intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập văn học 10 part 8

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

160
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nghĩa cho chàng. Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý..., tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời K iều trước lúc ra đi: "Dùng dằng khi bước chân ra Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần. Trót lời nặng với lang quân, Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập văn học 10 part 8

  1. nghĩa cho chàng. Nửa năm sau, chàng Kim trở lại vườn Thuý..., tìm đến nơi "di trú" của gia đình người yêu. Vương Ông khóc than nhắc lại lời K iều trước lúc ra đi: "Dùng d ằng khi bước chân ra Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần. Trót lời nặng với lang quân, Mượn con em nó Thuý Vân thay lời. Gọi là trả chút nghĩa người Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên..." Qua đó, ta thấy tấm lòng quý hoá thơm thảo của Thuý Kiều. Nàng bán mình đ ể chuộc cha, để cứu gia đ ình. Tình yêu dù tan vỡ nhưng nàng vẫn giữ lấy cái "ngh ĩa" với chàng Kim, "cậy em"... "thay lời nước non". Chị có trải qua nhiều đau khổ "th ịt nát xương mòn..." vẫn thơm lây về nghĩa cử chỉ của em. 2. Kiều trao lại kỉ vật thiêng liêng cho em. Trao duyên rồi vẫn còn vấn vương, đó là bi kịch tình yêu khi K iều nói: "C hiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung." Đã trao duyên rồi, sao lại nói "vật này củ a chung?" Đó là quy luật củ a tình yêu, là nỗ i đau của Kiều "con tằm đ ến thác vẫn còn vương tơ". 3. Lời than của Kiều não nùng thê thiết như lời trăng trối. Kiều nói đến "hồn", đến "dạ đài", nói đến một ngày mai bi thảm từ cõi âm trở về: "Mai sau dù có b ao giờ
  2. Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay ch ị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đ ến nghì trúc mai. Dạ đ ài cách mặt khuất lời Rảy xin chén nước cho người thác oan". Tình yêu tan vỡ, Kiều xem như mình đã "chết", chết trong đau khổ. Lời than củ a Kiều thấm đầy lệ. 4. Kiều thầm nhắn gửi người yêu: Tình yêu đã tan vỡ, đ ã "trâm gãy bình tan". Đau đớn khôn xiết kể cho "tơ duyên ngắn ngủi", cho "phận b ạc"... Kiều gử i lạy tình quân.... Kiều cất tiếng gọ i người yêu rồi ngất đi: "Ôi Kim Lang! Hỡi K im Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!"... Trao duyên cho em để rồ i ra đi m ặc cho sỗ phận "nước ch ảy hoa trôi lỡ làng". K iều ngỡ rằng trả được ngh ĩa ch àng Kim sẽ bớt ph ần đau khổ. Trái lại, trao duyên cho em rồi, Kiều lại càng vô cùng đau khổ. Nguyễn Du với trái tim nhân đạo mênh mông, ông đã ghi lại những biến thái tinh tế trong tâm hồn Kiều, những đau đớn ứa máu của người con gái khi mối tình đ ầu tan vỡ. Ta cảm thấy ông là người ch ứng kiến lễ trao duyên. Đây là m ột trong nh ững đo ạn thơ xúc động nh ất trong "Truyện Kiều", gồm nh ững "câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình".
  3. Sử thi I. Định nghĩa Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần ho ặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu có tính toàn dân và có ý nghĩ trọng đại (sống còn, vinh nhục) đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần k ỳ, tiêu biểu cho ph ẩm chất và khát vọng của bộ tộc. Sử thi cổ đại là sản phẩm tinh thần - lễ n ghi, nghệ thu ật của xã hội thị tộ c-bộ lạc, một thể loại một đi không trở lại, phản ánh những kì tích của cộng đồng trong công cuộc xây d ựng sự phát triển, chinh phục tự nhiên và chiến đấu chiến thắng mọ i kẻ thù củ a bộ tộc. II. Những bộ sử thi của Việt Nam và thế giới 1. Việt Nam "Đẻ đ ất đ ẻ nước" củ a người Mường, bằng thơ. Bản sưu tầm ở Hoà Bình dài 3887 câu thơ; bản sưu tầm ở Thanh Hóa dài 8503 câu (?) - "Bài ca Đan Sẵn" củ a người Ê đê. - "Xinh Nhã" của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên, chủ yếu của người Ê đê. - “Y Ban” của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên. - "Đăm Di" của người Ê đê và Giarai. - "Xinh Chơ Niếp" củ a người Ê đê. - v.v... 2. Thế g iới - "Ramayana" của Ấn Độ gồm có 24.000 câu thơ đôi. - "Mahabharata" củ a Ấn Độ dài 110.000 câu thơ đôi.
  4. - "Ôđixê" củ a Hi Lạp dài 12.110 câu thơ, tác giả Hômerơ. - "Iliat" của Hi Lạp, dài 15.683 câu thơ, tác giả Hômerơ. - v.v... III. Những ý kiến về sử thi 1. ..."Thời đại th ịnh vượng nhất của giai đoạn cao trong th ời đại dã man đư ợc diễn tả trong những bài thơ của Hômerơ, nh ất là tập Iliat. ... Bản anh hùng ca của Hômerơ và toàn bộ th ần thoại - đó là những di sản chủ yếu mà người Hi Lạp đã đem được từ thời đại dã man sang thời đại văn minh...” (Ăng ghen) 2. ..."Chỉ thông qua sức mạnh phi thường của cộng đồng, người ta m ới có thể giải thích được vẻ đẹp tuyệt vời và sâu sắc củ a thần thoạivà anh hùng ca, một vẻ đẹp xây dựng trên sự hoà hợp triệt đ ể giữa nội dung và hình thức..." (Gorki) 3. "Sử thi anh hùng bao hàm một b ức tranh hoàn chỉnh của cu ộc sống nhân dân dưới hình thứ c kể truyện anh hùng về quá kh ứ. Th ế giới sử thi lý tưởng và nhân vật dũng sĩ trong sự thống nhất hài hoà của chúng - đó là những nhân tố chủ yếu của mộ t nộ i dung sử thi anh hùng". (Mêlêtinxki) Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều (1519) Ngư ời lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng, bụi cuồn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh,
  5. Kẻ đ i muôn dặm một mình xa xôi, Vầng trăng ai xẻ làm đôi, (1526) Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. I. Xuất xứ Đoạn thơ 8 câu, từ câu 1519-1526 ghi lại cảnh Thúc Sinh từ b iệt Thuý Kiều đi về Vô Tích thăm vợ cả Hoạn Thư và thu xếp chuyện "vườn mới thêm hoa". II. Đại ý Đoạn thơ ghi lại cảnh biệt ly giữa Thuý Sinh và Thuý Kiều và nói lên nỗi buồn thương nh ớ, cô đơn của đôi lứ a... III. Phân tích 1. Hai câu đầu ghi lại khoảnh khắ c chia ly, chia lìa. Hai vế tiểu đối, hai hành động như mộ t nét cắt đau lòng: Người lên ngựa // kẻ chia bào. Cả mộ t "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san", nơi xa xôi cách biệt. "Màu quan san" ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn thường diễn ra vào mùa thu. Nỗi nhớ thương của đôi lứa trẻ trung, từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu". 2. Hai câu 3, 4 tả cái đứng lặng và dõi theo của nàng Kiều. Con đường đỏ bụi (d ặm hồng), bụi cuốn lấy yên ngựa của người đi xa (bụi cuồn chinh an). Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân nhân củ a nàng, nhìn mãi, nhìn hoài cho đ ến lúc chỉ th ấy màu xanh của ngàn dâu mờ xa cuố i chân trời. Chữ "trông" và chữ "khu ất" diễn tả tình lưu luyến khôn nguôi: "Dặm hồng bụ i cuốn chinh an,
  6. Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Từ màu đỏ của "rừ ng phong thu" đ ến màu "hồng" của bụ i cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó là màu của tâm tưởng, màu củ a biệt li, màu của thương nhớ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" (Chinh phụ ngâm) 3. Nỗi buồn cô đơn của Kiều. Nàng thương m ình lẻ loi, cô đơn "chiếc bóng năm canh", thao thức, thương nh ớ, chờ đợi.... Nàng thương Thúc Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, cô đơn "mộ t mình", và một ngày m ột "xa xôi" thêm: "Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đ i muôn dặm một mình xa xôi". "Người về"với "kẻ đi" ở hai phía chân trời. "C hiếc bóng" và "một mình" đ ều lẻ loi, cô đơn. Đêm "năm canh" đợi chờ như dài ra. "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận. 4. Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ có vầng trăng với nàng. Xưa là vầng trăng thề nguyền, chứa chan hạnh phúc, "Đêm nay" ch ỉ có vầng trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn thương nh ớ! "Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi d ặm đường" Vầng trăng ch ẳng còn tròn vành vạnh nữa mà đã bị cắt, b ị "xẻ làm đôi", như một ám ảnh, mộ t dự báo cuộ c từ biệt lần này cũng là cuộ c vĩnh biệt tình duyên giữa Thúc Sinh với nàng K iều. Đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" là mộ t đo ạn thơ tả cảnh ngụ tình đ ặc sắc, "ngang giá một thiên phú biệt li" như Vũ Trinh đời N guyễn đ ã bình.
  7. Nó chứa chan tình người, gợi lên nỗ i đau buồn, thương nhớ cho những lứa đôi n ặng tình mà li biệt ... Kim Trọng trở lại vư ờn Thuý (2741) Từ ngày muôn d ặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà. Vội xang vư ờn Thuý dò la, Nhìn xem phong cảnh, nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa Song trăng qu ạnh quẽ, vách mưa rã rời... Trước sau nào thấy bóng ngư ời, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Xập xoè én liệng rường không, Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày. Cuối tường gai góc mọ c đầy, Đi về này những lố i này năm xưa! Chung quanh nặng khắt như tờ, (2754) - Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai? I. Xuất xứ Sau n ửa năm về Liêu Dương hộ tang chú, Kim Trọng vội trở lại vương Thuý "dò la"... Đoạn thơ dài 14 câu, từ câu 2741 đến câu 2754. II. Đại ý Đoạn thơ tả nỗ i buồn ngao ngán của Kim Trọng trước cảnh tiêu điều, hoang vắng của vườn Thúy. III. Phân tích
  8. 1. Bốn câu đầu giới thiệu Kim Trọng về Liêu Dương "phù tang" chú đ ã sáu tháng rồi, nay m ới trở lại nhà ở Bắc Kinh. Xa cách người yêu đã trong một thời gian dài "n ửa năm", trên một không gian "muôn d ặm" cách trở, với bao thương nhớ: "Ngoài nghìn dặm, chố c ba đông, Mối sầu ghi gỡ cho xong còn chầy" Hai ch ữ "vội sang" trong câu thơ "Vội sang vương Thuý dò la" diễn tả niềm thương nhớ bồn chồn, sự khát khao được gặp m ặt ngư ời yêu đã nửa năm xa cách. Câu thơ "Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa" không ch ỉ gợi tả khái quát sự đổi thay của vườn Thuý, của gia đình người đẹp mà còn th ể h iện một cái nhìn ng ơ ngác, băn khoăn của chàng Kim. 2. Mười câu thơ còn lại tả cảnh tiêu điều hoang vắng của vườn Thuý và nỗ i niềm tâm sự củ a Kim Trọng. Vườn xưa có "Lơ thơ tơ liễu buông mành", có "đầy thềm hoa rụng"... có "song hồ nửa khép cánh mây", có "tường gấm"... Nay đã thay đổi hoàn toàn, "nay đã khác xưa". Vườn xưa, nay đã "cỏ mọ c lau thưa". Sân xưa, nay đ ã "Cỏ lan mặt đất rêu phong d ấu giày". Với K im Trọng, "dấu giày" của người đẹp, của người yêu như đ ã được "rêu phong" lại, giữ lại cho chàng, để lòng chàng ngẩn ngơ thương nh ớ! Nhà cử a hoang vắng đổ nát tiêu điều: "Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời". Xưa kia vư ờn Thuý có "con oanh học nói..." thì nay ch ỉ trông th ấy cảnh "Xập xoè én liệng rường không", lòng chàng K im lại càng ngổn ngang đau đớn. Câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cư ời gió đông" tuy khơi gợi từ một tứ thơ Đường của Thôi Hộ nhưng đầy sáng tạo làm hiện lên một khung cảnh buồn thương vắng bóng giai nhân, cỏ hoa như thấm đau nỗ i buồn thương nhớ li b iệt củ a chàng Kim. Biết
  9. bao bơ vơ, sầu tủi tràn ngập lòn g người... Cây đào ấy như một chứng minh về kỷ niệm không bao giờ quên đối với chàng Kim đa tình: "Dưới đào dường có bóng người thướt tha... Trên đào nhác thấy một cành kim thoa". Đây là hai câu thơ hay nh ất trong đo ạn : "Cu ối tường gai góc mọc đ ầy Đi về này những lố i này năm xưa". Sáu tháng trư ớc, Kim Trọng đa tình đã từng "Tường đông, ghé mắt ngày ngày hằng trông", đã biết bao phen "lần theo tường gấm dạo quanh".... Và có bao giờ quên đư ợc cái giây phút thần tiên "Thang mây rón bước ngọn tường" đ ể tỏ tình với người đ ẹp từng "thầm trông trộm nh ớ...". Cũng như bức "tường gấm" ấy, "lối này"… cũng đầy ắp k ỷ n iệm với "kẻ thiên tài": "Xắn tay mở khoá động đào Rẽ m ây trông tỏ lối vào Thiên Thai". Làm sao quên đư ợc cái đêm tự tình ấy, nàng Kiều đ ã "xăm xăm băng lố i vườn khuya mộ t mình". Câu th ơ "Đi về này những lối này năm xưa" như làm hiện lên trong tâm hồn Kim Trọng bao kỷ niệm đẹp về nàng Kiều mà thời gian không thể xoá nhoà. Chàng Kim như chết nặng đi trong cô đơn, trong thương nhớ, biết ngỏ tâm sự cùng ai. Một câu hỏi đầy bồ i hồ i, ám ảnh, ngổn ngang thương nh ớ: "Chung quanh lặng ngắt như tờ Nỗi niềm tâm sự b ây giờ hỏi ai?" 3. Đoạn thơ "Kim Trọng trở lại vườn Thuý" cũng là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của thi hào Nguyễn Du . Nét đặc sắc ở đo ạn thơ ở chỗ: Kim Trọng nhìn cảnh vương Thuý tiêu đ iều
  10. hoang vắng mà mang tâm sự ngổn ngang trong lòng. Người yêu, người đẹp bây giờ đi đâu về đ âu?...Cảnh vật nào bao giờ cũng mang theo bao kỷ niệm của người yêu từng nặng tình th ề n guyền... Cảnh cũ vư ờn xưa từ "song trăng" đ ến "hoa đào", từ cánh én đến cỏ lau, từ "tường gấm" đến "lố i này" như mang n ặng tình người, đang đố i diện và tâm sự cùng chàng Kim. Thuý kiều ch ắc đang ở Lâm Truy, nàng có nghe thấu "Xa xôi ai có th ấu tình chăng ai?"... Anh hùng tiếng đã gọ i rằng 2419- Nàng từ ân oán rạch ròi Bể o an dường đã vơi vơi cạnh lòng. Tạ ân lạy trước Từ công: "Chút thân bồ liễu mà mong có rày! Trộm nh ờ sấm sét ra tay. Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi! Khắc xương ghi dạ xiết chi, Dễ đ em gan góc đền nghì trời mây." Từ rằng: "Q uốc sĩ xưa nay, Chọn người tri kỷ mộ t ngày được chăng? Anh hùng tiếng đã gọ i rằng Giữa đường d ẫu thấy bất bằng mà tha Huống chi việc cũng việc nhà, Lọ là thâm tạ mới là tri ân! Xót nàng còn chút song thân, Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa
  11. Sao cho muôn d ặm một nhà, Cho ngư ời th ấy mặt là ta cam lòng". Vội truyền sửa tiệc quan trung Muôn binh nghìn tướng hộ i đồng tẩy oan. Thừa cơ trúc chẻ ngói tan, Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài. Triều đình riêng mộ t góc trời Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà. Đòi phen gió quét mưa sa, Huyện thành đ ạp đổ năm toà cõi nam. Phong trần mài một lưỡi gươm, Những phường giá áo, túi cơm sá gì! Nghênh ngang mộ t cõi biên thu ỳ, Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương. Trước cờ ai dám tranh cường? 2450- Năm năm hùng cứ một phương hải tần! I. Xuất xứ Đoạn thơ "Anh hùng tiếng đã gọ i rằng", dài 32 câu, trích trong "Truyện kiều" từ câu 2419 đến câu 2450. Đo ạn thơ n ày tiếp sau cảnh Kiều báo ân báo oán. II. Ý tưởng đoạ n thơ Đoạn thơ ca ngợi Từ Hải là một anh hùng đích thực giàu ngh ĩa khí qua đó nêu bật và kh ẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do củ a con người thời đại. III. Phân tích
  12. 1. Mười tám câu đầu là cuộc trò chuyện giữa Từ Hải với K iều. Kiều tạ ơn Từ Hải đã giúp mình báo ân báo oán. Có nh ờ được "sấm sét ra tay" thì "bể oan" mới được vơi đi, "tấc riêng" mới được gột rử a, được xoá bỏ , được "đổ đ i", mới thanh thản nh ẹ nhàng. Ơn nghĩa ấy vô cùng to lớn (trời mây) khắc vào xương, ghi sâu vào d ạ, ch ẳng bao giờ quên: "Kh ắc xương ghi dạ xiết chi Dễ đ em gan óc đền nghì trời mây". Kiều nói chân thành, nhỏ nhẹ, khiêm nhường (thân bồ liễu, tấc riêng, gan óc...) đầy tình nghĩa. Từ Hải tự coi mình là "quố c sĩ", xem Kiều là "tri kỉ". Từ hải giúp K iều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng: "Lộ kiến bất bình, bạt đạo tương trợ". Với Từ Hải, không thể dung tha mọ i "bất bằng" tộ i ác ở đời: "Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường d ẫu thấy bất bằng mà tha" Câu nói của Từ vang lên đ ĩnh đạc hào hùng thể hiện một lý tư ởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọ i cái ác, cái bất công ở đời. Từ Hải xem hành động ra oai "sấm sét" của mình giúp K iều báo ân báo oán là "việc nhà", là chuyện gia đình... cũng là để Kiều sớm gặp lại gia đình, gặp lại song thân. Từ Hải là mộ t con người chí tình chí ngh ĩa, thấu hiểu đư ợc nỗi đau riêng và ước mong củ a Kiều: "Xót nàng còn chút song thân,
  13. Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa. Sao cho muông dặm một nhà, Cho ngư ời th ấy mặt là ta cam lòng" 2. Từ Hải là một anh hùng đích thực. Tiến quân như vũ bão "trúc chẻ ngói tan". Binh uy chấn động "sấm ran trong ngoài". Từ Hải dựng lên một triều đình đối đ ịch làm chủ "m ột góc trời", có tổ chức quy củ: "Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà". Từ Hải xu ất quân đánh đâu th ắng đấy: "Đòi phen gió quét m ưa sa, Huyện thành đ ạp đổ năm toà cõi nam". Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là "phường giá áo túi cơm" mà thôi. Từ đã có mộ t giang sơn riêng, mộ t cõi biên thu ỳ riêng ngang nhiên thách thức: "Trước cờ ai dám tranh cường Năm năm hùng cứ mộ t phương h ải tần'. Nguyễn Du miêu tả Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hung thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công. Những động từ mạnh, những hình ảnh kì vĩ được vận dụng sáng tạo, đoạn thơ vang lên hào hùng mang âm điệu anh hùng ca: "Gió quét mưa sa", "đạp đổ năm toà cõi nam", " sấm ran trong ngoài"... Các từ Hán Việt góp phần miêu tả cốt cách phi thường của Từ Hải: quân trung, hộ i đồng tẩy oan, binh uy, triều đình, văn võ, sơn hà, phong trần, biên thuỳ, cô quả, bá vương, hùng cứ, hải tần.... Đoạn thơ góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải : một con người chí tình chí
  14. nghĩa, sống và chiến đ ấu vì lý tưởngvà khát vọng tự do, lẽ công bằng. "Đoạn thơ thể hiện sâu sắc cả m hứng nhân văn trong "Truyện Kiều". Màu sắc sử thi, hình tư ợng kì vĩ, âm điệu anh hùng ca là nét đặc sắc về ngh ệ thuật của đo ạn thơ này. Nhân vật Từ Hải là mộ t khám phá đầy sáng tạo củ a Nguyễn Du: từ một hảo hán trong "Kim Vân Kiều truyện" trở thành một anh hùng đích thực trong "Truyện Kiều". Độc Tiểu Thanh kí Nguyễn Du Tây hồ hoa uyển tân thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu th ần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụ y ph ần dư. Cổ kim h ận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư, Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên h ạ hà nhân khấp Tố Như. Đọc tập tiểu thanh ký Hồ Tây cảnh đ ẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son ph ấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đố t cờn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏ i, Cái án phong lưu khách tự mang.
  15. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng? Vũ Tam Tập dịch I. Xuất xứ 1. "Độ c tiểu thanh kí" - bài thơ rút trong "Bắc hành tạp lục", tập thơ đi sứ của Nguyễn Du (năm 1813 - 1814). 2. Tiểu Thanh là mộ t tên cô gài tài sắc ở đầu thời Minh, Trung Quố c. Nàng họ Phùng lấy làm lẽ mộ t người cũng tên là Phùng. Vợ cả ghen hàn h hạ, nàng đau khổ chết năm 18 tuổi. Nàng có mộ t tập thơ "Độc tiểu thanh kí" bị vợ cả đố t đi còn sót lại vài bài. Nay ở Cô Sơn (Chiết Giang), cạnh Tây Hồ còn mộ Tiểu Thanh. Nguyễn Du đã đọ c phần dư cảo củ a "Tiểu Thanh kí" khi ông đi sứ m à viết bài thơ này. II. Chủ đề Bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" nói lên lòng xót thương đối với những người phụ nữ tài sắc bị dập vùi đau khổ , chết trong oan ức, đồng th ời tác giả tự cả m thương cho thân phận mình. III. Phân tích 1. Đề Cảnh vật tang thương. Vườn hoa ở Tây Hồ đ ã thành gò hoang hết cả. Thương một đời dâu b ể, nhà thơ thương người đàn bà bạc mệnh. Nhà thơ đọc "mảnh giấy tàn" (nhất ch ỉ thư) đứng lặng trước cửa sổ điếu nàng Tiểu Thanh. "Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bến song m ảnh giấy tàn" 2. Thực
  16. Nhan sắc (son ph ấn) và tài năng (văn chương) đ ều bị vùi d ập. Son phấn có th ần, sau khi ch ết ngư ời ta còn xót thương tiếc nuối. Văn chương còn có số mệnh gì mà người ta còn b ận lòng về những bài thơ sót lại sau khi bị đốt? Nhà thơ thương xót cho nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh bị hãm h ại, chôn vùi: "Chi ph ấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụ y ph ần dư". Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật nhan sắc và tài năng bị vùi d ập, thể hiện tình thương củ a nhà thơ. Đúng là "Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình" (Tố Hữu). 3. Luận Nhà thơ suy ngẫm về "h ận sự " và "kì oan" trong xã hội. Mối hận xưa nay hỏ i trời mà vẫn khó. Cái oan lạ vì nết phong nhã, tự m ình ta lại buộ c lấy mình. Ta như kẻ cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ vì nết phong nhã ấy. Nỗ i đau thương và bế tắc dày vò nhà thơ và đó cũng là nỗ i đau và bế tắc của đời người: "Nỗ i hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang" Ph ải hỏi trời vì hỏ i người mãi mà ch ẳng được. Hỏi trời lại càng rất khó, th ế thì "hận sự" không thể nào kể xiết. Bế tắc là vô hạn! Phong lưu, phong nhã là vẻ đẹp, là cốt cách sang trọng sao lại là kì oan? Nguyễn Du đã từng trải qua "10 năm gió bụi" trong cảnh tha phương, ốm đau không có thuốc, trôi giạt lênh đênh, tóc sớm b ạc có lúc ông tự nhận mình thời trai trẻ cũng là kẻ có tài (tráng niên ngã diệc vi tài giả). Vì th ế ông mới tự xếp mình vào "cùng hội cùng thuyền", là khách phong lưu như Tiểu Thanh nên mới mang cái oan lạ như nàng. Th ật là chua chát!
  17. 4. Kết Hai câu kết ẩn ch ứa bao tâm sự. Tố Như hỏi hậu th ế: "Bất tri tam bách dư niên h ậu, Thiên h ạ hà nhân khấp Tố Như?" Sau 300 năm nàng Tiểu Thanh chết, đ ến điếu và khóc nàng. Liệu sau khi ta mất hơn300 năm, người đ ời ai khóc tố Như? Đó là lời tự thương đầy lệ. Nhà thơ tự thấy mình cô đơn bơ vơ, sầu tủi... "Độ c Tiểu Thanh kí" b ài thơ mang cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du đ ã khóc m ột Đạm Tiên, một Thuý Kiều.... Ông đ ã dành cho nàng Tiểu Thanh bao niềm thương xót. Đến Tây Hồ trên đường đi sứ, cái tâm của ông lại hướng về nỗ i đau khổ oan trái của một giai nhân bị d ập vùi với bao "những điều trông thấy mà đau đớn lòng". Hai câu kết bài thơ phản ánh "nỗi đo ạn trường" củ a nhà thơ để dân tộc ta "Nghìn n ăm sau nh ớ Nguyễn Du”... như Tố Hữu đã nói. Thăng Long thành hoài cổ Bà Huyện Thanh Quan Tạo hoá gây chi cuộc hí trường, Đến nay th ấm tho ắt mấy tinh sương. Lối xưa xe ngựa hồn thu th ảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đ ấy ngư ời đây luống đoạn trư ờng. I. Xuất xứ
  18. Tên th ật là Nguyễn Th ị Hinh, người làng Nghi Tàm, cạnh Hồ Tây. Bà là vợ của ông Lưu N ghi, làm tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, nên được người đời ái kính gọi là Bà huyện Thanh Quan. Bà từng đư ợc vua Minh Mệnh vời vào Phú Xuân nh ận nữ chứ c quan "Cung trung giáo tập" Bà còn đ ể lại 6 bài thơ Nôm, đều viết theo th ể thất ngôn bát cú Đư ờng luật: "Qua đèo ngang", "Chiều hôm nhớ nhà", "Thăng Long thành hoài cổ", "Chùa Trấn Bắc", "Chơi đài Khán Xuân Trấn Võ", "Tức cảnh chiều thu". Ngôn ngữ thơ trang nhã, đ iêu luyện, âm điệu du dương réo rắt, giọng thơ buồn mác, hoài cổ ... là nét đặc sắc trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. II. Chủ đề Bài thơ nói lên nỗ i nhớ xưa thành Thăng Long và nỗ i đau buồn về cuộc đ ời tang thương. III. Phân tích 1. Đề Như một lời than, nhẹ trách tạo hoá. Hí trường: sân khấu. Tinh sương: Tinh là sao, sương là sương giá. Mấy tinh sương là mấy năm. Ông trời gây chi th ế, làm cho cuộ c đời luôn biến đổi chẳng khác gì các lớp kịch, lớp này tiếp sang lớp khác trên sân kh ấu. Cho đến nay, đã mấy năm th ấm tho ắt trôi nhanh qua. Ý thơ sâu nắng buồ n man mác về dòng ch ảy thời gian: "Tạo hoá gây chi cuộc hí trường Đến nay th ấm tho ắt mấy tinh sương". 2. Thực Kinh thành xưa - thuở vàng son nay còn đâu nữa! Chỉ còn lại vẻ hoang tàn: "Lối xưa xe ngự a hồn thu thảo,
  19. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương". Đường bàn cờ dọc ngang, xưa kia xe ngựa của ông hoàng bà chúa đi lại rầm rập... nay ch ỉ còn lại "hồn thu thảo" - hồn cỏ thu tàn tạ. Lâu đài xưa đã đổ nát, đ ã hoang tàn ch ỉ còn lại cái "nền cũ", vẻ tang thương hiện lên dư ới "bóng tịch dương" - bóng mặt trời chiều tối. Hai câu thơ đố i nhau làm nổi b ật cái hoang ph ế, tàn tạ, thương tâm. "Lố i xưa" với "nền cũ", "xe ngựa" với "lâu đài", "hồn thu thảo" với "bóng tịch dương" đăng đố i, hoà hợp; nỗi đau buồn tang thương từ cảnh vật đã và đang thấm sâu vào lòng ngư ời. Đó là nỗi buồn hoài cổ về kinh thành xưa. 3. Luận Nỗi đau về cuộc đời tang thương biến đổi như chất chứa dồn nén cảnh vật: "Đá vẫn trơ gan cùng tu ế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương". Đá và nước đã được nhân hoá, như hai chứng nhân lịch sử, như thách thức (trơ gan) cùng năm tháng (tu ế nguyệt). Như đau đớn giận hờn (cau mặt) với sự đổi thay, với dâu bể (tang thương). Ngh ệ thuật chọn từ, phối thanh (bằng trắc), phép đối - được nữ sĩ vận dụng rất điêu luyện. Các triều đại đã nối tiếp hưng phế. K inh thành xưa, đế đô nghìn năm xưa nay xu ống cấp trở thành một tỉnh dưới triều Nguyễn. Với nữ sĩ, ông cha đ ã m ấy đời ăn lộ c triều Lê, Thăng Long lại còn chốn cũ quê nhà thì nỗ i đau buồn không th ể n ào kể xiết. Đá và nước được nói đến trong ph ần luận chính là nỗi lòng nhà thơ. 4. Kết Hai câu kết nói về dòng chảy th ời gian và nỗ i đo ạn trường của Bà Hu yện Thanh quan - nỗ i buồn hoài cổ:
  20. "Ngàn năm gương cũ soi kim cổ, Cảnh đ ấy ngư ời đây luống đoạn trư ờng." Gương cũ nghĩa bóng là lịch sử, là trang đời. Kim cổ là hiện tại và quá khứ. Chuyện lịch sử qua hàng năm như soi vào quá kh ứ và hiện tại. Nhìn "Cảnh đấy" - cảnh Thăng Long tang thương, cảnh "sóng lớp phế hưng" mà "người đây" (nữ sĩ) đau đớn tưởng đứt ruột (luống đo ạn trường). Đó là nỗi đau của một con người, cũng là nỗi buồn của mộ t lớp người khi nhớ về kinh thành xưa một thời vang son, hoa lệ. IV. Tổng kết "Thăng Long thành hoài cổ" được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường lu ật. Bài thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang thương. Tình thì hoài cổ với nỗi đau đo ạn trường. Có hồn thu th ảo, bóng tịch dương, đá và nước... như chứng nhân lịch sử, ch ia xẻ nỗi đo ạn trường với thi nhân. Thi liệu và từ ngữ chọn lọc tinh tế. Mộ t gam màu nhạt củ a bóng tịch dương phủ mờ bài thơ. Âm điệu du dương, réo rắt như một tiếng than mà ta cảm nhận được. Các từ Hán Việt (chữ in nghiêng) tạo nên cốt cách trang trọng, cổ kim. Điêu luyện nh ất là phép đối, nghệ thuật phối thanh và nhân hoá. Bài thơ mang vẻ đẹp trang nhã và một nỗ i buồn hoài cổ th ấm thía. "Thăng Long thành hoài cổ"- bài thơ để ta yêu, để ta nhớ mãi... Sử thi Hi Lạp I. Một vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại - Văn họ c Hi Lạp cổ đại là "m ảnh đ ất nuôi dưỡng" ngh ệ thuật. Hi Lạp sau này. Nó hình thành và phát triển trong bảy tám thế kỷ từ kho ảng th ế k ỷ th ứ 9 đến th ế k ỷ thứ 1 trước Công nguyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2