intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi Ngao, Nghêu

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

249
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những năm gần đây Ngao, Nghêu trở thành một sản phẩm quan trọng của ngành Thủy sản và trở thành một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân ven biển từ Bắc đến Nam. Nghề nuôi Ngao, Nghêu đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt khu vực phía Bắc từ quảng Ninh đến Thanh Hoá, trong đó Thái Bình và Nam Định là hai tỉnh có diện tích và sản lượng hàng năm cao nhất, sản lượng ước tính trung bình đạt 60.000-70.000 tấn/năm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi Ngao, Nghêu

  1. Nuôi Ngao, Nghêu Những năm gần đây Ngao, Nghêu trở thành một sản phẩm quan trọng của ngành Thủy sản và trở thành một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân ven biển từ Bắc đến Nam. Nghề nuôi Ngao, Nghêu đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt khu vực phía Bắc từ quảng Ninh đến Thanh Hoá, trong đó Thái Bình và Nam Định là hai tỉnh có diện tích và sản lượng hàng năm cao nhất, sản lượng ước tính trung bình đạt 60.000-70.000 tấn/năm. Khu cực phía Nam đối tượng nuôi chính là Nghêu (Meretrix lyrata) và được nuôi phổ biến ở Bến Tre, Kiêng Giang, TP. Hồ chí Minh, riêng huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh hàng năm sản xuất được 20.000 tấn Nghêu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và nội địa. 4.4.1. Lấy giống tự nhiên a) Chọn bãi lấy giống: Chọn vùng bãi triều, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, thông thường đáy là cát bùn (cát 70-80%, bùn 20-30%). Độ mặn thích hợp 19- 26ppt, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào làm bãi lấy giống. Trường hợp có bị ảnh hưởng của lũ thì phải làm bờ
  2. chắn lũ. Bờ phải vững chắc, đáy rộng 1- 1,5m độ cao tuỳ theo mực nước tràn vào. Phía trong bờ chắn lũ là các bờ ngăn vuông góc với bờ chắn lũ, mặt bờ rộng khoảng 30- 40cm. Trên mặt vùng bãi ngăn thành nhiều ô lấy giống. b) Dọn bãi, chỉnh bãi: Dọn bãi, chỉnh bãi vào trước mùa sinh sản của Ngao. Dọn bỏ các vỏ ĐVTM lớn, gạch đỏ và lấp các chỗ trũng, sau đó bừa cho xốp đáy và san lại cho bằng phẳng để giống bám nhiều.Vùng có nước triều chảy mạnh có thể cải tạo bằng cách đóng cọc để giảm lưu tốc nước, nâng cao lượng giống bám. c) Quản lý bãi: Nội dung quản lý chủ yếu bao gồm chống nước lũ tràn vào, chống nóng, không cho người đi vào bãi, chống địch hại. Thường xuyên kiểm tra giống bám, tu chỉnh bờ, dọn mương, diệt trừ địch hại. d) Lấy giống: Sau khi giống bám được 5-6 tháng, cơ thể ngao đạt 5 mm thì có thể thu giống. * Phương pháp lấy giống khô: Chia bãi giống thành từng ô ruộng nhỏ, rộng khoảng 4-5m chiều dài tuỳ theo địa hình. Khi triều rút, dùng cào (bừa) ngao cào cả giống và cát từ hai bên ruộng vào giữa. Nếu ngao giống vùi sâu thì dùng
  3. cào tay làm như vậy liên tiếp trong 2 lượt triều, tập trung ngao giữa ruộng với bề rộng khoảng 1,5m. Khi triều dâng ngao kiếm mồi ăn sẽ bò hết lên trên, tập trung thành đống trên mặt bãi. Sau khi hoàn thành việc dồn ngao giống và cát vào giữa ruộng thì đào một hố dài. Nếu dùng phương pháp cào bằng cào ngao có 4 răng, lật cả cát và ngao giống lên thì sau đó ngoáy cho tan thành nước bùn, đợi cho ngao bò lên mặt bùn rồi thu giống. * Phương pháp lấy giống nước nông: Khi triều cạn chia bãi thành các mảnh dài, rộng khoảng 8m, sau đó dựng cào ngao, cào xung quanh cả cát và ngao thành một đống hình tròn có đường kính 6m. Lần triều sau dùng cào phần ở chính giữa bãi giống thành một ô trống có đường kính 3m, sâu 3cm. Lần triều sau nữa khi triều rút, dồn ngao giống ở xung quanh đống vào chính giữa đất trống, sau đó là rửa giống. Khi triều rút xuống cỡ khoảng hơn 1m nước sâu thì đi thuyền xuống bãi rửa giống. Khi nước sâu thì người lấy giống dùng chân đạp nước xung quanh bãi giống, ngao giống kiếm ăn ở ngoài mặt quanh đống giống do bị dòng nước kích thích sẽ tập trung thành đống ở chính giữa. Sau đó dùng sọt tre hớt giống vào trong thuyền. Khi triều rút
  4. tương đối cạn thì dùng bàn tay vỗ nước ở xung quanh đống giống từ xung quanh vào giữa, nước chảy làm cho ngao dồn vào chính giữa, dùng sọt tre lấy giống đổ lên thuyền. * Phương pháp lấy giống nước sâu: Ngao sống ở vùng hạ triều, khi thu giống phải dùng lưới kéo. Khi thu giống chèo thuyền tới bãi giống, xác định vị trí thả neo sau đó thả dài dây neo, thuyền theo nước lùi về sau khi cách neo được 50m thì dừng lại thả lưới giống, kéo dây neo để thuyền tiến về phía trước kéo theo lưới giống, cách khoảng 10m thì thu lưới. Tiếp đó lại thả dây neo, thuyền lùi lại thu lần thứ hai nhưng phải giữ hướng lái tốt để giữ cho thuyền và hướng nước chảy theo một góc độ nhất định, tránh việc kéo giống ở trên điểm cũ. 4.4.2. Nuôi Ngao, Nghêu thương phẩm a) Bãi nuôi: Bãi nuôi nên chọn nơi có ngao sinh trưởng tự nhiên hoặc chọn ở những bãi cát pha bùn, gần nơi có nước ngọt chảy vào với một lượng thích hợp. Bãi nuôi bằng phẳng, tỷ lệ cát chiếm 60 – 80%, mặt bãi có màu vàng nhạt. Bãi ở trung, hạ triều là thích hợp; Độ mặn từ 19- 26ppt.
  5. Chỉnh bãi: trước khi thả giống phải chỉnh bãi như đối với bói ngao giống. Chỗ bãi có đáy rắn phải làm cho xốp lên rồi san bằng; để giữ cho mặt bãi không tích nước phải khai mương nhỏ. Trước khi thả giống ở phía cuối bãi dùng đăng tre hoặc lưới chắn xung quanh với độ cao 0,6-0,7m, chân đăng (lưới) vùi sâu xuống bùn cátt từ 0,2-0,3m. Cắm cọc, cách đều nhau 1,2-1,5m để dựng lưới và ngả lưới vào phía trong bãi. Trường hợp không dựng đăng lưới thì đắp bờ. Trên mặt bãi căng nhiều giây ngang để giữ không cho ngao đi. b) Thả giống: Mật độ thả 100 kg/ha với ngao giống cở 5 vạn con/kg; 110 kg/ha với cỡ giống 4 vạn con/kg, 130 kg/ha với cỡ giống 3 vạn con/kg. c) Chăm sóc quản lý: ở các bãi cồn, mỗi hộ dựng một chòi canh trên mặt biển, diện tích 8-10m2 thường xuyên có 1-2 người gác. Thường xuyên kiểm tra rào chắn nhất là chân rào để ngao không bị đẩy ra ngoài vùng nuôi. Thu bắt các loài địch hại của ngao như ốc mỡ trơn Polynices didyma Bottem , ốc mỡ hoa Natica maculosa
  6. Quá trình nuôi thường gặp hiện tượng ngao bị chết hàng loạt, nguyên nhân chủ yếu là: Nhiệt độ cao xuất hiện vào tháng 7-8, lúc này ngao giống đang quá yếu; Vùng bãi để nuôi ngao, chất hữu cơ lắng đọng tăng lên tới 5-6 lần so với bình thường, có thể thấy lớp cát đen dày tới vài cm và có mùi khí thối H2S, do vậy phải bừa lật mặt đáy lên phơi bãi. Các yếu tố khác có thể dẫn tới làm chết hàng loạt là tỷ trọng thay đổi đột ngột, vùng nước bị ô nhiễm, mật độ dày... d) Thu hoạch: Đối với Ngao dầu, Ngao vân nuôi lớn từ 8 – 10 cm, Nghêu Bến Tre cỡ khoảng 3-5 cm có thể thu hoạch. Mùa thu hoạch có thể tiến hành quanh năm vào những lúc nước ròng, tuy nhiên thu hoạch vào mùa xuân dễ bảo quản, mùa hè nhiệt độ cao khoá bảo quản hơn. Phương pháp thu hoạch phổ biến hiện nay là dùng nạo ngao. Đối với các bãi ngao tự nhiên thu hoạch bằng phương pháp này năng suất thường thấp vì mật độ ngao thấp, tuy nhiên ở những bãi ngao nuôi mật độ ngao dày hơn thì phương pháp thu hoạch này cũng có thể đạt năng suất cao, có thể gấp hàng chục lần trở lên.
  7. Có các phương pháp thu hoạch sau: (1) Lợi dụng tính hướng cọc gỗ của Ngao để thu. Trên bãi cứ cách 1,5m đóng một cọc gỗ có đường kính 4-5cm, dài 65-70cm. Sau một thời gian ngao sẽ tập trung ở xung quanh cọc gỗ với bán kính 30cm, lúc này bắt rất thuận tiện. (2) Dùng con lăn đỏ, khi con lăn lăn qua rồi ngao ở dưới bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có nước phun có thể bắt Ngao. (3) Dùng chân đạp trên nước nông để bắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2