intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NUÔI ÊĆH

Chia sẻ: Hoang Phi Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

198
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ếch đồng là loài rất gần gũi với con người. Cùng một dòng họ với các loài ếch nhái… ếch sống hiền lành, cần mẫn và hữu ích. Con người coi ếch là “ vệ sĩ” của đồng ruộng. Ếch đóng vai trò quan trọng về sinh thái học, chúng tiêu diệt những côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NUÔI ÊĆH

  1. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch …………..o0o………….. NUÔI ẾCH 1
  2. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Lợi ích của ếch I. Ếch đồng là loài rất gần gũi với con người. Cùng một dòng họ với các loài ếch nhái… ếch sống hiền lành, cần mẫn và hữu ích. Con người coi ếch là “ vệ sĩ” của đồng ruộng. Ếch đóng vai trò quan trọng về sinh thái học, chúng tiêu diệt những côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng… Ếch còn biết báo hiệu những cơn mưa tràn trề, có ích cho nhà nông. Ếch là một loại thực phẩm thông dụng cho các bữa cơm thường. trước đây nguồn lợi thiên nhiên có sẵn thì kẻ giàu người nghèo đều có thể ăn thịt ếch. Dù không coi thịt ếch là thức ăn cao cấp nhưng nó lại được mệnh danh là “thịt gà đồng”. Đùi ếch tẩm bột rán, ếch nấu đậu phụ, chuối xanh… là món ăn hấp dẫn được xếp hạn trong các nhà hàng đặc sản. ở nước ngoài, ngay cả da ếch cũng dùng làm những vật nhỏ bằng da thuộc. Năm 1981 Ấn Độ đã xuất khẩu 4368 tấn đùi ếch sang Tây Âu, Canada và các Ả Rập… trong những năm gần đây, Ấn Độ có trung tâm nghiên cứu về ếch có qui môi lớn. Ếch quay bơ tỏi Ếch nướng giấy bạc Ếch rán bơ với mướp tây II. Hiên trang nuôi êch ở nước ta ̣ ̣ ́ II.1. Tinh hinh nuôi êch ở nước ta ̀ ̀ ́ Trong những năm qua, ếch (đặc biệt là ếch đồng) được xem là một trong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địa đã làm nguồn lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quy trình sản xuất từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thế nguồn ếch bản địa ngoài tự nhiên là Trai nuoi 2
  3. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch hết sức cần thiết. Vậy loài ếch nào là phù hợp để tham gia vào quy trình sản xuất nói trên? Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau (như Cuba, Mexico, Brazil,…) nhưng khả năng thích nghi của các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở Việt Nam, vì thế mà loài ếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ. Nhưng cho đến 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã du nhập một loài ếch mới từ Thái Lan. Theo ý kiến của ông Lê Thanh Hùng và Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang cho biết, loài ếch Thái Lan này là loài thích hợp để đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt ở An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bởi đặc điểm sinh trưởng của ếch Thái Lan là rất phù hợp với điều kiện môi trường ở đây, đặc biệt là điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế. Từ những nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ ếch thương phẩm và sự thích nghi tốt của loài ếch Thái Lan này, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã tiếp nhận chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan từ Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị tiếp nhận là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang. Cho đến nay, trung tâm đã triển khai được 5 đợt bố trí thí nghiệm sinh sản nhân tạo và sản xuất giống ếch Thái Lan thành công và ổn định quy trình với 147 cặp ếch bố mẹ tham gia sinh sản và kết quả đạt được như sau: tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống trung bình qua 5 đợt bố trí lần lượt là 90, 80, 75, 70%. Qua kết quả đạt được cho thấy, chỉ có tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống là đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống Thái Lan. Hiện nay, Trung tâm Sản xuất giống vẫn tiếp tục đầu tư nhập thêm 300 cặp ếch bố mẹ từ Thái Lan để tiếp cho sinh sản nhân tạo nhằm mục đích vừa cung ứng con giống cho một hộ nông dân lành nghề và vừa chọn lựa một thế hệ bố mẹ mới trong tương lai để gia tăng nguồn ếch bố mẹ chuẩn bị cho vụ sinh sản ở năm sau mà không cần phải nhập ếch bố mẹ từ Thái Lan. Trước những kết quả đáng khích lệ như đã nói ở trên là nguồn động lực để Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản tiếp tục tiến hành thực hiện các mô hình khảo nghiệm nuôi thương phẩm ếch Thái Lan trong tương lai ở một số điểm trình diễn trong địa bàn tỉnh An Giang, với 3 mô hình nuôi như nuôi ếch trong ao đất, trong bể xi măng và trong giai hay đăng quầng, nhằm chọn ra mô hình nuôi thâm canh ếch thương phẩm hiệu quả nhất, để từ đó có thể nhân rộng sản xuất đại trà ở các hộ nông dân, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mới từ giống ếch Thái Lan còn mới mẻ này. Năm 2005 là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nuôi ếch Thái ở nhiều tỉnh, thành. Nếu năm 2004 tại TP.HCM chỉ lác đác một số ít hộ nuôi loại ếch này mang tính thử nghiệm, thì đến cuối năm 2005 qua thống kê sơ bộ đã có đến khoảng 300 hộ nuôi ếch Thái với các qui mô khác nhau. 3
  4. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Đây là tốc độ phát triển rất nhanh đối với loại vật nuôi còn rất mới” - các nhà chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông TP.HCM nhận định. Không những vậy, phong trào nuôi ếch Thái nhanh chóng lan ra nhiều tỉnh, thành cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những nơi có số lượng nuôi lớn. Ông Đặng Ái Việt - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chỉ trong năm 2005 l ượng ếch giống nhập qua cửa khẩu TP.HCM khoảng trên 4 triệu con và ếch bố mẹ trên 8.000 con. Còn ở 17 trại ếch giống khu vực TP.HCM đã xuất bán ra thị trường khoảng 2,5 triệu con, gồm giống sản xuất tại chỗ và nhập khẩu. II.2. Môt số loai êch được nuôi ở nước ta ̣ ̀́ II.2.1. Ếch đồng tại Việt Nam (RANA TIGERINA) - Kích cỡ trung bình 150 – 200gr - Con giống từ tự nhiên đem về nuôi - Thức ăn là côn trùng, con mồi di đông ̣ - Khả năng thích nghi kém với điều kiện nuôi giữ và nuôi chưa có hiệu quả kinh tế II.2.2. ẾchThái Lan (RANA RUGULOSA ) - Có kích cỡ lớn (200 – 400gr) - Được thuần hóa từ lâu và nhập vào Việt Nam từ 2 năm nay. - Khả năng thích nghi điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tỉnh như thức ăn viên. II.2.3. Ếch Bò (RANA CATESBEIANA ) - Nguồn gốc Nam và Trung Mỹ (Cu Ba, Mexico, Braxil) - Kích cỡ rất lớn (500 – 900gr) - Trước đây có nhập vào Việt nam, khả năng thích nghi kém nên không triển. phát - Có thể là sinh vật gây hại do khả năng phát triển nhanh thống trị các giống loài ếch khac. ́ 4
  5. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch - Là đối tượng được nuôi tại Nam Mỹ và một số quốc gia. II.3. Thị trường tiêu thụ Chủ yếu là Bắc Mỹ và Châu Âu -Pháp năm 2000 nhập 7500 tấn đùi ếch đông lạnh và 1000 tấn ếch sống -Châu Âu hàng năm nhập 10 tấn ếch sống để nghiên cứu khoa học -Giá : đùi ếch đông lạnh 10$/kg , ếch sống 2,5$/kg (2004) ̣ ̉ ̣ ̉́ III. Đăc điêm sinh hoc cua êch ́ ̀ II.1. Êch đông (RANA TIGERINA ) II.1.1. Phân bố và sinh sông ́ Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch hết sức phong phú như : ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá, ếch leo cây Trong đó, ếch đồng là có giá trị hơn cả. Ðôi khi gọi là ếch ruộng, kích thước trung bình, chiều dài thân có khi đến 120 cm.Da trần, màu vàng lợt hay xanh ôliu, bụng trắng, hai bên hông màu vàng. Trên lưng có nhiều nếp da dài.Ðầu rộng, mõm tròn h ơi nh ọn. Màng nhĩ t ừ 2/3 đến 1/1 so với kích thước mắt.Chi sau có khớp cổ chày chạm đến vai ở gần mũi, đầu ngón tù, màng da nối ngón chân tỷ lệ 1/1. Êch đồng sống ở khắp nơi ́ ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Êch là loại động vật máu lạnh, sống ở 2 môi trường ́ trên cạn và dưới nước. Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằng da (da ếch có khă năng vận chuyển 51% ôxy và 86% CO2). Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, ôxy trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn CO2 được thải ra theo con đường ngược lại. Nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết. Êch có thể sống tới 15 - 16 năm. Êch kém chịu rét và nóng, lại ́ ́ không biết đào hang hầm để trú đông. Êch thích những nơi nước béo, có ́ nhiều thức ăn thiên nhiên: Ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, hến, các loại ấu trùng côn trùng. Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Tuy ngồi giương mắt ếch nhưng thực tế lại kém tinh, ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da trời) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén. Còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiện kém. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách nguy trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt ̣ mồi, ếch không ưa đất nước chua mặn, sợ rắn, chuột, sợ kim loại nặng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào và các chất độc khác. ̣́ ́ II.1.2. Tâp tinh ăn uông Ngoài thức ăn tự nhiên nói trên, ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch. Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăn cám gạo (có canxi giúp cho nòng nọc phát triển bộ xương), ốc, cua, cá giã nhỏ và các ấu trùng côn trùng ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở. ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy 5
  6. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con mồi. Nó có thể nuốt được một con cua khá to. Người ta quan sát thấy nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm cả chân và càng lại, nộp mình cho nó nuốt dễ dàng. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồi khác. II.1.3. Sinh trưởng Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đ ạt 25 - 30 g/con, nuôi tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch 1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g. ̉ II.1.4. Sinh san Vòng đời của ếch Êch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa ́ rào, chúng gọi nhau ra các đồng lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian, đó là những tiếng kêu tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng vũ cốc . To mồm và lắm lời nhất là lũ ếch đực. Còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc. Êch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi ́ kêu mỏng thông với xoang miệng như hai chiếc loa thùng khuếch đại âm thanh. ECH SAP DEN MUA TINH YEU Những tiếng kêu là sự đấu khẩu giữa các con đực để giành giật con cái, khiến con cái không thể chịu được nữa sẽ hướng theo tiếng gọi mà tìm đến kết đôi. Những con đực yếu thế đành bỏ cuộc, đi tìm đối tượng khác. Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứ nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục. Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi. Nó luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay chai tình tứ sờ vào ngực ếch cái. Con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho trứng. Ðó 6
  7. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch là sự thụ tinh ngoài (giống như họ hàng nhà cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng tr ứng nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới, gọi là cực thực vật. Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thành ếch và sống trên cạn. Êch 1 tuổi (50 - 60 ́ g/con) đã tham gia sinh sản, ếch 2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn. Mùa ếch đẻ từ tháng 3 - 7 âm lịch. Êch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái. Êch cái đẻ ́ ́ năm thứ nhất từ 2.500 - 3.000 trứng, ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000 trứng/năm. ́ ́ II.2. Êch Thai Lan Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 3 giai đoạn: -Nòng nọc (nở từ trứng đến khi mọc đủ bốn chân): Sống hoàn toàn trong môi trường nước (21 - 28 ngày). Ăn các loài động vật phù du. -Ếch giống (2 - 50gr): Thích sống trên cạn gần nơi có nước. Thức ăn tự nhiên: Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc. Sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn. -Ếch trưởng thành (200 - 300gr): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản. 7
  8. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Các mô hình nuôi ếch ở nước ta IV. IV.1. Nguồn nước nuôi ếch - Độ mặn: Ếch phải nuôi nơi có nước ngọt hoàn toàn, độ mặn không quá 5 phần ngàn - pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. Nước quá phèn phải xử lý vôi tr ước khi cho vào ao nuôi - Nguồn nước không bị ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải công nghiệp. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao. - Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25 - 32 oC , tốt nhất là 28 - 30oC IV.2.Các mô hình - Nuôi trong bể xi măng: Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đ ất giới hạn (tận dụng chuồng trại cũ hay bể xi măng bỏ không) - Nuôi trong ao đất: Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn - Nuôi trong giai (vèo), đăng quầng: Thích hợp vùng có ao hồ lớn có th ể vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá. IV. 2.1- Nuôi ếch trong bể xi măng Hồ xi măng, nếu có điều kiện nên lát gạch Ceramic hay lót bạt nhựa ở đáy hồ để da ếch có màu vàng vì màu da ếch thay đổi thích nghi theo môi trường xung quanh, ếch di chuyển không bị trầy sướt, gây thương tích. Xây dựng hồ nuôi theo mục đích sử dụng và dùng vật liệu tại chỗ rẻ tiền. Ở các trang trại nuôi ếch chuyên nghiệp cần có các hồ nuôi như sau: - Hồ cho sinh sản và gây giống; - Hồ ươm san nòng nọc; - Hồ ươm dưỡng ếch con; - Hồ nuôi ếch giống, ếch thịt và ếch hậu bị. 8
  9. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Mặc dù mỗi hồ có chức năng riêng biệt, nhưng vẫn có thể dùng chung và phải có nhiều hồ để có thể chia ra theo đúng mật độ nuôi của từng thời kỳ ếch tăng trưởng có kích cỡ khau nhau. Hồ có diện tích trung bình với các kích cỡ như sau: 3m x 4m, 4m x 5m, 4m x 6m, 3,3m x 4m và có chiều cao từ 1m - 1,2m, hồ nuôi ếch thịt, ếch hậu bị có thể xây kích thước lớn hơn, hồ nuôi ếch bố mẹ có kích thước nhỏ hơn nhưng dùng chung đều được, song quá rộng chúng sẽ nhảy và cắn lẫn nhau. Hồ ươm san nòng nọc nên xây một đảo nhỏ ở giữa cao khoảng 20cm - 30cm để trồng thuỷ thực vật, nền đáy hồ cũng được lát nghiêng về một góc để dễ dàng tháo nước. Để cấp nước thuận lợi và nhanh chóng cho các hồ nên dùng ống nhựa PVC có đường kính từ 21mm - 34mm, mỗi hồ nên có van cấp nước và tháo nước riêng. Ở lỗ thoát nước gắn ống nhựa PVC có bao lưới rây để chặn giữ nòng nọc hay ếch con, nối và chôn ống ra ngoài tường hồ. Đối với hồ nuôi ếch bố mẹ và hồ sinh sản nên lắp đặt thêm hệ thống phun nước làm giả mưa. Hồ nuôi nên xây thông thoáng, quang đãng vì giúp cho việc nuôi ếch giai đoạn giao phối, nở nòng nọc đến ươm san nòng nọc thành con và nuôi thành ếch thịt phát triển nhanh hơn. Hồ nuôi được xây dựng ở nơi quá râm mát ếch đẻ trứng, nuôi dưỡng nòng nọc sẽ không tốt, giai đoạn này ếch cần môi trường có nhiệt độ cao trên 28oC, nơi quang đãng giúp cho ếch ăn nhiều, khoẻ mạnh và có khả năng chống bệnh tốt. Nên làm mái che bằng lưới nhựa có giãn nở để lọc ánh sáng và giảm nắng gắt, nhiều nơi ưa dùng lưới có màu xanh. Sau khi xây dựng hồ xong phải tẩy rửa sạch độ kiềm có trong hồ bằng cách cho nước vôi ngâm và xả bỏ nhiều lần. Trước khi sử dụng nên đo độ pH, nếu pH ở khoảng 6,5 - 8,5 là hồ có thể nuôi ếch được. Đáy hồ tô vữa hồ già, chống thấm và có độ nghiêng từ khoảng 2 - 5o về góc của lỗ thoát nước để thuận lợi cho việc vệ sinh hồ nuôi, bên trong cạnh vách hồ nên xây các bệ rộng 0,5m - 1m làm chỗ cho ếch nghỉ ngơi. Hồ nuôi có cửa ra vào cao 0,5m tính từ đáy hồ để dễ thao tác khi làm vệ sinh. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng. Mật độ thả nuôi: thứ nhất: - Tháng 150 - 200 con/m2 thứ - Tháng hai: 100 - 150 con/m2 - Tháng thứ ba: 80 - 100 con/m2 Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 - 60gr sự ăn nhau giảm. Thường xuyên thay nước. Nước thay có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch. Cho ăn nhiều lần trong ngày: - ếch giống (5 - 100gr): 3 - 4 lần trong ngày. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng 9
  10. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch lượng thân. - ếch lớn (100 - 250gr): 2 - 3 lần/ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốt thức ăn. Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan. Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể. IV. 2.2- Nuôi ếch trong ao đất hoặc cát Ao diện tích trong khoảng 30 - 300m2 (4x8m, 5x10m, 10x20m). Ao không quá lớn khó quản lý. Có thể trải bạc nylon nơi ao không giữ nước. Rào chung quanh ao để Nuôi ếch trên cát (Quảng Trị) tránh ếch nhảy ra. Có thể dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào 1-1,2m. Mực nước ao khống chế 20 - 30cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn. Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ximăng 60 – 80con/m2 là tối ưu trong tháng đầu. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nylon…). có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch. diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở). Thường xuyên thay nước để tránh nước dơ ếch bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần). Chỉ Nuoi ech trong ao dat thay nước 1/3 - ¼ tránh thay hết nước. Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4 lần cho ếch giống và còn 2 - 3 l ần cho ếch l ớn (100gr). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên cạn. 10
  11. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Nuôi ếch trong ao đất(cát) ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm: Tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong ao do khó kiểm soát dịch bệnh, dịch hại và lựa ếch vượt đàn. Ao có nhược điểm dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn. IV.2.3- Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng Giai có kích thước 6 - 50m2, có đáy, treo trong ao (2x3, 4x5, 5x10m). Chiều cao 1 - 1,2m. Vật liệu là lưới nylon. Giai có nắp để tránh ếch nhảy ra và chim ăn. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nylon đục lỗ, bè tre). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích giai. Mật độ nuôi trong giai tương đương Nuoi ech trong giai nuôi trong bể ximăng (150 - 200 ếch con trong tháng đầu). Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500m2). Dùng lưới nylon hay đăng tre bao quanh một diện tích trong ao. Mật đ ộ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2). Thả lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú. Diện tích giá thể 3/4 diện tích đăng quầng IV.2.4. Nuôi ếch trong ruộng lúa IV.2.4.1. Lợi ích Ruộng lúa là môi trường rất tốt cho ếch sinh sống và phát triển. Những côn trùng hại lúa là nguồn thức ăn ếch ưa thích... Nuôi ếch một thời gian thì phần lớn côn trùng trong ruộng có ếch ít hơn, sẽ bớt bệnh hại lúa, nên cũng ít phải phun thuốc trừ sâu. Nếu có dùng nên chọn loại ít độc hoặc dồn ếch về khu ruộng khoai, sen để tránh độc vài ngày. Tốt nhất là không nên dùng. IV.2.4.2. Chọn ruộng nuôi 11
  12. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Chọn ruộng có nguồn nước đầy đủ, cấp thoát nước thuận lợi, diện tích từ vài trăm đến vài nghìn m2, trong đó 2/3 diện tích để trồng lúa, còn lại trồng xen khoai nước hoặc sen. Nếu ruộng lúa và ao sen sát cạnh nhau có thể bao bờ chung, đào một hố bảo vệ rộng 1 - 2m2, sâu 50 - 60m, ở gần cửa cống thoát nước và xẻ mương bảo vệ rộng 30cm, sâu 50cm xung quanh ruộng lúa, nối liền hố với mương để ếch và nòng nọc có chỗ sinh sống khi tháo cạn phơi lúa. Bờ ruộng nên đắp rộng và cao, giữ độ sâu nước từ 6 - 15cm, nên trồng loại lúa ngắn ngày, khi gặt để lại gốc cho lúa nảy chồi. Trước khi thả ếch phải rào lưới. Dùng 2 tấm lưới nilon khâu lại, độ cao 1,5m trở lên, chân lưới vùi sâu xuống đất trên 10cm. Lưới được buộc vào các cọc nẹp tre, gỗ làm giá đỡ, có thể dùng giấy tẩm dầu, tấm l ợp xi măng hay xây tường gạch (tuy nhiên cần chú ý vì những loại vật liệu này thông gió kém, dễ đổ, trôi... khi có mưa bão). Tại các chỗ cửa rào, c ửa cống cấp thoát nước cần bịt bằng lưới nilon, mắt lưới to nhỏ tuỳ kích c ỡ loại ếch nuôi. IV.2.4.3. Thả ếch Khi nhiệt độ nước trên 18oC hoặc sau khi cấy lúa xong 10 ngày thì thả ếch (cỡ 20g/con) vào ruộng, mật độ thả 1.000 con/sào. Nên thả cùng cỡ trên một diện tích để tránh con lớn ăn con bé. Không thả nòng nọc ở ruộng vì sẽ bị lươn, côn trùng, ếch đồng, thuỷ sinh... ăn. 12
  13. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Nếu ruộng lúa ít côn trùng có thể mắc đèn bẫy sâu bọ, sau khi gặt lúa. Trời lạnh ít sâu bọ cho ếch ăn thêm tôm, cá nhỏ, giun... Ruộng nuôi giữ nước sâu 6 - 15cm. Khi cần phơi nắng, tháo nước cạn dần để nòng nọc rút vào mương bảo vệ hoặc ruộng khoai, ao sen. IV.2.4.4. Chống nóng Vào mùa hè, cây lúa còn nhỏ, ruộng không có gì che mát, nhiệt độ có khi lên tới 38 - 40oC, vượt quá mức thích nghi của ếch. Vì vậy cần cấy lúa chính vụ hay lúa sớm, khi gặt lúa cần để gốc rạ đều cho mọc lúa chét. Cạnh ruộng lúa nên trồng khoai, sen để ếch trú ẩn, hoặc lấy rơm rạ lợp vào một chỗ che mát trên mương để bảo vệ ếch. IV.2.4.5. Chăm sóc Ruộng lúa nuôi ếch cần điều chỉnh mật độ cấy thích hợp, cải tiến kỹ thuật bón phân để giảm nhẹ nguồn bệnh, không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu, ếch vẫn có thể sinh trưởng và phát dục thuận lợi, không cần phơi ruộng hạn chế lúc đẻ nhánh, ruộng nuôi ếch cần bón lượng phân lót nhiều hơn, giảm hay bỏ hẳn bón thúc để nâng cao hiệu quả bón phân, giảm tác hại cho ếch. IV.2.5. Mô hình ếch cá 13
  14. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Sau khi đi tham quan tận mắt nhìn thấy hàng chục mô hình “ếch - cá” khắp đất nước, ông Nguyễn Phú Thơ 56 tuổi, ở Khuê Đông 1, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng), hăm hở bắt tay xây dựng mô hình nuôi cá - ếch... cải tiến. Ông Thơ sáng tác ra một kiểu mô hình rất độc đáo: xây 23 bể nhỏ có đánh số thứ tự từ 1 - 23, mỗi cái có bề dài 2 mét, rộng 1 mét, cao 1,5 mét. Đáy của các bể nhỏ này cao hơn mặt nước của ao lớn khoảng 0,5 mét, có ống thoát nước thông ra ao chính và được bố trí hình chữ U ở xung quanh ao chính. Giữa các bể, ông trồng 1 cây cau, vừa đẹp, vừa mát cho ếch, cá… Cái ao lớn có diện tích gần 800 m2, sâu 2,5 mét, chủ động được nguồn nước vào và ra hàng ngày, nuôi các loại cá chép, mè, rô phi, cá trắm… Các bể nhỏ, có lúc ông ươm nuôi cá con cho “cứng cáp”, sau đó đ ược xả xuống ao bằng một ống thoát. Thức ăn thừa của ếch được chảy ra ao lớn cho cá ăn. Đầu tháng 5/2006, ông bắt đầu nuôi 2 lứa ếch, mỗi lứa hơn 4.000 con, kết thúc mùa nuôi ếch vào cuối tháng 8/2006. Kinh nghiệm nuôi ếch mau lớn, ít hao hụt của ông áp dụng như sau: Khi mua ếch giống về, ông chia đều cho 5 bể, ươm nuôi khoảng 10 ngày trước khi đưa ra lồng, mỗi ngày ông cho ăn 3 lần, thay nước bể 3 lần. Thức ăn trong 10 ngày đầu, khi ếch còn trong bể xi măng, là loại thức ăn công nghiệp đóng bao (CP 9950). Sau 10 ngày, ông đưa ếch ra các lồng lưới ngoài ao và cho ăn loại CP 9951. Về sau ếch lớn dần, cho ăn loại CP 9952. Nhưng quan trọng nhất là phải “tiếp sức” khi mới bắt ếch về nuôi trong bể, để ếch con quen với môi trường lạ. Ông bật mí: Lấy khoảng 2 kg thức ăn loại nhỏ (CP 9950), đập một trứng vịt vào trộn đều, sau đó trộn thêm một ít dung dịch dầu gan mực (theo hướng dẫn liều lượng), mang phơi nắng 15 phút cho khô mặt, rồi cho ếch con ăn. Ngoài ra, hàng ngày, sau khi vệ sinh bể, ông lựa những con ếch lớn đưa vào các bể kế tiếp. Trước khi thả ếch, ông còn sát trùng bể bằng thuốc tím 5%. Nhờ vậy ếch của ông có độ đồng đều cao, hao hụt ít (dưới 5%). Theo ông, không nên nuôi ếch trên 3 lạng/ 1 con vì khó bán - ít lời và không nuôi ếch trong mùa đông. Mỗi lứa ếch trung bình từ 38 - 50 ngày. Ông còn ươm nuôi 3.000 con trê lai trong 3 bể xi măng khoảng 1 tháng, sau đó “xổ lù” để đàn cá trê con theo nước xuống bể lớn. Song song với 14
  15. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch việc nuôi ếch - cá, mỗi lứa ếch, ông nuôi kèm 1 lứa vịt khoảng trên 200 con vịt ta, 20 vịt xiêm (có chích ngừa vaccin), để ăn các con ếch bị chết; nuôi 10 con heo, trồng rau muống để có chất xanh cho cá, heo... Đến cuối tháng 8/2006, ông đã thu khoảng 2 tấn ếch được 70 triệu; đầu tháng 11/2006, ông thu hoạch hai tấn cá là 30 triệu. Trừ chi phí, khấu hao... xong thì cũng lãi 50 triệu đồng (trong vòng 6 tháng). Đó là chưa kể các khoản thu khác từ vịt, heo trên 10 triệu đồng. Mô hình này hiện đang trong giai đoạn thể nghiệm, nhưng xem ra có nhiều triển vọng, nhờ áp dụng triệt để quy trình sản xuất chăn nuôi khép kín. Ngoài ra, cảnh quan nơi đây rất sạch - đẹp, hấp dẫn nhiều đoàn khách du lịch “miệt vườn” của Nhật và nhiều nông dân đến tham quan, tìm hiểu... IV.3. Dinh dưỡng, thức ăn và cách cho ếch ăn Trong tự nhiên, ếch là loài ăn động vật sống. Con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc…Kích cỡ con mồi thường phải lớn và di động. Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Ếch Thái Lan sử dụng được thức ăn viên nổi ngay từ ếch con (1 tháng tuổi). Có thể sử dụng được thức tĩnh khác như cá tạp băm nhỏ, cám nấu (nhưng phải tập khi chuyển từ thức ăn viên). Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT. Thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng protein thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi. Hàm Kích thước viên Thời gian nuôi từ giai lượng thức ăn đoạn ếch con protein 15 ngày đầu (3 – 30gr) 35% 2,2 – 2,5 mm 30 ngày kế tiếp (30 – 30% 3,0 – 4,0 mm 100gr) 30 ngày kế tiếp (100 – 25% 5,0 – 6,0 mm 150gr) 22% 8,0 – 10 mm Sau 75 ngày (> 150gr) 15
  16. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch LƯỢNG THỨC ĂN SỬ DỤNG Lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau: + 7 - 10% trọng lượng thân (ếch 3 - 30gr) + 5 - 7% trọng lượng thân (ếch 30 - 150gr) + 3 - 5% trọng lượng thân (ếch trên 150gr) Số lần cho ăn - Ếch (3 - 100gr): Cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn - Ếch trên 100gr: Cho ăn còn 2 - 3 lần/ngày. Tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn: Sử dụng thức ăn viên nổi, trọng lượng ếch Thái Lan sau thời gian nuôi: 30 ngày nuôi: 30 - 50gr 60 ngày nuôi: 100 - 120gr 90 ngày nuôi: 150 – 180gr 120 ngày nuôi: 200 - 250gr Hệ số thức ăn (Lượng thức ăn cho 1kg ếch tăng trọng) đối với thức ăn viên nổi. 1,2 - 1,3: Nuôi trong đăng quầng 1,3 - 1,5: Nuôi trong bể ximăng, giai. IV.4. Phòng và trị các bệnh thường gặp ở ếch Phần lớn ếch bị bệnh đều do sai sót kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi ở các thời kỳ tăng trưởng của ếch. Có nhiều nguyên nhân làm ếch bị bệnh, như: Thời tiết thay đổi, nuôi với mật độ quá dày, chuẩn bị ô nuôi không tốt (không 16
  17. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch khử diệt trùng ô nuôi sạch mầm bệnh, chất lượng nước không thích hợp, không thường xuyên thay nước và thay nước không đúng kỹ thuật), vị trí - địa điểm nuôi ếch không thích hợp, thức ăn không phù hợp (không tươi, không đủ dinh dưỡng), cách cho ăn không thích hợp và cho ăn quá nhiều thức ăn. Ếch nuôi công nghiệp thường có các bệnh sau đây: 1. Bệnh đỏ chân: Triệu chứng: Ếch biểu hiện trình trạng buồn rầu, di chuyển chậm chạp, ăn thức ăn ít đi, có những nốt chấm mẩn đỏ trên chân và vùng da dưới bụng (đôi khi đỏ hết mình), chân bị sưng, gốc đùi có màu đỏ. Khi mổ bụng sẽ thấy huyết trong ổ bụng, có nước trong ổ bụng, gan có màu đỏ và đọng máu. Nguyên nhân: Phát sinh do vi khuẩn Becteria, Aeromonas hydrophilla; vi khuẩn này phát triển do môi trường nuôi dơ bẩn và khi ếch bị shock (sốc). Cách điều trị: Chỉ chữa được khi phát hiện sớm, bệnh chưa quá nặng. Việc chữa trị có thể dùng kháng sinh Enrofloksaxin 5 - 10gr/1kg thức ăn hoặc Oxytetracilin 3 - 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 7 -10 ngày. Cùng với vi ệc chữa trị cần đem ếch ngâm trong thuốc tím nồng độ 5 - 8gr/1m3 nước để diệt các vi khuẩn gây bệnh có trong nước, trong ô nuôi đồng thời giảm thức ăn xuống. Phòng chống: Tốt nhất là quản lý chất lượng nước luôn luôn sạch, có chế độ thay nước thường xuyên và không nuôi với mật độ quá dày. 2. Bệnh phát sinh từ vi khuẩn Protosuar theo đường tiêu hóa: Triệu chứng: Ếch biếng ăn, đôi khi có hiện tượng sình bụng. Nguyên nhân: Nhiễm vi khuẩn Protosuar như Opalina spp và Balantidium spp. Cách điều trị: Dùng Metronidazole với liều lượng 2 - 3gr/1kg thức ăn cho ăn liên tục trong 2 - 3 ngày và thay nước thường xuyên, làm sạch ô nuôi đ ể làm giảm lượng vi khuẩn có trong ô nuôi. 3. Bệnh thân xanh vàng: Triệu chứng: Da ếch trở nên vàng tái và có vài chỗ bị bung ra, có thể thấy quầng màu trắng thành từng vùng trên khắp thân ếch. Nguyên nhân: Phát sinh từ nước có nồng độ acid cao, pH < 6, nước bị nhiễm phèn. Cách điều trị: Dùng vôi bột trắng hòa tan trong nước để điều chỉnh pH, duy trì ở mức trên pH > 6,8 - 7 là tốt nhất, nên kiểm tra thường xuyên để độ pH trong nước ổn định. 4. Bệnh Berteria: Triệu chứng: Ếch trở nên ốm yếu, da lở loét, mầm bệnh lây lan từ con này qua con khác. Nguyên nhân: Do nước dơ bẩn sinh ra loại vi khuẩn gây bệnh này. Cách điều trị: Làm vệ sinh hồ nuôi, thay nước thường xuyên, cho ăn thức ăn trộn Choramphenicol hoặc kháng sinh 2 - 3gr/kg thức ăn liên tục trong 7 ngày. 5. Bệnh sình bụng ở nòng nọc: Triệu chứng: Nòng nọc bị bụng trướng lên, có bọt nước bám ở thân mình; nòng nọc nổi chết trên mặt nước. Nguyên nhân: Do thay nước gấp gáp, nhất là khi dùng nước ngầm không dự trữ trong một khoảng thời gian nhất định hay ở nhiệt độ quá cao. 17
  18. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Cách điều trị: Nên trữ nước giếng một khoảng thời gian trước khi cho nòng nọc vào nuôi, khi trời nóng bức, nhiệt độ nước trong bể ươm nuôi tăng, nên thêm nước vào hoặc thay nước mới. 6. Bệnh sình bụng, thức ăn không tiêu và viêm ruột: Triệu chứng: Bụng ếch bị trương phình, ếch nằm yên một chỗ, một vài con có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng và mỏng, bên trong có dịch trong lỏng, lẫn với thức ăn không tiêu và có mùi thối. Nguyên nhân: Ếch ăn quá nhiều thức ăn không tiêu hoặc thức ăn bị ôi thiu. Cách điều trị: Ngưng cho ăn trong thời gian từ 1 đến 2 ngày hoặc giảm thức ăn xuống, làm vệ sinh chỗ ăn, tăng độ tươi sống của thức ăn, trộn thức ăn với thuốc kháng sinh Oxytetracilin 2 - 3gr/1kg thức ăn hay Enrofloksalin 3gr/1kg thức ăn trong 7 ngày. 7. Bệnh sán lãi: Khi thấy ếch chậm lớn, có thể là do ếch bị sán. Có 3 loại sán: Sán lá, sán xơ mít và giun đũa gây ra. Cách điều trị: Dùng thuốc xỗ lãi Peperracin trộn thức ăn (1/1000 trọng lượng thức ăn). 8. Bệnh ghẻ: Triệu chứng: Trên mình ếch xuất hiện các vết lở loét, ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết. Nguyên nhân: Bệnh này xảy ra ở các lứa tuổi của ếch do bị kiến cắn sinh mụn hoặc do ếch hoảng sợ phóng nhảy gây ra vết thương. Cách điều trị: Cách ly ếch bị bệnh riêng, dùng thuốc xanh xức lên chỗ loét nhiều lần trong ngày cho đến khi lành bệnh, tìm diệt các ổ kiến xung quanh nơi nuôi. 9. Một số hiện tượng bệnh mắt trắng, mắt mù, cổ vẹo và quay cuồng: Triệu chứng: Mắt trắng bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt, có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện trình trạng quay cuồng, cổ vẹo. Nguyên nhân: Chưa biết rõ nhưng thường thấy ở những con ếch khi bị nhiễm vi khuẩn Becthiria như là: Acromonas spp hay Pscudomonas spp. Cách điều trị: Cách ly con bệnh ra riêng và đốt bỏ, khử trùng bể nuôi bằng thuốc tím hay Chlorine 4 - 6gr/m3 nước, tạt khắp nơi trong bể liên tiếp 3 - 4 ngày, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn để phòng chống vi khuẩn xâm nhập vào những con còn lại hoặc hủy hết ếch trong ô. Phòng chống: Tránh việc đem ếch bố mẹ giống từ các trại có quá khứ đã xảy ra bệnh này về nhân giống và nên tổ chức quản lý trại cho tốt. ThS. Hà Thúc Khánh IV.Khó khăn IV.1. Thiếu trình độ kĩ thuật Ếch Thái Lan bụng to, đùi nhỏ khó xuất khẩu. 18
  19. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch Sau thời gian, rộ lên phong trào nuôi ếch Thái Lan, hầu hết người nuôi đều gặp khó khăn. Chất lượng con giống trôi nổi, thức ăn viên cho ếch khó tìm, đầu ra bấp bênh, kỹ thuật chưa nắm vững… là những trở ngại thường mắc phải. Đây là vật nuôi mới nhập vào Việt Nam vài năm nay, người nuôi còn lạ lẫm, chưa nắm chắc dinh dưỡng thức ăn, đặc điểm sinh trưởng, tính thích nghi với môi trường của chúng. Các trại giống ếch mọc lên khá nhiều nhưng chất lượng tới đâu thì không ai quản lý. Nhiều trại đều giữ lại ếch nuôi làm ếch bố mẹ nên con giống có sức sống kém. Thức ăn cho ếch là loại thức ăn viên nổi, độ đạm từ 25% đến 35% mới giúp ếch phát triển và kháng bệnh tốt. Nhưng hiện tại, rất ít công ty trong nước sản xuất loại thức ăn này nên người nuôi thường phải cho ếch ăn thức ăn của cá, ít chú trọng đến độ đạm nên ếch không phát triển tốt. Từ sau 1 tháng rưỡi, lẽ ra phải bổ sung các thức ăn tươi như cá tạp, ốc, còng,... nhưng đa số người nuôi do chưa am hiểu, không cho ăn bổ sung nên ếch dễ mắc bệnh, dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao. Ngoài thức ăn, môi trường sống cho ếch cũng chưa được người nuôi chú trọng. Thông thường phải thay nước mỗi ngày 1 lần và giữ môi trường nước sạch mới ngăn ngừa được các vi sinh vật tấn công, gây bệnh cho ếch. Các hiện tượng thường thấy là: ếch ăn nhau vào tháng đầu, mắc bệnh lở loét, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ… Khi ếch bệnh, người nuôi lúng túng, không xử lý kịp thời, dần dần trở thành dịch. Lúc thu hoạch, người nuôi lại lao đao tìm đầu ra. Hiện nay, hầu hết thương lái chỉ mua ếch thịt từ 4 đến 6 con/kg, phần đùi xuất khẩu, phần thân tiêu thụ trong nước. IV.2. Tỉ lệ hao hụt cao Kết quả của đợt khảo sát thực tế ở các hộ nuôi ếch theo mô hình nuôi công nghiệp tại thành phố này cho thấy chỉ có 73 hộ nuôi (chiếm 36,5%) là hòa vốn hoặc có lãi. TS Trần Viết Mỹ - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông TP.HCM - nói qua nghiên cứu thực tế đã cho thấy trung bình cứ nuôi 100 con ếch là hao hụt 57 con (tương đương 57%), một tỉ lệ hao hụt lớn. TS Mỹ cho biết thêm ngay khi thả giống đã hao hụt khoảng 26%, rồi hao hụt do bệnh tật khoảng 10%, các nguyên nhân khác như môi trường, chăm sóc... khoảng 21%. Trong khi đó, các nhà chuyên môn tính toán tỉ lệ ếch sống bình quân thấp nhất phải đạt 55% mới có khả năng đảm bảo có hiệu quả kinh tế. 19
  20. Thuy san đai cương ̉ ̉ ̣ ́ Nuôi êch IV.3. Các biến động khác -Yếu tố đầu ra của ếch Thái đang “bí”. Chính vì ếch Thái có cặp đùi nhỏ so với trọng lượng cơ thể nên việc tìm đường xuất sang thị trường các nước không phải là chuyện dễ dàng. Nói chung việc tiêu thụ sản phẩm ếch công nghiệp có khó khăn, giá cả biến động và thấp, chưa đánh giá được khả năng tiêu thụ. - kẻ thù của ếch từ các phía + Kẻ thù hại nòng nọc: đĩa, bọ nước, nhiều loài cá và chim ăn thịt (cò, vạc..) + Kẻ thù hại ếch: rắn (rắn nước, rắn ráo, liu điu,..), chuột(chuột đồng, chuột chù),.. V.Giải pháp Để ếch Thái phát triển tốt, người nuôi nên mua giống ở trại giống có uy tín cần mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật, giúp người nuôi nắm bắt và nuôi ếch đạt hiệu quả. Bài học từ các cây con khác cho thấy, nếu theo phong trào, không quy hoạch, quản lý, định hướng cụ thể sẽ chịu nhiều hậu quả mà nông dân là người bị thiệt thòi nhất. Trước thực trạng nuôi ếch tại thành phố hiện nay, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm khẳng định tại hội thảo : “Nuôi Ếch muốn có lãi không hề đơn giản vì phụ thuộc vào giá cả, bệnh tật, con giống, kỹ thuật…Thành phố vẫn phải phát triển nghề này và cần có một số hộ nuôi tốt để làm điển hình rút kinh nghiệm phổ biến rộng rãi cho bà con. Trước mắt, sẽ kiện toàn lại hệ thống trại sản xuất ếch giống và có chính sách hỗ trợ vốn (nếu cần) để có con giống chất lượng tốt, bên cạnh đó tạo mối liên kết mật thiết giữa trại sản xuất giống với người nuôi, bảo đảm bao tiêu sản phẩm. Trung tâm NCKHKT & Khuyến nông tiếp tục lập thêm các mô hình nuôi ếch có kỹ thuật tốt tại Hóc Môn và Củ Chi, xây dựng Cẩm nang Kỹ thuật nuôi ếch đưa tới tận tay bà con…Đề nghị các nhà khoa học ở Trường Đại học Nông lâm và Viện NCNT thủy sản II nghiên cứu lai tạo để có ếch cho thương phẩm tốt (đùi to) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. Hy vọng trong thời gian tới phong trào nuôi ếch tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi vào ổn định và bề vững, tạo thêm nghề cho các gia đình đồng thời cung cấp thực phẩm cho thị trường trong nước nước cũng như nguyên liệu chế biến xuất khẩu -Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2