intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học khối THCS và THPT năm 2021-2022 - Trường THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới có thêm tư liệu tham khảo phục vụ quá trình ôn tập, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học khối THCS và THPT năm 2021-2022 - Trường THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm" sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học khối THCS và THPT năm 2021-2022 - Trường THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm

  1. TRƯỜNG TH, THCS, THPT NGÔ THỜI NHIỆM Họ và tên: ……………………………….. MÔN: SINH HỌC 7 – GIỮA KÌ 1 Lớp:……………………… HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2021 - 2022 Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm (40 câu) Qua Google Form. I. CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (ĐVNS) - Trình bày được cấu tạo của Trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày. - Trình bày được di chuyển của Trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng giày. - Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng của các động vật nguyên sinh. - Kể tên các động vật nguyên sinh có lợi và gây hại. Cách phòng tránh bệnh do ĐVNS gây ra. II. CHỦ ĐỀ: RUỘT KHOANG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG - Thủy tức: + Trình bày được cấu tạo ngoài và các cách di chuyển. + Cấu tạo trong: Kể tên các loại tế bào cấu tạo. - Sứa, Hải quỳ, san hô: trình bày được đặc điểm cấu tạo đặc trưng, lối sống. - Nhận biết được đặc điểm chung ngành Ruột khoang. III. CHỦ ĐỀ: GIUN DẸP - Sán lá gan: Mô tả được hình dạng của Sán lá gan. - Nhận biết được đặc điểm chung Giun dẹp. - Trình bày được đặc điểm đời sống của một số giun dẹp (sán lá máu, sán bã trầu, sán dây,…) IV. CHỦ ĐỀ: GIUN TRÒN - Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của Giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh. --------------------HẾT---------------------- CHÚC CÁC EM ÔN TẬP HIỆU QUẢ! 1
  2. TRƢỜNG TH, THCS, THPT ĐỀ CƢƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I – MÔN SINH 8 NGÔ THỜI NHIỆM HÌNH THỨC: 100% Trắc nghiệm ----------------- ----------------------------------- Năm học : 2021 – 2022 Câu 1: Cơ thể ngƣời gồm mấy phần? Kể tên các phần. - Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân, chân tay Câu 2: Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào. - Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất. + Chất tế bào gồm các bào quan: Kể tên + Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con. - Chức năng: Bảng 3-1 sgk (trang 11) Các bộ phận Các bào quan Chức năng Màng sinh chất Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào Lưới nội chất Tổng hợp và vận chuyển các chất Riboxom Nơi tổng hợp protein Ti thể Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng Bộ máy Gongi Thu nhận, hoàn thiện,phan phối sản phẩm Trung thể Tham gia quá trình phân chia tế bào Nhân Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Nhiễm sắc thể Là cấu trúc qui định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền Nhân con Tổng hợp ARN riboxom (rARN) Câu 3: Mô là gì? Kể tên các loại mô chính. - K/n: Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định. - Gồm 4 loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. Câu 4: Nêu chức năng của nơron. - Chức năng cuả nơron : + Cảm ứng : là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích băng hình thức phát sinh xung thần kinh + Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định - 3 loại nơron: + Nơron hướng tâm (cảm giác) + Nơron trung gian (liên lạc) + Nơron li tâm (vận động) Câu 5: Phản xạ là gì ? Cung phản xạ là gì? - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. - Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. Câu 6: Bộ xƣơng gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xƣơng nào? Bộ xƣơng ngƣời có chức năng gì ? *Thành phần của bộ xương:
  3. - Xương đầu: gồm xương sọ, xương mặt - Xương thân: cột sống, xương sườn, xương ức - Xương chi: Xương chi trên, xương chi dưới *Chức năng của bộ xương: - Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định (dáng đứng thẳng) - Làm chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động dễ dàng - Bảo vệ các nội quan bên trong Câu 7: Khớp xƣơng là gì? Kể tên các loại khớp và vai trò của từng loại khớp. - K/n: Khớp xương là nơi tiếp giáp giữ các đầu xương. - Phân loại: + Khớp động: cử động dễ dàng hai đầu xương có lớp sụn, giữa là dịch khớp, ngoài là dây chằng. + Khớp bán động: giữa 2 đầu xương là đĩa sụn hạn chế cử động của khớp + Khớp bất động các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa  không cử động được. Câu 8: Cấu tạo của xƣơng Xương có cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp Câu 9: Xƣơng dài ra và to ra do đâu? - Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng. - Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương. Câu 10: Thành phần hoá học và tính chất của xƣơng. - Thành phần hoá học của xương gồm: + Chất vô cơ (muối khoáng) + Chất hữu cơ (chất cốt giao) - Tính chất của xương: bền chắc và mềm dẻo Câu 11. Tính chất của cơ là gì? Cơ co khi nào? - Tính chất của cơ là co và dãn - Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh Câu 12: Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp chống mỏi cơ. - Nguyên nhân của sự mỏi co: Do lương oxi cung cấp cho cơ thiếu, năng lượng cung cấp ít. Sản phẩm tạo ra là axit lactic tích tụ đầu độc cơ  Cơ mỏi - Biện pháp chống mỏi cơ: Hít thở sâu, uống nước đường và có thời gian lao động học tập nghỉ ngơi hợp lý. Câu 13: Để bộ xƣơng phát triển tốt cần làm gì? *Để bộ xương và hệ cơ phát triển tốt cần: - Có chế độ dinh dưỡng hợp lý - Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng - Rèn luyện thân thể lao động vừa sức *Để chống cong vẹo cột sống cần: - Mang vác đều cả 2 vai - Tư thế ngồi học và làm việc và học tập phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo. _____HẾT____
  4. TRƢỜNG NGÔ THỜI NHIỆM Năm học: 2021-2022 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – SINH 9 CHƢƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN Câu 1. Di truyền là gì? Biến dị là gì? Mỗi khái niệm lấy 2 ví dụ minh họa. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 2. Hãy cho biết ý nghĩa của các kí hiệu sau: Kí hiệu Ý Nghĩa P X G F ♂ ♀ Câu 3. Hãy cho biết định nghĩa của một số khái niệm sau: Khái niệm Định nghĩa Tính trạng Cặp tính trạng tương phản Nhân tố di truyền Giống (dòng) thuần chủng
  5. Câu 4. Em hãy điền các kí hiệu còn thiếu vào sơ đồ lai sau: Câu 5. Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ nhƣ thế nào? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 6. Ở đậu, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. a. Hãy lập qui ƣớc gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều cao cây. b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dƣới đây: - Bố thân cao, mẹ thân thấp. - Bố mẹ đều có thân cao. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................
  6. Câu 7. Muốn xác định KG của cá thể mang tính trạng trội ta cần phải làm gì? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 8. Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau đây: Sau khi Menden thực hiện phép lai 2 tính trạng trên cây đậu Hà Lan, ông nhận thấy rằng: “Khi lai hai bố mẹ khác nhau về …………… cặp tính trạng thuần chủng tương phản …………………với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng …………. các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”. Câu 9. Viết giao tử của các kiểu gen sau STT Kiểu gen Giao tử 1 aa 2 Aa 3 AA 4 AABB 5 AABb 6 AaBB 7 AaBb Câu 10. Cho 2 giống cá mắt kiếm đen thuần chủng và trắng thuần chủng giao phối với nhau đƣợc F1 toàn cá kiếm mắt trắng. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ nhƣ thế nào? Biết màu mắt chỉ do 1 nhân tố di truyền quy định. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 11. Cho biết: A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. B quy định quả tròn, b quy định quả lép. Có mấy kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn và hoa trắng, quả lép? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 12. Nối từ tƣơng ứng ở cột A với cột B:
  7. CHƢƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ Câu 13. NST là gì? Mô tả cấu tạo của NST. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 14. Tính đặc trƣng cho loài của bộ NST đƣợc thể hiện ở những đặc điểm nào? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 15. Cặp NST tƣơng đồng là gì? Cặp NST tƣơng đồng thƣờng tồn tại ở những tế bào nào? ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Câu 16: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................
  8. Câu 17. So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân. a. Giống nhau ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. b. Khác nhau Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân Số lần phân bào Kết quả Ý nghĩa Câu 18. Hãy cho biết vị trí số 1 và số 2 biểu thị cho cấu tạo nào của nhiễm sắc thể? Chức năng của chúng là gì? 1. 2. Câu 19. Cho biết nhiễm sắc thể đang ở kì nào của quá trình nguyên phân? Xác định số lƣợng và trạng thái của NST ở từng hình.
  9. Câu 20. Cho biết nhiễm sắc thể đang ở kì nào của quá trình phân bào? Xác định số lƣợng và trạng thái của NST ở từng hình.
  10. Câu 21. Cho sơ đồ sau: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái. Giống nhau............................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Khác nhau. Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái
  11. Câu 22. Nêu chức năng của nhiễm sắc thể giới tính: ...................................................................... .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Câu 23. Hoàn thành bảng sau: Cặp NST giới tính Đực (XY), cái (XX) Đực (XX), cái (XY) Đực (XO), cái (XX) Loài Câu 24. Hoàn thành sơ đồ sau: Hãy cho biết loại giao tử nào của bố kết hợp với loại giao tử của mẹ thì sinh ra con trai/con gái. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
  12. HƯỚNG DẪN ÔN THI GIỮA HỌC KỲ I - SINH HỌC 10 NĂM HỌC 2021-2022 Bài 1 CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG  Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ  Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan →Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển.  Các cấp tổ chức sống cơ bản là : Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.  Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Câu 1: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau: (1) Cơ thể. (2) Tế bào (3) Quần thể (4) Quần xã (5) Hệ sinh thái Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. B. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1. Câu 2: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc thứ bậc. C. Nguyên tắc mở. B. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung. Câu 3: Cho các nhận định sau đây về tế bào: (1) Tế bào chỉ được sinh ra từ cách phân chia tế bào. (2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống. (3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống. (4) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân. Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao: A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã. B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể. C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái. D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Câu 5: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là: 1
  13. A. Cá thể sinh vật. B. Quần thể sinh vật. C. Quần xã sinh vật. D. Cá thể và quần thể. Câu 7: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào: A. Phân tử. B. Bào quan. C. Tế bào. D. Cơ thể. Câu 6: Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống? A. Cơ thể. B. Quần xã. C. Hệ cơ quan. D. Hệ sinh thái. Câu 8: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ? A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan. Câu 9: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Cơ thể. D. Hệ sinh thái Câu 10: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Cá thể. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Hệ sinh thái Câu 11: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây? A. Quần xã. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể D. Sinh quyển Câu 12: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là A. Cá thể sinh vật B. Quần thể sinh vật C. Quần xã sinh vật. D. Cá thể và quần thể Câu 13: Tập hợp nhiều tế bào giống nhau và cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định được gọi là: A. Hệ cơ quan. B. Cơ quan. C. Mô D. Cơ thể Câu 14: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan? A. Tim. B. Phổi. C. Ribôxôm C. Não bộ Câu 15: Ở cơ thể vi khuẩn cấp tổ chức sống nào dưới đây cao nhất? A. Tế bào B. Cơ quan C. Bào quan D. Phân tử Câu 16: Đơn vị tổ chức cơ bản của mọi sinh vật là A. Các đại phân tử B. Tế bào C. Mô D. Cơ quan II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Câu 1: Các sinh vật có chung những đặc điểm nhất định vì: A. Chúng sống trong môi trường giống nhau. B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào. C. Chúng đều có chung một tổ tiên. D. Chúng sống trong môi trường khác nhau. Câu 2: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, vì: A. Có khả năng thích nghi với môi trường. 2
  14. B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. Phát triển và tiến hóa không ngừng. Câu 3: Đọc thông tin dưới đây: " Trong rừng mưa nhiệt đới những cây ưa sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng, tiếp theo là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới" Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống? A. Thế giới sống liên tục tiến hóa. B. Hệ thống tự điều chỉnh. C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. Hệ thống mở. Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định Đơn vị phân loại từ nhỏ đến lớn: loài chi họ bộ lớp ngành giới Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là H. Whittaker và L. Margulis. Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới: Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng Theo hệ thống phân loại của H. Whittaker và L. Margulis gồm những giới sinh vật: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật. Giới khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào, nhân sơ, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng. Giới nguyên sinh gồm những sinh vật TB nhân thực, cơ thể đơn bào, đa bào sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng Giới nấm gồm những sinh vật đa bào hoặc đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính. Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm. Giới động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh. Câu 1: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là ai? A. Linnê và Hacken. C. Lơvenhuc và Margulis. B. Hacken và Whittaker. D. Whittaker và Margulis. Câu 2: Cho các nhóm sinh vật sau: 3
  15. (1) Nấm nhầy. (2) Rêu. (3) Động vật nguyên sinh. (4) Thực vật nguyên sinh. (5) Nấm sợi. (6) Động vật không xương sống. Giới Nguyên sinh gồm: A. (1), (3), (4). B. (3), (4). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5). Câu 3: Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là: A. Tự dưỡng. B. Dị dưỡng. C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 4: Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây? A. Nấm sợi. B. Nấm đảm. C. Nấm nhầy. D. Nấm men. Câu 5: Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Cộng sinh D. Kí sinh Câu 6: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới thực vật là A. Sống tự dưỡng B. Sống dị dưỡng C. Sống di chuyển D. Sống cố định Câu 7: Sinh vật nhân thực bao gồm các giới A. Giới khởi sinh, nguyên sinh, thực vật, động vật B. Giới khởi sinh, nấm, thực vật và động vật C. Giới nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật D. Giới nguyên sinh, tảo, thực vật và động vật Câu 8: Địa y là sinh vật thuộc giới A. Khởi sinh B. Thực vật C. Nguyên sinh D. Nấm Câu 9: Nấm men thuộc giới A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 10: Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng? A. Giới Nguyên sinh B. Giới Thực vật C. Giới Nấm D. Giới Khởi sinh Câu 11: Sống tự dưỡng quang hợp có ở: A. Thực vật, nấm B. Động vật, tảo C. Thực vật, tảo D. Động vật, nấm Câu 12: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới động vật là A. Nhân sơ B. Tự dưỡng C. Sống kí sinh D. Có khả năng di chuyển Câu 13: Cho các đặc điểm sau: (1) Có hệ thần kinh. (2) Đa bào phức tạp. (3) Sống tự dưỡng. (4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan. (5) Có hình thức sinh sản hữu tính. 4
  16. (6) Có khả năng di chuyển chủ động. Số đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 14: Những sinh vật nào sau đây thuộc giới khởi sinh? A. Virut và vi khuẩn lam. B. Nấm và vi khuẩn. C. Vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn lam D. Tảo và vi khuẩn lam. Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. Các nguyên tố hóa học - Có khoảng vài chục nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống, 4 nguyên tố C,H,O,N chiếm tỉ lệ 96%. - Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. 1. Nguyên tố đa lượng: chiếm tỉ lệ ≥ 0.01% khối lượng cơ thể sống, cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như: protein, cacbohidrat, lipit, axit nucleic. Đại diện: C, H, O, N…. 2. Nguyên tố vi lượng: chiếm tỉ lệ < 0.01% khối lượng cơ thể sống, là thành phần cấu tạo nên enzim, vitamin, hooc môn… Đại diện: Fe, Cu, Zn, Mn…. Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào và cơ thể sống là: A. C, H, O, P B. C, H, O, N C. O, P, C, N D. H, O, N, P Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là: A. Fe, C, H B. C, N, P, Cl C. C, N, H, O D. K, S, Mg, Cu Câu 3: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. Cacbon B. Hydro C. Oxy D. Nitơ Câu 4: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ? A. C B. O C. N D. P Câu 5: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau? A. Hiđrô B. Nitơ C. Cacbon D. Ôxi Câu 6: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các A. Axit amin B. Đường C. Nguyên tố đa lượng D. Nguyên tố vi lượng Câu 7: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào? A. Ca, P, Cu, O. B. O, H, Fe, K. C. C, H, O, N. D. O, H, Ni, Fe. 5
  17. Câu 8: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là: A. Cacbon. B. Hydro. C. Oxy. D. Nitơ. Câu 9: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên: A. Lipit, enzym. B. Prôtêin, vitamin. C. Đại phân tử hữu cơ. D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin. Câu 10: Câu nào sau đây sai khi nói về nguyên tố vi lượng A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể. B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng. C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào. D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên. Câu 11: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì: A. Chiếm khối lượng nhỏ. B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy. D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim, các hoocmon. Câu 12: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng(đa lượng): A. Nitơ. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm. Câu 13: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng: A. Nitơ. B. Cacbon. C. Canxi. D. Kẽm. Câu 14: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng? A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương. C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tự kỉ. Câu 15: Iôt là nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần hoocmon của? A. Tuyến thượng thận. B. Tuyến yên. C. Tuyến tụy. D. Tuyến giáp. II. Nước Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống. Câu 1: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì: A. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng. B. Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống. C. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Câu 2: Cho các ý sau: Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể hàng ngày, chúng ta cần? 6
  18. (1) Uống đủ nước. (2) Bổ sung nước trước, trong và sau khi vận động với cường độ cao. (3) Bổ sung thêm hoa quả mọng nước. (4) Tìm cách giảm nhiệt độ khi cơ thể bị sốt A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu? A. Chất nguyên sinh. C. Nhân tế bào. B. Trong các bào quan. D. Tế bào chất. Câu 4: Nước không có vai trò nào sau đây? A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất. B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào. C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới. Câu 5: Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người? A. 30%. B. 50%. C. 70%. D. 98%. Bài 4: CACBOHIDRAT VÀ LIPIT I.CACBOHIĐRAT - Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O - Cacbohiđrat gồm: + Đường đơn: Chỉ gồm một phân tử đường. VD: Đường glucozo, fructozo, galactozo + Đường đôi: Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau VD: Đường saccarozo, đường mantozo, lactozo + Đường đa: Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau. VD: Tinh bột, xenlulozo, kitin. -Cacbohidrat có vai trò dự trữ năng lượng cho cơ thể II. LIPIT - Lipit có đặc tính kị nước, không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. -Mỡ gồm: Một phân tử glyxêrol liên kết với 3 phân tử axit béo. 7
  19. -Mỡ có chức năng chính là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. -Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào. - Stêrôit cấu tạo nên màng sinh chất (VD colesterôn cấu tạo nên màng tế bào người và ĐV). - Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng có bản chất là lipit. Câu 1: Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố: A. C, H, O, N. B. C, H, N, P. C. C, H, O. D. C, H, O, P. Câu 2: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại? A. Đường đơn. B. Đường đa. C. Đường đôi. D. Cacbohiđrat. Câu 3: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn,đường đôi và đường đa? A. Khối lượng của phân tử. B. Độ tan trong nước. C. Số loại đơn phân có trong phân tử. D. Số lượng đơn phân có trong phân tử. Câu 4: Các loại đường đơn phổ biến là A. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. B. Glucôzơ, lactôzơ, fructôzơ. C. Glucôzơ, galactôzơ, mantôzơ. D. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ. Câu 5: Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi A. Hai phân tử Glucôzơ. B. Một phân tử Glucôzơ và một phân tử Fructôzơ. C. Hai phân tử Fructôzơ. D. Một phân tử Glucôzơ và một phân tử galactozơ. Câu 6: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì? A. Glucôzơ. B. Kitin. C. Saccarôzơ. D. Fructôzơ. Câu 7: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào? A. Lactozơ. B. Mantozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ. Câu 8: Trong cơ thể sống, chất nào sau đây có bản chất là lipit: A. Glucozo. B. Xenlulozo và Colesterol. C. Vitamin A và Lactozo. D. Colesterol và vitamin A. Câu 10: Ơstrogen, testostêron là các hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Chúng thuộc loại lipit nào sau đây? A. Steroit. B. Phôtpholipit. C. Vitamin D. Mỡ. Câu 11: Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như A. Tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ B. Mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốt pholipit, mỡ D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát Câu 12: Thuật ngữ nào sau đây bao gồm các thuật ngữ còn lại? 8
  20. A. Phôtpholipit B. Mỡ C. Stêrôit D. Lipit Câu 13: Cho các ý sau: (1) Có vị ngọt. (2) Dễ tan trong nước. (3) Dễ lên men bởi vi sinh vật. (4) Cấu tạo bởi các đơn phân theo nguyên tắc đa phân. (5) Chứa 3-7 cacbon. Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của đường đơn? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Cho các nhận định sau: (1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật. (2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây. (3) Đường đơn là đường mía. (4) Xenlulôzơ và kitin cấu tạo nên thành tế bào thực vật và vỏ ngoài của nhiều động vật. Trong các nhận định trên, nhận định nào đúng về vai trò của Cacbohiđrat? A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 15: Cho các loại lipid sau: (1) Estrogen. (2) Vitamine E. (3) Dầu. (4) Mỡ. (5) Phospholipid. (6) Sáp. Lipid đơn giản gồm A. (1) (2), (5) B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (6) D. (1), (4), (5) Bài 5: PROTEIN 1. Đặc điểm của protein - Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O, N - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. - Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit --> polypeptit - Có khoảng 20 loại axit amin khác nhau. - Các protein khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin. - Protein gồm 4 bậc cấu trúc: 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2