intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt về mặt thực vật cây cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (loureiro) kurz) và cây khổ qua rừng (Momordica charantia linné var. abbreviata seringe)

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dân gian cây cứt quạ đôi khi cũng được gọi là Khổ qua rừng, tuy nhiên công dụng của hai cây này có khác biệt. Đề tài này nhằm tránh nhầm lẫn khi sử dụng cây khổ qua rừng (Momordica charantia linné var. abbreviata seringe) và cây cứt quạ (gymnopetalum cochinchinense (loureiro) kurz).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt về mặt thực vật cây cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (loureiro) kurz) và cây khổ qua rừng (Momordica charantia linné var. abbreviata seringe)

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> PHÂN BIỆT VỀ MẶT THỰC VẬT CÂY CỨT QUẠ<br /> <br /> (Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz)<br /> VÀ CÂY KHỔ QUA RỪNG (Momordica charantia Linné var. abbreviata Seringe)<br /> Nguyễn Thị Thu Hằng*, Nguyễn Thảo Đoan Trang*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Trong dân gian cây Cứt quạ đôi khi cũng được gọi là Khổ qua rừng, tuy nhiên công dụng của hai<br /> cây này có khác biệt. Đề tài này nhằm tránh nhầm lẫn khi sử dụng cây Khổ qua rừng (Momordica charantia<br /> Linné var. abbreviata Seringe) và cây Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz).<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Cây Khổ qua rừng và cây Cứt quạ có đủ<br /> các bộ phận: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt được thu thập tại tỉnh Bến Tre, Tây Ninh.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Xác định tên khoa học dựa vào phân tích đặc điểm hình thái và sử dụng khóa<br /> phân loại thực vật(1,2,5,3). So sánh điểm khác biệt về hình thái và giải phẫu của 2 loài khảo sát.<br /> Kết quả và bàn luận: Hai loài khảo sát có những điểm khác biệt về đặc điểm thân, lá, tua cuốn, hệ thống ở<br /> nách lá, hoa, quả và hạt. Bên cạnh đó chúng còn có những khác biệt trong cấu tạo giải phẫu thân và lá.<br /> Kết luận : Việc khảo sát và rút ra những điểm khác biệt về hình thái và giải phẫu sát giúp phân biệt hai loài<br /> khảo sát.<br /> Từ khóa: Cứt quạ, Khổ qua rừng, Gymnopetalum cochinchinense, Momordica charantia<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DISCRIMINATION ON BOTANICAL CHARACTERISTICS OF GYMNOPETALUM<br /> COCHINCHINENSE (LOUREIRO) KURZ AND MOMORDICA CHARANTIA LINNÉ var.<br /> ABBREVIATA SERINGE<br /> Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thao Doan Trang<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 452 - 456<br /> Introduction: To avoid confusion when using Momordica charantia Linné var. abbreviata Seringe and<br /> Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz.<br /> Materials and methods: Materials: Momordica charantia Linné var. abbreviata Seringe and<br /> Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz. has enough parts: roots, stems, leaves, flowers, fruits,<br /> seeds were collected in Ben Tre and Tay Ninh province.<br /> Methods: Determine the scientific name based on an analysis of morphological characteristics and<br /> use of plant classification. Compare the differences in morphology and anatomy of two species<br /> examined.<br /> Results: There are differences in survey characteristics stems, leaves, tendrils, the system in the<br /> armpit leaves, flowers, fruits and seeds of two species. Besides them, there are other differences in the<br /> anatomical structure of stem and leaf.<br /> Conclusions: The results show that the differences in morphology and anatomy are used to distinguish<br /> the two species studied.<br /> Key words: Momordica charantia, Gymnopetalum cochinchinense.<br /> ∗<br /> <br /> Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: DS Nguyển Thị Thu Hằng ĐT: 0902432410 Email: ngthuhang1973@gmail.com<br /> <br /> 452<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> Những năm gần đây, người dân thường sử<br /> dụng cây Khổ qua rừng (Momordica charantia L.<br /> var. abbreviata Seringe) để hạ đường huyết. Việc<br /> khảo sát về thành phần hóa học cũng như tác<br /> dụng dược lý của Khổ qua rừng đã và đang<br /> được thực hiện trong nước và trên thế giới. Cây<br /> Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.)<br /> Kurz) còn có tên gọi khác trong dân gian là Khổ<br /> qua rừng, cây này thường được sử dụng làm<br /> thuốc trấn ban cho phụ nữ sau sinh, thân và lá<br /> còn dùng làm thực phẩm(6,3). Hai loài này đều<br /> thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) tuy nhiên có<br /> khác biệt về công dụng khi dùng làm thuốc, để<br /> góp phần tránh nhầm lẫn khi sử dụng cây thuốc,<br /> chúng tôi đặt vấn đề khảo sát và phân biệt về<br /> mặt thực vật hai loài trên.<br /> <br /> Những đặc điểm chung giữa cây Cứt quạ<br /> và cây Khổ qua rừng<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Cây Khổ qua rừng và cây Cứt quạ được thu<br /> thập tại tỉnh Bến Tre và Tây Ninh.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> - Thu thập mẫu.<br /> - Làm tiêu bản thực vật khô.<br /> - Khảo sát đặc điểm hình thái: Mô tả và chụp<br /> hình các đặc điểm của thân, lá; cấu tạo hoa, quả,<br /> hạt.<br /> - Xác định tên khoa học: Dựa vào những đặc<br /> điểm về hình thái, sử dụng các tài liệu(1,2,5) để xác<br /> định tên khoa học của các loài khảo sát.<br /> - Khảo sát đặc điểm giải phẫu:<br /> + Thân:Vi phẫu được cắt ở những đoạn thân<br /> có độ trưởng thành trung bình và già để so sánh.<br /> + Lá: Vi phẫu được cắt ở 1/3 phía dưới<br /> nhưng không sát đáy phiến, cách gân giữa<br /> khoảng 1cm ở mỗi bên.<br /> + Vi phẫu được nhuộm bằng thuốc nhuộm<br /> kép Carmino-vert de Mirande (thành phần chính<br /> là son phèn và lục iod) rồi quan sát dưới kính<br /> hiển vi quang học. Mô tả đặc điểm giải phẫu của<br /> các bộ phận thân, lá; chụp hình chi tiết.<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> Về hình thái<br /> Dây leo bằng tua cuốn không phân nhánh.<br /> Thân có tiết diện đa giác. Lá đơn, mọc cách.<br /> Phiến lá xẻ thùy dạng chân vịt. Gân lá hình chân<br /> vịt với 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân<br /> phụ tạo thành hình mạng. Cuống lá màu xanh<br /> lục nhạt, tiết diện đa giác. Nách lá có hệ thống<br /> đặc biệt (ở Cứt quạ gồm 1 tua cuốn không phân<br /> nhánh; 1 cành mang lá; 1 hoa đực hay 1 hoa cái,<br /> hay 1 hoa cái và 1 cụm hoa đực, hay 1 hoa đực<br /> và 1 cụm hoa đực. Ở Khổ qua rừng gồm 1 chồi, 1<br /> tua cuốn, 1 hoa). Hoa đều, đơn tính cùng gốc,<br /> mẫu 5, có cuống hoa. Hoa đực: Nhị 3, đều, 2 nhị<br /> mang bao phấn 2 ô, 1 nhị mang bao phấn 1 ô.<br /> Bao phấn dạng khúc khuỷu, màu vàng, nứt dọc,<br /> hướng ngoài, đính đáy, có nhiều lông trắng ngắn<br /> xung quanh. Hạt phấn rời, hình cầu. Hoa cái: Lá<br /> noãn 3, bầu dưới 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính<br /> noãn trắc mô đặc biệt. 1 vòi nhụy đính trên đỉnh<br /> bầu. 3 đầu nhụy. Hạt nhiều, có áo hạt.<br /> Về giải phẫu<br /> Vi phẫu thân và lá có lông che chở và lông<br /> tiết. Vi phẫu thân: Mô dày góc ở các góc vi<br /> phẫu. Mô mềm vỏ đạo. Vòng mô cứng không<br /> liên tục, chỉ có trên đầu các bó dẫn. Hệ thống<br /> dẫn gồm 10 bó libe gỗ kiểu chồng kép, không<br /> đều; 5 bó to ở cạnh vi phẫu, 5 bó nhỏ hơn ở các<br /> góc lồi. Mô mềm tủy đạo. Vi phẫu lá: Lồi ở cả 2<br /> mặt. Mô dày góc. Mô mềm đạo. Hệ thống dẫn<br /> gồm bó to nhất ở giữa vi phẫu, 2-3 bó nhỏ hơn ở<br /> phía biểu bì trên. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào.<br /> Cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng trong dân<br /> gian đều có thể được gọi là Khổ qua rừng; về<br /> mặt hình thái, 2 loài này cũng có một số điểm<br /> giống nhau nhất định. Tuy vậy, sau khi đã tiến<br /> hành phân tích chi tiết về mặt hình thái và vi<br /> phẫu, 2 loài này hoàn toàn khác có thể phân biệt<br /> được rõ ràng dựa vào những đặc điểm khác<br /> nhau dưới đây.<br /> <br /> 453<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Những điểm khác biệt về hình thái giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng:<br /> Cây Cứt quạ<br /> (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br /> <br /> Cây Khổ qua rừng<br /> (Momordica charantia L. var. abbreviata Seringe)<br /> <br /> Thân, lá, hệ thống ở nách lá<br /> <br /> Thân, lá, hệ thống ở nách lá, lá bắc<br /> <br /> Hoa đực có lá bắc kết lợp<br /> <br /> Vảy ở đáy cánh hoa đực<br /> <br /> Hạt phấn<br /> <br /> Hạt phấn<br /> <br /> Bộ nhụy<br /> <br /> Đĩa mật ở hoa cái<br /> <br /> Hoa cái<br /> <br /> Vòi và đầu nhụy<br /> <br /> Quả<br /> <br /> Quả<br /> <br /> Hạt<br /> <br /> Hạt<br /> <br /> Hình 1. Những điểm khác biệt về hình thái của cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng<br /> <br /> 454<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Cây Cứt quạ<br /> (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br /> <br /> Cây Khổ qua rừng<br /> (Momordica charantia L. var. abbreviata Seringe)<br /> <br /> Vi phẫu thân<br /> <br /> Vi phẫu thân<br /> <br /> Lông che chở (móc câu)<br /> <br /> Lông che chở<br /> <br /> Mô mềm tủy ở thân không có tinh thể Canxi oxalat<br /> <br /> Mô mềm tủy ở thân có tinh thể Canxi oxalat<br /> <br /> Vi phẫu lá<br /> <br /> Vi phẫu lá<br /> <br /> Phiến lá<br /> <br /> Phiến lá có tế bào chứa tinh thể ở biểu bì dưới<br /> <br /> Hình 2. Những điểm khác biệt về cấu tạo giải phẫu của cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng.<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> 455<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Bảng 1. Điểm khác biệt về hình thái giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng<br /> Đặc điểm<br /> Thân<br /> Tua cuốn<br /> Lá<br /> Hệ thống nách lá<br /> <br /> Cụm hoa<br /> Hoa<br /> <br /> Quả<br /> <br /> Hạt<br /> <br /> Cây Cứt quạ<br /> (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br /> Rải rác có lông ngắn. Phình ở mấu<br /> Nhẵn<br /> Xẻ 3-5 thùy kiểu chân vịt<br /> <br /> Cây Khổ qua rừng (Momordica charantia L. var.<br /> abbreviata Seringe)<br /> <br /> 1 tua cuốn, 1 cành mang lá và: - 1 hoa đực hay 1 hoa<br /> cái. - 1 hoa cái và 1 cụm hoa đực. - 1 hoa đực và 1<br /> cụm hoa đực.<br /> - Hoa đực riêng lẻ hay thành chùm<br /> - Hoa cái riêng lẻ<br /> - Màu trắng, đường kính 5-5,5 cm.<br /> - Hoa đực: Cuống hoa dài 1-16 cm. Các hoa phía<br /> ngọn cụm hoa xếp khít nên các lá bắc xếp kết lợp,<br /> đỉnh chia 3 thùy hình tam giác. Đáy cánh hoa không<br /> có vảy. Hạt phấn hình cầu, không có vân và rãnh.<br /> - Hoa cái: Không có lá bắc. Vòi nhụy và đầu nhụy<br /> dạng sợi. Có đĩa mật.<br /> Hình bầu dục thuôn nhọn ở đầu, rộng hơn ở đáy, có<br /> 9-11 cạnh, kích thước 5-7 x 2,5-4 cm<br /> Hình bầu dục dẹt, 1 đầu tròn, 1 đầu tà và có rìa ở 2<br /> bên, màu nâu đen, nhẵn, kích thước 0,6-0,65 x 0,30,35 cm. Áo hạt màu xanh.<br /> <br /> Phủ đầy lông dài.<br /> Phủ đầy lông dài.<br /> Xẻ 5 thùy dạng chân vịt, các thùy xẻ thêm theo<br /> kiểu lông chim<br /> 1 chồi, 1 tua cuốn, 1 hoa đực hay 1 hoa cái.<br /> <br /> - Hoa đực riêng lẻ ở nách lá<br /> - Hoa cái riêng lẻ ở nách lá<br /> - Màu vàng, đường kính 1,8-2,0 cm<br /> - Hoa đực: Cuống hoa dài dài 6,2-7 cm. Lá bắc<br /> hình thận. Đáy cánh hoa có vảy. Hạt phấn hình<br /> bầu dục, có vân hình mạng và 1-2 rãnh ở giữa.<br /> - Hoa cái: Có lá bắc. Vòi nhụy hình trụ. Đầu nhụy<br /> chia thùy dạng chữ V. Không có đĩa mật.<br /> Hình bầu dục phình to ở giữa, nhọn ở 2 đầu, bề<br /> mặt có những gai nạc nhọn, kích thước 2,5-3 x<br /> 1,5-1,7 cm.<br /> Màu trắng, hình bầu dục dẹt, một đầu hơi lõm,<br /> một đầu tròn và có 2 rãnh ở hai bên mép, có răng<br /> cạn thưa ở rìa, bề mặt có những rãnh nông. Áo<br /> hạt màu đỏ cam.<br /> <br /> Những điểm khác biệt về giải phẫu giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng:<br /> Bảng 2. Điểm khác biệt về giải phẫu giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng<br /> Đặc điểm<br /> Vi phẫu thân<br /> <br /> Vi phẫu lá<br /> <br /> Cây Cứt quạ<br /> (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br /> - Vi phẫu dạng hình ngũ giác (5 góc lồi không rõ).<br /> - Lông che chở dạng móc câu (3-5 tế bào), dài 75125 µm.<br /> - Mô mềm tủy không có tinh thể calci oxalat hình<br /> khối và hình cầu gai<br /> - Mặt trên hơi lồi.<br /> - Tế bào biểu bì trên có vách ngoài nhô lên, dạng<br /> hình nón<br /> - Biểu bì dưới không chứa khối tinh thể.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua khảo sát hình thái và giải phẫu của hai<br /> cây Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense<br /> (Lour.) Kurz) và Khổ qua rừng (Momordica<br /> charantia L. var. abbreviata Seringe), chúng tôi đã<br /> rút ra được những đặc điểm nhằm góp phần<br /> phân biệt hai loài trên, tránh nhầm lẫn khi thu<br /> hái, gây hậu quả đáng tiếc khi sử dụng.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 456<br /> <br /> Aubréville A, Leroy JF (1975), Flore du Cambodge, du Laos et du<br /> Vietnam, vol. 15-17, Muséum National d’Histoire Naturelle,<br /> 97-98.<br /> Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương,<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> Cây Khổ qua rừng (Momordica charantia L.<br /> var. abbreviata Seringe)<br /> - Vi phẫu có 5 góc lồi rõ thành hình sao.<br /> - Lông che chở đa bào thẳng (6-11 tế bào), dài<br /> 150-1100 µm.<br /> - Mô mềm tủy chứa nhiều tinh thể calci oxalat<br /> hình khối và hình cầu gai<br /> - Mặt trên lồi nhiều.<br /> - Tế bào biểu bì trên hình bầu dục.<br /> - Biểu bì dưới rải rác có 1 hay 2 tế bào phình to<br /> xếp cạnh nhau chứa khối tinh thể có hình dạng<br /> đặc biệt<br /> <br /> Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ<br /> Ngọc Lệ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu,<br /> Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc<br /> ở Việt Nam tập 1, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 335.<br /> Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB Trẻ,<br /> thành phố Hồ Chí Minh, 128.<br /> Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1, NXB Trẻ,<br /> thành phố Hồ Chí Minh, 571.<br /> Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 2, NXB<br /> Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, 1320.<br /> Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, NXB Y<br /> học, Hà Nội, 700.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 14.12.2012<br /> 27.12.2012<br /> 10.03.2014<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2