intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường Trung học Thực hành Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường Trung học Thực hành Sài Gòn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2022-2023 - Trường Trung học Thực hành Sài Gòn

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: CÔNG NGHỆ 11 Hình thức kiểm tra Trắc nghiệm: (4 đểm) 16 câu Tự luận: (6 điểm) 3 câu Câu hỏi 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Quá trình hình thành phoi và các loại phoi thông thường. 2. Vẽ hình các góc của dao và trình bày ý nghĩa của các góc này. 3. Nêu một số khái niệm cơ bản: Điểm chết, Hành trình Pittông, Thể tích buồng cháy, Thể tích công tác, Thể tích toàn phần, Tỉ số nén, Chu trình làm việc của động cơ, Kỳ. 4. Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ diêzen 4 kì. 5. Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN TRẮC NGHIỆM Trắc nghiệm 1. Dao cắt có bao nhiêu mặt : a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn. 2. Mặt sau là a. Mặt tiếp xúc với phối. b. Mặt đối diện bề mặt đang gia công. c. Tì của dao trên đài gá dao. d. Cả a, b, c đều sai. 3. Góc sắc là góc a. Hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao b. Tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy c. Hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao d. Tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy 4. Góc sau là góc a. Hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao b. Hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao c. Tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy d. Hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao 5. Lưỡi cắt chính của dao là a. Giao tuyến của mặt sau với mặt đang gia công của phôi b. Giao tuyến của mặt sau với mặt đáy của dao c. Giao tuyến của mặt sau với mặt đã gia công của phôi d. Giao tuyến của mặt sau với mặt trước của dao
  2. 6. Để cắt gọt kim loại, dao cắt phảI đảm bảo yêu cầu a. Độ cứng của bộ phận cắt phải lớn hơn độ cứng của phoi b. Độ cứng của bộ phận cắt phải thấp hơn độ cứng của phôi c. Độ cứng của bộ phận cắt phải bằng độ cứng của phôi d. Độ cứng của bộ phận cắt phải cao hơn độ cứng của phôi 7. Góc kí hiệu © là góc : a. Góc trước b. Góc sau c. Góc sắc d. Góc trên 8. Chuyển động chạy dao dọc : a. Dao tịnh tiến dọc phôi b. Dao đi vào tâm phôi c. Phối hợp cả a, b d. Cả a, b, c sai 9. Góc trước là góc a. Hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao b. Tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy c. Tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy d. Hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao 10. Gia công cắt gọt kim loại là a. Lấy đi một phần kim loại của phoi dưới dạng phôi để thu được chi tiết có hình dạng kích thước theo yêu cầu b. Phương pháp gia công không phoi c. Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng kích thước theo yêu cầu d. Phương pháp gia công có phoi 11. Ở động cơ 4 kỳ, kỳ nào cả 2 xu pap đều đóng ? a. Hút, nén. b. Nổ, xả. c. Nén, nổ. d. Xả, hút. 12. Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit-tông khi pit-tông ở điểm chết dưới gọi là : a. Thể tích toàn phần VTP. b. Thể tích công tác VCT. c. Thể tích buồng cháy VBC. d. Thể tích một phần VMP. 13. Thể tích không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới gọi là a. Thể tích toàn phần VTP. b. Thể tích công tác VCT. c. Thể tích buồng cháy VBC. d. Thể tích một phần VMP. 14. Khi Pittong ở ĐCD kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích a. Buồng cháy. b. Công tác. c. Toàn phần. d. Không gian làm việc động cơ. 15. Điểm chết trên. a. Điểm tại đó Pittong đổi chiều. b. Pittong gần tâm trục khuỷu.
  3. c. Xa tâm trục khuỷu nhất. d. Cả a và b đúng. 16. Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, có một kỳ sinh công là : a. Kỳ 1. b. Kỳ 2. c. Kỳ 3. d. Kỳ 4. 17. Trên nhãn hiệu của các loại xe máy thường ghi : 70, 100, 110… Hãy giải thích các số liệu đó. a. Thể tích toàn phần : 70, 100, 110 cm3 . b. Thể tích buồng cháy : 70, 100, 110 cm3 . c. Thể tích công tác : 70, 100, 110 cm3 . d. Khối lượng của xe máy :70, 100, 110 kg . 18. Điểm chết dưới (ĐCD) của pít-tông là gì ? a. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi xuống. b. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất. c. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất. d. Cả a, b, c đều sai. 19. Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy và đỉnh pittông khi pittông ở ĐCD gọi là? a. Thể tích toàn phần. b. Thể tích công tác. c. Thể tích buồng cháy. d. Thể tích một phần. 20. Một xe gắn máy có dung tích xilanh là 50 cm3. Hỏi giá trị đó là của thể tích gì? a. Thể tích toàn phần. b. Thể tích xilanh. c. Thể tích công tác. d. Thể tích buồng cháy. 21. Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng là vào: a. Kỳ thải b. Cuối kỳ nén. c. Kỳ nén. d. Kỳ hút. 22. Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, có một kỳ sinh công là : a. Kỳ 1 b. Kỳ 2 c. Kỳ 3 d. Kỳ 4 23. Điểm chết trên. a. Điểm tại đó Pittong đổi chiều b. Pittong gần tâm trục khuỷu c. Pittong xa tâm trục khuỷu nhất d. Cả a, b đều đúng 24. Điểm chết dưới (ĐCD) của pít-tông là gì ? a. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi xuống b. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất c. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất d. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của PT bằng 0 25. Điểm chết trên (ĐCT) của pít-tông là gì ? a. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi lên b. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất c. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất
  4. d. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của PT bằng 0 26. Ở động cơ 4 kỳ, kỳ nào cả 2 xu pap đều đóng ? a. Hút, nén b. Nổ, xả. c. Nén, nổ. d. Xả, hút 27. Động cơ đốt trong cấu tạo gồm a. Ba cơ cấu, bốn hệ thống b. Hai cơ cấu, bốn hệ thống c. Hai cơ cấu, ba hệ thống d. Ba cơ cấu, ba hệ thống 28. Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kỳ trên xe máy nhằm mục đích gì ? a. Bôi trơn xu-pap b. Bôi trơn hệ thống làm mát c. Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền d. Làm mát động cơ 29. Khi Pittong ở ĐCD kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích a. Buồng cháy b. Công tác c. Toàn phần d. không gian làm việc động cơ 30. Muốn tăng công suất động cơ chọn câu đúng nhất. a. Tăng tỷ số nén b. Xoáy nòng xylanh c. Xoáy Xupap d. Điều chỉnh khe hở Xupap 31. Động cơ điezen 4 kỳ, cuối kỳ nạp xảy ra hiện tượng a. Phun nhiên liệu b. Phun hòa khí c. Đánh lửa d. Cả a, b, c sai 32. Động cơ điêzen 2 kỳ nạp không khí vào đâu a. Xilanh b. Các te c. Vào đường ống nạp d. Cửa quét 33. Kết luận nào dưới đây là SAI khi động cơ xăng bốn kỳ thực hiện được một chu trình thì: a. Trục khuỷu quay được 2 vòng b. Động cơ đã thực hiện việc nạp – thải khí một lần c. Bugi bật tia lửa điện một lần d. Piston trở về vị trí ban đầu sau một lần đi và về 34. Việc đóng mở các cửa hút, cửa xả của động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ là nhờ chi tiết nào ? a. Lên xuống của pit-tông b. Các xu-pap c. Nắp xi lanh d. Do các-te 35. Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit-tông khi pit-tông ở điểm chết dưới gọi là : a. Thể tích toàn phần VTP b. Thể tích công tác VCT c. Thể tích buồng cháy VBC
  5. d. Thể tích một phần VMP 36. Thể tích không gian giới hạn bởi điểm chết trên và điểm chết dưới gọi là a. Thể tích toàn phần VTP b. Thể tích công tác VCT c. Thể tích buồng cháy VBC d. Thể tích một phần VMP 37. Thể tích được giới hạn bởi ĐCT và ĐCD là thể tích. a. Buồng cháy b. Công tác c. Toàn phần d. Cả a, b, c sai 38. Động cơ 4 kỳ, kỳ nổ xupap a. Nạp mở, thải đóng b. Nạp mở, thải mở c. Nạp đóng, thải đóng d. Nạp đóng, thải mở 39. Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào? a. 4 kỳ b. 2 kỳ c. Động cơ diesel d. Động cơ xăng 40. Quá trình cháy của hỗn hợp trong xilanh động cơ xăng được thực hiện do tác động nào? a. Vòi phun Điêzen. b. Bugi bật tia lửa điện. c. Áp suất cao trong xilanh. d. Vòi phun xăng. 41. Điểm chết trên (ĐCT) của pít-tông là gì ? a. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi lên. b. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất. c. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất. d. Cả a, b, c đều sai. 42. Thể tích không gian giới hạn bởi hai điểm chết gọi là? a. Thể tích toàn phần. b. Thể tích một phần. c. Thể tích công tác. d. Thể tích buồng cháy. 43. Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, trục khuỷu quay bao nhiêu độ? a. 360 b. 180 c. 540 d. 720 44. Động cơ 4 kỳ, kỳ nổ xupap a. Nạp mở, thải đóng. b. Nạp mở, thải mở. c. Nạp đóng, thải đóng. d. Nạp đóng, thải mở. 45. Động cơ điezen 4 kỳ, cuối kỳ nạp xảy ra hiện tượng a. Phun nhiên liệu. b. Phun hòa khí. c. Đánh lửa. d. Cả a, b, c đều sai.
  6. 46. Trong một chu trình làm việc của động cơ Điêzen 4 kì, ở giữa kì nén bên trong xilanh chứa gì? a. Không khí. b. Xăng. c. Dầu Điêzen và không khí. d. Xăng và không khí. 47. Điểm chết là điểm mà tại đó: a. Piston ở xa tâm trục khuỷu. b. Piston ở gần tâm trục khuỷu. c. Piston đổi chiều chuyển động. d. Cả a, b, c đều đúng. 48. Ở động cơ đốt trong, khoảng cách giữa hai điểm chết được gọi là: a. Hành trình piston. b. Thể tích buồng cháy. c. Thì (kỳ) của chu trình. d. Thể tích công tác. 49. Tỉ số nén của động cơ là tỉ số giữa: a. Vtp với Vct. b. Vbc với Vtp. c. Vct với Vbc. d. Vtp với Vbc. 50. Khi so sánh động cơ Diesel với động cơ Xăng, thì động cơ Diesel có nhược điểm nào: a. Hiệu suất thấp b. Dễ cường hóa tăng công suất c. Nhiên liệu đắt tiền hơn d. Tốc độ và khả năng tăng tốc kém
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2