đậu vỡ ra có thể gây nhiễm trùng dẫn tới biến chứng. Thủy đậu thường xuất hiện ở lức tuổi nhỏ và không tái phát lần thứ hai trong đời. Đã có vắc xin phòng ngừa thủy đậu cho phụ nữ trước khi chuẩn bị có con, bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ sẽ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ em, người lớn chưa mắc thủy đậu cũng được khuyến khích tiêm vắc xin phòng ngừa. Bệnh chốc lở da Bệnh chốc lở da do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn liên cầu gây ra. Bình thường những vi khuẩn này sống trên da mà không gây nên tác hại nào, tuy nhiên khi trẻ bị trầy xước, tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội để gây nhiễm cho những mô ở sâu hơn. Chốc lở thường xuất hiện với triệu chứng da tở
  4. nên ngứa và ửng đỏ, rồi xuất hiện những nốt phồng rộp, những nốt này sẽ vỡ ra, chảy dịch có màu vàng sau đó se lại, đóng vẩy rồi tróc vẩy và da trở lại bình thường. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trẻ ngứa và gãi gây mụn bị vỡ thì dịch dính vào móng tay và dễ lây sang những vùng da khác. Chốc lở thường xuất hiện ở mũi và vùng quanh miệng, nó không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị đúng cách thì cũng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh cũng lây qua da, do đó tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không dùng chung khăn hoặc đồ chơi của người bệnh. Bác sĩ thường cho thuốc mỡ bôi lên da trẻ cho đến khi khỏi, cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh dạng sirô hay dạng viên. Mụn cóc Đây là một bệnh phát sinh do sự tăng sản lành tính của lớp thượng bì trên da. Bệnh lây lan do virus có tên là papovavirus, thuộc nhóm HPV (human papillomavirus). Mụn cóc lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nổi mụn hoặc lây do dùng chung đồ vật với người bị bệnh.Mụn có thể xuất hiện ở tay, chân, cổ hay lòng bàn chân, dưới móng tay, móng chân và còn cả ở cổ, lưng. Mụn cóc có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc bôi, đốt bằng điện hoặc laser, theo phương pháp đông y thì chà xát lá tía tô nhiều lần vào mụn cóc. Cần điều trị sớm để mụn không lây lan, nếu đã điều trị mà mụn mọc lại thì cần đi khám sớm để bác sĩ có cách điều trị hợp lý. Rôm sảy (Phát ban nhiệt)
  5. Rôm sảy là bệnh về da rất dễ mắc phải khi thời tiết nóng lên. Ảnh: Webmd. Bệnh xuất hiện vì tình trạng nhiễm khuẩn da cấp tính và do tuyến mổ hôi bị chặn, trên da trẻ xuất hiện những nốt màu đỏ hoặc hồng. Những nốt mụn nước đỏ có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể của trẻ sơ sinh do bố mẹ mặc quần áo cho trẻ quá kín, không thông thoáng. Bên cạnh đó, bệnh cũng xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi thời tiết quá nóng. Khi trẻ nổi rôm sảy, cần làm mát chỗ da bị nổi sảy, vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để tránh tình trạng lỗ chân lông bị tắc, mồ hôi không bài tiết được sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm da phát triển. Trong những ngày nắng nóng, cha mẹ cần cho trẻ ăn mặc quần áo thật thoáng mát, mặc loại vải bằng cotton, hút mồ hôi và không nên mặc tã giấy cho trẻ. Bổ sung vitamin, rau xanh, trái cây và luôn nhớ cho trẻ uống nhiều nước.
  6. Da bị dị ứng Là một dạng phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc trực tiếp với một chất gây dị ứng như nhựa cây, xà phòng có chứa chất gây dị ứng hay nhựa cây độc. Thường da sẽ nổi mần đỏ, gây ngứa, nổi mụn nước sau 48 giờ tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nếu tình trạng nặng hơn có thể bị sưng tấy, phần da bị dị ứng lan rộng hơn, mụn mọc có thể có mủ. Dạng dị ứng này thường hết sau khi da không còn tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng nữa, nhưng nếu lâu vẫn không hết thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bệnh tay – chân – miệng Bệnh gặp ở nhũ nhi và trẻ em, với triệu chứng đặc trưng là sốt, đau họng, nổi ban có bọng nước. Ban đầu trẻ bị sốt, biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, sau một hoặc hai ngày số thì bắt đầu đau họng. Khám họng trẻ thì thấy những chấm đỏ, sau đó biến thành bọng nước rồi tiến triển đến loét. Trẻ cũng bị phát ban, nhưng ban này không gây ngứa, mụn nước mọc trên tay, bàn chân, quanh miệng và có thể ở mông trẻ cũng có mụn. Bệnh do một nhóm virus gây nên, thường thấy là virus coxsackievirus. Nhưng gần đây còn phát hiện ra loại enterovirus 71 cũng là tác nhân gây bệnh, loại virus này khiến bệnh tay – chân – miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Bệnh rất dễ lây lan, có thể lây do tiếp xúc với nước mũi, dịch từ nết mụn, phân người bệnh, giai đoạn lây lan nhanh nhất là tuần đầu tiên khi mắc bệnh. Đa phần bệnh này có thể tự khỏi sau 7 ngày phát bệnh vì khi đó kháng thể trung hòa tăng cao, virus bị thải loại. Nếu bị nhiễm bệnh do enterovirus 71 thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
  7. Viêm da dị ứng Viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm hay chàm bội nhiễm. Bệnh viêm da dị ứng là bệnh mãn tính, gây khô da và ngứa dữ dội, có phát ban. Ở tuổi thiếu niên cũng có thể bị viêm da dị ứng hoặc ở người lớn tuổi cũng bị bệnh này nhưng tình trạng bệnh thường nhẹ hơn. Nguyên nhân gây bệnh này có thể do di truyền, lịch sử gia đình có bệnh hen suyễn hoặc người bệnh có hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm. Phát ban Phát ban được nhận biết khi da bị ửng đỏ, sưng, thường ngứa, hoặc đau nhói và phồng giộp. Bé có thể bị phát ban ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, có thể chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn hoặc kéo dài cả ngày. Phát ban đôi khi cũng là cách cơ thể báo hiệu những bệnh nguy hiểm hơn, nếu phát ban kèm với triệu chứng khó thở thì phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay, không nên chủ quan. Những loại thuốc như aspirin, penicillin; các loại thực phẩm như trứng, đậu các loại, các loại sò; các loại phụ gia thực phẩm có thể khiến cơ thể phát ban. Khi biết những nguyên nhân nào khiến cơ thể trẻ phát ban thì cần hạn chế tiếp xúc tối đa, đó là cách đơn giản nhất để trị bệnh này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0