intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cơ chế điều hành tỷ giá và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích cơ chế điều hành tỷ giá và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam" tập trung phân tích những thành công trong những lĩnh vực này của Việt Nam thời gian gần đây, để xuất một số giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cơ chế điều hành tỷ giá và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÂN TÍCH CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TS. Lê Tiến Mười TÓM TẮT Thông lệ của các nền kinh tế mới nổi, có hai chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập quốc tế, đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tốc độ gia tăng của thương mại quốc tế. Dựa trên căn cứ đó, phải thực sự thừa nhận rằng, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với cộng đồng kinh tế quóc tế. Đến nay Việt Nam đang thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) găn với hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nói trên. Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự gia tăng của cán cân thương mại quốc tế thể hiện rõ ràng và thuyết phục độ mở của nền kinh tế nước ta. Trong khi đó, điều hành tỷ giá và thực thi chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (NHTW) mỗi quốc gia có tác động trực tiếp đến thu hút FDI và thúc đẩy thương mại quốc tế của chính nền kinh tế đó. Cơ chế điều hành tỷ giá, cùng với đó là các cơ chế, chính sách quản lý ngoại hối có mối quan hệ chặt chẽ với thu hút FDI và hoạt động xuất nhập khẩu. Bài viết tâp trung phân tích những thành công trong những lĩnh vực này của Việt Nam thời gian gần đây, để suất một số giải pháp. Từ khóa: chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối, FDI, xuất nhập khẩu ABSTRACT ANALYZING OF THE RATE MANAGEMENT MECHANISM AND IMPLEMENTATION OF FOREX MANAGEMENT POLICIES IN THE NEW CONTEXT OF VIETNAM'S ECONOMY In the practice of emerging economies, there are two indicators of international integration: attracting foreign investment and increasing international trade. Based on that, it must be acknowledged that Vietnam's economy is deeply integrating with the international economic community. Up to now, Vietnam is implementing 17 Free Trade Agreements (FTAs) associated with the two important macroeconomic indicators mentioned above. The activities of attracting foreign direct investment (FDI), the increase of the international trade balance clearly and convincingly demonstrate the openness of our economy. Meanwhile, the exchange rate management and implementation of the foreign exchange management policy of the Central Bank (Central Bank) of each country have a direct impact on attracting FDI and promoting international trade of that economy. . The exchange rate management mechanism, along with the foreign exchange management mechanisms and policies, have a close relationship with FDI attraction and import-export activities. The article focuses on analyzing the recent successes in these fields of Vietnam, in order to propose some solutions. Keywords: exchange rate policy, foreign exchange management, FDI, import and export 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam điều hành tỷ giá ổn định và thực thi cơ chế quản lý ngoại hối minh bạch, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn vào nước ta và chuyển lợi nhuận về nước, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Đặc biệt là trong hơn 2 năm 2020-2021 diễn ra đại dịch, 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều diễn biến bất thường trên thị 485
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trường quốc tế, hoạt động FDI và xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng lớn. Song với chính sách quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá linh hoạt, hiệu quả và phù hợp, đã tác động tích cực đến dòng vốn FDI và cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. Bài viết nghiên cứu thực tiễn, trong phạm vi của môt tham luận hội thảo khoa học tác giả không có điều kiện sử dung phương pháp nhiên cứu định lượng, khảo sát điều tra. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp thực tiễn, dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức khác nhau, tập trung làm rõ mối quan hệ đó, trọng tâm là các năm 2020-2021 và 6 tháng đầu năm 2022, đưa ra một một số dự báo và khuyến nghị có liên quan. 2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tham luận hội thảo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành phân tích, mô tả, so sánh, đánh giá dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp và tư liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức khác nhau, đưa ra nhận xét và khuyến nghị. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ Việt Nam Trong năm 2021, trên thị trường tài chính quốc tế, chỉ số USD index tăng mạnh sau khi Fed kết thúc kỳ họp cuối năm 2021. Chốt phiên giao dịch cuối cùng cùa năm đó là ngày 31/12/2021 chỉ số USD index dừng tại 96 điểm, tăng 7% ytd. Đồng Nhân dân tệ (CNY) lên giá so với USD. Tỷ giá CNY chốt tại thời điểm cuối cùng của năm 2021 ở mức 6,37 CNY/USD, giảm 2,39% ytd. Vietcombank (2015-2022) Tại thị trường ngoại tệ trong nước: Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố chốt phiên giao dịch cuối cùng, ngày 31/12/2021 ở mức 23.145 VND/USD, tường đương mức tỷ giá cuối năm 2020. Tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (LNH) ở mức 22.830 VND/USD (-1,2 % ytd) và tỷ giá trên thị trường ngoại tệ tự do ở mức 23.450 VND/USD (+0,5% ytd). Vietcombank (2015-2022) Tham khảo diễn biến một số loại tỷ giá giữa VND và USD từ cuối năm 2019 đến tháng 12/2021 ở hình vẽ dưới đây. ` Biểu đồ 1: Diễn biến một số loại tỷ giá giữa VND và USD trên 4 thị trường ngoại tệ từ cuối năm 2019 đến tháng 12/2021 Nguồn: SBV, VCB, GSo (2020-2021) 486
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Trong 4 loại tỷ giá nói trên diễn ra trên 4 thị trường có thể thấy, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, điều hành khá ổn định. Đây là mức tỷ giá có tính chất định hướng cho diễn biến tỷ giá trên thị trường hối đoái Việt Nam. Trong đó, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch mua bán USD giữa các NHTM biến động theo thực tế cung cầu ngoại tệ trên thị trường và giá các loại chủ chốt khác trên thị trường tài chính quốc tế. Còn lại, tỷ giá trên thị trường tự do chỉ có tính chất tham khảo do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng của tâm lý thị trường, yếu tố đầu cơ. Tỷ giá này tác động không nhiều đến giá mua bán USD giữa các NHTM với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn 2017 – 2021 nói chung và trong 2 năm 2020 -2021 nói riêng trong điều kiện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, NHNN kiên định mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế, trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng Đồng Việt Nam, giữ ổn định tỷ giá, góp phần tác động tích cực đến cả họạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp. Năm 2021, tỷ giá USD/VND đang hướng đến bước giảm nhẹ trên tất cả các thị trường. NHNN đã có tới 3 lần hạ mức giá mua vào USD khá mạnh trong các tháng 6, 8 và 11/2021. Nhìn chung trong cả 2 năm: 2020 và 2021 Thị trường ngoại tệ và tỷ giá tiếp tục diễn biến tương đối ổn định, biến động không quá 0,5% trong năm 2020 và không quá 0,6% trong năm 2021 [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)]. Nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam duy trì trạng thái tích cực, đến từ cán cân thương mại thặng dư, dòng vốn FDI giải ngân và dòng tiền kiều hối, và đặc biệt có phần chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ trong dân cư sang VND. Trước dòng chảy thuận lợi này, NHNN tiếp tục có một năm mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Đến đầu tháng 11/2021, dự trữ ngoại hối quốc gia đã đạt khoảng 105 tỷ USD, mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục của Việt Nam, vượt mức 12 tuần nhập khẩu theo khuyến nghị của IMF. Nguồn lực trên vô cùng quan trọng, vừa góp phần củng cố vị thế quốc gia, vừa tạo thêm chủ động cho điều hành chính sách tiền tệ trong một thế giới đầy biến động [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)]. Thanh khoản thị trường hối đoái thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, NHNN phối hợp với Bộ Tài chính, cung cấp thông tin, giải thích và Chính phủ Hoa Kỳ đã gỡ bỏ nghi vấn thao túng tiền tệ cho Việt Nam. Một điểm đáng chú ý khác đó là, Kho bạc nhà nước đấu thầu thành công, mua được số ngoại tệ lớn, trị giá 150 triệu USD với tỷ giá thấp của các NHTM, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của ngân sách nhà nước hiện nay [Ngân hàng Nhà nước (2016-2021)]. Các rủi ro sụt giảm tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2022 bao gồm: kịch bản tiêu cực của dịch Covid19, kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, suy thoái kinh tế khu vực Eurozone, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; áp lực lạm phát; các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và việc sớm cắt giảm các gói kích thích tài khóa và tiền tệ trong khi kinh tế chưa phục hồi vững chắc. Bên cạnh đó là những diễn biến trong quan hệ giữa Nga – Ucraina và khối NATO. Giá dầu mỏ, khí đốt, vàng, …tăng cao. Cuối tháng 2/2022 giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt, nhôm, đồng và một loạt mặt hàng kim loại khác tăng cao. Giá bán lẻ xăng dầu giá điện, khí đốt, …tại châu Âu cũng tăng lên mức rất cao, gây áp lực lên lạm phát. Áp lực lạm phát toàn cầu duy trì ở mức cao và có khả năng kéo dài hơn do tình trạng gián đoạn nguồn cung vẫn kéo dài, đơn hàng tồn đọng, nhà máy ngừng hoạt động, vận tải bị đình trệ do thiếu lao động và thiếu container. Nhu cầu gia tăng, giá năng lượng và lương thực tăng cao khiến lạm phát khó giảm trở lại. Các rủi ro sụt giảm tăng trưởng bao gồm, kịch bản tiêu cực của dịch Covid19, cuộc chiến quân sự đặc biệt của Nga tại Ucraina và đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng kéo theo lạm phát 487
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” toàn cầu tăng cao, kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, suy thoái kinh tế Mỹ và khu vực Eurozone, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; áp lực lạm phát; các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và việc sớm cắt giảm các gói kích thích tài khóa và tiền tệ trong khi kinh tế chưa phục hồi vững chắc. FED tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, Đô la Mỹ đã lên giá khoảng 7% trong năm 2021 so với rổ nhiều đồng tiền chủ chốt. 3.2. Điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối góp phần tạo ổn định môi trường vĩ mô tác động tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Điều hành chính sách tiền tệ, mà trực tiếp là điều hành chính sách tỷ giá và cơ chế quản lý ngoại hối có vai trò quan trọng tác động đến thu hút vốn FDI. Điều này thể hiện ở góc độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, ổn định tỷ giá, ổn định tâm lý Nhà đầu nước ngoài. Bên cạnh đó là việc chuyển lợi nhuận của các dự án FDI về nước, chuyển các nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài đưa vào triển khai tại Việt Nam, khả năng đáp ứng ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò trực tiếp đến thu hút dòng vốn FDI. Năm 2021, trong cả nước vốn FDI thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2020. Trong đó, vốn FDI thực hiện trong linh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,30 tỷ USD, chiếm 72,5% tổng vốn FDI thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,63 tỷ USD, chiếm 13,3%. Tổng cục Thống kê (2016-2022) Bảng số 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong hai năm diễn ra đại dịch 2020 - 2021 FDI (triệu USD) 2021 2020 %/cùng kỳ FDI đăng ký 2021 %/FDI ĐK Vốn thực hiện 19.740 19.980 -1,2% Công nghiệp CBCT 12.745 58,2% Vốn đăng ký* 31.153 28.530 9,2% SX phân phối điện 5.538 18,3% Đăng ký cấp mới 15.245 14.646 4,1% KD BĐS 2.120 8,5% Đăng ký tăng thêm 9.015 6.414 40,5% Thương mại 804 4,5% Góp vốn, mua cổ phần 6.893 7.469 -7,7% Khoa học công nghệ 752 3,3% DN FDI XK gồm dầu thô 246.741 204.432 20,7% Vận tải kho bãi 812 2,5% DN FDI NK 218.283 169.014 29,2% Khác 26,9% Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016-2022) So sánh về dòng vốn FDI trong 2 năm qua: 2020 - 2021 diễn ra đại dịch có thể thấy, hầu hết các chỉ tiêu về thu hút vốn FDI của năm 2021 đều cao hơn năm 2020. Riêng vốn FDI đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Viêt Nam năm 2021 tăng gấp gần 1,5 lần năm 2020, vốn đăng ký cấp mới tăng thêm gần 600 triệu USD. Tất cả các nguồn vốn đó tạo nguồn cung ngoại tệ, tác động lớn đến cung cầu ngoại tệ, tác động tích cực đến tỷ giá nhưng cũng gây ra áp lực về việc chuyển đổi vốn ngoại tệ sang nội tệ thực hiện các khoản mục vf danh mục đầy tư tại Việt Nam. Nhìn rộng ra về tổng thể trong 6 năm gần đây: 2017 – 2021 thì vốn FDI trong 2 năm qua bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giảm không nhiều. Điều này cho thấy rõ sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và chính sách ổn định tỷ giá, tạo sự an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng, vị thế sức mua của Đồng Việt Nam được khẳng định. 488
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Biểu đồ số 2: Diễn biến vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện tại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2021 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016-2022) Riêng về số vốn thực hiện được chuyển vào Việt Nam, đây thực sự là số vốn tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ và chuyển đổi sang VND 2 năm gần đây đều cao hơn các năm 2017- 2018. Đành rằng về mặt thực tế, dòng vốn FDI có tỷ trọng cao chính là khoản vay của các nhà đầu tư FDI tại các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số NHTM Việt Nam; đồng thời có tỷ trọng còn lại được chuyển từ nước ngoài vào triển khai dự án tại Viêt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2022, với bối cảnh biến động bất thường của kinh tế thế giới, đã tác động trực tiếp đến vốn FDI của Việt Nam. vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này thấy rõ những tác động của thị trường tài chính quốc tế, những rủi ro trên toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19. Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Về chiều ngược lại, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%. 3.3. Điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái Việt Nam 3.3.1. Toàn cảnh năm 2021 Tương tự, điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là khả năng các NHTM đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, nhu cầu trả nợ nước ngoài, nhu cầu bán ngoại tệ của các nhà xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng gặp khó khăn, miễn giảm lãi suất vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cung cứng hàng xuất khẩu, khả năng cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020; trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%. Tính tổng thể, xuất 489
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” siêu hàng hóa và dịch vụ năm 2021 của Việt Nam lên tới mức 4 tỷ USD Tổng cục Thống kê (2016-2022). Phân tích cụ thể về một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho thấy, Điện thoại các loại và linh kiện điện thoại chiếm 99,3% tổng xuất khẩu; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 93%; dệt may chiếm 61,7%; giầy dép các loại chiếm 79,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó của nền kinh tế Việt Nam. Nhìn nhận đó cho thấy, các nhà xuất khẩu thuộc khối FDI đóng vai trò rất lớn trong cung ngoại tệ và bán ngoại tệ chuyển sang nội tệ thực hiện các nhu cầu chi trả, thanh toán, đầu tư tại nền kinh tế Việt Nam Tổng cục Thống kê (2016-2022). Phân tích về thị trường xuất khẩu theo quốc gia có thể thấy, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USD. Tuy nhiên với Trung Quốc, thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam là biên mậu, tiểu ngạch, thanh toán bằng Nhân dân tệ. Do đó khi Nhân dân tệ biến động cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ giá NDT/VND cũng như giá thành nhập khẩu, giá bán và tỷ giá trên thị trường ngoại hối Tổng cục Thống kê (2016-2022). Tham khảo cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 và so sánh với năm 2020 trong bảng số liệu dưới đây. Bảng số 2: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 Xuất khẩu %/Tổng Nhập khẩu %/Tổng 2021 %/cùng kỳ 2021 %/cùng kỳ (triệu USD) XK (triệu USD) NK HÀNG HÓA Điện thoại, linh kiện 57.536 17,1% 12,4% Điện tử, máy tính… 75.940 22,9% 18,7% Điện tử, máy tính… 51.013 15,2% 14,4% Máy móc thiết bị… 46.234 13,9% 24,1% MMTB, dụng cụ… 38.346 11,4% 41,0% Điện thoại, linh kiện 21.560 6,5% 29,5% Dệt, may 32.742 9,7% 9,8% Vải 14.353 4,3% 20,9% Giày dép 17.615 5,2% 4,9% Chất dẻo 11.602 3,5% 38,2% Tổng XK Hàng hóa 336.250 19,0% Tổng NK Hàng hóa 332.250 26,5% Xuất siêu hàng hóa 4.000 DỊCH VỤ DV du lịch 149 4,1% -95,4% DV du lịch 3.630 18,7% -21,3% DV vận tải 446 12,1% -61,4% DV vận tải 9.990 51,5% 34,2% DV BC viễn thông 204 5,6% 8,5% DV BC viễn thông 218 1,1% 26,4% DV khác 2.380 64,8% -6,8% DV khác 4.460 23,0% -5,6% Tổng XK Dịch vụ 3.673 -51,7% Tổng NK Dịch vụ 19.407 8,5% Nhập siêu dịch vụ -15.734 Tổng XK HH&DV 339.923 Tổng NK HH&DV 351.657 Cán cân TM HH&DV -11.734 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016-2022) Như phần trên đã đề cập, cán cân thương mại hàng hóa dịch vụ của Việt Nam năm 2021 đã xuất siêu 4 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu này của năm 2020 đã xuất siêu 19,94 tỷ USD). Nếu phân chia theo khối doanh nghiệp, thì khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD. Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 3,67 tỷ USD, giảm 51,7% so với năm 2020; Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 19,41 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2020 (y/y) Tổng cục Thống kê (2016-2022). 490
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.3.2. Khái quát và dự báo năm 2022 Năm 2022 hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trên tất cả các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, thu hút và giải ngân vốn FDI, kiều hối,…Sự gia tăng đó bên cạnh bị tác động bởi lạm phát gia tăng trên toàn cầu, thì còn bị ảnh hưởng lớn của hoạt động thương mại biên mậu qua đường bộ với Trung Quốc, với bối cảnh phòng chống dịch bệnh của nước láng giềng, việc xuất khẩu bằng đường bộ bị tác động rất mạnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94% Tổng cục Thống kê (2016-2022 Cùng với các nguồn ngoại tệ đó, vốn đầu tư gián tiếp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu, cổ phần, trở hành cổ đông của các doanh nghiệp Việt Nam và haotj động M&A tại Việt Nam cũng gia tăng mạnh. Tất cả nguồn cung ngoại tệ đó sẽ góp phần tiếp tục ổn định tỷ giá và là cơ sở để NHNN Việt Nam thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá USD/VND tăng không quá 1% trong năm 2022 Tổng cục Thống kê (2016-2022). 3.4. Khuyến nghị về điều hành chính sách Trong giai đoạn 2022 - 2025, thị trường tài chính quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự đoán, với tác động lớn nhất là căng thẳng giữa Nga – Ucraina và phương Tây, đại dịch Covid-19 kéo dài, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục căng thẳng. Giá dầu thô, khí đốt, kim loại, lúa mì, ngô, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhiều loại hàng hóa nguyên liệu khác biến động khó lường. Sự biến động khác nhau giữa USD, Euro, JPY, CNY, …Bài viết xin đưa ra một số khuyến nghị: Một là, NHNN cần tiếp tục kiên trì mục tiêu điều hành ổn định tỷ giá, với biến động VND/USD tăng không quá 1% so với năm trước, chủ động điều hành tránh tạo ra những cú sốc về tỷ giá; đồng thời tiếp tục tăng cường. Quy mô Dự trữ ngoại hối cần được xem xét nâng lên mức 115 – 120 tỷ USD theo sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên giữa các tháng trong năm cần được NHNN điều hành tỷ giá biến động 2 chiều: có tăng và có giảm. Bởi vì đây là một trong các căn cứ Bộ Tài chính Hoa Kỳ xem xét Chính phủ một quốc gia có thao túng tiền tệ, tức là can thiệp tỷ giá một chiều, kết hợp với việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xem xét thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có tiếp tục gia tăng hay không. Hai là, NHNN cần tiếp tục kiên định mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế, duy trì lãi suất tiền gửi USD tại NHTM là 0%, thực hiện chủ trương trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam, chuyển từ cơ chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu sang cơ chế cho vay VND và sử dụng VND để mua ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu. NHNN cần rà soát và bổ sung các quy định có liên quan về vấn đề này. Ba là, NHNN trong điều hành tỷ giá cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác trong điều hành chính sách tiền tệ, như: lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở; cùng các biện pháp khác về quản lý tiền tệ và hoạt 491
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” động ngân hàng, như: thanh tra và giám sát, quản lý vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp. NHNN cân có lộ trình cụ thể sớm chuyển sang thực hiện các công cụ gián tiếp trong điều hành khi có điều kiện chín muồi, không nên duy trì quá lâu công cụ hành chính giao hạn mức tín dụng hàng năm cho NHTM như hiện nay. Bốn là, NHNN cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, trực tiếp là chính sách tài chính, chính sách thương mại, chính sách đầu tư nước ngoài trong thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá, hạn chế nhập siêu. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cũng cần tiếp tục có chính sách khuyến khích đi xuất khẩu lao động nước ngoài, khuyến khích thu hút khách quốc tế đến Việt Nam theo cơ chế thích ứng và linh hoạt với diễn biến của dịch Covid-19. Năm là, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, cần chủ động sử dụng công cụ phòng vệ rủi ro về tỷ giá, lãi suất... ,như ký hợp đồng với Vietombank và một số NHTM khác có thể mạnh kinh doanh quốc tế về sử dụng các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất,…nhằm bảo đảm chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận. 4. KẾT LUẬN Thành công về thu hút FDI và thương mại quốc tế trong những năm qua, nhất là trong hơn 2 năm gần đây là tổng hợp của việc thực thi nhiều chính sách và yếu tố khác nhau, song điều hành tỷ giá và thực thi cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp có vai trò quan trọng hàng đầu. Hiện nay cũng như trong thời gian tới, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng sâu rộng, với độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, nên điều hành và thực thi chính sách này cần tiếp tục được hoàn thiện, góp phần vào phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CNN (2020-2022): Phân tích và bình luận về thị trường tài chính; truy cập tại https://edition.cnn.com/business; ngày truy cập 9-12/6//2022. 2. GSO (2015-2022): Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng và các năm 2015-2022 -Tổng cục Thống kê truy cập tại địa chỉ: www.gso.gov.vn; ngày truy cập 9-12/6/2022. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022): Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, bản cứng, ban hành tháng 11/2020, tháng 1/2021 và tháng 6/2022. 4. VNBA (2015-2022): Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; truy cập tại www.vnba.org.vn: các mục: Thông tin hoạt động các NHTM hội viên hàng, tháng, các năm 2015-2021; ngày truy cập 9-12/6/2022. 5. Vietcombank (2015-2022): Thông tin hoạt động của Vietcombank tại Báo báo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm, thông tin công bố trên www.vcb.com.vn, bản cứng (tài liệu lưu hành hội bộ), các năm 2015 – 2022. 6. SSI (2015-2022): “Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”; các tháng trong các năm 2015 – 2021 và đến tháng 6/2022”; Công ty CP chứng khoán Sài Gòn - file mềm gửi qua thư điện tử cho các Nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội, 2015-2022. 7. Tổng cục Thống kê (2016-2022): Thông tin kinh tế - xã hội hành tháng, hàng quý, hàng năm, công bố trên www.gso.gov.vn; ngày truy cập 9-12/6/2022. --- Thông tin tác giả: Tiến sĩ Lê Tiến Mười, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa, đường Nguyễn Trác – Hà Đông – Hà Nội ĐT: 0869650339, email: muoi.letien@phenikaa-uni.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Quản trị kinh doanh, Thương mại quốc tế, Tài chính – Ngân hàng 492
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2