intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập văn học 10 part 7

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

143
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Bốn câu tiếp theo trong phần "thực" và "luận" đối nhau từng cặp một. Nhà thơ tạo nên 4 hình ảnh so sánh ẩn dụ để miêu tả Dục Thuý Sơn là non tiên: N hư đoá sen nổi trên mặt nước. Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần. Bóng tháp như chiếc trâm bằng ngọc xanh. Ánh sáng trên sông nước như chiếc gương soi mái tóc xanh biếc. Trên núi có chùa, có tháp nên mới tả, mới so sánh với trâm ngọc, với gương soi mái tóc xanh biếc. Trâm và gương ấy là của tiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập văn học 10 part 7

  1. 2. Bốn câu tiếp theo trong phần "thực" và "luận" đối nhau từng cặp một. Nhà thơ tạo nên 4 h ình ảnh so sánh ẩn dụ để miêu tả Dục Thuý Sơn là non tiên: N hư đoá sen nổ i trên m ặt nước. Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần. Bóng tháp như chiếc trâm b ằng ngọc xanh. Ánh sáng trên sông nước như chiếc gương soi mái tóc xanh biếc. Trên núi có chùa, có tháp nên mới tả, m ới so sánh với trâm ngọc, với gương soi mái tóc xanh biếc. Trâm và gương ấy là củ a tiên nữ nơi non tiên. Cảnh đẹp thơ mộng, th ần tiên. Bút tháp tài hoa lãng mạn. Thơ hàm súc, giàu hình tượng: "Liên hoan phù thủ y thượng Tiên cảnh trụ y trần gian Tháp ảnh trâm thanh ngọc, Ba quang kính thuý hoàn". Câu 8 có "phù" (n ổi) câu 4 đối lại "trụ y" (rơi xuống); câu 5 là "trâm thanh ngọc", câu 6 lại có "kính thuý hoàn" thật là tương ứng, hoà hợp. Yếu tố tưởng tượng tạo nên chất thơ tuyệt đẹp. 3. Hai câu kết thể h iện mộ t tấm lòng đầy tình nghĩa. "Hữu hoài" là nhớ mãi. Ch ỉ nh ắc lại họ "Trương", tước hiệu "Thái bảo" - mộ t cách nói đ ầy kính trọng với Trương Hán Siêu, m ột danh sĩ thời Trần, người đã đổi tên núi từ Băng Sơn thành Dụ c Thuý Sơn, đã làm bài "Dục Thuý Sơn khắc thạch" và "Dục Thuý Sơn Linh Tế tháp kí". Nhìn bia đá phủ rêu, Nguyễn Trãi nhớ đ ến công đức tiền nhân. Hai câu thơ 10 từ chứa chan cảm xúc và tình ngh ĩa: "Hữu hoài Trương Thiếu bảo, Bi kh ắc tiển hoa ban" III. Tổ ng kết
  2. "Dụ c Thuý S ơn" là mộ t trong những bài thơ chữ Hán tuyệt bút của Ức Trai, thuộc đề tài vịnh phong cảnh núi sông cẩm tú. Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, nhớ công đứ c người xưa là cảm hứ ng chủ đạo của Ứ c Trai. Bốn câu trong phần thực và lu ận là đẹp nhất, hay nhất, th ể h iện cốt cách tài hoa của thi sĩ - chất tiên phong đạo cốt của Ứ c Trai. Ngụ hứng ở quán Trung Tân (Trung tân ngụ hứng) (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngu yễn Bỉnh Khiêm Sông ngòi vòng tây bắc Làng xóm bọc tây nam Giữa có nửa mẫu vườn Vườn ở bên Vân Am Xe ngựa bụ i không đến Hoa, trúc tay tự giồng: Gậy, dép bén mùi hoa, Chén, cốc ánh sắc hồng. Rửa nghiên, cá nuố t mự c, Pha trà, chim lánh khói. Ngâm thơ thừ a tiêu dao. Uống rượu thêm khoan khoái. Người xảo thì ta vụng, Ấy vụng thế mà hay! Ta vụng người thì xảo
  3. Ấy xảo thế mà gay! Tính suy lẽ trời đất, N ghiền ngẫm việc xưa nay: Đường đời rất gập ghềnh, Chông gai cần phải cắt. Lòng người rất hiểm nghèo, Buông ra nh iều quái quắc. Quân tử biết răn mình, C hí thiện làm mẫu mực. Ngô Lập Chi dịch I. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585) quê ở làng Trung Am, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Học giỏ i, đỗ trạng nguyên. Ông có câu thơ: "Văn thơ tam thư ợng tiếu tài sơ", nghĩa là ba lần đỗ đ ầu vẫn cười mình tài tầm thường. Làm quan dưới triều Mạc một thời gian rồi treo ấn từ quan, về quê dự ng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, xây Nghinh Phong kiều, mở trường d ạy họ c có nhiều người nổ i tiếng như: Phùng Khắc Khoan, (Trạng Bùng), Nguyễn Dữ.... Ông đức trọng, tài cao, được người đời kính ái gọ i là Tuyết Giang phu tử. Lúc ông m ất, vua nhà Mạc truy phong là Trình Quốc Công. Nguyễn Bỉnh K hiêm là nhà triết học vĩ đại để lại nhiều sấm kí linh diệu, là nhà thơ lỗi lạc củ a dân tộc trong thế kỷ 16. Thơ ông hàm súc, hàm chứa chất triết lí, giáo hu ấn, thương dân, lo đ ời, ghét chiến tranh. Những câu thơ viết về thiên nhiên rất tươi tắn,
  4. thú vị. Hiện còn gần 200 bài thơ Nôm trong "Bạch Vân quốc ngữ thi tập" và trên 1.000 bài thơ ch ữ Hán trong "Bạch Vân Am tập”. II. Lời bình Năm Nhâm Dần (1548), Nguyễn Bỉnh Khiêm thoái quan về sống giữa xóm làng quê hương. Mùa thu năm ấy, ông cùng các bô lão dựng quán Trung Tân làm chỗ ngồ i chơi hóng gió và đ ể khách qua đường nghỉ chân. Trong "Bài bia ở quán Trung Tân", Nguyễn Bỉnh K hiêm nói rõ: "Có người hỏi rằng: "Q uán ấy đặt tên "Trung Tân" có ngh ĩa là gì?". Ta trả lời rằng: "Trung nghĩa là đứng giữ a không chênh lệch, giữ vẹn được điều thiện là trung, không giữ vẹn được điều thiện th ời không phải là trung vậy; tân có nghĩa là cái bến, không biết chỗ đ áng đ ậu là bến mê vậy....". Trạng Trình có chùm thơ 3 bài lấy nhan đ ề "Trung Tân ngụ hứng"; Bài thơ thứ nhất này gồm 24 câu thơ theo thể ngũ ngôn trường thiên, lấy vần trắc (b ắc - trắc - thực - sắc,....) làm âm vận chủ đ ạo. Bài thơ dịch của Ngô Lập Chi rất hay, vừa giữ được nguyên điệu thanh thoát, vừa sát nguyên tác, nhất là phép đố i. Hai câu đầu nói lên vị trí quán Trung Tân: "Sông ngòi vòng tây b ắc Làng xóm bọc tây nam". Quán ở giữa xóm làng đông vui, có sông ngòi uốn quanh, rất hữu tình. Trong "Bài bia ở quán Trung Tân" tác giả cho biết rất cụ thể.... Bến Trung Tân, trông sang phía Đông nhìn Đông Hải, ngoảnh sang phía Tây nhìn Tây Kinh; bên nam trông sang Ngư Khê, th ì thấy Trung Am, Bích Động, cái kia cái nọ quanh tựa vào nhau; bên bắc cúi
  5. nhìn sông Tuyết Giang, thì th ấy ch ợ Hàn, bến Nguyệt bao bọc tả hữu; một con đường cái quan ch ạy dọ c ở giữa, biết bao bánh xe, chân n gựa, từ hàng ngàn d ặm xa tấp lập đi qua chốn này".... Ba câu tiếp theo, nói về am Bạch Vân nơi đọ c sách và dưỡng nhàn củ a ông Trạng sau khi đã thoát vòng danh lợi. Am ở bên nửa mẫu vườn, mộ t nơi thanh tĩnh m à chủ nhân là một con người thanh bạch. Câu thơ "Xe ngựa bụi không đến" mang tính hàm ngh ĩa sâu sắc. Tiếp theo, nhà thơ nói đến hoa, trúc, cá, chim, chuyện uống rượu, pha trà. Vừ a tả cảnh vừa tả tình. Cảnh vật được nhân hoá. Cá, chim như bầu bạn tri k ỷ. Một tâm hồn thanh cao, ung dung tự tại, chan hoà giữ a thiên nhiên. Uống trá, uống rượu, ngâm thơ... lòng càng thêm "tiêu hao, khoan khoái". Từng cặp câu song hành, đăng đối, ngôn ngữ hài hoà, giọng thơ khoan thai, đủng đỉnh. Trong nguyên tác, trong bản d ịch đều thế: "Hoa, trúc tự tay giồn g Gậy, dép bén mùi hoa, Chén, cốc ánh sắc hồng. Rửa nghiên, cá nuố t mự c, Pha trà, chim lánh khói Ngâm thơ vừ a tiêu dao, Uống rượu thêm khoan khoái'. Nguyễn Bỉnh Khiêm có không ít vần thơ dung dị nói lên niềm vui dào dạt của kẻ sĩ thanh cao sống giữa thiên nhiên. Một cuộc đời thanh bạch mà sang trọng không phải ở cõi đời này ai cũng dễ có?
  6. - "Ruộng hiềm đất áy, cày chưa chín, Sách được câu th ần dạ những ngong" (Bài 111) - "Trà sen, sáng đãi người đưa khát, Rượu thánh (ngon), hôm m ời khách uống say". (Bài 140) - "Vườn rau, sáng dạo, sương đầy dép, Bến cá đêm trăng, bóng lọ t thuyền". ("Ngụ ý"- thơ d ịch) Giọng thơ biến đổi, pha chút hóm h ỉnh tự giễu mình khi ông nói về "vụng" và "xảo". Cấu trúc vần thơ liên hoàn. Thơ mang nộ i dung đạo lí với cách nói thâm trầm, thấm thía. K huyên mình hay nh ắc khẽ ai? “Người xảo thì ta vụng Ấy vụng thế m à hay Ta vụng thì người xảo Ấy xảo thế mà gay!” Vụng là vụng về, ch ất phác, chân thật. Xảo là xảo quyệt, tham lam, dố i trá. Vụng và xảo là nói về hai loại người trong xã hộ i xưa nay. Có bài thơ, ông nói về khôn, dại trong thiên h ạ: "Ta d ại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn ngư ời đến chốn lao xao..." Nơi vắng vẻ là sống với ruộng vườn, thoát vòng danh lợi. Chốn lao xao là chốn bon chen, giành giật. Cũng là hai cách sống đố i lập của hai loại người trong xã hội. Tám câu còn lại nói về một nguyên lý đạo đức, một tiêu trí về triết lý nhân sinh. Ông sống giữ a th ời loạn lạc, vì th ế đ iều ông
  7. nói là cả một sự chiêm nghiệm lịch sử và xã hội. Là bài họ c về đạo lý và nhân sinh. "Đường đời rất gập gh ềnh,.... Lòng người rất hiểm nghèo". Ý tưởng không có gì mới lạ, trước đó mấy nghìn n ăm, m ấy trăm năm đã có người nói. Cái hay là ở hai câu cuối bài thơ: "Quân tử b iết răn mình, C hí thiện làm mẫu mực". "Chí thiện" là tiêu chuẩn tuyệt đố i về các sự lý ở đ ời. Biết sống đẹp và hướng thiện cũn g là chí thiện. Là quân tử, là kẻ sĩ ph ải là người chân chính. N guyễn Bỉnh Khiêm đ ã số ng và ứng xử như vậy. Vì thế ông mới được ngợi ca là Ông thầy của cả một th ời đại. Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay còn có bức đại tự sơn son thiếp vàng với 4 chữ: "Như nh ật trung thiên" - n hư mặt trời giữa bầu trời. Hồ Chủ Tịch d ạy cán bộ, đảng viên: "N gười cách m ạng phải có đạo đức cách m ạng", ph ải "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Đó cũng là chí thiện vậy. Trông bốn b ề 1. Trông bến nam bãi tre măt nước, Cỏ b iếc um dâu, mướt m àu xanh, Nhà thôn mấy xóm chông chênh, Một đ àn cò đậu trư ớc ghềnh chiều hôm, 2. Trông đường bắ c đôi chòm quan khách, Rườm rà cây xanh, ngất núi non, Lúa thành thoi thóp bên cồn, Nghe thôi ngọc địch véo von trên lầu
  8. 3. Non đông thấy lá hầu chất đống, Trĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai K hói mù nghi ngút ngàn khơi, Con chim b ạt gió, lạc loài kêu sương. 4. Lũng Tây thấy nước dường uốn khúc, Nhạn liệng không, sóng giụ c thuyền câu, Ngàn thông chen chúc khóm lau, Cánh ghềnh thấp thoáng người đâu đ i về, (Trích bản dịch "Chinh phụ ngâm") I. Tác giả, dịch giả 1. Tác giả Đặng Trần Côn sống vào nửa đầu thế kỷ 18 người Thanh Trì, ngo ại thành Hà Nộ i, là một danh sĩ hiếu học tài ba. 2. Dịch giả Hiện có bốn b ản dịch Chinh phụ ngâm. Bản d ịch lưu truyền rộng rãi lâu nay, được đánh giá là hay nhất - nhiều ý kiến vẫn cho là của Đoàn Thị Điểm (?) - Bà sinh năm 1705, m ất năm 1748, quê ở Giai Phạm, Hưng Yên, là một người phụ nữ có nhan sắc, có họ c vấn và có tài thơ. Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, bà còn đ ể lại tập truyện chữ Hán "Truyền kì tân phả" và nhiều thơ phú khác. II. Tác phẩ m - Đặng trần Côn viết Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán theo điệu cổ Nhạc phủ có câu dài 5 từ, 7 từ, lại có câu 8, 9, 10 từ. - Bản dịch thơ theo điệu ngâm song thất lụ c bát, dài 40 câu. Nội dung tác phẩ m:
  9. Thế k ỷ 1 8, nội chiến, loạn lạc kéo dài. Chinh phụ ngâm nói lên nỗi niềm nhớ thương, lo lắng, mong mỏi và khao khát hạnh phúc của người thiếu phụ trẻ có chồng đi chinh chiến miền xa, và miêu tả cảnh sống cô đơn, vất vả củ a nàng ở quê hương, cảnh gian khổ hiểm nguy của chồng trên chiến đ ịa. - Chủ đề: Chán ghét chiến tranh, niềm khao khát hạnh phúc, sum họp lứa đôi, được sống yên vui trong cảnh thanh bình là chủ đề của "Chinh phụ ngâm". III. Trích đoạn "Trông bố n bể" 1. Đoạn thơ dài 16 câu nói lên nỗ i đợi chờ trông ngóng đến mòn mỏ i của nàng chinh phụ trong những năm dài chồng đi chinh chiến miền xa. Cứ 4 câu là một cảnh cũng là một nét của nỗ i lòng trông ngóng đợi ch ờ. Mỗi cảnh là mộ t phương hướng, trong một mùa. Có nam, bắc, đông, tây. Có xuân, h ạ, thu, đông. Bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, cấu trúc cân xứng, qui phạm theo "tứ bình". a. Mùa xuân đến, ngư ời vợ trẻ "trông bến nam", chỉ thấy m ột màu xanh củ a "cỏ b iếc um", củ a "dâu mướt" mà thôi. Thấy nhà thôn "chông chênh" xa gần m ấy xóm, thấy "đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm". Sắc củ a cỏ, dâu thì m ơn mởn. Cảnh đàn cò kết b ầy kết đôi. Ngo ại cảnh ấy gợị lên trong lòng nàng chinh phụ còn trẻ nhiều khao khát, mong đ ợi. Tủi cho thân phận cô đơn. b. Mùa hè đ ến nàng "trông đường b ắc" nhìn xa chỉ thấy "rườm rà cây ngất núi non", mịt mù: trông gần ch ỉ thấy "đôi chòm quan khách" cũng gợi tả nỗi buồn lẻ loi đơn chiếc. Câu thơ "Lúa thành thoi thóp bên cồn"
  10. cũng mượn ngoại cảnh ngọn lúa bay rập rờn trước gió bên bờ thành để đặc tả nỗi ám ảnh buồn thương tiêu điều củ a nàng chinh phụ. Nàng chợt nghe thấy tiếng sáo ngọc ngân lên véo von, dồn dập. Cũng là âm thanh gợi nhớ, gợi thương, não nùng thê thiết! "Lúa thành thoi thóp bên cồn Nghe thôi ngọc địch véo von trên lầu". c. Mùa thu đ ến nhìn về phương đông, nàng th ấy lá rụng "ch ất đống" tàn tạ buồn thương. Trĩ từng đôi "xập xoè", khóm mai "bẻ bai" uốn lượn. Câu thơ "Trĩ xập xoè, mai cũng b ẻ b ai" là một nét vẽ tương phản đầy ấn tượng. Cỏ hoa, chim chóc được sánh đôi múa lượn còn nàng thì gố i chiếc chăn đơn. Nàng càng thêm sầu tủi, cô đơn lẻ loi hơn bao giờ hết khi nghe tiếng nhạc lạc b ầy kêu lên trong màn sương khói mịt mù: "K hói mù nghi ngút ngàn khơi, Con chim b ạt gió lạc loài kêu sương". Ngọn gió thu lạnh thổ i bạc cánh nhạc lạc bầy. Và đó cũng là bão táp chiến tranh làm cho nh ững lứa đôi trở n ên lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lùng. N àng chinh phụ còn thổ n th ức thương m ình bao nhiêu lại thương chồng nơi ải xa trong dãi d ầu sương tuyết bấy n hiêu. d. Mùa đông đến, nàng lại nhìn về phương tây, nhìn về Lũng Tây b ãi chiến trường núi xương, sông máu... Nàng chỉ nhìn thấy sông nước m ịt mù, ngàn thông, rừng lau trùng điệp. Cánh nh ạn và bóng người th ấp thoáng là hai nét vẽ đầy ấn tư ợng. Nhìn cánh nhạn, cô phụ ngỡ là cánh nhạn đưa thư. N h ìn về phía bên ghềnh, thấy thấp thoáng "người đâu đi về", chinh phụ
  11. tưởng là người chồng thân yêu từ chiến trường xa trở về.... Nh ớ quá, thương nhiều, đợi chờ, mòn mỏi, nên chinh phụ mới cảm nh ận hư ảo ấy. Hy vọng lắm nên càng thất vọng nhiều. Càng th ất vọng lại càng sầu tủ i! "Ngàn thông chen chúc khóm lau, Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về". 2. Nét đặc sắc nghệ thuật a. Màu sắc cổ diển: Cảnh vật mang tính ước lệ tựơng trưng (ngọc địch, mai, trĩ, nhạn, thuyền câu, thông, lau, Lũng Tây, bóng ngư ời....), cấu trúc cân xứng: Xuân, h ạ, thu, đông; nam, bắc, đông, tây. Lối diễn đạt cũng hài hoà cân xứng: ...Trông bến nam... ...Trông đường bắc... ...Non đông thấy... ...Lũng tây thấy... b. Tả cảnh ngụ tình đặ c sắc, điêu luyện. Thi sĩ m ượn ngo ại cảnh 4 phương trời, 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; lấy cỏ, dâu, lúa, thông, lau, bãi, núi, sông, ghềnh; lấy khói mù, sương gió, lấy đàn cò, chim trĩ, chim nh ạn, v.v... bấy nhiêu nét vẽ n go ại cảnh đều góp phần đặc tả tâm cảnh, khắc hoạ nhữmg biến thái, những rung động trong tâm hồn, những nhớ mong thương nh ớ, đ ợi chờ, cô đơn, hy vọmg để rồi thất vọng thêm sầu tủ i... c. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng và biểu cảm. Các từ chỉ màu sắ c (cỏ biếc um dâu mướt màu xanh.... Khói mù nghi ngút ngàn khơi...), các từ láy tượng thanh tượng hình (chông chênh, rườm rà, thoi thót, véo von, xập xoè, bẻ bai, nghi ngút, chen chúc, thấp thoáng) được thi sĩ vận dụng rất thần tình, cho th ấy bút pháp điêu luyện, sự giàu có về từ ngữ sự phong
  12. phú về trí tưởng tượng tuyệt vời. Đến b ản dịch "Chinh phụ ngâm", ngôn ngữ d ân tộc trở n ên trong sáng, mềm m ại, giàu có và đẹp đ ẽ vô cùng. d. Vần điệu, âm điệu, nhạ c điệu Thơ song thất lụ c bát còn gọi là song th ất, mộ t điệu ngâm, một thể thơ dân tộ c giàu có về vần điệu, âm điệu, nhạc điệu. Trong 4 câu thơ "song thất lụ c bát" có đến 7 tiếng, đ ể gieo vần, vừa có vần chân, vừa có vần lưng, vừa có vần bằng, vừa có vần trắ c, tạo nên đ iệu ngâm du dương, réo rắt, trầm bổng, đọ c lên nghe rất thú vị (xem các từ in nghiêng, đọ c đúng trọng âm các từ gieo vần). Sự p hối hợp giữ a nhịp lẻ và nhịp chẵn ở câu 7 và câu lục bát làm cho âm điệu thơ, giai điệu thơ biến hoá đa thành, phức điệu. 3. Kết luận Đoạn thơ "Trông bốn b ề" giúp ta cảm nhận vẻ đ ẹp văn chương qua bút pháp tả cảnh ngụ tình và sử d ụng ngôn ngữ dân tộc. Bút pháp điêu luyện, thơ giàu cảm xúc, giàu hình tư ợng. Lấy th ời gian 4 mùa, lấy không gian 4 phương trời để tả tâm trạng nhân vật trữ tình, d ịch giả đã làm nổi bật nỗi mong nhớ đợi ch ờ chồng, nỗi buồn cô đơn.... củ a nàng chinh phụ ngâm trong một thời lo ạn lạc. Giá trị n hân b ản củ a đoạn thơ lay đ ộng mọi tâm hồn người xưa nay. Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ (Trích bản dịch "Chinh phụ ngâm") 1...Lòng này gửi gió đông có tiện, N ghìn vàng xin gử i tới non yên, Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
  13. 2. Trời thăm thẳm xa vời khôn th ấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong, Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun. 3. Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. Giọt sương phủ bụi chim gù Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi. 4. Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên, Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trư ớc rèm. 5. Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông, Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu... Đoàn Thị Điểm dịch (?) I. Phân tích Đoạn thơ dài 20 câu. Nhan đ ề đoạn thơ "Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ " do người soạn sách giáo khoa Văn 10 đặt ra, đó là ý tưởng chính của 20 câu thơ này. 1. Cũng như Lũng Tây, Bến Phì, non Yên... là cõi chiến trường, phía Tây Bắc Trung Quốc xa xôi, nơi "xương phơi trắng đất", nơi "hồn tử sĩ gió ù ù thổi" rùng rợn thê lương.... Trong "Chinh phụ n gâm", các đại danh ấy ch ỉ là tượng trưng ước lệ hiện
  14. lên trong tâm tưởng người chinh phụ. Hai câu đầu, n àng chinh phụ muốn nhờ gió đông (mùa xuân) gửi tới chàng đang chinh chiến tại non Yên, dù m ất "nghìn vàng", nàng vẫn xin gử i đến bao nỗ i nh ớ thương tràn ngập trong lòng. Một cách nói thiết tha cảm động: "Lòng này gửi gió đông có tiện N ghìn vàng xin gử i đến non Yên..." 2. Nỗi nhớ chàng triền miên dằng d ặc,dài lê thê, day dứt bồn chồn lo lắng. Vừa cụ thể vừ a trừu tư ợng, đầy ắp trong lòng suố t đêm ngày. Lúc thì "Nhớ chàng đ ằng đẵng đường lên bằng trời". Có lúc lại là "N ỗi nh ớ chàng đau đáu nào xong". Sau vần thơ, sau cái tiếng "đằng đằng", "đau đáu" là những giọt lệ ứa ra, những tiếng than thầm, tiếng thở dài ngao ngán cho cảnh ngộ cô đơn, buồn nh ớ m à người chinh phụ đang nếm trải. Cố c nước đắng uống mãi vẫn đầy ắp!... 3. Cảnh buồn người thiết tha lòng Cảnh buông lạnh lẽo. Sương tuyết đầy trời. Cái lạnh tê tái lòng ngư ời, cái lạnh làm héo hon, tàn tạ cảnh vật. Liễu và ngô đồng là hai hình ảnh ẩn dụ nói về nỗi buồn tê tái của người chinh phụ : "Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô". Đây là hai câu thơ tả cảnh sương, tuyết cực hay, hiếm có trong thơ ca dan tộc. Chinh phụ thao thức suốt đêm. Tiếng trùng rả rích "phun mưa", tiếng "chim sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi", âm thanh xa gần, thương nhớ bồn chồn. tiếng dế râm ran, tiếng gió...nàng trằn trọ c lắng nghe để rồi thương nhớ bồi hồi. Tả nỗi nh ớ trong niềm thao thức cũng thật sâu sắc, não nùng:
  15. "Giọ t sương phủ bụi chim gù, Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi..." Từng canh dài trôi qua. Chinh phụ lắng tai nghe rồi nhìn thấy, hàng tiêu, thấy lá màn gió thổ i bay lên, thấy "Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm". Đây là bứ c tranh nói về trăng, hoa mang vẻ cổ đ iển: "Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng. Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu..." "Hoa nguyệt nguyệt hoa"... "Nguyệt lồ ng hoa"... "Hoa giãi nguyệt"... "Trư ớc hoa dưới nguyệt"- qu ấn quýt, tự a vào nhau, lồng vào nhau mà khoe "thắm" trùng trùng lớp lớp. Sử dụng điệp ngữ và phép liên hoàn, nhân hoá "nguyệt hoa" đ ể diễn tả vẻ đẹp của trăng hoa đồng thời gợi tả nỗi lòng rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi của nh ững chinh phụ còn son trẻ trong những đêm trăng đ ẹp lạnh lẽo. II. Tổng kết Đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. Có hình ảnh âm thanh, có hình ảnh màu sắc, có hình ảnh tâm trạng - có cảnh lạnh lẽo, có cảnh não nùng, lại có cảnh trăng, hoa giao hoà, qu ấn quýt khêu gợi. Tất cả đ ều hướng về sự thể h iện nỗ i nh ớ nhung, sầu muộn, nỗ i buồn thao thức cô đơn, nỗ i rạo rực khao khát yêu thương hạnh phúc lứa đôi mộ t thời son trẻ. Đó là chất nhân văn đằm thắm. Các câu thơ tả "nỗi nhớ chàng", tả sương tuyết, tả nguyệt hoa là hay nh ất. Người đọc có thể tìm thấy dấu ấn của nó trong bài thơ "Hoàng hôn" (Nhật kí trong tù), trong bài "Cảnh khuya" của nhà thơ Hồ Chí Minh
  16. sau này. Mời trầu Hồ Xuân Hương Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này củ a Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi. I. Tác giả Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18 đầu th ế kỷ 19. Gố c gác gia đ ình ở Ngh ệ An sống nhiều năm ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây, thành Thăng Long. Bà có tài thơ Nôm, giàu cá tính, một cuộ c đời "bảy... nổ i ba chìm"! Tác phẩm hiện còn trên dưới 50 bài thơ Nôm Đường luật và tập "Lưu Hương kí" b ằng chữ Hán. Hồn thơ dân tộ c và phong vị đồng quê là b ản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ của nữ sĩ có tình yêu thương, quí mến người phụ nữ, có tâm hồn nồng nhiệt với cuộc sống và thiên nhiên, có thái độ phủ định đố i với lễ giáo phong kiến và các thế lực thồng trị... Một tiếng cười, một tiếng nói trào phúng hóm hỉnh, sâu cay, có lúc trữ tình, đằm thắm mà chua xót. Thơ lưỡng ngôn, đa nghĩa rất hàm súc và độc đáo. II. Lời bình Không phải là cau vàng, trầu quế m à chỉ là "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi". Một cách nói khiêm nhường, tình tứ. Câu thứ hai "Này của Xuân Hương m ới quệt rồi", cũng chỉ là cách xưng hô thân mật. Chữ "này" biểu thị một cử chỉ thân m ật, vồn vã, chân thành đối với khách. "Mới qu ệt rồi" - vừ a giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu
  17. lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách. Việc chủ nhân xưng tên "Này của Xuân Hương m ới qu ệt rồi" cho thấy đố i tượng được mời là một văn nhân tài tử từng có "tình ý" với nữ sĩ . Điều đó cũng cho biết Hồ Xuân Hương viết bài thơ này th ời con gái, vừa du yên dáng, vồn vã trong mời đón khách đến chơi nhà, vừa biểu lộ một cá tính Xuân Hương, sắc sảo trong ứng xử "có góc có cạnh". "Qu ả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này củ a Xuân Hương mới quệt rồi". Câu thơ - lời mời trầu - rất hóm h ỉnh đã gợi ra trong đối tượng được mời trầu bao liên tưởng thú vị. Thú vị củ a mối tình thôn nữ với chàng thư sinh thu ở nào: "Quả cau nho nhỏ - Cái vỏ vân vân - Nay anh học gần - Mai anh học xa - Lấy anh từ thuở mư ời ba - Đến năm mười tám thiếp đã năm con - Ra đư ờng thiếp hãy con son - Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng" - Thú vị ở sự dao duyên, đưa duyên, ngỏ tình qua miếng trầu chén rượu: "Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu xin chén đ ẹp môi má hồng". Thú vị ở sự chân tình "mới quệt rồi" mà lá trầu, quả cau đều là cây nhà lá vườn đ ậm đà chân quê: "Vào vườn hái qu ả cau xanh, Bổ ra làm sáu m ời anh xơi trầu". Nói rằng thơ Hồ Xuân Hương mang phong vị hồn quê là như vậy. Hai câu tiếp theo là một lời nói "ướm thử", một cách thăm dò đối tượng - chàng trai mà cô gái đang m ời trầu: "Có ph ải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi".
  18. Xin cho được là miếng trầu ngon: miệng thơm, môi cắn ch ỉ qu ết trầu, cau, trầu, vôi "thắm lại" trong cái duyên trầu cau. Mong miếng trầu này, miếng trầu "chàng" - anh sẽ ăn không nhợt nhạt, vôi đi đ ằng vôi, lá đi đằng lá, xin đừng "xanh như lá bạc như vôi". Câu thơ mang một hàm ý: cô gái mời trầu đã bày tỏ n iềm mơ ước thiết tha về mộ t tình duyên đ ằm thắm, mặn nồng, son sắt thu ỷ chung. Vừa cầu mong, mơ ước "Có phải duyên nhau thì thắm lại", vừa như thầm nhắc khẽ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Có người cho rằng, qua câu thơ này, cô Xuân Hương đã ngầm răn đe người khách đang mời trầu - Âu đó cũng là một cách cảm nhận. Có điều câu thơ đầy ám ảnh như mộ t "dự b áo về con đường tình duyên của nữ ch ủ nhân m ời trầu này. Câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi" cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xẩy ra, chẳng bao giờ "thắm lại" được! Miếng trầu là đầu câu chuyện. Duyên trầu cau cũng là duyên đôi lứ a... Qua mời trầu, Hồ Xuân Hương nói lên một khát khao, mơ ước về một tình duyên đẹp, thu ỷ chung. Mộ t bài thơ th ất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình d ị, mượn miếng trầu để đưa duyên. Bài thơ mang vị đời và thắm tình người - người con gái làng quê hai trăm năm về trước. Tự tình Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọ i chòm, Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông chùa ch ẳng đánh cớ sao om? Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
  19. Sau giận vì duyên để mõm mòm. Tài tư văn nhận ai đó tá? Thân này đâu đ ã chịu già tom! Hồ Xuân Hương I. Xuất xứ, chủ đề 1. Hồ Xuân Hương có chùm thơ 3 bài với nhan đề "Tự tình". Đây là bài thơ thứ hai trong chùm thơ ấy. Giọng thơ cay đắng, buồn tủi... điều đó cho thấy nữ sĩ viết bài thơ này trong tâm trạng của người phụ nữ quá lứ a lỡ thì... 2. Bài thơ thể hiện tâm trạng cuả tác giả tủi hận về tình duyên mà vẫn thách thức với duyên số. II. Phân tích 1. Đề Thao thức cả đ êm dài. Lòng bồn chồn nghe tiềng gà gáy văng vẳng trên bom, từ một con thuyền trên m ặt hồ, trên dòng sông đưa tới. Nữ sĩ ngồi dậy "trông ra khắp mọi chòm", mọi thôn xóm, ch ỉ thấy mịt mùng mà lòng thêm "oán h ận" - oàn hận về con đường tình duyên. 2. Thực Hai câu 3, 4 đăng đối, phủ định đ ể khẳng định tiếng "cốc" củ a "mõ th ảm", tiếng "om" của "chuông sầu". "Mõ th ảm" và "chuông sầu" là hai hình ảnh ẩn dụ cực tả nỗ i đau khổ, sầu tủi củ a người đàn bà lỡ thì quá lứa, trắc trở trong tình duyên. Thao thứ c trong đêm dài, đau nỗi đau củ a đ ời mình như "mõ th ảm", chẳng ai khua "mà cũng cố c"; tủ i nỗ i tủ i củ a lòng mình như "chuông sầu", ch ẳng đánh "cớ sao om"?. Nỗi đau buồn, sầu tủi như thấm sâu vào đáy lòng, toả rộng trong không gian, kéo
  20. dài theo thời gian như những đêm dài. Đây là hai câu thơ hay nhất tả nỗ i "thảm, sầu" trong sự trắc trở tình duyên. "Mõ th ảm không khua, mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh, cớ sao om?" 3. Luận Hai câu 5, 6 đăng đối cũng là đ ể tả tâm trạng "rầu rĩ", tủi giận về con đường tình duyên: "Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm". "Trước nghe những tiếng", là những tiếng gì? - Tiếng gà gáy trên bom? Tiếng "chuông sầu", "mõ th ảm" dội lên từ lòng mình. Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi. Càng nghe càng "giận", h ờn về tình duyên. Tình duyên đư ợc ví với trái cây, không còn "non xanh má ph ấn" n ữa mà đã chín "mõm mòm", nghĩa là quá chín, đ ã n ẫu đi. Cũng có nghĩa là đã quá lứ a, đã lỡ thì! Trong câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng th ở d ài, than thân, trách phận, buồn tủi về con đường tình duyên. Hồ Xuân Hương thương mình, thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ. 4. Hai câu kết Như một sự thách đố với số phận, với duyên số: "Tài tử văn nhân ai đó ta? Thân này đâu đ ã chịu già tom?" Vừa nghi vấn, vừa cảm thảm, hai câu kết đầy ngh ịch lí. Nữ sĩ như vẫn tin vào tài năng củ a mình có th ể xoay đ ổi được duyên ph ận, vẫn hi vọng tìm được b ạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6, nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8, bà lại nói:"thân này đâu đã chịu già tom!". "Già tom" ngh ĩa là rất già, già hẳn. Một cách "nói cứng", thể h iện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2