intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi lươn kết hợp với nuôi trùn quế

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

231
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lươn có đời sống chui rúc trong bùn đất, trong quá trình nuôi, tạo thêm cồn đất vào trong bể nuôi. Trùn quế thì thích nghi với đời sống ẩm ướt nhất định trong nguồn phân bón hữu cơ dồi dào để tăng trưởng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi lươn kết hợp với nuôi trùn quế

  1. Nuôi lươn kết hợp với nuôi trùn quế Lươn có đời sống chui rúc trong bùn đất, trong quá trình nuôi, tạo thêm cồn đất vào trong bể nuôi. Trùn quế thì thích nghi với đời sống ẩm ướt nhất định trong nguồn phân bón hữu cơ dồi dào để tăng trưởng. Nếu nuôi trùn quế trên nền đất như bể nuôi lươn thì trong điều kiện đất sét sẽ không đủ Oxy và chất đạm cần thiết cho trùn quế sinh sống và sinh sản. Ếch Thái Lan có thể tận dụng diện tích nhỏ trong vườn nhà để nuôi, thời gian nuôi ngắn, giá thành cũng hấp dẫn. 1. Nuôi lươn kết hợp với nuôi trùn quế Lươn có đời sống chui rúc trong bùn đất bằng cách đào hang để sống. Trong quá trình nuôi cũng vậy, ta tạo thêm cồn đất vào trong bể nuôi chiếm khoảng 50% diện tích nuôi. Chất đất tốt để nuôi lươn
  2. là đất thịt pha sét để cho lươn đào hang trú ẩn, vì nền đất sét khi lươn đào hang sẽ không bị sụp lở. Còn đối với trùn quế thì thích nghi với đời sống ẩm ướt nhất định trong nguồn phân bón hữu cơ dồi dào để tăng trưởng và sinh sản tăng sinh khối. Nếu nuôi trùn quế trên nền đất như bể nuôi lươn thì trong điều kiện đất sét sẽ không đủ Oxy và chất đạm cần thiết cho trùn quế sinh sống và sinh sản. Mặt khác,lươn nuôi trong bể cần ánh sáng để lươn sinh trưởng tốt, trong khi trùn quế thì cần bóng tối để lên mặt luống nuôi để đẻ kén. Nói tóm lại để tận dụng nguồn trùn quế làm thức ăn cho lươn, thì cách tốt nhất là nuôi riêng trùn quế rồi thu hoạch trùn làm thức ăn cho lươn, như thế mới có thể chủ động được nguồn thức ăn từ trùn quế cho lươn ăn được. 2. Nuôi ếch Thái Lan: Ếch Thái Lan là đối tượng nuôi mới, có thể tận dụng diện tích nhỏ trong vườn nhà để nuôi, thời gian
  3. nuôi ngắn, giá thành cũng hấp dẫn. Đâ là đối tượng nuôi đang được mọi người tính tới việc nuôi chúng góp phần tăng kinh tế cho gia đình, tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại từ đối tượng này còn phụ thuộc vào giá thành thức ăn và thị trường tiêu thụ của chúng. Do đó, khi qết định nuôi đối tượng này, nh cần tìm hiểu về các vấn đề trên. Sau đây xin giới thiệu cho anh về kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan để anh tham khảo và có thể áp dụng. Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan thương phẩm. Địa điểm nuôi ếch: - Chọn địa điểm thích hợp để tiện cho việc quản lý chăm sóc. - Chọn nơi cao ráo, yên tỉnh, nhiệt độ thích hợp từ 23-300C. - Ở gần nơi có nguồn con giống và thức ăn tự nhiên dồi dào.
  4. - Nguồn nước sử dụng không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, đủ để cấp nước trong mùa khô. Mô hình nuôi: Thông thường nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long tận dụng ao hồ có sẵn để nuôi ếch. Có thể nuôi theo 2 mô hình như sau: Nuôi ao có bao lưới: - Loại mô hình thường áp dụng cho ao có diện tích nhỏ (diện tích từ 50-100m2). - Có thể sử dụng lưới hoặc cau su bao quanh bờ ao cao 1,2 - 1,7m để ếch không phóng ra ngoài được. Trong ao nên thả nhiều lục bình, bè tre làm giá thể giống như điều kiện sinh thái ngoài tự nhiên (chiếm khoảng 2/3 diện tích ao). - Mức nước trong ao từ 0,7 - 1m. Nuôi giai (mùng lưới) đặt trong ao:
  5. Loại mô hình thường áp dụng cho ao có diện tích lớn. Giai được treo bằng tre hoặc tràm đặt trong ao. Diện tích gièo trong ao chiếm từ 1/3-1/2 diện tích ao. Giai được làm bằng lưới nhỏ 2a=1-2 cm, có diện tích từ 6-30 m2 tùy theo điều kiện từng nông hộ. Thả giống: - Ếch nuôi được chọn mua từ trại ương giống có uy tín và có nguồn gốc rõ ràng. - Cỡ giống nuôi thường 40-50 con/kg. - Mật độ thả: 60-80 con/m2. - Thời gian thả thích hợp: Tháng 6-9. Thức ăn và cách cho ăn: - Thức ăn: Ngoài các loại giun đất, cá tạp, cua ốc...cho ếch ăn thêm tấm cám, thức ăn viên...Hiện nay nông dân đã lợi dụng nguồn cá tạp, ốc bưu vàng vào mùa lũ làm nguồn thức ăn rẽ tiền cho ếch. Thức ăn có hàm lượng 20-26 % đạm.
  6. - Khẩu phần ăn trong ngày bằng 8-10% trọng lượng ếch trong ao, cho ăn 1-2 lần trong ngày. - Thời gian cho ăn: Sáng 9-10h, chiều 6-7h. - Thường xuyên vệ sinh sàn ăn, rãi thức ăn lên sàng, theo dõi ếch ăn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho hợp lý tránh thức ăn thừa, vừa gây tốn phí, vừa làm ô nhiễm môi trường nuôi. Chăm sóc quản lý: - Tạo thêm thức ăn cho ếch: Trong khu nuôi ếch thả cua, cá vào nuôi trong ao, mương. Có thể thả ghép một số cá như cá rô, sặc rằn, trê...để tận dụng thức ăn thừa của ếch. - Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch: Mức ăn, tốc độ lớn, hoạt động của ếch, chất nước xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. - Sau khi nuôi 3-4 tháng ếch có thể đạt 300-400 g/con.
  7. Thu hoạch, vận chuyển: - Ngừng cho ăn 1 ngày trước khi thu hoạch và gom ếch lại nuôi với mật độ dày để ếch quen dần trước khi tập hợp ếch để vận chuyển. Lúc đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh xây xát, dùng túi lưới, thùng múp hoặc carton...có soi lỗ để vận chuyển ếch. Thường xuyên giữ ẩm cho da ếch trong quá trình vận chuyển có thể giảm được tỷ lệ hao hụt. Ks. Ngô Tuấn Tính Trung tâm Khuyến nông An Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2