intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ ion flo trong máu và nước tiểu khi bôi ver-ni có ion flo

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nồng độ ion flo trong máu và nước tiểu khi bôi ver-ni có ion flo" với mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát lượng ion flo trong máu và trong nước tiểu sau khi bôi vec-ni có ion flo. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ ion flo trong máu và nước tiểu khi bôi ver-ni có ion flo

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NỒNG ĐỘ ION FLO TRONG MÁU VÀ NƯỚC TIỂU<br /> KHI BÔI VER-NI CÓ ION FLO<br /> Phan Ái Hùng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích của nghiên cứu là khảo sát lượng ion flo trong máu và trong nước tiểu sau khi bôi vec-ni có<br /> ion flo.<br /> Vật liệu và phương pháp: Thử nghiệm với 2 loại vec-ni là Fluorlac và Duraphat.<br /> Kết quả: Sau khi bôi 0,5ml (11,1mg F) vec-ni, lượng ion flo trong máu (ppm) đạt đỉnh sau 120 phút ở mức<br /> 0,44 (± 0,053) với Fluorlac và của Duraphat là 0,66 (± 0,115). Lượng ion flo/ngày (mg) thải qua đường niệu<br /> trong 24h đầu tiên sau khi bôi vec-ni của Fluorlac là 3,727 ( ± 0,685) và của Duraphat là 5.865 (± 0,914). Tỉ lệ<br /> thanh thải qua đường niệu (%) so với tổng liều sử dụng là 33,6 (± 5) cho Fluorlac, thấp hơn so với 52,8 (± 8,23)<br /> của Duraphat.<br /> Kết luận: Như vậy lượng ion flo/máu đo đạc được là thấp hơn liều có hại.<br /> Từ khóa: verni flo, flo trong máu, flo trong nước tiểu.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ION F IN BLOOD AND URINE AFTER APPLICATION OF FLUORIDE VARNISH<br /> <br /> Phan Ai Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 115 - 118<br /> The objective of this study was to evaluate the quantity of fluoride ion in blood and urine after application<br /> of fluoride varnish.<br /> Material and method: application of fluoride varnish Fluorlac and Duraphat.<br /> Results: 120 minutes after application of 0.5ml of varnish (11.1mg F), ion F in blood reached its peak at<br /> 0.44ppm (±0.053) with Fluorlac and at 0.66 (±0.115) with Duraphat. Ion F discharged per day (mg) in urine<br /> during the first 24hours was 3.727 (±0.685) with Fluorlac and 5.865 (±0.914) with Duraphat. Clearance in urine<br /> (%) compared to total intake of Fluorlac at 33.6 (±5) was lower than Duraphat at 52.8 (±8.23).<br /> Conclusion: Ion F in blood was under harmful limit.<br /> Key words: fluoride varnish, ion F in blood, ion F in urine.<br /> (khoảng 5,2mg) cho 111 trẻ (2-14 tuổi).<br /> MỞ ĐẦU<br /> Vec-ni có ion flo có vai trò quan trọng trong<br /> phòng ngừa sâu răng vì chúng kéo dài thời gian<br /> tiếp xúc với mô răng và làm tăng sự hấp thu ion<br /> flo(1,12). Mặc dù chúng đông cứng nhanh và sử<br /> dụng với một lượng nhỏ, vẫn có khả năng gây<br /> nguy cơ nếu trẻ nuốt. Ngoài ra, có một lượng ion<br /> flo phóng thích cũng bị nuốt. Tuy nhiên, Roberts<br /> (1987)(11) báo cáo không có trường hợp ngộ độc<br /> cấp nào khi 39 nha sĩ bôi một lượng vec-ni<br /> * Khoa RHM - Đại học Y Dược TP HCM<br /> Tác giả liên lạc: TS. Phan Ái Hùng,<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Vì sự thanh thải ion flo qua đường niệu là<br /> chủ yếu sau khi nuốt phải 1 lượng ion flo, phân<br /> tích ion flo trong nước tiểu là phương pháp có<br /> ích nhằm đánh giá tổng quát lượng ion flo hấp<br /> thu(15). Chỉ có 1 nghiên cứu nồng độ ion flo trong<br /> máu và nước tiểu ở trẻ em sau khi bôi vec-ni có<br /> ion flo(6). Tác giả cho thấy nồng độ ion flo trong<br /> huyết tương thấp so với ngưỡng gây độc.<br /> Fluorlac(7) được nghiên cứu và đưa vào sử dụng<br /> <br /> ĐT: 0903856184,<br /> <br /> Email: phanaihung@yahoo.com<br /> <br /> 115<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> với những tính chất tương tự Duraphat. Vì vậy<br /> cần khảo sát sự chuyển hóa và thanh thải của<br /> ion flo từ sản phẩm này nhằm đánh giá và so<br /> sánh với Duraphat.<br /> Nghiên cứu nhằm mục đích :<br /> - Khảo sát nồng độ ion flo trong máu sau khi<br /> bôi vec-ni có Ion flo.<br /> - Khảo sát sự thanh thải ion flo trong nước<br /> tiểu sau khi bôi vec-ni.<br /> <br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> - Mẫu máu: Lấy 1ml máu tỉnh mạch, trước<br /> và sau khi bôi vec-ni lúc 60, 90, 120 và 240 phút.<br /> - Mẫu nước tiểu: Nước tiểu 24 giờ trước khi<br /> bôi, sau 1 ngày và sau 2 ngày.<br /> <br /> Định lượng ion flo và so sánh giữa 2 vecni, Phân tích hàm lượng với điện cực<br /> chuyên dùng đo Ion flo<br /> - Máu: theo phương pháp Tave(14).<br /> - Nước tiểu: theo phương pháp pha với 1<br /> lượng tương ứng TISAB II(8).<br /> <br /> Nghiên cứu thử nghiệm trên người tình<br /> nguyện.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Ion flo tăng dần sau khi bôi 60 phút rồi đạt<br /> đỉnh tối đa trong khoảng 120 phút. Ở thời này có<br /> sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 vec-ni (t test,<br /> p=0,03). Sau 240 phút, lượng ion flo trong máu<br /> dần trở lại nồng độ ban đầu.<br /> <br /> Vì tính chất xâm lấn của phương pháp<br /> nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là 07 người<br /> tình nguyện trưởng thành (tuổi trung bình<br /> 22,2+8) được mời tham gia nghiên cứu với các<br /> tiêu chuẩn và yêu cầu sau:<br /> - Sức khỏe toàn thân tốt.<br /> - Không dùng thuốc ảnh hưởng đến lưu<br /> lượng nước bọt (kháng histamine…), không<br /> hút thuốc.<br /> - Tình trạng răng miệng tương đối tốt:<br /> không hoặc sâu răng ngưng lại (đã phục hồi),<br /> còn ít nhất 28 răng, không bị bệnh nha chu,<br /> không biểu hiện của chứng khô miệng.<br /> <br /> Lượng ion flo trong máu (bảng 1, hình 1).<br /> <br /> Bảng 1: lượng Ion flo trong máu (ppm) trước và sau<br /> khi bôi vec-ni<br /> 0 phút<br /> Fluorlac<br /> TB<br /> SD<br /> Duraphat<br /> TB<br /> SD<br /> <br /> - Không dùng chế phẩm có ion flo hàm<br /> lượng cao.<br /> - Duy trì chế độ vệ sinh răng miệng thông<br /> thường.<br /> <br /> Vật liệu nghiên cứu<br /> Duraphat và Fluorlac.<br /> <br /> 90<br /> phút<br /> <br /> 120<br /> phút<br /> <br /> 180<br /> phút<br /> <br /> 240<br /> phút<br /> <br /> 0,047 0,057 0,240 0,440* 0,150 0,057<br /> 0,023 0,023 0,060 0,053 0,044 0.006<br /> 0,058 0,075 0,480 0,660* 0,250 0,053<br /> 0,005 0,026 0,150 0,115 0,121 0,013<br /> <br /> *: khác biệt có ý nghĩa (t test, p=0,03)<br /> F/máu<br /> <br /> - Cùng sống trong vùng có ion flo hóa nước<br /> (0,5ppm).<br /> <br /> 0.7<br /> 0.6<br /> 0.5<br /> ppm<br /> <br /> - Dùng kem đánh răng không có ion flo<br /> trước và trong khi tham gia nghiên cứu.<br /> <br /> 60<br /> phút<br /> <br /> 0.4<br /> <br /> Fluorlac<br /> <br /> 0.3<br /> <br /> Duraphat<br /> <br /> 0.2<br /> 0.1<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 60<br /> <br /> 90<br /> <br /> 120<br /> <br /> 180<br /> <br /> 240<br /> <br /> thời gian (phút)<br /> <br /> Hình 1: Ion flo trong máu trước và sau khi bôi vec-ni<br /> có ion flo.<br /> <br /> Lấy mẫu<br /> <br /> Lượng ion flo trong nước tiểu (bảng 2,<br /> hình 2)<br /> <br /> - Bôi 0,5 ml vec-ni (khoảng 11,1mg Ion flo)<br /> lên răng tự nhiên.<br /> <br /> Ion flo thanh thải qua đường niệu đạt tối đa<br /> sau 24 giờ. Đồng thời có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> <br /> 116<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> của lượng ion flo đào thải qua đường niệu trong<br /> 24 giờ đầu tiên giữa 2 vec-ni (t test, p=0,02).<br /> Bảng 2: lượng Ion flo trong nước tiểu (mg) trước và<br /> sau khi bôi vec-ni<br /> Fluorlac<br /> TB<br /> SD<br /> Duraphat<br /> TB<br /> SD<br /> <br /> 0 giờ<br /> <br /> 24 giờ<br /> <br /> 48 giờ<br /> <br /> 72 giờ<br /> <br /> 0,337<br /> 0,074<br /> <br /> 3,727*<br /> 0,685<br /> <br /> 0,657<br /> 0,238<br /> <br /> 0,414<br /> 0,060<br /> <br /> 0,466<br /> 0,092<br /> <br /> 5,865*<br /> 0,914<br /> <br /> 0,735<br /> 0,241<br /> <br /> 0,475<br /> 0,137<br /> <br /> *: khác biệt có ý nghĩa (t test, p=0,02)<br /> F/nước tiểu<br /> 7<br /> 6<br /> <br /> ppm<br /> <br /> 5<br /> 4<br /> <br /> Fluorlac<br /> <br /> 3<br /> <br /> Duraphat<br /> <br /> 2<br /> 1<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 24<br /> <br /> 48<br /> <br /> 72<br /> <br /> thời gian (giờ)<br /> <br /> Hình 2: Ion flo trong nước tiểu trước và sau khi bôi<br /> vec-ni có ion flo<br /> <br /> Tỉ lệ thanh thải qua đường niệu của 2 loại<br /> vec-ni (bảng 3).<br /> Lượng ion flo thải qua đường niệu đạt tối đa<br /> trong 24 giờ đầu tiên. Nhưng kết quả tính toán<br /> trên tổng lượng ion flo/nước tiểu của ngày đầu<br /> tiên (cả khi cộng dồn 24 giờ kế tiếp) vẫn dưới<br /> tổng liều ion flo đã sử dụng.<br /> Bảng 3 trình bày tỉ lệ của tổng lượng ion flo<br /> trong nước tiểu của 24 giờ đầu tiên trên lượng<br /> ion flo trong vec-ni được bôi. Fluorlac đạt tỉ lệ<br /> 33,6% so với Duraphat là gần 53%.<br /> Bảng 3: Tỉ lệ ion flo thải qua đường tiểu trong ngày<br /> đầu tiên sau khi bôi vec-ni<br /> Lượng ion flo F/nước tiểu- Tỉ lệ đào<br /> đã bôi<br /> 24 giờ (mg)<br /> thải<br /> (mg)<br /> (%)<br /> Fluorlac<br /> TB<br /> SD<br /> Duraphat<br /> TB<br /> SD<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 3,73<br /> 0,68<br /> <br /> 33,6<br /> 5<br /> <br /> 11,1<br /> <br /> 5,86<br /> 0,91<br /> <br /> 52,8<br /> 8,23<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Với vec-ni có ion flo, ngoài khả năng điều trị<br /> và phòng ngừa sâu răng của ion flo phóng thích<br /> từ vec-ni có ion flo, thì sự chuyển hóa và thanh<br /> thải của ion flo là 1 vấn đề cần quan tâm. Vì với<br /> nồng độ cao trong cơ thể, chúng có thể gây các<br /> ảnh hưởng toàn thân cũng như tại chỗ.<br /> Lượng vec-ni sử dụng cho 1 cá thể dao động<br /> từ 0,3-0,5 ml (với vec-ni chứa 5% NaF) cho trẻ<br /> em và có thể lên đến 1ml cho người trưởng<br /> thành. Trong nghiên cứu này, 0,5ml vec-ni (chứa<br /> khoảng 11,1 mg F) được quét lên các mặt răng<br /> của người tình nguyện.<br /> Mục đích sử dụng vec-ni là giúp kéo dài thời<br /> gian tiếp xúc của ion flo ở nồng độ cao và mô<br /> răng trong nhiều giờ. Tuy nhiên, vec-ni sẽ bong<br /> ra từ từ và thường là bị nuốt đi. Động tác và<br /> mức độ ăn nhai của cá thể giữ vai trò trên lượng<br /> vec-ni bong ra này. Và như vậy ion flo sẽ được<br /> hấp thu không chú ý vào tuần hoàn.<br /> Lượng ion flo trong máu ở cả 2 sản phẩm<br /> đều có khuynh hướng đạt đỉnh sau khi bôi vecni trong khoảng 120 phút (hình 1), tương tự kết<br /> quả của Ekstrand(5) khi khảo sát nồng độ ion flo<br /> trong máu ở trẻ nhỏ được bôi Duraphat. Sự<br /> chậm trễ của nồng độ đỉnh này được giải thích<br /> là do tính ít tan trong nước của chúng. Đặc tính<br /> chậm này ngược lại với các loại ion flo sử dụng<br /> tại chỗ khác (viên ion flo, kem đánh răng, gel<br /> APF). Ekstrand (1978)(4) cho thấy với viên NaF,<br /> nồng độ đỉnh xảy ra chỉ sau 30 phút (sử dụng<br /> khi bụng đói). Hoặc 45phút sau khi nuốt 4,4mg<br /> NaF hòa tan trong nước cất(8). Cũng tương tự<br /> như vậy trong trường hợp nuốt kem đánh răng.<br /> Cần lưu ý là khi tham gia nghiên cứu, người<br /> tình nguyện được yêu cầu không ăn trong suốt<br /> thời gian lấy mẫu máu, điều này có thể khác so<br /> với thực tế và nhất là với trẻ em, chúng có thể ăn<br /> hoặc uống ngay sau bôi vec-ni.<br /> Kết quả cũng cho thấy sự khác biệt có ý<br /> nghĩa của ion flo trong máu của 2 loại vec-ni vào<br /> khoảng 120phút sau khi bôi, điều này có thể giải<br /> thích dựa vào khả năng phóng thích ion flo khác<br /> nhau của 2 sản phẩm(10).<br /> <br /> 117<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Kết quả của ion flo đào thải trong nước tiểu<br /> cho thấy có sự tương ứng với lượng ion flo gia<br /> tăng trong máu sau khi cơ thể hấp thu (hoặc<br /> nuốt) 1 lượng ion flo nào đó. Điều này chứng<br /> minh là phương pháp định lượng ion flo trong<br /> nước tiểu có thể có ích vì giúp đánh giá ngoại<br /> suy tổng lượng ion flo đã nuốt (do điều trị hoặc<br /> ăn uống)(6,9).<br /> Lượng ion flo đạt đỉnh và kéo dài trong máu<br /> có thể là nguy cơ tiềm ẩn cho các tác dụng ngoại<br /> ý khi sử dụng ion flo trong phòng ngừa và điều<br /> trị. Người ta chứng minh rằng sau khi cho người<br /> trẻ uống 1 liều NaF (3mg) lúc bụng đói, lượng<br /> ion flo trong máu có thể dao động trong khoảng<br /> 0,1-0,2 ppm(3). Tuy nhiên nghiên cứu về sự kéo<br /> dài của ion flo trong máu ở trẻ nhỏ chưa được<br /> khảo sát đầy đủ. Stoelting và Peterson (1975)(13)<br /> nghiên cứu ion flo trong huyết tương ở trẻ em<br /> dược gây mê với methoxyfluoran (6-12 tuổi): ion<br /> flo đạt 0,4 ppm sau khi gây mê 24h và đến 48h,<br /> ion flo vẫn còn duy trì ở mức 0,1 ppm. Tuy<br /> nhiên người ta không thấy có biểu hiện của các<br /> tác dụng ngoại ý. Cần lưu ý là ngưỡng gây độc<br /> cho thận là khoảng 0,85 ppm ion flo(2). Trong<br /> nghiên cứu này, đỉnh của ion flo trong máu của<br /> cả 2 sản phẩm là thấp so với ngưỡng độc; 1 lần<br /> nữa đã cho thấy sự an toàn khi sử dụng vec-ni<br /> có ion flo so với các loại ion flo tại chỗ khác(6,9).<br /> Tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý khi tính toán liều<br /> lượng vec-ni sử dụng cho trẻ em, nhất là khi<br /> phải sử dụng 1 lượng lớn vec-ni.<br /> Mặt khác, lượng ion flo đào thải qua đường<br /> thận chỉ chiếm 1 tỉ lệ nào đó so với lượng ion flo<br /> sử dụng (bảng 3). Tương tự kết quả của các tác<br /> giả khác(6,9). Chưa có bằng chứng rõ ràng phần<br /> vec-ni còn lại được thải trừ qua đường phân<br /> nhưng tính chất đông cứng nhanh bề mặt khi<br /> tiếp xúc môi trường nước (vd nước bọt) và tính<br /> chất kỵ nước có thể có vai trò ức chế sự phóng<br /> thích toàn phần của ion flo. Ngoài ra, có sự khác<br /> biệt của tỉ lệ đào thải qua nước tiểu với 33,6%<br /> của Fluorlac so với 52,8% của Duraphat thu<br /> được qua nước tiểu. Điều này đặt vần đề là<br /> <br /> 118<br /> <br /> lượng dư thừa này có tham gia hữu hiệu vào<br /> quá trình phòng ngừa sâu răng hay không? Vì<br /> vậy hướng nghiên cứu để vec-ni có nồng độ tối<br /> ưu (thấp hơn) là cần thiết trong tương lai.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Ion flo phóng thích từ Fluorlac có tính khả<br /> dụng sinh học (chuyển hóa và đào thải) và ở<br /> mức an toàn trong cơ thể người tương tự như<br /> của Duraphat.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> 13.<br /> <br /> 14.<br /> 15.<br /> <br /> Beltrán-Aguilar ED, Goldstein JW, Lockwood SA<br /> (2000).Fluoride varnishes: a review of their clinical use,<br /> cariostatistic mechanism, efficacy and safety. JADA; 131:589596<br /> Cousins MJ, Mazze RJ (1973). Methoxyflurane nephrotoxicity.<br /> A study of dose response in man. JAMA; 225: 1611-1616.<br /> Ekstrand J, Alván G, Boréus LO, Norlin A (1977)..<br /> Pharmacokinetics of fluoride in man after single and multiple<br /> oral doses. Eur. J. Clin. Pharmacol.; 12:311-317<br /> Ekstrand J, Ehrnebo M (1980) Absorption of fluoride from<br /> fluoride dentifrices. Caries Res.: 14:96-102<br /> Ekstrand J, Ehrnebo M, Boréus LO (1978) Fluoride<br /> bioavailability after intravenous and oral administration<br /> importance of renal clearance and urine flow. Clin. Pharmac.<br /> Ther.; 23:329-341<br /> Ekstrand J, Koch G, Petersson LG (1980): Plasma flouride<br /> concentration and urinary fluoride excretion in children<br /> following application of the fluoride-containing varnish<br /> Duraphat. Caries res.; 14: 185-189<br /> Hoang-Tu H, Huynh AL, Phan AH et al. (1997), Production<br /> and testing of a shellac based varnish for the prevention of<br /> dental caries. Final report of Research grant of the Vietnam<br /> Ministry of Health (in Vietnamese).<br /> McIntyre et al (2001). Rice as a vehicle for dietary fluoride<br /> uptake. General Dentistry,: 604-607<br /> Pessan JP, Pin ML, Martinhon CC, de Silva SM, Granjeiro JM,<br /> Buzalaf MA (2005). Analysis of fingernails and urine as<br /> biomarkers of fluoride exposure from dentifrice and varnish<br /> in 4-to 7-year-old children. Caries Res.; 39:363-370<br /> Phan Ái Hùng (2001), Nghiên cứu insitu khả năng dự phòng<br /> sâu răng của vec-ni shellac có ion flo (Ion flolac). LV thạc sĩ,<br /> khoa RHM, DHYD tp HCM.<br /> Roberts JF, Longhurst P (1987) a clinical estimation of the<br /> fluoride used during application of a fluoride varnish. Br<br /> Dent J; 162: 463-466<br /> Seppa L (1999): Efficacy and safety of fluoride varnishes.<br /> Compend contin Educ Dent; 20: 18-26<br /> Stoelting RK and Peterson C (1975). Methoxyfluorane<br /> anesthesia in pediatric patient: evaluation of anesthetic<br /> metabolism and renal function. Anesthesiology; 42:26-29<br /> Tave DR (1968). Separation of fluoride by rapid diffusion<br /> using hexamethuldisiloxane. Talanta; 15:969-974<br /> WHO (1994): Fluorides and oral health, World health organ<br /> tech rep ser No 846. Geneva, WHO.<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2