intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập và trả lời môn Vi Sinh Thực Phẩm

Chia sẻ: Trương Quốc Khánh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

512
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'ôn tập và trả lời môn vi sinh thực phẩm', khoa học tự nhiên, công nghệ sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập và trả lời môn Vi Sinh Thực Phẩm

  1. Vi Sinh Thực Phẩm ÔN TẬP MÔN VI SINH THỰC PHẨM Câu 1: Khái niệm quá trình lên men, trình bày các phương pháp lên men? 1. Khái niệm quá trình lên men: Là quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ không chứa Nitơ dưới tác dụng của - VSV. Là một quá trình sinh học diễn ra liên tục, bắt đầu từ khâu tạo giống, nhân giống - sinh khối, lên men, thu nhận SP cuối cùng. Phương pháp lên men: hiếu khí và kỵ khí: - + Lên men hiếu khí: bản chất là quá trình hô hấp, phần lớn VSV hiếu khí oxh các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, giải phóng một năng lượng khá lớn. Một số trường hợp các VSV oxh không hoàn toàn. Sản phẩm tạo thành là acid hữu cơ (lên men giấm). + Lên men kỵ khí: lên men rượu, bia, lactic, …Là quá trình hô hấp không có oxy, các cơ chất được oxh không hoàn toàn. Sản phẩm tạo thành gồm nhiều chất trung gian, sản phẩm cấp 1, sản phẩm cấp 2. Năng lượng trong hô hấp kỵ khí không được giải phóng hết. 2. Các phương pháp lên men: a. Lên men bề mặt: VSV phát triển trên bề mặt MT, thường là hiếu khí. - - MT nuôi cấy là MT rắn, xốp như: cám mì, cám gạo,… hoặc dạng lỏng thường dùng là nước đường hóa, nước bã rượu, rỉ đường (phối hợp với một số muối khoáng) được rắc liên tục. - Độ ẩm MT nuôi cấy thường là 60%. - VSV tiết ra những enzyme như amilase, protease,… - Sử dụng O2 để hô hấp và thải CO2 ra MT xung quanh và tỏa nhiệt. - MT phải thoáng, rộng, lớp bề mặt MT không nên quá sâu và nuôi ở nhiệt độ thích hợp trong buồng nuôi cấy có độ ẩm không khí là 90%. - Thích hợp cho nuôi cấy Aspergiluss oryzae, Asp.Niger,…  Quá trình nuôi cấy theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: 10 – 15h. 1. - Bào tử trương nở và hô hấp. - Duy trì nhiệt độ từ 28 – 30oC. - Sợi nấm hình thành có màu trắng hoặc sữa, thành phần dinh dưỡng có s ự thay đổi, khối MT rời rạc. Giai đoạn 2: 14 – 18h. 2. - Hệ sợi nấm bắt đầu phát triển tạo thành mạng chằng chịt. Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 1
  2. Vi Sinh Thực Phẩm - Quá trình hô hấp tăng mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng, độ ẩm MT giảm. - Phải thông gió và điều hoà độ ẩm thường xuyên để đảm bảo cho tế bào nấm mốc phát triển. - Các chất dinh dưỡng bắt đầu giảm nhanh một sản phẩm được hình thành. Giai đoạn 3: 10 – 12h. 3. - Nhiệt độ môi trường và cường độ hô hấp của VSV giảm. - Sợi nấm có màu đặc trưng, enzyme được hình thành và có hoạt tính mạnh nhất.  Ưu điểm: - Đơn giản, dễ thực hiện. - Không cần thiết bị đắt tiền, phức tạp. - Dễ thích hợp với điều kiện sản xuất có trình độ cơ khí chưa cao. - Dễ dàng xử lý khi gặp trường hợp nhiễm VSV lạ.  Nhược điểm: - Không có khả năng điều chỉnh pH. - Cần diện tích lớn. - Khó cơ giới hoá tự động hoá. b. Lên men chìm: - VSV được nuôi cấy trong MT lỏng và phát triển theo chiều sâu MT. - Nguyên liệu chính: dung dịch đường, dịch thủy phân, cellulose, tinh bột,… Nồng độ đường thích hợp khoảng 10-15%, nguồn dinh dưỡng bổ sung là Nitơ. - Nuôi cấy chìm được tiến hành trong các thùng lên men chứa MT dinh dưỡ ng, bên trong có chứa cánh khuấy và sục khí để cung cấp oxy cho VSV phát triển. - Đối với VSV kỵ khí: không cần sục khí, thỉnh thoảng phối trộn. - Đối với VSV hiếu khí: phải sục khí liên tục. Câu 2: Những điều kiện (nhiệt độ, pH, nồng độ dịch lên men, hàm lượng oxy) ảnh hưởng đến quá trình lên men như thế nào? 1. Nhiệt độ: Mỗi loại VSV có một yêu cầu nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của VSV đó. - Khi nhiệt độ không thích hợp, hoạt tính của enzyme giảm hẳn và đôi khi xảy ra - hiện tượng lên men phụ phức tạp. VSV có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ 18 – 140oC. - 2. pH môi trường: Có tác động trực tiếp lên VSV. - Thông thường pH tối ưu cho hoạt động lên men từ 4.5 – 5.0. - Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 2
  3. Vi Sinh Thực Phẩm Trong quá trình lên men VSV chủ yếu thường là nấm men, nấm men có thể phát - triển trong môi trường có pH = 2.8 nhưng thích hợp nhất là 4.5 – 5.0. Vi khuẩn bắt đầu phát triển ở pH 4.2 trở lên. 3. Nồng độ dịch lên men: Thông thường dịch lên men có nồng độ chất khô từ 16 – 18 %. - Hàm lượng đường đối với quá trình lên men rượu khoảng 13 – 15%. - Hàm lượng đường đối với quá trình lên men lactic khoảng 10%. -  Nếu nồng độ đường quá cao, sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu gây mất cân bằng trạng thái sinh lý của nấm men. Lượng Oxy: 4. Quyết định chiều hướng lên men hiếu khí hay kỵ khí. Từ đó dẫn đến sự tạo thành các sản phẩm khác nhau. VD: Nhu cầu oxy của nấm men ở các giai đoạn lên men là khác nhau. Câu 3: Ưu và nhược điểm của lên men chìm và lên men bề mặt? 1. Lên men chìm: a. Ưu điểm: Không cần diện tích lớn. - Dễ tổ chức được xí nghiệp có sản lượng lớn. - Các thiết bị dễ cơ giới hoá và tự động hoá trong toàn bộ quy trình. - Có khả năng điều chỉnh pH. - Nhược điểm: b. Đòi hỏi trang bị KT cao, thiết bị đắt tiền, chịu được áp lực cao, phải kín, làm - việc ở điều kiện vô trùng tuyệt đối, dễ nhiễm trùng toàn bộ. Cần phải khấy và sục sôi liên tục. - Khí phải được qua hệ thống lọc sạch tiệt trùng. - Khó thu nhận enzyme. - Khả năng sinh tổng hợp thấp. - 2. Lên men bề mặt: a. Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. - Không cần thiết bị đắt tiền, phức tạp. - Dễ thích hợp với điều kiện sản xuất chưa cao. - Dễ dàng xử lý khi gặp trường hợp nhiễm VSV lạ. - Khả năng sinh tổng hợp cao. - Dễ thu nhận enzyme. - b. Nhược điểm: Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 3
  4. Vi Sinh Thực Phẩm Không có khả năng điều chỉnh pH. - Cần diện tích lớn. - Khó cơ giới hoá, tự động hoá. - Câu 4: Sự phát triển của VSV trong lên men bề mặt? 1. Giai đoạn 1: 10 – 15h. - Bào tử trương nở và hô hấp. - Duy trì nhiệt độ từ 28 – 30oC. - Sợi nấm hình thành có màu trắng hoặc sữa, thành phần dinh dưỡng có s ự thay đổi, khối MT rời rạc. Giai đoạn 2: 14 – 18h. 2. - Hệ sợi nấm bắt đầu phát triển tạo thành mạng chằng chịt. - Quá trình hô hấp tăng mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng, độ ẩm MT giảm. - Phải thông gió và điều hoà độ ẩm thường xuyên để đảm bảo cho tế bào nấm mốc phát triển. - Các chất dinh dưỡng bắt đầu giảm nhanh một sản phẩm được hình thành. Giai đoạn 3: 10 – 12h. 3. - Nhiệt độ môi trường và cường độ hô hấp của VSV giảm. - Sợi nấm có màu đặc trưng, enzyme được hình thành và có hoạt tính mạnh nhất. Câu 5: Kể tên các VSV thường gặp và những ứng dụng của chúng trong sản xuất thực phẩm? Một số VSV thường gặp trong thực phẩm: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo. Vi khuẩn Lactic: thuỷ phân đường tạo a.lactic hoặc tạo a.lactic từ nguồn cacbon. - Vi khuẩn Acetobacter: VK lên men giấm. - Vi khuẩn Lactobacillus bulgaricars: dùng trong SX sữa chua. - Vi khuẩn Corynebacterium glutanicum: vi khuẩn lên men bột ngọt… - Nấm men chủng Saccraromyces: dùng trong SX bia. - Mốc Aspergillus oryzae: dùng trong SX nước chấm. - Tảo Sprirulina: chứa nhiều vitamin – lipit – glucid đươc dùng làm TP chức năng. - Câu 6 : Trình bày các tiêu chuẩn chọn giống VSV trong sản xuất thực phẩm? Khả năng tạo thành SP với năng suất cao. - Khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền. - Thuần khiết, khả năng chống lại sự nhiễm tạp của các VSV lạ. - Bảo quản dễ dàng, ổn định các đặc tính trong suốt thời gian sử dụng. - Khả năng thay đổi các đặc tính bằng các kỹ thuật đột biến, kỹ thuật gen. - Câu 7: Các phương pháp tồn trữ giống VSV? Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 4
  5. Vi Sinh Thực Phẩm 1. Cấy truyền định kỳ: Nguyên tắc là dựa trên sự trao đổi chất theo một khoảng thời gian nhất định. - Giống được cấy vào nhiều ống nghiệm (tối thiểu là 3-5 ống), sau đó nuôi ở nhiệt - độ thích hợp đến khi tạo được lượng sinh khối lớn nhất, đem bảo quản ở nhiệt độ lạnh 4oC.  Ưu điểm: - Đơn giản, dễ thực hiện. - Chi phí thấp.  Nhược điểm: - TG BQ ngắn. - Tốn nhiều công sức. - Giống dễ bị mất hoạt tính. 2. Cấy truyền và giữ giống VSV dưới lớp dầu khoáng: Nguyên tắc: cách ly VSV khỏi không khí, hạn chế tối đa quá trình hô hấp của - VSV. Giống được nuôi đến khi phát triển tối đa, đun dầu ở nhiệt độ 100oC. - Làm giảm độ ẩm < 5%. - Trộn bào tử và đất cát đã qua sấy và làm nguội trong buồng vô trùng. - Đóng gói vào bao bì chống ẩm và BQ ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ lạnh. -  Ưu điểm: - TG tồn trữ lâu có thể đến 5 năm. - Chi phí thấp, có thể trữ một số lượng lớn. Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 5
  6. Vi Sinh Thực Phẩm  Nhược điểm: - Chỉ áp dụng với VSV có khả năng tạo bào tử và chỉ dùng trong nông nghiệp hoặc xử lý MT. - Một lượng VSV có thể chết trong khi tồn trữ. 4. Phương pháp đông lạnh: Nguyên tắc: dựa trên cơ sở sự phát triển của VSV bị ức chế ở nhiệt độ lạnh sâu. - Trước khi đông lạnh người ta thường nhũ hóa VSV. - Một trong các chất nhũ dịch có thể là: - + Glycerin 15% + Huyết thanh ngựa (loại không có chất bảo quản). + Dung dịch saccharose 10% + gelatin 1% , pH = 6.8 – 7.  Ưu điểm: - TG BQ lâu. - Đơn giản, dễ thực hiện.  Nhược điểm: - Chi phí cao. - Phải nhũ hóa trước khi đông lạnh. 5. Đông khô: Nguyên tắc: làm giảm độ ẩm của canh trường nuôi cấy ở nhiệt độ thấp trong - điều kiện chân không. Tiến hành: Nuôi VSV trong môi trường lỏng. - Khi mật độ tế bào đạt mức cao nhất, chuyển chúng vào ống thủy tinh có dung - tích 1-5ml rồi đưa vào máy đông khô.  Ưu điểm: - TG BQ rất lâu, giống không mất chất lượng. - Đơn giản, dễ thực hiện.  Nhược điểm: - Chi phí cao. - Có khả năng chết một tỷ lệ VSV nhất định. Câu 8: Quá trình lên men rượu: định nghĩa, biến đổi sinh hoá trong quá trình lên men, điều kiện lên men và ứng dụng ? 1. Định nghĩa: Là quá trình phân huỷ đường thành rượu và khí cacbonic dưới tác dụng của VSV Saccharomyces cerevisiae. 2. Biến đổi sinh hoá trong quá trình lên men: Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 6
  7. Vi Sinh Thực Phẩm Khi dùng đường lên men, SP thu được gần 50% rượu ethylic, 45% CO2, 4% SP phụ như glycerin, aldehyd… 3. Điều kiện chính của quá trình lên men rượu: Nồng độ đường: 10-18%. - Oxy. - pH MT: 4-4.5. - Nhiệt độ: 4-28oC. - Nồng độ rượu (12-14%) và khí CO2. - 4. Ứng dụng của quá trình lên men rượu: Sản xuất rượu ethylic. - Sản xuất rượu vang. - Chế biến nước giải khát lên men. - Câu 9: Quá trình lên men lactic: định nghĩa, phân loại, VSV tham gia, điều ki ện lên men và ứng dụng? 1. Định nghĩa: Là quá trình chuyển hóa chất glucid thành a.lactic nhờ hoạt động sống trực tiếp của VSV, điển hình là vi khuẩn lactic. 2. Phân loại: Lên men đồng hình, lên men dị hình. Lên men lactic đồng hình: a. 3C6H12O6 CH3COCOOH + 2H 2CH3-CHOH-COOH + 22,5 kcal a. pyruvic a.lactic Lên men lactic dị hình: b. Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 7
  8. Vi Sinh Thực Phẩm 3. VSV tham gia: VK lactic: Streptococcus. - Pediococcus. - Lactobacillus. - - Leuconostoc. 4. Điều kiện lên men lactic : Nồng độ đường: 2%. - Oxy. - pH MT: 4-8. - Nhiệt độ: 20-45oC. - Nồng độ acid tạo thành (1-2%). - 5. Ứng dụng: Được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến sữa thành sản phẩm phomat tươi, sữa chua, muối chua rau quả… Câu 10: Cho biết tên VSV trong sản phẩm Tempe và vai trò của VSV này trong quá trình sản xuất sản phẩm Tempe? 1. VSV trong SP Tempe: Rhizopus oligosporus. 2. Vai trò của VSV này là: có khả năng phân cắt những phức hợp protein, lipid, carbohydrat… Câu 11: Kể tên các VSV trong các sản phẩm cá lên men, cho biết mục đích và tác d ụng của việc sử dụng muối ăn trong quá trình lên men các sản phẩm từ cá? 1. VSV trong SP cá lên men: Bacillus, Halobacterium. 2. Mục đích sử dụng muối ăn: Tăng thời gian BQ. - Tạo cho SP có hương vị thơm ngon. - BQ kịp thời một khối lượng cá lớn vào mùa khai thác. - 3. Tác dụng: Kìm hãm sự tự phân do tác dụng của enzyme và VK. - Gây nên áp suất thẩm thấu lớn có thể làm vỡ màng tế bào VK, làm nước thoát ra - ngoài vì thế VK khó phát triển. Muối NaCl có chứa ion Cl- có tác dụng gây độc đối với VK. - Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 8
  9. Vi Sinh Thực Phẩm Câu 12: So sánh đặc điểm của 2 sản phẩm Tempe và Natto? Tempe Natto Nguyên liệu Đậu nành Đậu nành. Nấm mốc Rhizopus Vi khuẩn Bacilus Natto. VSV lên men oligosporus. Kị khí không bắt buộc, phát Quá trình lên Hiếu khí. triển tốt khi O2>1%. men Nhiệt độ 30-380C từ 24-48 giờ. Tăng dần đến 530C khoảng 16 giờ. Giá trị dinh Giàu riboflavin và niacin, dễ Chứa nhiều acid amin, vitamin, dễ dưỡng hấp thu. tiêu hoá. Câu 13: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa bia và rượu gạo (có chưng cất )? Rượu gạo Bia Giống nhau Đều là SP của quá trình lên men bởi VSV. Nguyên liệu Malt đại mạch. Gạo. Enzyme amylase và glucoamylase. Giống Saccharomyces. VSV lên men Saccharomyces cerevisiae, Hansenula spp., Endomycopsis spp. Khác nhau Lên men nổi: S.Cerevisiae Lên men chìm: S.Cabergensis Hình thức Kỵ khí. Hiếu khí: tăng sinh khối VSV Kỵ khí: lên men tạo rượu. Không có chưng cất. Qua chưng cất. Quá trình Độ cồn Tùy mục đích sử dụng. 3 – 6%. Hàm lượng Đạm hòa tan 8-10% chất tan: dinh dưỡng protein, peptid, amino acid và glucid tan. Vitamin nhóm B (B1,2,6,12). Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 9
  10. Vi Sinh Thực Phẩm Câu 14: Trình bày quy trình sản xuất bánh men thuốc bắc, những quá trình nào ảnh hưởng tới chất lượng của bánh men thành phẩm? 1. Quy trình SX bánh men gồm 10 giai đoạn: Gạo tốt  ngâm nước  để ráo nước  nghiền thành bột mịn  trộn giống + thuốc bắc  trộn nước  nặn thành bánh, viên  nuôi dưỡng (ủ ở nhiệt độ phòng 26-300C trong 2 ngày, thường để thêm một lớp trấu)  sấy khô (không quá 350C, có thể phơi khô chỗ mát)  thành phẩm. 2. Quá trình ảnh hưởng tới chất lượng bánh men thành phẩm: Cho thuốc bắc vào bánh men: có tác dụng tạo hương cho SP, tác dụng ức chế sự - phát triển của các VSV có hại. Nuôi dưỡng: nếu để nhiệt độ > 30 hay < 26oC thì ảnh hưởng đến sự phát triển - bánh men. Sấy khô: nhiệt độ không quá 350C, nếu lớn hơn làm cho nấm men chết đi. - Câu 15: Nêu các sản phẩm sinh tổng hợp từ VSV? Các sản phẩm sinh tổng hợp từ VSV: Enzyme VSV: Amylaza, Pectinaza, Proteaza, Cellulaza. - SX protein từ các nhóm VSV: tảo Chlorella, Spirulina, nấm men giống Candida, - Torulopsis và Saccharomyces, nấm sợi và VK giống Mycobacterium và Pseudomonas. Câu 16: Cho biết những đặc điểm của enzyme được sản xuất từ VSV? Hoạt tính cao. - Có thể thu được một lượng lớn enzyme từ VSV trong TG ngắn. - MT nuôi cấy VSV dễ kiếm, rẻ tiền. - Hệ enzyme của VSV rất phong phú, ta có thể thu được nhiều hệ enzyme khác - nhau, vì thế có thể thu được một số enzyme chuyên biệt. Để tạo ra các enzyme có hoạt tính cao và đạt khối lượng nhiều ta chỉ cần thay đổi - thành phần dinh dưỡng MT nuôi cấy VSV. Sản xuất enzyme từ VSVcó thể thực hiện trên quy mô công nghiệp tự động hóa - và cơ giới hóa. Câu 17: Đặc điểm của hệ enzyme amylase, cơ chế xúc tác thuỷ phân trên mạch tinh bột của hệ enzyme này? 1. Đặc điểm của hệ enzyme amylase: là nhóm enzyme tham gia thuỷ phân tinh bột. Chia làm 2 nhóm: Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 10
  11. Vi Sinh Thực Phẩm Endoamylaza: α-amylaza phân cắt mối liên kết α-1 – 4 glucozit, izoamylaza phân - huỷ α-1 – 6 glucozit. Exoamylaza: gồm β-amylaza phân giải tinh bột đã dịch hoá và dextrin thành - maltose và glucoamylaza phân hủy dextrin thành glucose. 2. Cơ chế xúc tác thuỷ phân trên mạch tinh bột: Câu 18: Ứng dụng của enzyme pectinase trong sản xuất thực phẩm? 1. Trong công nghiệp SX nước quả : Làm trong dịch ép. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cô đặc dịch quả. - Giúp cho việc tách các lớp keo trên hạt cà phê làm cho hạt bóng hơn. - Tăng hiệu suất ép, hiệu suất trích ly các chất trong tế bào thực vật. - 2. Đối với công nghiệp sản xuất rượu vang nho , rượu lên men từ dịch trái cây: chế phẩm pectinaza rất có tác dụng khi cần làm trong các sản phẩm này. 3. Ngoài ra pectinaza còn dùng làm chất tạo đông khi SX mức quả cô đặc, mứt đông. Câu 19: Trình bày những ưu và khuyết điểm của việc sản xuất protein từ VSV? 1. Ưu điểm: Sinh khối VSV là một thể thống nhất, do đó có thể thu hoạch một cách đơn giản - và dễ dàng. Nuôi cấy VSV chỉ cần một diện tích không đáng kể. - Tốc độ sinh sản của VSV rất cao, đồng thời tốc độ sinh tổng hợp protein trong tế - bào VSV cũng rất cao. Nuôi cấy VSV không phụ thuộc vào thời tiết. - Nguồn nguyên liệu SX protein không bắt buộc phải từ protein. - 2. Khuyết điểm: Chỉ mới được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, nuôi thuỷ sản. - Chỉ một lượng nhỏ làm thức ăn cho người. - Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 11
  12. Vi Sinh Thực Phẩm Phải loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng. - Tạo hương vị hợp khẩu vị. - Xem xét khả năng hấp thụ của con người đối với nguồn protein này. - Câu 20: Những nguyên liệu nào có thể được sử dụng để sản xuất protein từ VSV? 1. Nguyên liệu mật đường: Thành phần chính là saccharose. - Rất giàu chất sinh trưởng, đặc biệt là biotin. - Khi dùng rỉ đường làm nguồn cacbon trong MT nuôi cấy nấm men cần pha loãng - dịch đường ở nồng độ vừa phải. Bổ sung thêm muối khoáng, nguồn nitrogen (dịch acid amin tự phân từ nấm men , - dịch thuỷ phân từ các nhà SX nước chấm , …). 2. Cellulose: Nếu không dùng phương pháp thuỷ phân nguyên liệu nói trên, áp dụng nuôi cấy - hỗn hợp nấm men và nấm mốc. Nếu là nước thải của nhà máy giấy, tinh bột có thể sử dụng Candida Utilis, chỉnh - pH 5 – 6 và không cần khử trùng. 3. Phụ phẩm dầu mỏ khí đốt: Vi sinh vật sử dụng thuộc giống Candida có đặc điểm: + Sử dụng hydrocacbon làm nguồn cacbon duy nhất để trao đổi chất và trao đổi năng lượng. + Bền vững với độ độc của hydrocacbon ở nồng độ cao. 4. Nhũ thanh: có chứa lacto, protein, acid béo, vitamin và chất khoáng. Sinh khối nấm men thu được có thành phần protein thô 32%, lipid 4-5%, lacto 23%. Câu 21: Các giai đoạn của sự thối rữa hiếu khí của thịt và các sản phẩm thịt do VSV gây ra? 1. Giai đoạn 1: VSV phát triển và bám trên bề mặt thịt khi thịt bắt đầu mổ. - Xảy ra rất chậm, sự thay đổi cảm quan của thịt chưa rõ ràng. - 2. Giai đoạn 2: Bắt đầu khi thấy rõ khuẩn lạc. - Bề mặt thịt bị mềm, thịt bị thay đổi màu sắc và mùi, phản ứng của thịt ngã sang - kiềm, bên trong thịt ở giai đoạn này vẫn còn tốt. 3. Giai đoạn 3: Vi khuẩn phát triển mạnh, các mô liên kết bị đứt, protein bị phân huỷ. Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 12
  13. Vi Sinh Thực Phẩm Câu 22: Các phương pháp bảo quản thịt và các sản phẩm thịt? 1. Bảo quản lạnh: Thường bảo quản ở nhiệt độ 0 – 1oC trong thời gian ngắn. - VSV gây hư hỏng thịt ướp lạnh là nhữngVSV ưa lạnh như Pseudomonas, - Leuconostoc, Pediococcus, Flavobacterium, Proteus,… 2. Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh: Ức chế được sự phát triển của VSV, kéo dài thời gian BQ. - Khi tan giá thịt đông lạnh thì thịt bị mất tính bền vững do cấu trúc mô tế bào bị - phá huỷ, bề mặt thịt bị ẩm ướt do đó phải nhanh chóng đem sử dụng, không nên cho đóng băng trở lại. 3. Bảo quản bằng cách xông khói: Trong khói có các chất khử khuẩn như focmon, a.phenic, crezol, aceton, a.acetic, - rượu. Thịt xông khói thường khô bề mặt, mất một phần nước, các chất sát trùng thấm - vào trong nên dễ BQ. 4. Bảo quản bằng nhiệt độ cao: Thịt hộp thanh trùng ở nhiệt độ cao 115 – 121oC trong 45 – 60 phút. - Trong quá trình thanh trùng các VSV gây bệnh hầu như bị chết hoàn toàn, các VSV - gây ra hư hỏng bị chết phần lớn nhưng vẫn còn bào tử của VK Bac.Subtilis, Bac.Mesenteroides, Clostridium botulinum. 5. Bảo quản bằng cách sấy khô và phơi khô. 6. Bảo quản bằng muối và các hoá chất. Câu 23: Trình bày các giai đoạn hư hỏng của sữa tươi? 1. Giai đoạn độc khuẩn: Có hiện tượng kìm hãm sự phát triển của VK do ảnh hưởng của một số chất độc - khuẩn có trong sữa (như lactenin). Dài hay ngắn còn phụ thuộc vào: - + Số lượng VK. + Nhiệt độ BQ. + Cá thể của động vật cho sữa. 2. Giai đoạn phát triển của hỗn hợp VSV: Khi giai đoạn độc khuẩn kết thúc, các VSV trong sữa bắt đầu phát triển. - Giai đoạn này gọi là giai đoạn phát triển hỗn hợp VSV. - Cuối giai đoạn này VK lactic phát triển thành VSV chủ yếu trong sữa. - Khi độ acid trong sữa bắt đầu tăng cao thì giai đoạn hỗn hợp các VSV coi như kết - thúc. 3. Giai đoạn phát triển của nấm men và mốc: Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 13
  14. Vi Sinh Thực Phẩm Độ acid của sữa tăng lên cao, các VK không thể phát triển nữa nhưng l ại thích - hợp cho nấm men và nấm mốc. Hoạt động sống của nấm men và nấm mốc dẫn đến giảm độ acid của sữa và các - VSV này sử dụng acid và trung hoà MT bằng các sản phẩm kiềm do phân huỷ protein. Lúc này sữa trở thành MT thích hợp cho VK thối rữa phát triển. - Câu 24: Các biện pháp bảo quản rau quả khỏi sự xâm nhiễm của VSV? 1. Bảo quản lạnh: rau quả thường được BQ ở 0 – 5oC, biện pháp này có thể kéo dài TG tồn trữ rau quả. 2. Sấy khô rau quả: làm giảm độ ẩm , ngăn cản VSV phát triển. 3. Sử dụng hoá chất: như SO2, a.benzoic, benzoat natri với liều lượng thích hợp để BQ. 4. Các phương pháp ngâm giấm đường lên men. Câu 25: Phân biệt trúng độc (ngộ độc) và nhiễm trùng thực phẩm? Trúng độc thực phẩm Nhiễm trùng thực phẩm Là những bệnh trong đó TP chỉ đóng vai Là loại bệnh do nhiều nguyên nhân khác trò môi giới là vật truyền VSV gây bệnh vào cơ thể chứ không phải là MT để gây ra. VSV phát triển. Có thể do người ta ăn phải những chất Bệnh thương hàn và phó thương hàn. độc từ nguồn vô cơ hay hữu cơ,hoặc do Bệnh lỵ. ăn phải độc tố của VSV, …. Bệnh Brucella. Có thể là do trong SP có VSV hay độc Bệnh lao: do Mycobacterium tố của chúng. tuberculosis. Độc tố VSV gồm 2 loại: Bệnh nhiệt thán: do Bac.Anthracis. - Ngoại độc tố: là độc tố mà VSV sinh ra rồi tiết ra ngoài tế bào trong quá trình hoạt động. - Nội độc tố: được tạo thành liên kết với các thành phần của tế bào VSV sống, chỉ giải phóng ra ngoài khi tế bào bị chết và bị phân huỷ. Câu 26: Cách phòng ngừa những nguyên nhân gây bệnh do thực phẩm đem lại? Tôn trọng các yêu cầu vi sinh trong nhà máy từ khâu nguyên liệu cho đến quy trình - chế biến BQ và vận chuyển. Tôn trọng kỷ luật vệ sinh cá nhân, cần phải có chế độ bồi dưỡng khám sức khoẻ - đảm bảo sức khoẻ của công nhân làm việc. Có chế độ vệ sinh kho, nhà máy thường xuyên. - Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 14
  15. Vi Sinh Thực Phẩm Kiểm tra nguyên liệu thành phẩm, tìm những biện pháp thiết thực để ngăn ngừa - hư hỏng và nhiễm trùng. Nâng cao mức độ cơ giới hoá và tự động hoá trong chế biến SP. - Thực hiện giữ gìn vệ sinh chung. - HẾT. Trương Quốc Khánh – CNTP1 – ĐHCL www.facebook.com/quockhanh39 Trang 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2