intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nỗi đau của đom đóm - Phần 33

Chia sẻ: Trần Minh Thường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

68
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ánh đèn pin rọi vào bức ảnh photo Satiko đang mở trên tay. Ảnh hơi mờ, nhưng có thể nhận ra một đám người mặc áo đuôi tôm, đội mũ đen đang cùng ngồi ăn ở ngoài vườn “Bức ảnh này lưu trữ ở phòng hồ sơ, chắc là ảnh chụp trong buổi liên hoan khánh thành tu sửa hai khu nhà. Hai anh nhìn mà xem, vị trí họ ngồi ăn chính là chỗ chúng ta hiện đang đứng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nỗi đau của đom đóm - Phần 33

  1. Phần 33 Ánh đèn pin rọi vào bức ảnh photo Satiko đang mở trên tay. Ảnh hơi mờ, nhưng có thể nhận ra một đám người mặc áo đuôi tôm, đội mũ đen đang cùng ngồi ăn ở ngoài vườn “Bức ảnh này lưu trữ ở phòng hồ sơ, chắc là ảnh chụp trong buổi liên hoan khánh thành tu sửa hai khu nhà. Hai anh nhìn mà xem, vị trí họ ngồi ăn chính là chỗ chúng ta hiện đang đứng!” Thạch Tài bỗng kêu lên: “Cái đài màu trắng, trông như đá bạch ngọc hoặc đá cẩm thạch, bề mặt khá to… chứ không phải là cái giá sắt như hiện nay. Tức là họ đã dỡ bỏ cái đài bằng đá rồi thay bằng cái đài bằng sắt… Ý của anh và của cô là ông ngoại tôi năm xưa khỏe mạnh đã bị đưa đến đây làm việc tu sửa cho cái công ty này phải không?” Rất có thể là như vậy, Satiko bỗng im lặng, thở dài. Cả ba người đều có cảm giác những con người lao khổ ngày ấy đã lành ít dữ nhiều. Satiko nói: “Anh Kiện đừng buồn nhé…, khi mượn đọc tài liệu ở Phòng hồ sơ, tôi cũng đã nhìn thấy tên của Thi Di trong sổ mượn đọc” Im Lặng. Không rõ Thi Di còn cách sự thật bao xa? Quan Kiện nói “Cảm ơn anh Thạch Tài đã cho chúng tôi biết chi tiết quan trọng về ông ngoại của anh. Chúng tôi ít ra cũng hiểu rằng khu nhà Trung tâm nghiên cứu này có một quãng lịch sử không hề đơn giản. Chắc hẳn Công ty Đại Đông Á ấy đến đây tu sửa đại quy mô như thế không thể chỉ đơn giản là cải tạo cái đài bằng đá… Muốn lần ra điều bí ẩn, thì phải bắt đầu từ chính khu nhà này” Ba Du Sinh đã giải quyết xong các công việc trong ngày, đêm khuya yên tĩnh, anh lại quan sát các di vật mà nữ tu sĩ họ Sái để lại. Anh đang cầm trên tay cuốn “Kinh thánh” bìa đen. Sinh hiểu rằng, cũng như Thi Di, bà Sái bị hại bởi vì hung thủ cảm thấy bất an về những con người này. Bà Sái từng chứng kiến ông Yasuzaki Hitoshi bị giết, điều tra cho thấy ông Yamaa Tsuneteru ngày trước từng nhiều lần đến nhà thờ này, và đã tặng một pho tượng Đức Mẹ, chứng tỏ rất có thể cái chết của bà có liên quan đến cái chết của ông Yasuzaki Hitoshi và ông Yamaa Tsuneteru. Bởi thế Sinh quyết định đi sâu vào các tình tiết này, đặc biệt đưa các di vật của bà Sái về trụ sở để nghiên cứu. Bà Sái sống giản dị, cần kiệm, toàn bộ các vật dụng xếp lại chỉ choán hết non nửa cái mặt bàn. Sinh đã xem các thư tín, vài cuốn sổ ghi chép, bây giờ anh mở cuốn Kinh Thánh in thống nhất quốc tế này. Kinh thánh bao gồm phần Tân Ước và Cựu Ước, in song ngữ tiếng Hebrew (ngôn ngữ cổ, vùng Trung Đông) và tiếng Trung Quốc. Sinh giở lướt các trang, thấy ngoài phần ruột với những dòng chữ bé bằng
  2. con kiến ra còn có vài dòng ghi thêm, đại khái là những điều tâm đắc của bà Sái. Tay anh bỗng dừng lại, vì thấy ở giữa chương thứ 29 “Cựu Ước - Sán thế kỷ” có một cây thánh giá nho nhỏ bằng bạc. Có lẽ dùng để đánh dấu trang đang đọc. Sinh hơi ngờ ngợ, bèn tiếp tục dở xem. Ở giữa chương 4 “Tân ước - Phúc âm thánh John” lại có 1 cây Thánh giá. Tại sao? Sinh đọc kỹ nội dung của hai đoạn kinh thánh, nhận thấy có một điểm giống nhau rất lạ những từ: “Giếng Jacob” xuất hiện ở hai đoạn kinh thánh này đều bị bà Sái dùng bút khoanh tròn. Có ý nghĩa gì đây? Sinh cố đào sâu suy ngẫm Anh nghĩ rất lâu. Rồi dần dần sáng tỏ: thánh giá vốn là một trong những “pháp bảo” của đạo Cơ đốc để trấn áp ma quỷ, anh nhớ rất rõ khi khám nghiệm hiện trường ở nhà thờ ấy, phía sân sau có một cái giếng! Sinh không nén được nữa, anh đi đến ngay nhà thờ Đức Mẹ, vào thẳng nơi có cái giếng. Giếng tròn, sâu đến sáu bảy mét. Bên thành giếng còn có cả chiếc ròng rọc cũ kỹ để thả gầu kéo nước, mặc dù nhà thờ vẫn có nước máy. Sau khi bà Sái qua đời, có 1 tín đồ thường đến giáo đường cầu nguyện nói rằng bà Sái thường nhấn mạnh tiết kiệm, bà vẫn dùng nước giếng là chính. Sinh thả thùng xuống múc nước, quay ròng rọc kéo lên, rồi xách thùng nước đổ vào cái bể to ở trước cửa nhà bếp. Thùng nước nặng đến năm sáu mươi cân, quay ròng rọc kéo lên hơi tốn sức, xách nó trút vào bể thì càng nặng nhọc. Bà Sái tuổi đã cao, không thể tự múc nước đổ cho đầy bể. Đúng thế, Sinh liên lạc đối chiếu hồ sơ ngay, quả nhiên có 1 người thường xuyên đến làm việc theo giờ, giúp bà dọn dẹp… Hồ sơ có ghi rõ cả số điện thoại của người ấy. - Cô nhớ lại xem, gần đây bà Sái có nói gì về cái Giếng không? Cô gái làm thuê bị thức dậy nghe điện, nghĩ ngợi 1 lát rồi nói “Không thấy bà ấy nói gì. Nhưng mấy hôm trước đó em ra giếng múc nước, thì bà ấy từ giếng quay trở vào, tay nắm một cây thập tự rất to… Xưa nay chỉ thấy bà Sái đeo hoặc cầm cây thập tự bé xíu. Em chưa nhìn thấy cây thập tự to lần nào…” Sinh quay trở vào nhà thờ, anh phát hiện thấy trong gian nhà phụ xếp nhiều thứ lặt vặt, có một cây thánh giá bằng đồng đen cao khoảng một mét. Anh cầm cây thánh giá ra đặt vào miệng giếng, thấy nó vừa khéo khớp với miệng
  3. giếng. Anh vội gọi điện về sở nói rõ yêu cầu của mình. Một nhóm kỹ thuật viên và chiến sĩ cảnh sát lập tức đến ngay. Họ xác định thành giếng có những vết đồng để lại, chứng tỏ bà xơ Sái đã dùng cây thánh giá này đặt vào miệng giếng. Để làm gì? Cây thập tự áp trên giếng để trừ tà ma, chứng tỏ dưới giếng có tà ma! Sau khi chia tay với Lưu Thạch Tài, Quan Kiện và Satiko quay vào khu nhà Trung tâm nghiên cứu. Quan Kiện nói: “Anh ngày càng cảm thấy có những sự việc tưởng như rất ngẫu nhiên, thực ra thì ngược lại” ví dụ tại sao ông Yamaa Tsuneteru lại bị hại ở viện Mỹ thuật mà trước kia là trụ sở của dược phẩm Đại Đông Á? Còn ông ta thì vốn học ngành Y, y dược gắn liền với nhau, liệu ông ta có liên quan gì đến Đại Đông Á không? Ông ta có liên hệ gì với nhà thờ Đức Mẹ ở gần ngay đây? Ông ta là chiến hữu của ông nội em, cha em đi tìm dấu chân của ông nội em, rồi cha em bị hại ngay ở nhà thờ, cây thập tự của nhà thờ và cái giá sắt trong Trung tâm nghiên cứu xuất hiện trong “cuốn sách bí mật” của 1 tráng đinh đã từng “tu sửa” khu nhà cho Công ty Đại Đông Á năm xưa, bà xơ họ Sái thì bị giết ngay ở nhà thờ mình đã tu bao năm. Thi Di và Phương Bình thì đều làm việc tại Trung tâm nghiên cứu này… Vậy thì, hình như Trung tâm nghiên cứu, viện mỹ thuật và nhà thờ Đức Mẹ là một khối thống nhất đầy kinh sợ và ngập ngụa tử khí. Ông Yamaa Tsuneteru, ông nội em, Thi Di… đều bị bóng đen kinh dị này bao phủ!” Satiko trầm ngâm 1 hồi, rồi hỏi: “Anh nói là phải bắt đầu từ khu nhà… nói cụ thể hơn được không?” - Anh chưa biết nên tìm cái gì, nhưng anh cho rằng chúng ta cần bắt đầu tìm kiếm từ địa đạo… vì Đại Đông Á hồi đó có cả 2 khu Trung Tâm nghiên cứu và viện Mỹ thuật, thì rất có thể địa đạo nối liền hai nơi sẽ cho chúng ta những dấu vết gì đó. Satiko gật đầu: “Cũng có lý đấy. Nhưng địa đạo ấy dài đến trăm mét…” - Cứ đi với anh! Hai người đi xuống tuyến hành lang dưới đất. Quan Kiện đã chuẩn bị tâm lý, anh gạt bỏ cơn đau bất chợt kéo đến, xăm xăm bước về phía trước. Đi gần đến đầu đằng kia (Viện mỹ thuật), anh hỏi: “Satiko có thấy gì đặc biệt không?” - Em chưa nhận ra điều gì đặc biệt. Chỉ thấy có hơi nhiều công tơ điện. Thực ra chẳng rõ có phải công tơ điện không, chỉ nhìn thấy giống công tơ điện đặt trong các hộp nho nhỏ… - Đúng thế, trông rất giống các hộp công tơ điện và có lẽ có nhiều cái đúng là công tơ. Nhưng anh nhận ra rằng bên Trung tâm nghiên cứu có rất ít những cái hộp tương tự, chứ không nhiều như bên này. Trước kia anh đã nhìn thấy, nhưng anh chẳng nghĩ ngợi gì, nay lại cho rằng rất có thể trong đó chứa những cái gì đó thú vị… vừa nói anh vừa lần lượt mở các nắp hộp ra.
  4. - Trong hộp đúng là thiết bị giống như công tơ điện. Satiko đếm thử, hơn chục cái to, đích xác là công tơ điện, có 1 loạt hộp nhỏ cùng kích cỡ, gồm 24 cái, treo thành 4 hàng từ trên xuống dưới, mỗi hàng sáu cái. Điều kỳ lạ là ở giữa phần nền đều có 1 thứ trông tựa như cầu dao điện, nhưng không viết chữ “Đóng, mở” mà đánh số từ 0 đến 9, tức là có 10 nấc để lựa chọn. - Có lẽ là đồ cổ. Viện Mỹ thuật hay Trung tâm nghiên cứu mà phải dùng cái của nợ này à? Dây điện mới đương nhiên vẫn có thể dùng công tơ cũ, nhưng những 24 cái thì hơi nhiều thì phải? và đáng ngờ nhất là những chữ số kia. Tác dụng của cầu dao chẳng qua là đóng ngắt điện, sao phải dùng chữ số? Quan Kiện lẩm bẩm Anh thử gạt cái thanh trượt. Chẳng thấy có phản ứng gì. Anh soi đèn pin quan sát kỹ những cái cầu dao, rồi bỗng “à…” Một tiếng “Quái dị thật. Em nhìn này, các chữ số tiếng Trung Quốc in đủ kiểu chữ, chữ Tống Thể, chữ Lệ Thư, chữ Khải Thư, chữ kiểu thời Ngụy… Bốn kiểu cả thảy, cứ 6 cầu dao thì dùng 1 kiểu chữ, nhưng 6 cầu dao lại bố trí xen lẫn các cầu dao khác, hỗn loạn… Tuy nhiên vẫn có quy luật: cứ 4 cầu dao cạnh nhau thì dùng 4 thể chữ, điều này nói lên cái gì nhỉ?” - Rất có thể là 1 loại ám hiệu - Có 1 khả năng là, mật mã sáu chữ số thành 1 nhóm, cả thảy có 4 nhóm, nếu gạt cầu dao cùng nhóm kiểu chữ về một chữ số tương ứng, thì mật mã sẽ có hiệu lực. Satiko nói: “Nhưng chúng ta không có được chút đầu mối nào, nếu cứ tiếp tục nghĩ thì cũng vô ích thôi” - Thì ít ra cũng nên thử xem sao. Không có đầu mối cụ thể nhưng chúng ta có đường hướng tư duy khái quát: mọi câu đố đều nằm trong 1 chỉnh thể, những cái chết của Thi Di, Yamaa Tsuneteru, bà xơ họ Sái, Trung tâm nghiên cứu, Viện mỹ thuật, nhà thờ Đức Mẹ… đều liên quan đến nhau. Nếu đúng là ở đây có mật mã, và mật mã có thể mở ra một điều bí mật thì bí mật ấy cũng là 1 bộ phận của toàn thể. - Hay lắm! Ý anh nói là mật mã cũng nằm trong chuỗi các sự kiện, nằm trong chỉnh thể mà anh nói… Hình như Satiko đã hơi hơi hiểu ra. Quan Kiện cảm thấy mỗi lúc một sáng sủa hơn “hoặc nên nói là chúng ta cần 6 chữ số. Một nhóm chữ số đặc biệt” Số mộ của ông Yamaa Tsuneteru! - Có lẽ thế! 034915 có nhớ con số này không? Số mộ này chẳng liên quan gì đến các ngôi mộ lân cận, ông Yamaa Tsuneteru đã phải tốn tiền để mua được số mộ ấy nhằm truyền đạt thông tin này! Quan Kiện có phần xúc động.
  5. - Anh đừng vội khẳng định, phải thử xem sao đã… Quan Kiện chọn ngẫu nhiên thể chữ Khải, rồi lần lượt gạt các cầu dao về các chữ số 0,3,4,9,1,5. Sao chẳng thấy xảy ra hiện tượng gì nhỉ? Anh nghệt ra 1 lúc rồi vỗ trán. “Mình ngu quá! Ngày xưa viết và in sách đều là từ phải sang trái, bây giờ thử đảo lại xem sao” Khi anh gạt đến chữ số 5, bên trái, thì mặt nền dưới chân bỗng rung chuyển, nền tụt xuống, phát ra tiếng vang inh tai. Nhập đúng mật mã, thì cầu dao đóng mạch, một ô thang máy mỗi chiều rộng đến 2 mét xuất hiện! Satiko chao đi suýt ngã vì nó bất ngờ tụt xuống, hai người xô vào nhau. Cũng may, tốc độ nó khá chậm nên họ vẫn không đến nỗi nào. Thang máy đang từ từ dừng lại. Xung quanh người họ là vách và dây cáp, một trong 4 mặt vách có 1 cửa nhỏ. Khi thang máy dừng hẳn, cánh cửa đó tự động gạt sang 1 bên. Họ bước vào 1 hành lang hẹp, dài chừng 5 mét, cuối hành lang lại có 1 cái cửa. Sau cửa sẽ là gì? Quan Kiện nói: “Vậy là đã biết những người lao dịch của thôn Tiểu Lương năm xưa đã “tu sửa” những gì trong hơn 1 năm trời” Nhưng một cơn đau dữ dội đã đến với Quan Kiện khiến anh sắp ngã lăn ra. Chưa biết chừng dưới này là nguồn gốc gây ra những cơn đau khiến anh phải khốn đốn trong các lần thí nghiệm ở hành lang phía trên cũng nên. - Anh làm sao thế? Hay là chúng ta quay lên để nghỉ đã, Satiko quan tâm hỏi. - Mong sao chỉ là đau trong chốc lát. Quan Kiện nghiến răng tay lia đèn pin 4 phía.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2