intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

183
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huy Cận với tấm lòng đa sầu đa cảm gửi gắm trong những vẫn thờ buồn khiến cho chính mình hụt hẫng, chới với. Nỗi buồn đan tiếp nỗi buồn, hòa vào thiên nhiên đất trời dư vị cuộc sống buồn và nhạt. Cái tôi trữ tình của Huy cận trong bài thơ “Tràng giang” khiến người đọc thổn thức và đồng cảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

VĂN MẪU LỚP 11<br /> PHÂN TÍCH CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG BÀI THƠ “TRÀNG<br /> GIANG” – HUY CẬN<br /> BÀI MẪU SỐ 1:<br /> “Tràng Giang” là một ngọn lửa rực rỡ trong tập thơ “ Lửa thiêng” – tập thơ đầu<br /> tay của Huy Cận. Bài thơ được sáng tác vào một buổi chiều tháng 9 năm 1939, một buổi<br /> chiều buồn khi ông đạp xe trên đê sông Hồng vào mùa nước lũ. Trước dòng sông hùng vĩ<br /> và hoang vắng mùa lũ, ông mở rộng lòng mình để tâm hồn trôi nổi theo dòng nước. Cái<br /> hữu hạn của con người được đặt vào không gian bao la, “Tràng Giang” hiện lên với một<br /> nỗi buồn man mác. Bài thơ thể hiện tâm trạng một “cái tôi trữ tình” sầu đượm, cô đơn<br /> trước thiên nhiên hùng vĩ cùng những triết lí sâu xa và lòng yêu nước thầm kín.<br /> Nhìn vào bài thơ trước hết ta thấy ngay tựa đê “Tràng Giang” vô cùng nổi bật.<br /> “Tràng Giang” nghĩa là “sông dài”. Người ta từng đi tìm hiểu về con sông trong bài thơ<br /> này của Huy Cận nhưng rồi chợt nhận ra điều này là vô nghĩa. Huy Cận không nhắc về<br /> một con sông cụ thể nào. Nó có thể là con sông Hồng mùa nước lũ khi ông đi ngang qua<br /> và viết bài thơ, nhưng cũng có thể con sông này khởi nguồn từ xa hơn, là con sông quê<br /> ông như Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Sông Lam, Sông La hay là cả sông Hương nữa. Những<br /> con sông luôn nằm trong tiềm thức và luôn gắn bó với ông trong nỗi nhớ quê nhà. “Tràng<br /> Giang” không phải là tên sông, nó gợi lên cho người đọc một con sông u hoài trong kỉ<br /> niệm của riêng mình. Và đối với bài thơ, nó đúc kết một cách ngắn gọn nội dung tư tưởng<br /> và ý đồ nghệ thuật của tác giả: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.<br /> Những câu thơ đầu tiên đưa ta đến với những ấn tượng về cảnh sông nước bao la<br /> trong một không gian mênh mông, bát ngát:<br /> “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp<br /> Con thuyền xuôi mái nước song song”<br /> Sự mênh mang của không gian được gợi ra qua từng lớp từng lớp sóng. Sóng gợn<br /> nhấp nhô trên dòng sông dài khiến nỗi buồn chất chồng “điệp điệp”. Từ “ điệp điệp”<br /> vang lên khiên lòng người trĩu nặng, tạo lên một âm điệu trầm buồn còn mãi đọng lại dư<br /> âm. Trước không gian rộng lớn của dòng sông ta bắt gặp hình ảnh một con thuyền xa<br /> xăm xuôi mái theo những dòng nước song song rong ruổi về cuối chân trời. Cái nhỏ nhoi<br /> của con thuyền đơn độc càng làm nổi bật hơn cái rộng dài tưởng như mênh mang của<br /> dòng sông. Hai câu thơ với nghệ thuật đặc tả và khả năng khơi gợi đã làm nổi bật lên cái<br /> tôi trữ tình của tác giả: một tâm hồn man mác cô đơn.<br /> Hai câu thơ tiếp<br /> <br /> “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả<br /> Củi một cành khô lạc mấy dòng”<br /> “Thuyền về” khiền mặt sông trở lên heo hút, “nước lại sầu trăm ngả”. “Thuyền” và<br /> “nước” di chuyển trái chiều nhau như một sự chia ly xa cách. Con thuyền đơn độc, lẻ loi<br /> chỉ xuất hiện một chút trong không gian rợn ngợp rồi lại rời đi để lại nỗi buồn ngổn<br /> ngang, trăm mối tơ vò. “Nước” và “thuyền” chỉ gợi lên nỗi “sầu trăm ngả” nhưng “củi<br /> một cành khô” lại cho ta cảm giác chênh chao, heo hút đến rợn người. Hình ảnh “củi” đã<br /> gầy guộc mong manh, ở đây “củi một cành khô” lại càng thêm nhỏ bé, như “lạc mấy<br /> dòng” vào vô vọng trong những con sóng nối tiếp đến vô cùng. Cái tôi trữ tình ở đây<br /> dường như trở lên mong manh, đơn bạc giữa những sóng gió cuộc đời. Những hi vọng xa<br /> xăm, những nỗi buồn rồi những băn khoăn về lí tưởng. Chỉ bằng những hình ảnh đơn sơ<br /> nhưng câu thơ đã khơi gợi lên thân phận cô đơn của cả một kiếp người.<br /> Đến khổ thơ thứ hai, bức tranh tràng giang mở ra với một nỗi buồn sâu lắng:<br /> “Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu<br /> Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều<br /> Nắng xuống trời lên sâu chót vót<br /> Sông dài trời rộng bến cô liêu”<br /> Khổ thơ có thêm cảnh, thêm người nhưng nỗi buồn dường như không vơi đi mà còn<br /> lặng lẽ hơn. Nỗi buồn được gợi lên từ mặt nước, “lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu”. “Cồn cỏ”<br /> xuất hiện nhưng lại “lơ thơ” với “đìu hiu” tạo nên khung cảnh cô liêu, tịch mịch đầy tâm<br /> trạng. Làng xóm hiện ra nhưng chỉ với âm thanh xa vời “đâu tiếng làng xa”. “Chợ chiều”<br /> thường gắn với hình ảnh hiu hắt khi con người đã ra về hết, chỉ còn lại hàng quán với mái<br /> lá vắng tanh. Cảnh vật, làng xóm dường như càng làm cái tôi trữ tình cô đơn hơn, nổi bật<br /> lên khát khao trong tâm hồn của một con người mong muốn sẻ chia. Rồi nỗi buồn như<br /> lan toả hết không gian của bến bãi, mặt nước, bầu trời. “Nắng xuống” – “trời lên” hai<br /> hình ảnh vận động trái ngược làm cho không gian thêm chiều sâu. Cụm từ “sâu chót vót”<br /> chuyển đổi cảm giác khiến ta như rợn ngợp trước đất trời. Cảm xúc lướt dần để rồi đọng<br /> lại ở “bến cô liêu” như lột tả hết những cô đơn, hoang vắng, trống trải trong hồn người.<br /> Tiếp theo:<br /> “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng<br /> Mênh mông không một chuyến đò ngang<br /> Không cầu gợi chút niềm thân mật<br /> Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”<br /> Những cánh bèo trôi dạt dường như khéo léo ẩn dụ cho thân phận nổi trôi của một<br /> kiếp người bế tắc. Những cánh bèo này không chỉ có một mà “hàng nối hàng” , cảm giác<br /> <br /> như miên man không dứt. Hai câu thơ sau càng cho ta thấy thêm sự vô vọng, “không một<br /> chuyến đò ngang”, “không cầu”, chẳng có một “niềm thân mật” nào để bám víu. Khoảnh<br /> khắc mà ánh sáng xanh của bờ bãi và nét vàng mờ nhạt xuất hiện là lúc cai tôi trữ tình<br /> chìm sâu trong nỗi buồn, những suy nghĩ mông lung.<br /> Khép lại bài bài thơ là những nét thiên nhiên nhiên và tâm sự con người:<br /> “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc<br /> Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa<br /> Lòng quê dợn dợn vời con nước<br /> Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”<br /> “Mây cao” và “núi bạc” xuất hiện gợi lên khung cảnh thiên nhiên tráng lệ nhưng<br /> vẫn mang đầy dáng vẻ cô đơn trong bóng chiều hiu hắt. Giữa trời đất bao la chỉ có một<br /> cánh chim nhỏ chao nghiêng. Tất cả như cô đơn, lẻ loi đến tội nghiệp và con người như<br /> chìm ngập giữa trời đất bao la. Cảm giác chênh chao của cán chim lẻ bóng lại xuất hiện<br /> để nổi bật lên trong nỗi sầu là tình cảm yêu quê hương đất nước đến da diết của cái tôi trữ<br /> tình. “Lòng quê dợn dợn vời con nước”, hai chữ “dợn dợn” thật đắt, nó thể hiện được cái<br /> dợn dợn trong tâm cảnh cũng như trong tâm hồn. Câu thơ cuối gợi nhớ tới một tứ thơ<br /> Đường: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Nhưng ở Huy Cận, ông không cần phải có<br /> “khói hoàng hôn” cũng vẫn “nhớ nhà” bởi nỗi nhớ này, nỗi buồn này dường như luôn<br /> thường trực trong tâm khảm.<br /> “Tràng Giang” bằng âm điệu trầm buồn cùng cảm xúc tinh tế đã làm nổi bật lên “cái<br /> tôi trữ tình” với một trái tim cô đơn nhưng luôn đau đau tình yêu với quê hương đất nước.<br /> Theo “Tràng Giang” ta không chỉ cảm thông với nỗi niềm của thi nhân mà còn quý trọng<br /> một tài hoa, một tâm hồn đáng trân trọng của Huy Cận.<br /> <br /> BÀI MẪU SỐ 2:<br /> Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trảo Thơ mới với cái “tôi” trữ tình độc đáo,<br /> không lẫn lộn với bất kỳ tác giả nào. Thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám với<br /> nồi buỗn sầu mênh mang, ẩn chứa những tâm sự thầm kín với đời, và với đất nước. Bài<br /> thơ “TRàng giang” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách đó và phần nào lột tả được cái<br /> tôi trữ tình Huy Cận.<br /> “Tràng giang” là bài thơ được lấy cảm hứng từ một dòng sông, với điểm nhìn mới<br /> mẻ, tác giả đã gửi gắm vào đó những tâm sự không phải ai cũng thể hiểu. Lời đề từ<br /> “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã hé lộ cho người đọc về cái “tôi” u buồn, mang<br /> nỗi sầu nhân thế của tác giả. Dường như hình ảnh con sông dài mênh mang và bầu trời<br /> cao rộng vô biên đã khiến tác giả thấy mình trở nên nhỏ bé và hiu quạnh. Người đọc bắt<br /> đầu thấm thía cái tình, cái tôi riêng biệt của Huy cận khi nghĩ về người, về đời.<br /> Giọng văn buồn man mác với khung cảnh thiên nhiên u ám, đẹp nhưng buồn, một<br /> nỗi buồn không tên đã càng khiến cho Huy Cận thấy mình lạc lõng, chơi vơi:<br /> Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp<br /> Con thuyền xuôi mái nước song song<br /> Thuyền về nước lại sầu trăm ngả<br /> Củi một cành khô lạc mấy dòng<br /> Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cảnh sông nước mênh mang, có con thuyền nói<br /> xuôi mái rất thi vị nhưng “củi một cành khô” lạc vào câu thơ khiến cho nó trở nên buồn<br /> man mác. Phải có một cái nhìn tinh tế và tấm lòng đa sầu, đa cảm khiến cho Huy cận thấy<br /> mình dường như bị nuốt chửng giữa thiên nhiên rộng lớn, mệnh mông như thế. Cái “tôi”<br /> Huy Cận trở nên chơi vơi, lạc lõng và nôi trôi không phương hướng.<br /> Chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được tâm sự của Huy Cận đằng sau những con chữ.<br /> Đó là một nỗi niềm thương cảm và xót xa cho chính cuộc đời của mình.<br /> Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu<br /> Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều<br /> Nắng xuống trời lên sâu chót vót<br /> Sông dài trời rộng bến cô liêu<br /> Ở khổ thơ này thì bóng dang và âm thành của con người và cuộc sống đã bắt đầu<br /> xuất hiện nhưng dường như nó còn rất mờ nhạt, chỉ là một chấm nhỏ bé xíu giữa cuộc<br /> sống chỉ toàn nỗi buồn phiền như thế này. Những hình ảnh ‘cồn nhỏ”, “chợ chiều”, “sông<br /> dài” như cứa sâu vào tâm hồn nhiều xúc cảm của tác giả những dư vị nhạt nhẽo của cuộc<br /> sống. Huy Cận buồn, một nỗi buồn gửi gắm vào thiên nhiên, đất trời. Nỗi buồn ấy như<br /> tan ra, quyện chặt lấy tâm hồn đang cần được chở che của tác giả.<br /> <br /> Ông cô độc trong chính cuộc sống của mình, thiên nhiên bao trùm lên là một nỗi<br /> buồn không biết san sẻ cùng ai. Đây chính là một sự cảm nhận khác biệt của Huy Cận về<br /> thiên nhiên, tiêu biểu cho phong cách thơ ông trước cách mạng tháng Tám.<br /> Bèo dạt về đâu hàng nối hàng’<br /> Mênh mông không một chuyến đò ngang<br /> Không cầu gợi chút niềm thân mật<br /> Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng<br /> Hình ảnh những cánh bèo nổi trôi vô định trên dòng sông dường như khiến cho tâm<br /> hồn tác giả thêm buồn mênh mông. Huy Cận khát khao được yêu thương, được bao bọc<br /> nhưng thiên nhiên hờ hững, lòng người lạnh nhạt khiến chính nhà thơ rơi vào bế tắc.\<br /> Khổ cuối cùng của bài thơ dường như đẩy lên đỉnh điểm cái “tôi” nhân vật rất đặc<br /> trưng của Huy Cận:<br /> Lớp lớp mây cao đùn núi bạc<br /> Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa<br /> Lòng quê dờn dợn vời con nước<br /> Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà<br /> Tâm sự nhớ nước, thương nhà thầm kín khiến cho chính bản thân tác giả rơi vào bế<br /> tắc và hoang mang. Người đọc tưởng tưởng được khung cảnh “chiều sa” ở đây chới với<br /> đến não nề. Tâm sự và tình cảm không biết gửi gắm cùng ai, chỉ thấy buồn và sầu mênh<br /> mông.<br /> Huy Cận với tấm lòng đa sầu đa cảm gửi gắm trong những vẫn thờ buồn khiến cho<br /> chính mình hụt hẫng, chới với. Nỗi buồn đan tiếp nỗi buồn, hòa vào thiên nhiên đất trời<br /> dư vị cuộc sống buồn và nhạt.<br /> Như vậy cái tôi trữ tình của Huy cận trong bài thơ “tràng giang” khiến người đọc<br /> thổn thức và đồng cảm.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2