intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nực cười hai chữ nhân tình

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đám cưới rước dâu dừng lại tập trung ở bến sông chờ sang ngang-Lông tàng mầm quả đỏ rực, áo dài khăn xếp chen lẫn với thời trang đủ mốt rực rỡ như chùm hoa khoe sắc, dân phố chơ đổ xô nhau ra xem cô dâu chú rể ồn ào như chim vỡ tổ. Nào ai biết, trong số cư dân đông đảo này có một kẻ thất tình âm thầm bơi chiếc xuồng câu tôm có che cả rèm đến cấm sào sát lối qua lại của các con đò chở khách để tận mắt ngắm hình ảnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nực cười hai chữ nhân tình

  1. Nực cười hai chữ nhân tình TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN KIM TRẮC Đám cưới rước dâu dừng lại tập trung ở bến sông chờ sang ngang-Lông tàng mầm quả đỏ rực, áo dài khăn xếp chen lẫn với thời trang đủ mốt rực rỡ như chùm hoa khoe sắc, dân phố chơ đổ xô nhau ra xem cô dâu chú rể ồn ào như chim vỡ tổ. Nào ai biết, trong số cư dân đông đảo này có một kẻ thất tình âm thầm bơi chiếc xuồng câu tôm có che cả rèm đến cấm sào sát lối qua lại của các con đò chở khách để tận mắt ngắm hình ảnh của người yêu mình và mình yêu người ta sẽ bước sang ngang, ôm cầm sang thuyền khác. Có đến năm con đò, mỗi chiếc có một ghe tam bảng chở đến ba mươi hành khách dự lễ cưới chèo chống đưa rước qua lại đôi bờ sông Bảo Định. Ghe đi đầu chở các bậc trưởng thượng của hai họ dẫn đầu qua trước. Rồi đến chở cô dâu chú rể. Khi đò lướt qua sát xuồng câu tôm cô dâu và người tình cũ đang ngồi câu bốn mắt gặp nhau, chẳng nói một câu, ngư dân dùng tay trái nâng cần câu lên từ từ kéo theo lên mặt nước đầu con tôm càng đang quơ râu, đồng thời tay phải đưa nhe chiếc vợt vớt lên một con tôm càng xanh to tướng, co búng tóe nước khiến ai trên đò cũng ngoái nhìn, nhưng nào ai biết động tác câu đưa tôm đúng lúc rước dâu này chứng tỏ rằng tôm cá dưới sông cũng như người đẹp ở trên đời vố số, thiếu gì cô này đi làm vợ người ta còn khối cô khác để câu như con tôm càng xanh này vậy. Người sành điệu xưa nay nói có văn bản rằng: “tình yêu và tình bạn xóa mờ nhau cái này và cái kia…” nhân tình thế thôi, lúc thế này lúc thế kia, tất yếu như vậy mà. Cả ngày ngồi lặng lẽ trên chiếc xuồng câu như người xua ẩn sĩ quy điền, khi hay tin bạn cũ sắp lên xe hoa, ngư dân mới tự trách mình tại sao không nghe theo nhắc nhở của người xưa: “Cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày chẳng nọ thì kia…” Nhưng làm sao đây khi cái nghèo nó bám riết cuộc đời của anh ngư dân câu tôm. Tiếc rằng tình bạn của họ đã nhen nhóm từ khi học lớp 3 trường làng tóc còn để chỏm cho đến lớn cứ đinh ninh
  2. rằng đôi ta hẳn là của nhau rồi, nói đến ba chữ “anh yêu em” thề thốt là của nhau suốt đời làm gì? Dở lắm! Và dở thật, là nàng đã sang sông đi lấy chồng. Nước chảy róc rách dưới mạn xuồng, kẻ thất tình chợt nghĩ: “cuộc đời như dòng sông, mãi mãi chảy, nhưng mãi mãi khác. Nhưng sự nuối tiếc ở trong lòng nào có khác được đâu. Tình bạn và tình yêu cái này xóa mờ cái kia, xóa mờ thôi chớ có xóa hẳn được đâu, nhìn vẻ ngoài của con người có xét họ được đâu, phải xét tận sâu thẩm của trái tim. Khi làm mồi câu tôm, anh ta phải cắt cùi dừa ra thành nhiều mảnh vuông, xuyên sợi dây câu vào các mảnh cùi dừa ấy xâu lại thành cục mồi to tướng hấp dẫn tôm rỉa cả ngày không hết. Ngày định mệnh phải tận mặt chứng kiến cảnh người mình yêu thương mặc áo cưới cho người ta rước qua sông, làm trai phải lụy vì tình còn ra thể thống gì danh dự của kẻ trượng phu, nên khi cấm sào ở bến đò xem đám cưới anh chàng đã buộc sẵn một con tôm càng xanh còn sống vào cục mồi ngâm sẵn dưới sông chờ đúng lúc cô dâu đứng trên đò đến nơi, anh chàng mới kéo dây câu cho râu càng tôm nổi lên tiện tay đưa vợt vớt lên với thâm ý báo cho nàng biết sắc đẹp như tôm cá dưới sông thiếu gì, mất đi một người con khối cô khác… Nhưng than ôi, đó chỉ là ý thức có sắp đặt, còn sâu thẩm tận con tim của kẻ thất tình lại hoàn toàn khác. Giữa đêm trăng thanh, nước biếc, chiếc xuồng câu lại thả trôi đến cấm sào trước nhà đôi tân nhân mới cưới. Chuyện của trái tim phải cầu đến cảm hứng của tâm hồn nghệ sĩ mới lay động được tâm can của kẻ phụ tình. Anh ném mồi câu xuống nước cầm cần câu vào kẹt ván trên mũi thuyền, tiện tay lây cây đàn độc huyền ra gảy nói thơ cụ Đồ Chiểu: Tắt đèn xem chuyện Tây Minh Nực cười hai chữ nhân tình éo le Nhân tình éo le sao lại nực cười? Phải chăng đó là tâm hồn văn thơ của người xưa nói lên cảm hứng cần có tiếng cười để cù lét vào sâu thẩm tình người để người ta nhột mà bớt éo le đi. Còn với kẻ thất tình đang ngồi nghêu ngao trên sông nước có lẽ cái nghĩa của nhân
  3. tình éo le là ám chỉ kẻ phụ tình để khổ cho kẻ đang bơ vơ tiếng đàn bầu trên mặt nước sông lai láng này. Ngày tháng trôi qua, biết bao lần trăng tỏ trăng lu, kịch bản họa theo tiếng đàn bầu nói thơ cụ Đồ vẫn lập đi lập lại len lõi tận phòng the xỉa xói vào lòng người, một buổi sớm, kẻ thất tình đem tôm ra chợ bán. Cô dâu sang sông ngày nào là khách mua hàng. Khi lấy tiền ra thanh toán, cô nàng rút từ xấp tiền ra một mẫu giấy nhỏ bảo: “thơ ca gì ngâm nga mãi chỉ có vài câu lập đi lập lại mãi nhàm tai chán chết. Anh làm ơn ngâm cho tôi nghe thêm mấy câu này nửa có được không? Anh chàng mừng húm đọc kỹ thì ra là hai câu thành ngữ lục bát: Rồng vàng tắm nước ao tù Người khôn ở với người ngu bực mình Ý gì đây? Khi nàng bí mật trao cho ta hai câu này? Hay là gián tiếp phản ánh cảnh ngộ riêng tư? Rồng vàng là ai? Là chính người đẹp tự hiểu lấy phẩm giá của mình? Còn nước ao tù là gì? Phải chăng là cái gia đình bất hạnh mà nàng đang lặn ngụp trong đó. Người khôn là ai? Tất nhiên là con rồng vàng giống cái rồi. Còn người ngu là kẻ nào? Là chính hắn rồi. Ở xa không biết mới lầm. Bây giờ rõ lại vàng cầm, em chẳng ưng. Như vậy là tín hiệu mới rồi… Sông Bảo Định đôi bờ đều có đường đi lại, đường đất hoặc đường trải đá cho các thôn xóm thông thương. Nước đứng lớn rồi nước dâng. Lúc này tôm cá đói ăn nên rộn lên kiếm mồi. Người thợ câu cầm sào phía bên lỡ để trúng quả. Chợt có tiếng gọi trên bờ: Anh ơi! Làm ơn cho em quá giang sang sông. Ơ kìa em! Em đi đâu mà đến tận đây? Sao không qua đò trên bến? Sao anh chậm hiểu quá vậy. Có ai bỏ chồng mà đi bằng con đường rước dâu đau khổ ngày trước bao giờ.
  4. Thật vậy sao? Em bỏ chồng? Em bước xuống xuồng đi. Cớ sự ra sao kể lại nghe coi. Cách sông, không biết mới lầm. Bây giờ rõ lại, vàng cầm em chẳng ưng… sống với nhau rồi mới hay, hắn là kẻ uống rượu như hũ chìm, ngoại tình như ăn cơm bữa, em buồn hắn lại đánh em. Con người có phải gỗ đá đâu mà chịu được. Đừng thấy lương duyên buộc ràng mà làm tới, già néo đứt dây thôi. Người ta phải dứt néo bỏ đi để cứu lấy cuộc đời thôi. Mà cũng tại tiếng đàn bầu của anh ai oán như cứa tim người ta: “rồng vàng tấm nước ao tù” ai nghe chẳng xót cho thân phận mà chẳng ôm gói ra đi thoát khỏi cái ao tù của nhà chồng. Vậy lúc cõi lòng tan nát ấy, có khi nào nghĩ tới kẻ cô đơn, suốt ngày quanh quẩn trên chiếc xuồng câu tứ bề sông nước không? Ai bảo hồi ấy, kết bạn biết bao lâu, cho đến lớn mà có miệng chẳng có lời, nên cha mẹ bắt gã người ta sang sông. Vì vậy vận mệnh khiến xuôi, anh được bơi xuồng đưa em trở lại bến bờ xưa. Vậy mình tiếp tục trở lại sống như tình bạn trước đây nhé! Anh sẽ câu tôm cho em nướng. Nếu thích ăn ngon thì làm tạp pí lù. Tình bạn dài lâu sẽ bổ sung cho tình yêu nhé! Cưng! Xuồng ghim mũi vào bờ. Cô gái ôm gói bước lên đi về hướng nhà cha mẹ rồi. Anh chàng mừng rơn để nguyên quần áo nhảy ùm xuống sông, lặn sâu dưới nước vò đầu, kỳ cọ khắp mình mẩy chân tay rồi trừng lên hít thở sâu, tâm hồn sảng khoái chợt nghĩ đến câu thơ xưa: “Nhân tình éo le, nhưng mình có thể nực cười như cụ Đồ được rồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2