intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập trắc nghiệm môn hóa 12 về AL-Fe

Chia sẻ: Pham Ngoc Linhdan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

105
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Ôn tập trắc nghiệm môn hóa 12 về AL-Fe để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập trắc nghiệm môn hóa 12 về AL-Fe

  1. Phần III NHÔM - SẮT Câu:1 Khi thêm Na2CO3 vào dung dịch Al2SO4 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A/ Nước vẫn trong suốt . B/ Có kết tủa nhôm cacbonat. C/ Có kết tủa Al(OH)3. D/ Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa lại tan. Câu:2Giải thích tại sao người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy để điều chếAl A/ AlCl3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Al2O3 B/ AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên khi nung dễ bị thăng hoa. C/ Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại. D/ Al2O3 cho ra Al tinh khiết. Câu:3 Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 hiện tượng xảy ra là: A/ Dung dịch vẫn trong suốt. B/ Có kết tủa Al(OH)3. C/ Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa lại tan. D/Có kết tủa nhôm cacbonat Câu:4 Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phả ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: A/ 2,24g B/ 4,08g C/ 10,2g D/ 0,224g Câu:5 Hoà tan AlCl3 trong nước , hiện tượng xảy ra là: A/ Dung dịch vẫn trong suốt B/ Có kết tủa. C/ Có kết tủa đòng thời có khí thoát ra. D/Có kết tủa sau đó kết tủa lại tan. Câu:6 Để phân biệt 3 kim loại Al,Ba,Mg , chỉ dùng 1 hoá chất là: A/ Dung dịch NaOH B/ Dung dịch HCl C/ Dung dịch H2SO4 -D/ Nước Câu:7 Phản ứng điều chế FeCl2 là: A/Fe + Cl2  FeCl2 B/ 2FeCl3 + Fe  3 FeCl2 C/ FeO + Cl2  FeCl2 + 1/2O2 D/ Fe + 2NaClFeCl2 +2Na Câu:8 Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A/ Fe + HNO3 B/ Fe(OH)2 +HNO3 C/ Ba(NO3)2 + FeSO4 D/ FeO + NO2 Câu:9 Trong 3 oxit FeO,Fe2O3 và Fe3O4 chất nào có tác dụng với HNO3 tạo ra chất khí: A/ Chỉ có FeO B/ Chỉ có Fe3O4 C/ FeO và Fe3O4 D/ Chỉ có Fe2O3 Câu:10 Để điều chế Fe trong công nghiệp người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A/ Điện phân dung dịch FeCl2. B/Khử Fe2O3 bằng Al. C/ Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiêt độ cao. D/ Mg + FeCl2 MgCl2+ Fe Câu:11 Dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau, để có được ion Fe3+ : 1/ Fe + HNO3 2/ Fe + HCl 3/ Fe + Cl2 4/ Fe2+ + KI A/ Chỉ có 1 B/ Chỉ có 1,3 C/ Chỉ có 2,4 D/ Chỉ có 3 Câu:12 Để điều chế FeO ta có thể dùng phản ứng: A/ 2Fe + O2  2FeO B/ Fe2O3 + CO  2FeO + CO2 C/ FeSO4  FeO + SO2 +1/2O2 D/ Fe3O4  3FeO + 1/2O2 Câu:13 Cho mg Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có dX/O2=1,3125. Khối lượng m là: A/ 5,6g B/ 11,2g C/ 0,56g D/ 1,12g Câu: 14 Các quặng sắt có trong tự nhiên : manhêtit , hêmatit, xiđêrit có công thức lần lượt là: A/ Fe2O3 , Fe3O4 ,FeCO3 B/ Fe3O4,FeCO3,Fe3O4 C/ Fe3O4,Fe2O3,FeCO3 D/ FeCO3,Fe2O3,F3O4 Câu:15 Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng ,phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là: A/ Fe(NO3)3 B/ Fe(NO3)3, HNO3 C/ Fe(NO3)2 D/ Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3
  2. Câu:16 Đốt nhôm trong bình đựng khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 g . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là: A/ 1,08 g B/ 3,24 g C/ 0,86 g D/ 1,62 g Câu:17 Hoà tan hoàn toàn 16,2 g một kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được5,6 lit hỗn hợp khí gồm NO và N2 có khối lượng 7,2 g . Kim loại M là: A/ Mg B/ Fe C/ Al D/ Zn Câu:18 Cho nước NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A . Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là: A/ Al2O3 B/ Zn và Al2O3 C/ ZnO và Al D/ ZnO và Al2O3 Câu:19 Cho dung dịch chứa amol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl . Điều kiện để thu đươc kết tủa sau phản ứng là: A/ a=b B/ a= 2b C/ a < b < 4a D/ < 4a Câu:20 Hoà tan 2,4 g Oxit sắt vừa đủ với 90 ml dung dịch HCl 1M . Công thức của oxit sắt đem hoà tan là: A/ FeO Fe3O4 C/ Fe2O3 D/ không xác đinh được. Câu:21 Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4 , FeCl2 ,FeCl3 .Số cặp chất có phản ứng với nhau là: A/ 1 B/ 2 C/ 3 D/ 4 Câu:22 Cho 2,81 g hỗn hợp gồm Fe2O3 ,MgO và ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng các muối sunfat tạo ra là: A/ 3,8g B/ 4,81g C/ 5,21g D/ 4,8g Câu:23 Nhúng một lá sắt nặng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g.Nồng độ mol của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là: ( thể tích dung dịch không đổi) A/ 2,3M B/ 0,27M C/ 1,8M D/ 1,36M Câu:24 Hoà tan 9,14g hợp kim Cu,Mg,Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84lit khí X (đkc) , 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được mgam muối .Vậy m có giá trị là: A/ 31,45g B/ 33,25g C/ 3,99g D/ 35,58g Câu:25 Cho 3,78g bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y.Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm4,06 g so với dung dịch XCl3 . Công thức của muối XCl3 là: A/ BCl3 B/ AlCl3 C/ FeCl3 D/ Không xác định được. Câu:26 Từ 2 phản ứng sau : Cu +FeCl3 CuCl2 + FeCl2 ; Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu. Có thể rút ra : A/ Tính oxi hoá của Fe3+>Cu2+>Fe2+. B/ Tính oxi hoá của Fe3+>Fe2+>Cu2+ C/ Tính khử của Fe> Fe2+>Cu D/ Tính khử của Cu>Fe>Fe2+ Câu:27 Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng , rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan .Kim loại này là: A/ Al B/ Mg C/ Zn D/ Fe Câu:28 Cho NaOH vào dung dịch chứa 2 muối AlCl3 và FeSO4 được kết tủa A . Nung A được chất rắn B .Cho H2 dư đi qua B nung nóng được chất rắn C gồm: A/ Al và Fe B/ Fe C/ Al2O3 và Fe D/ B hoặc C đúng Câu:29 Cùng một lượng kim loại R khi hoà tan hết bằng dung dịch HCl và bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì lượng SO2 gấp 48 lần H2 sinh ra .Mặt khác khối lượng muối clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunfat .R là : A/ Magiê B/ Sắt C/ Nhôm D/ Kẽm. Câu:30 Cho 5,4g kim loại R tan hết trong dung dịch HCl thu được 6,72 lit khí H2 (đkc). Kim loại R là: A/ Fe B/ Mg C/ Zn D/ Al Câu:31 Cho 5,1g hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Mg tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng , thu được 5,6 lit khí SO2 (đkc). Khối lựơng mỗi kim loại Al và Mg trong hỗn hợp là:
  3. A/ 0,54g và 4,46g B/ 4,52g và 0,48g C/ 2,7gvà2,4g D/ 3,9g và 1,2g Câu:32 Hoà tan hoàn toàn 5,6 g sắt trong dung dịch HNO3 .Sau phản ứng thu được dung dịch muối và 2,24 lit khí X chứa Nitơ (đkc). Khí X là: A/ NO B/ NO2 C/ N2 D/ N2O Câu:33 Hoà tan 2,32g FexOy hết trong dung dịch H2SO4 đặc,nóng. Sau phản ứng thu được 0,112 litkhí SO2(đkc).Công thức cuả FexOy là: A/ FeO B/ Fe3O4 C/ Fe2O3 D/ Không xác định được. Câu:34Đốt m gam hỗn hợp 3 kim loại Cu,Fe,Al trong bình chứa oxi dư , kết thúc phản ứng thấy khối lượng oxi giảm 8g . Nếu hoà tan hết m gam 3 kim loại trên trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được bao nhiêu lit khí SO2 thoát ra (đkc) A/ 1,12lit B/ 2,24 lit C/ 11,2 lit D/ 8,96 lit Câu:35 Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl , nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan nhôm sẽ là: A/ Xảy ra chậm hơn. B/ Xảy ra nhanh hơn. C/ Không thay đổi. D/ Tất cả đều sai. Câu:36 Kim loại X có các tính chất sau: -Nhẹ, dẫn điện tốt ; -Phản ứng mạnh với dung dịch HCl ; - Tan trong dung dịch kiềm giải phóng khí H2 . Kim loai X là: A/ Al B/ Mg C/ Cu D/ Fe Câu:37 Dụng cụ làm bằng kim loại nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm? A/ Cu B/ Fe C/ Ag D/ Al Câu:38 Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm,kiềm thổ,nhôm là: A/ Tính khử mạnh. B/ Tính khử yếu. C/ Tính oxi yếu. D/ Tính oxi hoá mạnh. Câu:39 Dung dịch AlCl3 trong nước bị thuỷ phân,Chất làm tăng cường quá trình thuỷ phâncủa AlCl3 là: A/ NH4Cl B/ Na2CO3 C/ ZnSO4 D/ Không có chất nào. Câu:40 Phèn nhôm (phèn chua) có công thức hoá học là A/ Na AlF6 B/ KAl(SO4)2.12H2O C/ NH4Al(SO4)2.12H2O D/ B,C đều đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2