intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ Interleukin 31 huyết thanh trên bệnh nhân mày đay mạn tính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Interleukin 31 (IL-31) là một cytokine có vai trò trong phản ứng viêm, miễn dịch, và gây ngứa. Nồng độ IL-31 huyết thanh ở bệnh nhân mày đay mạn tăng cao và có liên quan đến độ nặng của bệnh. bài viết trình bày xác định nồng độ IL-31 huyết thanh và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày đay mạn tính điều trị tại Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ Interleukin 31 huyết thanh trên bệnh nhân mày đay mạn tính

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN 31 HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH Lê Minh Phúc1, Văn Thế Trung1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Interleukin 31 (IL-31) là một cytokine có vai trò trong phản ứng viêm, miễn dịch, và gây ngứa. Nồng độ IL-31 huyết thanh ở bệnh nhân mày đay mạn tăng cao và có liên quan đến độ nặng của bệnh. Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-31 huyết thanh và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày đay mạn tính điều trị tại Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, gồm 55 bệnh nhân mày đay mạn và 20 người khỏe mạnh được đưa vào nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 11/2019 đến 06/2020. Độ nặng mày đay được đánh giá bằng UAS7. Định lượng IL-31 huyết thanh bằng phương pháp ELISA (enzym- linked immunosorbent assay), với bộ kit thử là Human IL-31 Platinum ELISA (BMS2041, Affymetrix, eBioscience, USA). Kết quả: 55 bệnh nhân mày đay mạn, với 16 nam và 39 nữ, độ tuổi trung bình là 36,4 tuổi. Nồng độ IL-31 của nhóm bệnh nhân mày đay mạn tính cao hơn nhóm người khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Theo thang điểm UAS7, nồng độ IL-31 trên nhóm bệnh nặng cao hơn nhóm bệnh trung bình và nhẹ (p=0,001). Còn khi chỉ xét triệu chứng sẩn phù, nồng độ IL-31 trên nhóm sẩn phù nặng cao hơn nhóm trung bình và nhẹ (p
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học IL-31 levels than the moderate and the mild group (p
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Phương pháp nghiên cứu đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại Thiết kế nghiên cứu học Y Dược TP. HCM, số 595/HĐĐĐ, ngày 4/11/2019. Mô tả hàng loạt ca. Các bước tiến hành nghiên cứu KẾT QUẢ Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu Nhóm người TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 đến tháng Đặc điểm Nhóm bệnh khỏe mạnh Giá trị p 07/2020, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được giải (n=55) (n=20) thích cặn kẽ về nghiên cứu, nếu đồng ý, bệnh Tuổi 36,4 ± 12,5 32,7 ± 10,9 0,240 nhân kí vào biên bản đồng ý tham gia nghiên Giới tính Nam 16 (29,1%) 4 (20,0%) cứu (NC). Nữ 39 (70,9%) 16 (80,0%) 0,431 Bệnh nhân được phỏng vấn, thăm khám lâm Đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ nhiều sàng, và đánh giá điểm UAS7. hơn nam. Ở nhóm bệnh nhân mày đay mạn tính Bệnh nhân và người khỏe mạnh đủ tiêu có 16 nam (29,1%) và 39 nữ (70,9%). Tỉ số nữ: chuẩn chọn mẫu sẽ được lấy 2ml máu tĩnh nam là 2,43:1. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh mạch, bảo quản trong ống nghiệm chứa Citrate, là 36,4 ± 12,5 tuổi, trong đó tuổi nhỏ nhất là 20 và vận chuyển về Trung tâm Hòa Hảo trong vòng tuổi lớn nhất là 70. Sự khác biệt về tuổi, giới tính 24h để định lượng nồng độ IL-13 huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng là không có ý bằng phương pháp ELISA, với bộ kit thử là nghĩa thống kê. Các đặc điểm lâm sàng ở nhóm Human IL-31 Platinum ELISA (BMS2041, bệnh được mô tả ở Bảng 1. Affymetrix, eBioscience, USA). Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân Xử lý số liệu mày đay mạn tính (n = 55) Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % 20.0. Yếu tố khởi phát Các biến số định tính được trình bày dưới Thức ăn 13 23,6 dạng tần số và tỉ lệ phần trăm. Thời tiết 10 18,2 Nguyên nhân khác 10 18,2 Các biến số định lượng được trình bày dưới Không rõ nguyên nhân 30 54,6 dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu là Kiểm soát bệnh phân phối chuẩn và dạng trung vị, khoảng tứ Không tốt 5 9,1 phân vị nếu không phải phân phối chuẩn. Tốt 50 90,9 Dùng phép kiểm Chi bình phương (χ2) Thời gian mắc bệnh hoặc phép kiểm định Fisher’s (vọng trị nhỏ) để 6 tuần – < 6 tháng 24 43,6 kiểm định mối liên quan giữa 2 hay nhiều biến 6 tháng – < 12 tháng 9 16,4 định tính. 12 tháng – < 36 tháng 6 10,9 ≥ 36 tháng 16 29,1 Dùng phép kiểm Mann Whitney U, Kruskal Wallis để so sánh sự khác biệt giữa biến phụ Thời gian tồn tại thương tổn < 4 giờ 28 50,9 thuộc có phân phối không chuẩn với các biến 4 – 36 giờ 27 49,1 độc lập. Phù mạch kết hợp Phép kiểm Spearman để tìm mối tương quan. Không 24 43,6 Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê Có 31 56,4 khi p
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Nồng độ IL-31 huyết thanh của nhóm bệnh so với nhóm chứng Độ nặng theo UAS7 Nhẹ 7 12,7 Bảng 3: Nồng độ IL-31 huyết thanh của các nhóm Trung bình 30 54,6 bệnh và nhóm người khỏe mạnh Nặng 18 32,7 Nồng độ IL-31 Mức độ ngứa Tần (pg/mL) Nhẹ 3 5,4 số Trung vị (khoảng tứ Trung bình 38 69,1 phân vị) Nặng 14 25,5 Bệnh nhân mày đay mạn 55 4,48 (3,23 – 7,37) Mức độ sẩn phù Người khỏe mạnh 20 3,05 (2,27 – 3,94) Nhẹ 11 20,0 Trung bình 18 32,7 Nhóm bệnh mày đay mạn có nồng độ IL-31 Nặng 26 47,3 cao hơn so với nhóm người khỏe mạnh có ý Các đặc điểm lâm sàng và độ nặng theo nghĩa thống kê với p = 0,004. thang điểm UAS7 của nhóm bệnh mày đay mạn Nồng độ IL-31 huyết thanh và mối tương tính được thể hiện ở Bảng 2. quan với đặc điểm lâm sàng, độ nặng Bảng 4: Mối tương quan giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng và độ năng Đặc điểm Tần số Trung vị (tứ phân vị) Giá trị p Hệ số tương quan r Mức độ ngứa Nhẹ 3 3,66 (3,58 – 27,5) Trung bình 38 4,13 (2,80 – 6,12) 0,400* Nặng 14 6,23 (3,28 – 7,71) Mức độ sẩn phù Nhẹ 11 2,48 (2,22-3,95) Trung bình 18 3,71 (3,28-4,49)
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 BÀN LUẬN bệnh theo thang điểm UAS7. Kết quả của chúng Cơ chế bệnh sinh của mày đay mạn tính rất tôi tương đồng với một nghiên cứu trước đó(10), phức tạp và vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. tuy nhiên lại không tương đồng với 2 nghiên Sinh bệnh học của bệnh liên quan đến việc tế bào cứu khác(3,11). Điều này có thể do việc đánh giá mast giải phóng histamin và các hóa chất trung độ nặng của bệnh theo các thang điểm khác gian hoạt hóa mạch máu khác. Thâm nhiễm tế nhau giữa các nghiên cứu. Một nghiên cứu dùng bào viêm trong mày đay mạn bao gồm tế bào thang điểm UAS1 tức là chỉ đánh giá bệnh trong mast, bạch cầu ưa kiềm, tế bào lympho T (CD4 + thời gian 1 ngày, nghiên cứu còn lại chỉ đánh giá nhiều hơn CD8 +), bạch cầu đơn nhân, bạch cầu triệu chứng sẩn phù mà không đánh giá triệu trung tính và bạch cầu hạt ái toan(4). Nhiều yếu chứng ngứa. Trong khi mày đay là bệnh dao tố kích hoạt trực tiếp và gián tiếp và làm nặng động về triệu chứng nên sự khác biệt có thể quá thêm bao gồm cơ chế tự miễn dịch, nhiễm trùng, nhỏ để thấy có ý nghĩa thống kê. phản ứng không dung nạp giả dị ứng nguyên đã Tăng biểu hiện thụ thể IL-31RA đã được tìm được mô tả trong mày đay mạn và có thể cùng thấy trong các tế bào hạch rễ lưng thần kinh, nên xuất hiện trên một bệnh nhân(7). Mối liên quan vai trò của IL-31 đối với cường độ ngứa đã được giữa mày đay mạn và bệnh tự miễn đã được ghi biết rõ(13). Trong viêm da cơ địa thì vai trò của IL- nhận ở một nhóm bệnh nhân có IgG chống lại 31 trong triệu chứng ngứa đã được nghiên cứu FcϵRI và ít gặp hơn với IgE. Những bệnh nhân nhiều. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Trai thì nồng này bị nổi mày đay nặng hơn và khó kiểm soát độ IL-31 huyết thanh ở nhóm ngứa nặng cao hơn. Tự kháng thể (chống IgE, chống FcϵRI) có hơn nhóm ngứa nhẹ có ý nghĩa thống kê(14). Có thể chỉ liên quan đến một phần ba trường hợp(1), mối tương quan thuận giữa nồng độ IL-31 huyết có nghĩa là còn các hoạt chất trung gian khác, thanh với điểm ngứa 5D-itch scale. Tuy nhiên trong đó có các cytokine, có thể liên quan đến trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa tìm thấy sinh bệnh học của bệnh mày đay mạn. Mày đay mối liên quan giữa nồng độ IL-31 và mức độ mạn có cả hai đặc điểm của bệnh tự miễn và dị ngứa trên bệnh nhân mày đay mạn. Do đó ứng(8), có liên quan đến sự mất cân bằng giữa các chúng tôi tiến hành đánh giá đặc điểm còn lại nhóm tế bào lympho T và cytokine. Vai trò của trong thang điểm UAS7 là triệu chứng sẩn phù, cytokine trong sinh bệnh học của mày đay mạn và kết quả cho thấy nồng độ IL-31 ở nhóm nặng ngày càng được củng cố(5). cao hơn nhóm trung bình và nhẹ. Vai trò quan trọng của IL-31 đối với bệnh Việc xác định nồng độ IL-31 huyết thanh và viêm da dị ứng, đặc biệt là viêm da cơ địa đã mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng trên được biết rõ(9). Trong nghiên cứu này, với mục bệnh nhân mày đay mạn tính nên được thực đích tìm hiểu rõ hơn về vai trò của các cytokine, hiện trên cỡ mẫu lớn hơn, có so sánh sau điều trị cụ thể là IL-31 trong quá trình hình thành miễn nhằm tìm ra những đặc điểm quan trọng của dịch học của mày đay mạn, chúng tôi đánh giá nhóm bệnh nhân tăng IL-31, góp phần vào tiên sự thay đổi nồng độ IL-31. Nghiên cứu của lượng và kiểm soát bệnh. chúng tôi ghi nhận nồng độ IL-31 tăng cao hơn KẾT LUẬN có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân mày đay mạn Kết quả của chúng tôi cho thấy nồng độ IL- so với người bình thường. Kết quả này tương 31 huyết thanh tăng cao ở những bệnh nhân đồng với một số nghiên cứu trên thế giới(3,10,11,12). mày đay mạn tính. Từ đó có thể nêu bật vai trò Nhóm bệnh nhân mày đay mạn nặng có chức năng của cytokine này trong cơ chế bệnh nồng độ IL-31 cao hơn so với nhóm trung bình sinh của mày đay mạn và có thể cung cấp cơ sở và nhẹ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận mối tương lý luận cho các lựa chọn điều trị mới trong bệnh quan thuận giữa nồng độ IL-31 và độ nặng của mày đay mạn tính. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu 11
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học nghiên cứu hơn về các cytokine T1, T2 và T17 7. Yanase Y, Takahagi S, Hide M (2018). Role of TF-Triggered Activation of the Coagulation Cascade in the Pathogenesis of khác trong huyết thanh và da của bệnh nhân Chronic Spontaneous Urticaria. Current Treatment Options in mày đay mạn tính để làm rõ hơn vai trò của Allergy, 218(5):383-391. 8. O'Shea J, Ma A, Lipsky P (2002). Cytokines and autoimmunity. mạng lưới cytokine phức tạp trong sinh bệnh Nat Rev Immunol, 2(1):37-45. học, từ đó làm nền tảng cho việc chẩn đoán, tiên 9. Rabenhorst A, Hartmann K (2014). Interleukin-31: a novel lượng và điều trị bệnh. diagnostic marker of allergic diseases. Curr Allergy Asthma Rep, 14(4):423. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Lin W, Zhou Q, Liu C, Ying M, Xu S (2017). Increased plasma 1. Altrichter S, Peter HJ, Pisarevskaja D, Metz M, Martus P, IL-17, IL-31, and IL-33 levels in chronic spontaneous urticaria. Maurer M (2011). IgE mediated autoallergy against thyroid Scientific Reports, 7(1):17797. peroxidase–a novel pathomechanism of chronic spontaneous 11. Raap U, Wieczorek D, Gehring M, et al (2010). Increased levels urticaria? PloS ONE, 6(4):e14794. of serum IL-31 in chronic spontaneous urticaria. Experimental 2. Altrichter S, Hawro T, Hanel K, et al (2016). Successful Dermatology, 19(5):464-466. omalizumab treatment in chronic spontaneous urticaria is 12. Yun X, Ling-Ling T, Kai W, Juan-Juan Z, Li-Jing Z (2017). associated with lowering of serum IL-31 levels. Journal of the Relationship of peripheral blood TLRs and Tespa1 expression European Academy of Dermatology and Venereology, 30(3):454-455. levels with cytokines and oxidative stress in patients with 3. Crişan G, Bocşan I, Stefan C, Victor C (2014). Correlations chronic urticarial. Journal of Hainan Medical University, between serum levels of IL-17, IL-4, IL-31, IFN-gamma and 23(10):165-168. etiological factors in patients with chronic spontaneous 13. Sonkoly E, Muller A, Lauerma I, et al (2006). IL-31: a new link urticaria. Human and Veterinary Medicine, 6(1):25-29. between T cells and pruritus in atopic skin inflammation. J 4. Caproni M, Giomi B, Volpi W, et al (2005). Chronic idiopathic Allergy Clin Immunol, 117(2):411-417. urticaria: infiltrating cells and related cytokines in autologous 14. Nguyễn Ngọc Trai, Văn Thế Trung (2017). Nồng độ interleukin- serum-induced wheals. Clinical Immunology, 114(3):284-292. 31 huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc 5. Hennino A, Bérard F, Guillot I, Saad N, Rozières A, Nicolas JF điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng, Đại Học Y (2006). Pathophysiology of urticaria. Clinical Reviews in Allergy & Dược TP. HCM. Immunology, 30(1):3-11. 6. Zuberbier T, Asero R, Bindslev-Jensen C, et al (2009). Ngày nhận bài báo: 04/12/2020 EAACI/GA2LEN/EDF/WAO guideline: definition, classification Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 and diagnosis of urticaria. Allergy, 64(10):1417-1426. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 12 Chuyên Đề Thần Kinh - Da Liễu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2