intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời kỳ cách mạng 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bài viết đề cập tới thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay và chỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời kỳ cách mạng 4.0

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0099 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Đỗ Hiền Hoà Khoa Thương mại - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM dohienhoa@iuh.edu.vn TÓM TẮT: Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang len lỏi vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của xã hội và ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Những tác động bước đầu của cuộc CMCN 4.0 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đang mở ra nhiều cơ hội và cả thách thức đối với ngành công nghiệp không khói này. Có rất nhiều yếu tố hỗ trợ để ngành du lịch hội nhập tốt với cuộc CMCN 4.0, trong đó yếu tố chất lượng đội ngũ lao động (nguồn nhân lực) trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng quyết định du lich Việt Nam đạt đến tầm khu vực hay thế giới. Bài viết đề cập tới thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay và chỉ ra những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực du lịch, du lịch Việt Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm vừa qua, du lịch là ngành có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 30 % mỗi năm, từ 10 triệu lượt khách năm 2016 lên 13 triệu lượt khách năm 2017, 15 triệu lượt khách năm 2018, 18 triệu lượt khách năm 2019. Tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 cũng lên đến 726.000 tỷ đồng, tăng 17,1 % so với cùng kỳ năm 2018. Du lịch phát triển đã góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của đất nước (GDP tăng 7,02 %). Du lịch Việt Nam đang tiếp tục phát triển vượt bậc và hứa hẹn sẽ bứt phá, gặt hái nhiều thành tựu. Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10 % GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Dự kiến năm 2030, tổng thu từ khách du lịch sẽ tăng gấp 2 lần năm 2020 [1]. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như sự phát triển bền vững của ngành. Đặc biệt, trong cuộc CMCN 4.0 – nơi máy móc, tự động hoá dần thay thế con người, nguồn nhân lực du lịch phải trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU A. Phương pháp thu thập tài liệu Số liệu thứ cấp được thu thập dựa trên cơ sở kế thừa các báo cáo, các tài liệu có liên quan, bao gồm: tài liệu, báo cáo, số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch về nhân lực ngành du lịch Việt Nam. B. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN A. Nguồn nhân lực du lịch Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Theo quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm: “Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm thể lực và trí lực” [2]. Nhân lực du lịch là khái niệm chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, gồm cả nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch; các đơn vị sự nghiệp du lịch; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhân lực gián tiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư... Như vậy, khái niệm nhân lực du lịch có độ “bao phủ” tương đối rộng và chất lượng của nó không
  2. Đỗ Hiền Hòa 303 chỉ tác động và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch; mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan. B. c i mc nhân lực ngành du lịch Nhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm chung như sau: - Nhân lực ngành du lịch có tính chuyên môn hoá cao. - Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành khác. - Thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. - Trong kinh doanh du lịch, phần lớn nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Nhân lực ngành du lịch được chia thành hai nhóm là nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM Nhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngành du lịch góp phần tạo ra khoảng 4 triệu lao động bao gồm cả lao động trực tiếp (2,46 triệu lao động tương đương 4,6 % cơ cấu lao động) và lao động gián tiếp, chiếm khoảng 7,6 %/tổng cơ cấu lao động. Du lịch hiện được đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính. Hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao động trong lĩnh vực du lịch, chiếm khoảng 2,5 % tổng số lao động cả nước, trong đó có khoảng 20 % chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ. Nguồn nhân lực tri thức của ngành như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên marketing du lịch, nhân viên lễ tân cũng chỉ đạt trên 65 % đã tốt nghiệp đại học. Trong lĩnh vực phục vụ buồng, bar, bếp, lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp lại chiếm tỷ lệ tương đối cao là trên 70 %. Bảng 1. Quy mô nhân lực ngành du lịch Việt Nam Đơn vị tính: Người Năm 2020 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 (dự báo) 1 Tổng số nhân lực du lịch 460.000 620.000 870.000 Phân theo vị trí làm việc 2 Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch 3.630 4.000 5.800 Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng, phó 3 31.330 40.700 55.100 phòng trở lên) Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính 425.040 575.300 809.100 1- Lễ tân 35.580 44.470 60.680 2- Phục vụ buồng 52.020 80.480 113.270 3- Phục vụ bàn, bar 77.820 101.540 141.600 4 4- Nhân viên chế biến món ăn 34.170 51.490 72.820 5- Hướng dẫn Đã (sẽ) được cấp thẻ 17.470 35.040 52.590 viên Chưa được cấp thẻ - - - 6- Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch 24.310 35.320 52.590 7- Nhân viên khác 183.670 226.960 315.550 Phân theo ngành nghề kinh doanh 5 Khách sạn, nhà hàng 232.760 295.800 408.900 6 Lữ hành, vận chuyển du lịch 63.480 78.700 113.100 7 Dịch vụ khác 163.760 245.500 348.000 (Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch)
  3. 304 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Về trình độ ngoại ngữ: nhân lực du lịch sử dụng được ngoại ngữ đạt khoảng 60 % tổng nhân lực, trong đó biết tiếng Anh khoảng 42 %, tiếng Hoa là 5 %, tiếng Pháp là 4 %, các tiếng khác là 9 %. Riêng tiếng Anh thì chỉ có 15 % đạt trình độ đại học, giao tiếp thông thạo (phần lớn làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn và nhân viên thị trường), còn lại 85 % chỉ đạt mức cơ sở [3]. Về trình độ tin học (công nghệ thông tin): Toàn ngành có khoảng trên 400 nghìn người biết sử dụng máy tính phục vụ được yêu cầu công việc, chiếm khoảng 68 % tổng nhân lực lao động trực tiếp; như vậy vẫn còn tới trên 190 nghìn nhân lực du lịch không biết sử dụng máy tính phục vụ yêu cầu công việc [3]. Về tính chuyên nghiệp: Theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và của các doanh nghiệp du lịch thì tính chuyên nghiệp của nhân lực du lịch sau khi tốt nghiệp đào tạo ra trường còn rất thấp: nhân lực đầu ra từ trung cấp trở lên đạt khoảng 3,05 điểm/ trên 5 điểm (tối đa), đầu ra từ sơ cấp chỉ đạt dưới 3,0 điểm/ trên 5 điểm [3]. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, đến năm 2020 ngành du lịch sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra. Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ở từng giai đoạn rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực [4]. Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập kỷ sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9,6 % và tăng nhẹ với tỷ lệ 8,1 % vào nửa thập kỷ tiếp. Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng nên lao động lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn. Lao động cần đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học, lao động quản lý tăng nhanh hơn mặt bằng chung do nhu cầu quản lý; lao động nghiệp vụ cần nhiều trong thời gian tới như văn phòng du lịch, đại lý lữ hành, hướng dẫn do mở rộng nhiều loại hình du lịch phong phú; nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung do đây là lĩnh vực cần nhiều lao động dịch vụ. Hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2015 – 2020, tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn; lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào số lao động thời vụ. Năm 2018, ngành du lịch Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch cả nước 23 tỷ USD, đóng góp 7,5 % vào GDP. Đây là mức tăng doanh thu ấn tượng, tuy nhiên mức năng suất lao động khá thấp, với chỉ 3.477 USD/năm cho mỗi nhân lực trong ngành này. Trong khi đó ở Singapore, đất nước với số dân gần 5,9 triệu người, trong đó khoảng 80 % làm trong ngành du lịch, thì mỗi lao động trong ngành tạo ra 47.713USD/năm, gấp 15 lần; còn ở Thái Lan, mỗi lao động tạo ra 8.369 USD/năm, gấp 2,5 lần [5]. Theo báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới, nhân sự Việt Nam có vị trí xếp hạng thấp về hầu như các tiêu chí về kỹ năng lao động so với một vài quốc gia trong khu vực ASEAN [6]. Bảng 2. Bảng so sánh các chỉ số kỹ năng lao động của nhân sự Việt Nam (Chú thích: vị trí xếp hạng /140 quốc gia) Dễ tìm kiếm Kỹ năng ra Chất lƣợng Đào tạo Lƣơng và Kỹ năng nhân viên trƣờng đào tạo nghề nhân viên năng suất lành nghề Việt Nam 97 128 115 104 81 66 Thái Lan 66 61 75 88 48 36 Phillipin 67 27 25 20 26 10 Malaysia 24 6 9 4 4 5 Singapore 20 5 8 9 6 3 Indonesia 62 33 34 35 29 18 Camphuchia 121 111 118 121 72 55 (Nguồn: Global Competitiveness Index 2017) Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, so với yêu cầu của hội nhập, phát triển và cạnh tranh trên thế giới, hiện tại ngành du lịch của Việt Nam đang thiếu những nhân lực vừa chuyên nghiệp trong kỹ năng, tác phong; vừa có vốn kiến thức hiểu biết và tự tin làm việc trong môi trường quốc tế. Những vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực chính như lưu trú và lữ hành ở Việt Nam có khả năng sẽ do người nước ngoài đảm nhiệm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực của ngành và việc thực hiện mục tiêu đã đề ra của Chiến lược Phát triển Du lịch Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  4. Đỗ Hiền Hòa 305 V. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 Trong những năm gần đây, CMCN 4.0 đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 đang mang lại cơ hội giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách mạng 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động khi công nghệ và tự động hóa thay thế dần con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa. Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc CMCN lần thứ tư dẫn đến tổn thất việc làm do sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, in ấn 3D, di truyền học và công nghệ sinh học. Chúng dẫn đến sự rối loạn không chỉ trong môi trường kinh doanh mà còn ở thị trường lao động vì cần các kỹ năng mới đáp ứng điều kiện mới. Những yêu cầu đó là: Kiến thức vững và luôn ược cập nhật mới Trong thời đại mới, với sự hỗ trợ của công nghệ, sự hiểu biết và việc thu thập thông tin của khách du lịch ngày càng cao và dễ dàng. Vì vậy, nếu chỉ dừng ở trình độ kiến thức vốn có thì không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách. Kiến thức của cán bộ quản lý, nhân viên ngành du lịch phải sâu sắc, uyên thâm và kết nối được với nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều ngành nghề, nhiều nền văn hóa khác nhau, phải không ngừng học hỏi, cập nhật những kiến thức mới, thông tin mới. Có như vậy mới làm hài lòng khách hàng, khẳng định giá trị bản thân, hình thành hứng thú với nghề nghiệp, có cơ hội quảng bá và đưa du lịch Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả. Kỹ năng chuyên sâu Thế kỷ XXI, đã và đang sản sinh ra rất nhiều loại hình du lịch chuyên biệt. Ở một phương diện nào đó, nguồn nhân lực du lịch có tri thức và kỹ năng chuyên môn sâu thì sẽ là một lợi thế. Tri thức chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục vụ, kỹ năng và kinh nghiệm của họ sẽ làm cho du khách có cảm giác an toàn, được trân trọng, đúng với giá trị đẳng cấp của họ, với khoản chi phí mà họ phải bỏ ra và qua đó họ sẽ cảm nhận được giá trị của công việc mà những nhân viên đó thực hiện, họ hài lòng với sản phẩm mà mình đã mua. Khách du lịch còn cần những nhà quản trị du lịch, nhân viên du lịch có kỹ năng nghề nghiệp đa dạng để họ không chỉ làm tốt vị trí của họ mà còn có khả năng ứng biến và giải quyết tốt các tình huống trong du lịch, có được các kỹ năng đám phán, đối ngoại cao cấp để mở rộng thị trường du lịch cho Việt Nam. Mang lại lợi nhuận và uy tín ngày càng cao trên chính trường du lịch toàn cầu. Và điều quan trọng hơn là nhờ có kỹ năng chuyên sâu giỏi, đa dạng mà đội ngũ kinh doanh và làm du lịch Việt Nam có thể tham gia quản lý, làm việc tại những công ty du lịch của các quốc gia khác trên toàn cầu. Ngoại ngữ giỏi Trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay, khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều, thị trường lao động du lịch Việt Nam cũng sẽ mở rộng hơn. Vì vậy, nhà quản lý kinh doanh du lịch, người lao động trong ngành du lịch cần phải trau dồi vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp… Phải xem ngoại ngữ như là ngôn ngữ thứ 2 của mình, để có thể giao tiếp tốt, quảng bá và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nền văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam… cho du khách quốc tế, giúp họ hiểu hơn và yêu hơn đất nước con người Việt Nam. Những lao động sử dụng được những ngoại ngữ hiếm như tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn… thì lợi thế cạnh tranh càng cao. Thái ộ úng Người lao động cần phải có thái độ đúng với sự lựa chọn nghề của mình. Phải xác định rằng: theo công việc này là phải đối mặt với tính chất ca – kíp, phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách, phải di chuyển nhiều, chịu sự chi phối bởi yếu tố ngoại hình… để họ gắn bó hơn với nghề. Thái độ tiếp theo là thái độ đối với khách hàng. Du lịch là ngành dịch vụ. Trong ngành dịch vụ, thái độ phục vụ là yếu tố quan trọng nhất bên cạnh ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng nghề bởi vì thái độ phục vụ tác động trực tiếp và ảnh hưởng chủ yếu đến trải nghiệm của du khách. Theo thống kê từ trang Tripadvisor, hầu hết những than phiền của du khách đối với chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú ở Việt Nam tập trung vào thái độ phục vụ của cả cấp quản lý và nhân viên. Thái độ phục vụ tận tâm, chu đáo, nhiệt thành sẽ tạo ấn tượng mạnh cho du khách khi đi du lịch, nhất là khách nước ngoài. Đây là một trong những thước đo trình độ văn hóa, kỹ năng của đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch. Cha ông ta từ ngàn xưa hay nói: “Xảy nhà ra thất nghiệp” chính vì vậy thái độ phục vụ tốt sẽ làm cho du khách cảm thấy mình được tôn trọng, được quan tâm, được sẻ chia… họ sẽ dễ dàng bỏ qua những sai sót của đội ngũ nhân viên trong quá trình phục vụ. Làm ch ược công nghệ Thời đại công nghiệp 4.0, sản phẩm du lịch ngày càng được kết hợp với kỹ thuật, công nghệ cao. Vì vậy, phương pháp phục vụ của nhân viên ngành du lịch sẽ ngày càng đa dạng. Trong đó bao gồm sự vận dụng ngày càng nhiều công nghệ
  5. 306 NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH MẠNG 4.0 trong công việc, như vận dụng mạng internet, những tính năng của công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, tính toán, đặt chỗ và quảng cáo du lịch; vận dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá sản phẩm... Vì thế, đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch cần hiểu về các công nghệ có liên quan, cần biết sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong công tác. Trong quá trình tác nghiệp, phải vận dụng được các phương pháp khoa học, kỹ thuật công nghệ để có thể giảm sự tiêu hao thể lực, căng thẳng thần kinh; giúp du khách có được những trải nghiệm chất lượng cao và giàu cảm xúc đặc biệt cảm xúc tích cực lan tỏa và kéo dài sau mỗi chuyến đi. Sức khoẻ tốt và tinh thần minh mẫn Nghề dịch vụ du lịch nói chung đòi hỏi người làm nghề phải có sức khỏe tốt mới đảm bảo được cường độ lao động và thời gian làm việc theo ca, theo mùa và theo các yêu cầu phục vụ hướng dẫn, lưu trú, ẩm thực và vui chơi giải trí của khách hàng. Người không có sức khỏe tốt sẽ không thể làm việc lâu dài và phát triển sự nghiệp trong nghề du lịch. Nghề du lịch là nghề làm dâu trăm họ, rất nhiều áp lực từ nhiều phía khiến họ rất dễ bị stress. Vì lẽ đó phải biết tạo cho mình sự thư thái, sự thoải mái, tĩnh trong tâm… để tinh thần luôn tốt để kiểm soát tốt hành vi và cảm xúc của bản thân trước khách hàng, đồng nghiệp, đối tác. Đó chính là biểu hiện của người có tinh thần minh mẫn. Sự năng ộng và dám th y ổi Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Đặc điểm của cách mạng 4.0 là tốc độ thay đổi nhanh chóng, kết hợp nhiều công nghệ khác nhau. Nhu cầu của con người, của khách du lịch cũng không ngừng thay đổi. Do đó, đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch phải nhanh nhạy tiếp cận cái mới; phải có tầm nhìn sâu, rộng; phải biết xây dựng mục tiêu chiến lược cho sự phát triển du lịch; dám thay đổi, dám thực hiện và quyết tâm thực hiện bằng được thì cơ hội ngành du lịch phát triển và hội nhập sẽ cao hơn. Phát triển du lịch nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch Việt Nam nói riêng là một thách thức lớn. Vì vậy cần phải có bước đi chiến lược dài hạn, biết loại bỏ những thứ cũ kỹ, lạc hậu, dám chấp nhận và thử nghiệm cái mới, dám thay đổi, làm mới lại mình thì chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ có được đội ngũ nhân lực đẳng cấp quốc tế, đáp ứng nhu cầu của kỷ nguyên mới. VI. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM A. ối với cơ sở ào tạo Cơ sở đào tạo du lịch phải thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và định hướng nhu cầu việc làm trong tương lai, đào tạo người học thích ứng với thực tiễn. Để thực hiện được điều này, các cơ sở đào tạo du lịch hoặc có liên quan đến du lịch cần đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa để giúp người học tăng cường và cập nhật kiến thức. Đồng thời, nhà trường là nơi khuyến khích người học kỹ năng tự học, tự phát triển bản thân để kích thích sự sáng tạo có ích cho ngành. Bên cạnh đó, các trường cần tạo ra các sân chơi trí tuệ để phát hiện tài năng cho ngành, đặc biệt là năng lực quản lý, ý tưởng sáng tạo, các phát minh phù hợp với nhu cầu phát triển của du lịch. Các học phần về nghiệp vụ hoặc kỹ năng cần được tăng cường và được sắp xếp lại để người học sẽ được quen và thích ứng công việc ngay trên ghế nhà trường. B. ối với người học Người học cần phải có một tinh thần học tập chủ động suốt đời. Sau khi nhận được kiến thức từ nhà trường, người học cần tiếp tục việc học của mình ở môi trường doanh nghiệp, học từ đồng nghiệp, học từ cấp trên, học từ khách hàng. Các trải nghiệm của người học ở môi trường việc làm được bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Dần dần người học có thể tự tin giảm thiểu các rào cản trong hành trình thăng tiến cũng như có thể tạo lập cho bản thân một sự nghiệp kinh doanh trong ngành ở bất kỳ lĩnh vực nào của chuỗi giá trị cung ứng ngành du lịch hoặc ngành có liên quan. Con đường thăng tiến, sự nghiệp của người học là do chính họ quyết định và kiểm soát. Để giữ được vị trí càng cao thì người học cần có đủ thời gian để tự tôi luyện. Điều quan trọng mà người học cần ghi nhớ là trong một tổ chức, chỉ có 5 % nhân sự là nắm vai trò chủ chốt. Do đó, người học cần xác định rất rõ niềm đam mê, sự dấn thân, kỹ năng và kỹ thuật để có thể giữ được các vị trí trọng yếu này. C. ối với ơn vị tuy n dụng Nhà tuyển dụng luôn là đối tác chiến lược với đơn vị đào tạo trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự cho toàn ngành. Việc tạo ra nguồn nhân lực cấp cao không chỉ là nhiệm vụ của đơn vị đào tạo mà là thế kiềng 3 chân của 3 thành tố chính. Đó là môi trường đào tạo - người học - môi trường việc làm. Các tiêu chí về đánh giá chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp cũng chính là chính sách về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà trong đó các tiêu chí về nhân lực là một trong 3 nhóm chính để tạo nên uy tín và giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp hay tổ chức.
  6. Đỗ Hiền Hòa 307 VII. KẾT LUẬN Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngoài những thành tựu to lớn mà ngành du lịch đã đạt được trong thời gian qua thì cũng còn những hạn chế cần khắc phục. Một trong những hạn chế lớn là nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thời đại 4.0 với những yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data) đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nguồn nhân lực của các ngành kinh tế nói chung và nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, nguồn nhân lực du lịch phải đạt được các yêu cầu cao về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, phải giỏi ngoại ngữ, làm chủ được công nghệ thì mới tạo nên được thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, 2018, Du lịch Việt Nam đạt nhiều thành tựu: https://bvhttdl.gov.vn/nam-2018- du-lich-viet-nam-dat-nhieu-thanh-tuu-20190211070612582.htm. [2] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm (2015), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 7. [3] Tọa đàm “Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành Ngành kinh tế mũi nhọn”, 2016, Lưu Đức Kế. Bài tham luận: “Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”: http://vitea.vn/thuc-trang-va-cac- giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam/ [4] Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. [5] Các báo cáo tham luận tại Diễn đàn nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019: https://news.hoasen.edu.vn/vi/tin- hoa-sen/doi-moi-dao-tao-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam-de-phat-trien-nganh-kinh-te-mui-nhon-5337.html. [6] Báo cáo tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2017: http://www3.weforum.org/docs/GCR2017- 2018/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2017–2018.pdf. REQUIREMENTS FOR HUMAN RESOURCES OF VIETNAM TOURISM IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Do Hien Hoa ABSTRACT: Industrial Revolution 4.0 is expanding into all industries of society and the tourism industry is not out of that trend. The initial impacts of the revolution and the strong growth of tourism are opening up many opportunities and challenges for this smokeless industry. There are many factors supporting the tourism industry to well integrate with the Industrial Revolution 4.0. Among them, the quality of the workforce (human resources) in the tourism industry is an essential factor to help Vietnam tourism to reach regional level or global level. The paper addresses the current situation of human resources for tourism in Vietnam and points out requirements for human resources of Vietnam tourism during the Industrial Revolution 4.0.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2