intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ổi “cứu” vườn cam

Chia sẻ: Lotus_5 Lotus_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều nhà khoa học đến từ các nước Mỹ, Australia... đều tỏ ra thán phục trước kinh nghiệm làm vườn của nông dân Việt Nam. Đau đầu với bệnh vàng lá Greening Nghề trồng cam, bưởi tại các tỉnh ĐBSCL được xem là nghề có thể giúp người nông dân mau làm giàu. Chỉ với vài nghìn mét vuông, bà con có thể thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Thế nhưng hơn chục năm qua, chuyện làm ăn bỗng trở nên không mấy suôn sẻ. Hàng loạt vườn cam đã bị đốn hạ do dịch bệnh vàng lá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ổi “cứu” vườn cam

  1. Ổi “cứu” vườn cam Nhiều nhà khoa học đến từ các nước Mỹ, Australia... đều tỏ ra thán phục trước kinh nghiệm làm vườn của nông dân Việt Nam. Đau đầu với bệnh vàng lá Greening Nghề trồng cam, bưởi tại các tỉnh ĐBSCL được xem là nghề có thể giúp người nông dân mau làm giàu. Chỉ với vài nghìn mét vuông, bà con có thể thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Thế nhưng hơn chục năm qua, chuyện làm ăn bỗng trở nên không mấy suôn sẻ. Hàng loạt vườn cam đã b ị đốn hạ do dịch bệnh vàng lá Greening. Tác nhân truyền bệnh là loài rầy chổng cánh (RCC), tên khoa học là Diaphorina citri. Cây có múi bị nhiễm bệnh do RCC chích hút nhựa lây truyền vi khuẩn Candidatus Liberibacter aciaticus, làm cho cây suy kiệt, vàng lá, gây thất thoát lớn về năng suất. Đặc biệt bệnh này lây lan theo cấp số nhân ngay trong vườn, rồi phát tán nhanh sang các địa bàn khác. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), từ năm 1994 đến nay, chỉ riêng ĐBSCL trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 hécta cây có múi, bị nhiễ m bệnh, không cho năng suất, phải đốn bỏ để trồng mới.
  2. Nếu cứ liên tục áp dụng giải pháp “đốn tỉa, trồng dặm”, nông dân mất đi khoản thu nhập khá lớn. Cây có múi cho năng suất cao kể từ năm năm tuổ i trở đi, tuổi thọ thu hoạch kéo dài đến 18 - 20 năm. Thực tế nhiều vườn cây nhiễ m bệnh vàng lá Greening chỉ sau ba năm trồng cho trái đã phải đốn bỏ, trồng lại. Ở khu vực ĐBSCL, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang và Đồng Tháp được xem là “vương quốc” cây có múi của cả nước. Ở đây có nhiều thương hiệu nổi tiếng như bưởi năm roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, quýt tiều Lai Vung, bưởi da xanh Bến Tre. Không ít địa phương nông dân phải ngậm ngùi, đốn trắng vì bệnh vàng lá. Chuyên gia Bộ Nông nghiệp Mỹ nghiên cứu vườn cam trồng xen ổi của nông dân Lê Văn Bảy
  3. Tiến sĩ Lê Thị Thu Hồng – Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, cho biết hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác với các nước bạn như Pháp, Úc, Nhật, Đài Loan, … đã được triển khai trong hơn chục năm qua. Việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học đã mang lại một số kết quả nhất định nhằ m cứu lấy nghề trồng cây có múi truyền thống. Những mô hình sản xuất giống cây có múi sạch bệnh trong nhà lưới; phương pháp IPM, tận dụng các thiên địch có lợi trên vườn cây để hạn chế sự xâm hại của RCC; phòng trừ RCC bằng thuốc hóa học,... đã được triển khai thực nghiệm rộng rãi tại nhiều tỉnh. Dù nỗ lực rất lớn song vẫn chưa thể khắc phục được tỷ lệ tái nhiễm trên các vườn cây được trồng mới, theo tiêu chuẩn sạch bệnh. Phát kiến khoa học từ nông dân Gần đây các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã phát hiện một kinh nghiệm phòng trừ RCC khá hiệu quả tại vườn cam của một số nông dân ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Điều ngạc nhiên là trong vườn cam có trồng xen giống ổi xá lỵ, rất ít thấy sự hiện diện gây hại của
  4. RCC. Trong khi những vườn cam lân cận bị nhiễm bệnh vàng lá phải triệt hạ hàng loạt, vườn cam 17 năm tuổi của ông Lê Văn Bảy (xã An Thái Trung) vẫn tốt xum xuê và cho trái đạt năng suất cao nhất vùng. Ông Bảy cười khà khà, tay trong tay trò chuyện rất thân mật với các chuyên gia nông nghiệp người Mỹ, Australia khi đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệ m tại vườn của ông. Ông Bảy có hơn 2 ha đất trồng cam. Áp dụng phương pháp “lấy ngắn nuôi dài”, gia đình ông tận dụng các khoảng đất trống trong liếp cam, trồng xen giống ổi xá lỵ. Chỉ với mong ước thu huê lợi từ trái ổi, bán lấy tiền mua phân bón cam. Vậy mà ông đã thành công với cả hai loại cây. Ổi cho thu nhập dư tiền mua phân. “Thật lạ lùng, từ ngày trồng ổi xen khắp vườn cam, cây cam cứ xanh miết, không bị bệnh vàng bạc (vàng lá Greening)” – ông Bảy nói. Từ phát hiện lạ của ông, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cũng thấy lạ, cùng bắt tay nghiên cứu thêm một số vườn của các nông dân khác có sự hiện diện của cây ổi. Thêm nữa các nhà khoa học một số nước bạn, quan tâm đến dịch bệnh vàng lá, cũng rủ nhau về Cái Bè.
  5. Hy vọng sẽ tìm ra điều kỳ diệu, để khắc phục dịch hại trên cây có múi cho đất nước mình. Về kinh nghiệm, ông Lê Văn Bảy cùng một số lão nông tri điền đều đặt giả thiết: Trong vườn của họ RCC gây hại không đáng kể, có lẽ do chúng dị ứng với mùi hương của lá ổi. Để trồng xen đạt hiệu quả, tốt nhất nên trồng ổi trước sáu tháng. Khi cây ổi phát triển đầy đủ tán lá, sau đó mới xuống giống cam. Từ đây cây cam sẽ được ổi “che chở bảo vệ”. Hiện ở ĐBSCL có trên 130 ha vườn cam trồng xen ổi. Theo khảo sát, đa số đều hạn chế được hiệ n tượng RCC gây hại. Xung quanh phát hiện lạ này, một đề tài khoa học “Nghiên cứu hạn chế mật số RCC trên vườn cây có múi bằng biện pháp trồng xen ổi” đã được triể n khai từ năm 2004-2007, bước đầu ghi nhận nhiều kết quả khá lý thú. Qua khảo sát tại những vườn cam trồng xen ổi không sử dụng thuốc BVTV, mật số RCC hiện diện rất thấp. Đặc biệt số lượng RCC cũng thấp hơn so với vườn cam duy trì thiên địch có lợi (kiến vàng) và xài thuốc lưu dẫn. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhiều nhà khoa học nước ngoài đã cùng nghiên cứu, tìm ra hợp chất mùi hương trong lá ổi có tính năng xua đuổi RCC. Beattie và nhóm cộng sự năm 2006 đã tìm hiểu
  6. lịch sử trồng ổi xá lỵ xen cam sành ở Việt Nam và nhận xét rằng các nhà vườn ĐBSCL trồng xen ổi trong vườn cây có múi từ 15 – 20 năm qua. Hộ dân trồng xen ổi chẳng những tạo thêm thu nhập mà còn có tác dụng hạn chế mật số RCC gây hại trong vườn. David Hall và nhóm cộng sự năm 2007 đã thí nghiệm trong nhà lưới với RCC châu Á tại Florida. Kết quả ghi nhận: Thành trùng rầy di chuyển đến chậu trồng bưởi chùm nhanh hơn, so với chậu trồng bưởi chùm có trồng xen ổi (sau 18 ngày thả rầy). Qua so sánh 5 giống ổi của của nhiều quốc gia, bằng phương pháp thả rầy, giống xá lỵ trắng Việt Nam, được xác nhận đạt hiệu quả xua đuổi rầy cao nhất. Đề tài nghiên cứu khoa học với sự hợp tác Bệnh vàng lá Greening, còn của hai hai chuyên gia nước ngoài Andrew gọi là Huanglongbin, hiện diện tại nhiều nước châu Á, từ Beattie và Katsuya Ichinose cùng các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Nhật Bản lan qua Trung miền Nam, bước đầu kết luận chất ly trích từ Quốc, Đông Nam Á, lục địa lá ổi xá lỵ có khả năng xua đuổi RCC là hợp Ấn Độ và bán đảo Ả Rập. Tại chất Terpenoids - nhóm hợp chất tạo ra mùi châu Phi, bệnh hoành hành hương của lá ổi. So với vườn trồng thuần cây khắp Đông, Nam, Trung Phi. cam, vườn cam trồng xen ổi đạt hiệu quả cao, Rầy dòng châu Á Diaphorina
  7. mật số RCC giảm rõ rệt. citri có mặt ở Brazil hơn 60 năm qua và lan rộng khắp các Các nhà nghiên cứu đề xuất: “Trong tương nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, lai, nên tiến hành nghiên cứu sinh hóa về hợp vùng Caribbe, Florida, chất mùi hương lá ổi để sản xuất ra chế phẩm Tesxas... (Theo Viện Nghiên xua đuổi RCC. Trước mắt Hội đồng khoa cứu Cây ăn quả miền Nam) học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần xem xét công nhận giải pháp trồng xen ổi trong vườn cam là tiến bộ kỹ thuật có thể cho phép phổ biến tại những vùng trồng cam thuộc các tỉnh phía Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2