intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập thi học kì 2 môn Hóa học 8

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Bình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

316
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Ôn tập thi học kì 2 môn Hóa học 8" giới thiệu đến các bạn những kiến thức lý thuyết và những câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải về viết và cân bằng phương trình hóa học, bài tập tính theo phương trình hóa học, bài tập tính theo công thức hóa học,... Hy vọng tài liệu phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập thi học kì 2 môn Hóa học 8

  1. ÔN TẬP THI HỌC KÌ 2 – HÓA 8 I/ LÝ THUYẾT 1. Sự oxi hóa là gì? Sự cháy là gì? Sự oxi hóa chậm là gì? ­ Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất ­ Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. ­ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. 2. Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế. ­ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất  ban đầu. ­ Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa. ­ Phản ứng thế là phản ứng hóa học xảy ra giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay  thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. 3. Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì? ­ Giống: đều là sự oxi hóa, có tỏa nhiệt ­ Khác: sự cháy có phát sáng, sự oxi hóa chậm không phát sáng. 4. Hãy nêu điểm khác nhau giữa sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi? Giải thích vì sao có   sự khác nhau đó Điểm khác nhau giữa sự  cháy của một cháy trong không khí và trong khí oxi: Sự  cháy trong không khí  xảy ra chậm hơn và tạo nhiệt độ thấp hơn trong khí oxi . Vì trong không khí tyhe63 tích N 2 nhiều gấp 4 lần  thể tích khí O2 nên diện tiếp xúc của chất cháy với các phân tử khí oxi ít hơn nên sự cháy diễn ra chậm hơn.  Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng N2 nên nhiệt độ đạt được thấp hơn. 5. Nêu định nghĩa và công thức chung của các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối.  ­ Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. MxOy ­ Axit là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. HnA ­ Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit (OH).   M(OH)n ­ Muối là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. MxAy 6. Thế nào là chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa. ­ Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. ­ Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác/ ­ Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.  ­ Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất. 7. Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. ­ Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch . 1
  2. ­ Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. ­ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. ­ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. ­ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. 8. Nêu các khái niệm:nồng độ phần trăm, nồng độ mol. Viết công thức tính C% và CM.  Nồng độ phần trăm (C%)của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. mct .100% C%       mct: khối lượng chất tan (g); mdd : khối lượng dung dịch (g) mdd          Nồng độ mol (CM)của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.  n CM n: số mol chất tan (mol);  Vdd: thể tích dung dịch (lít) Vdd VẬN DỤNG:  1. Trong những chất sau đây, chất nào là oxit, bazơ, axit, muối. Gọi tên các chất. a. CaO f. HCl k. Al2O3 b. H2SO4 g. LiOH l. HNO3 c. Fe(OH)2 h. CuSO4 m. Zn(NO3)2 d. FeSO4 i. SO2 n. Zn(OH)2. e. CuSO4 j. KOH 2. Viết CTHH và phân loại chất có tên sau: a. Canxi clorua f. Kali photphat k. Sắt(III) nitrat b. Natri hidroxit g. Sắt (II) oxit l. Kali sunfit c. Kali nitrat h. Canxi hidroxit m. Magie hidroxit d. Canxi photphat i. Nhôm sunfat n. Muối ăn e. Axit sunfuro j. Khí sunfuro o. Axit photphoric p. Khí cacbonic II/ BÀI TẬP A. VIẾT VÀ CÂN BẰNG PTHH 1. Hãy lập các phương trình hóa học sau đây và cho biết phản ứng thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản   ứng phân hủy? a) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 d)   HgO  Hg + O2 b)   Fe + O2  Fe3O4 e)  KClO3  KCl + O2 c)   P + O2  P2O5 f)  Mg + O2  MgO  2
  3. g)  Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O  h)  N2  + O2  N2O5 2. Hãy lập các phương trình hóa học sau đây và cho biết phản  ứng thuộc loại phản  ứng hóa hợp hay phản   ứng phân hủy?  a. KMnO4  ?  + MnO2 + ? e.  KClO3  ? + ? b. ? + ?  Fe3O4 f. ? + ?  MgO  c. ? + ?  P2O5 g. Fe(OH)3  Fe2O3 + ?  d. HgO  ? + ? h. N2  + ?  N2O5 3. Viết phương trình phản ứng của các phản ứng sau và phân loại phản ứng a. Magiê   tác   dụng   với   khí   oxi   ở  f. Nhôm tác dụng với axit clohidric nhiệt độ cao. g. Sắt   tác   dụng   với   axit   sunfuric  b. Khí Hidro tác dụng với thủy ngân  lõang (II) oxit ở nhiệt độ cao h. Kẽm   tác   dụng   với   axit   sunfuric   c. Sắt   tác   dụng   với   axit   clohidric   lõang lõang i. Nhôm   tác   dụng   với   axit   sunfuric   d. Kẽm   tác   dụng   với   axit   clohidric  lõang lõang j. Hidro tác dụng với oxi e. Sắt tác dụng với khí oxi  ở  nhiệt  độ cao 4. Viết phương trình phản ứng và phân loại phản ứng : a. Oxi tác dụng với sắt, natri, lưu hùynh, metan, kali, nhôm, photpho, nitơ, cabon. b. Hidro tác dụng với sắt (II) oxit, sắt (III) oxit, thủy ngân (II) oxit, chì (II) oxit, oxit sắt   từ, oxi, đồng (II) oxit. c.  Điều chế oxi từ kali clorat, thuốc tím (kali pemanganat), nước. d. Điều chế hidro từ Al, Fe, Zn , Mg với HCl, H2SO4 loãng e. Nước tác dụng với Na, K, Ca, Ba, vôi sống, BaO, natri oxit, kali oxit, SO 3, P2O5, khí  cabonic, đinitơ pentaoxit, khí sunfurơ (lưu huỳnh đioxit). 5. Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau: (có ghi điều kiện phản ứng)     Ca(OH)2       a. KClO3    O2    CuO    H2O    NaOH b. KMnO4   O2   Fe3O4   Fe     FeCl2   FeSO4 c. Natri   Natri oxit   natri hidroxit. d. Cacbon   cacbon đioxit   axit cacbonic. B. NHẬN BIẾT 1. Có các lọ khí sau: không khí, hidro, oxi. Làm thế nào để nhận biết các khí trên 3
  4. 2. Có các lọ khí sau: nitơ, hidro, oxi. Làm thế nào để nhận biết các khí trên 3. Có các lọ khí sau: cacbonic, hidro, oxi. Làm thế nào để nhận biết các khí trên 4. Có các lọ chứa các dung dịch sau: NaCl, NaOH, HCl. Làm thế nào để nhận biết các chất trên. 5. Có các lọ chứa các dung dịch sau: K2SO4, Ca(OH)2, H2SO4. Làm thế nào để nhận biết các chất trên. 6. Có các lọ chứa các dung dịch sau: natri nitrat, kali hidroxit, axit nitric. Làm thế nào để nhận biết các chất   trên. C. TÍNH NỒNG ĐỘ % (C%), NỒNG ĐỘ MOL (CM) 1. Tính nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3. 2. Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau: a. 0,5 mol KCl trong 750 ml dung dịch  b. 0,05 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch 3. Hãy tính số mol và số gam chất tan có trong mỗi dung dịch sau: a. 1 l dung dịch NaCl 0,5M b. 500 ml dung dịch KNO3 2M 4. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau: a. 20 g KCl trong 600 g dung dịch b. 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch 5. Tính số gam và số mol chất tan có trong: a. 2,5 l dung dịch NaCl 0,9M b. 50 g dung dịch MgCl2 4% c. 250 ml dung dịch MgSO4 0,1M 6. Ở nhiệt độ 250C, độ tan của muối ăn là 36 g, của đường là 204 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên. D. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 1. Cho 2,7g nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric a. Viết phương trình phản ứng  b. Tính thể tích khí thu được (đktc) c. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy khí trên. Biết Voxi = 20% Vkhông khí d. Tính khối lượng kim loại thu được khi cho khí trên đi qua 4g sắt(III) oxit 2. Cho 19,5g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohidric. a. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc b. Nếu dùng khí trên để khử 19,2 g sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt. 3. Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric. a. Tính thể tích khí hidro thu được (đktc). 4
  5. b. Nếu cho toàn bộ khí thu được khử 8 g đồng (II) oxit thì thu được bao nhiêu gam đồng. Chất nào còn dư sau  phản ứng và dư bao nhiêu gam. 4. Đốt cháy 16,8 g sắt thu được oxit sắt từ. a. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn tòan lượng sắt trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không  khí. b. Nếu dùng 11,2 lít khí hidro (đktc) để khử oxit trên ở nhiệt độ cao thì thu được bao nhiêu gam sắt. 5. Dẫn 16,8 lít khí hidro (đktc) qua bột sắt (III) oxit đun nóng. a. Tính khối lượng kim loại thu được. b. Cho kim loại trên vào dung dịch có chứa 18,25g axit clohidric thì thu được bao nhiêu gam muối. Chất nào còn  dư và dư bao nhiêu gam. 6. Cho 13g kẽm tác dụng với dung dịch axit clohidric. a. Tính thể tích khí hidro thu được (đktc). b. Nếu cho toàn bộ khí thu được khử 8 g đồng (II) oxit thì thu được bao nhiêu gam đồng. Chất nào còn dư sau  phản ứng và dư bao nhiêu gam. 7. Cho 5,4 g nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric. a. Tính thể tích khí hidro thu được (đktc) b. Nếu cho toàn bộ khí thu được khử 66,9 g chì (II) oxit thì thu được bao nhiêu gam kim loại. Chất nào còn dư  sau phản ứng và dư bao nhiêu gam. 8. Dẫn 8,96 lít khí hidro (đktc) qua bột sắt (II) oxit đun nóng. a. Tính khối lượng kim loại thu được. b. Cho kim loại trên vào dung dịch có chứa 49g axit sunfuric thì thu được bao nhiêu gam muối. Chất nào còn dư  và dư bao nhiêu gam. 9. Dẫn 10,08 lít khí hidro (đktc) qua bột oxit sắt từ đun nóng. a. Tính khối lượng kim loại thu được. b. Cho kim loại trên vào dung dịch có chứa 10,95g axit clohidric thì thu được bao nhiêu gam muối. Chất nào còn  dư và dư bao nhiêu gam. 10. Cho 19,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric. a. Tính thể tích khí hidro thu được (đktc). b. Nếu cho toàn bộ khí thu được khử 65,1 g thủy ngân (II) oxit thì thu được bao nhiêu gam thủy ngân. Chất nào  còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam. 11. Cho 4,05 g nhôm tác dụng với dung dịch axit sunfuric. a. Tính thể tích khí hidro thu được (đktc) b. Nếu cho toàn bộ khí thu được khử 23,2 g oxit sắt từ thì thu được bao nhiêu gam kim loại. Chất nào còn dư  sau phản ứng và dư bao nhiêu gam. E. TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC 5
  6. 1. Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Hãy tính: a. Khối lượng mol của hợp chất  b. Thành phần % (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất. 2. Tính thành phần % (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong những hợp chất sau: a. CO và CO2 d. CuSO4 g. Na2SO4 b. Fe3O4 và Fe2O3 e. (NH2)2CO h. Na2CO3 c. SO2 và SO3 f. Cu(NO3)2 i. Al2(SO4)3 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2