intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cơ hội tham gia chương trình REDD cho người dân vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần sa - Phương Hoàng, huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyêm

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

REDD- Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation là giải pháp tích cực giảm tình trạng mất rừng và suy thoái rừng cho các nước đang phát triển. REDD được xem là chiến lược chống biến đổi khí hậu quan trọng và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Tình trạng suy thoái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng đã và đang diễn ra một cách nghiêm trọng. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Khu vực nghiên cứu có những điều kiện để tham gia REDD không? Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu đáp ứng khá tốt các tiêu chí và có thể là địa bàn thực thi REDD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cơ hội tham gia chương trình REDD cho người dân vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần sa - Phương Hoàng, huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyêm

Vi Thùy Linh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/1: 79 - 84<br /> <br /> PHÂN TÍCH CƠ HỘI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH REDD CHO NGƯỜI DÂN<br /> VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG<br /> HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN<br /> Vi Thùy Linh*<br /> Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> REDD- Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation là giải pháp tích cực giảm<br /> tình trạng mất rừng và suy thoái rừng cho các nước đang phát triển. REDD được xem là chiến lược<br /> chống biến đổi khí hậu quan trọng và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Tình trạng suy thoái rừng<br /> tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng đã và đang diễn ra một cách nghiêm trọng.<br /> Giải quyết vấn đề này như thế nào? Khu vực nghiên cứu có những điều kiện để tham gia REDD<br /> không? Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu đáp ứng khá tốt các tiêu chí và có thể là<br /> địa bàn thực thi REDD.<br /> Từ khóa: REDD, Thần Sa - Phượng Hoàng, Võ Nhai, chi trả dịch vụ, môi trường, rừng.<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Rừng có vai rất quan trọng đối với sự sống<br /> trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay, nguồn<br /> tài nguyên này đang bị suy giảm mạnh, là<br /> nguyên nhân quan trọng làm thay đổi khí hậu<br /> toàn cầu.<br /> REDD là sáng kiến được coi như giải pháp<br /> thiết thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn<br /> cầu. Báo cáo của Hội đồng liên chính phủ về<br /> Biến đổi khí hậu (IPCC) đã chỉ ra rằng phá<br /> rừng gây ra 18-20% lượng khí thải nhà kính<br /> trên toàn thế giới. Con số này lớn hơn tổng số<br /> các bon thải ra từ giao thông toàn thế giới [3],<br /> [6]. Vì thế, sáng kiến REDD được hình thành<br /> từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho<br /> các nước đang phát triển để làm giảm phát<br /> thải khí CO2 từ nghề rừng. Việt Nam là một<br /> trong những quốc gia trên thế giới được<br /> Chương trình REDD của Liên hợp quốc (UNREDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng và thực<br /> hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD<br /> từ năm 2009 nhằm thử nghiệm và thể chế hóa<br /> REDD.<br /> KBT thiên nhiên Thần Sa thuộc phạm vi hành<br /> chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Khu<br /> bảo tồn có nhiều hệ sinh thái điển hình của<br /> vùng núi đá, có tính đa dạng sinh học cao với<br /> nhiều nguồn gen động- thực vật quý hiếm<br /> *<br /> <br /> ĐT: 0914400428; Email: vtlinhdhkhtn@gmail.coml<br /> <br /> mang giá trị to lớn trong duy trì cân bằng sinh<br /> thái [1]. Những năm gần đây tình trạng suy<br /> thoái và mất rừng do khai thác quá mức đã và<br /> đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại khu bảo<br /> tồn. Nếu như người dân tại vùng đệm Khu<br /> bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng có một sinh<br /> kế ổn định, áp lực tới tài nguyên rừng nơi đây<br /> sẽ được giảm nhẹ. Trong bối cảnh hiện tại,<br /> việc tham gia vào chương trình chi trả môi<br /> trường đặc biệt là REDD có thể là một giải<br /> pháp tốt nhằm phát triển bền vững khu vực<br /> nghiên cứu.<br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Để thực hiện nội dung nghiên cứu tác giả sử<br /> dụng các phương pháp: Tham khảo ý kiến<br /> chuyên gia, tổng hợp nghiên cứu những tài<br /> liệu liên quan. Đặc biệt đề tài sử dụng một<br /> số công cụ PRA: Đi lát cắt, sơ đồ tài<br /> nguyên, sơ đồ Venn, điều tra phỏng vấn<br /> trực tiếp các hộ gia đình tiêu biểu trong khu<br /> vực nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các<br /> bên liên quan ở địa phương.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham<br /> gia REDD tại Việt Nam<br /> Việt Nam là một điểm nghiên cứu thú vị cho<br /> REDD vì một số lý do: Một là, độ che phủ<br /> rừng của Việt Nam đang tăng lên nhưng chất<br /> lượng rừng lại giảm. Hai là, khác với một số<br /> nước, ở Việt Nam, REDD được xem như là<br /> 79<br /> <br /> Vi Thùy Linh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nguồn thu nhập tiềm năng, có thể đóng góp<br /> cho cả chương trình chi trả các dịch vụ môi<br /> trường (PES) quốc gia cũng như chiến lược<br /> xóa đói giảm nghèo. Ba là, sự lãnh đạo của<br /> chính phủ và thực tế là Nhà nước quản lý toàn<br /> bộ đất đai sẽ cung cấp những thông tin và bài<br /> học kinh nghiệm trong việc REDD sẽ vận<br /> hành ra sao trong một hệ thống quản lý chặt<br /> chẽ từ trên xuống dưới. Những lý do đó đã<br /> đưa tới cho Việt Nam cơ hội để tham gia thị<br /> trường REDD tiềm năng. Song, không phải<br /> tất cả các khu vực thuộc Việt Nam đều có thể<br /> tham gia REDD mà cần có sự chọn lọc thông<br /> qua các tiêu chí cụ thể [2], [4]. Những nghiên<br /> cứu mới nhất của UN – REDD Việt Nam đưa<br /> ra các tiêu chí, bao gồm:<br /> * Tiêu chí 1: Đặc điểm tự nhiên<br /> Đối tượng tham gia REDD không phân biệt<br /> cụ thể loại rừng nào, bất kể nơi nào có rừng<br /> đều có cơ hội để thực hiện REDD. Tuy nhiên,<br /> tiêu chí này cũng là nhóm yếu tố có tác động<br /> quan trọng nhất tới cơ chế chi trả vì đặc điểm<br /> tự nhiên cũng là thước đo mức độ tác động,<br /> các nỗ lực của chủ rừng, người quản lý rừng<br /> đến kết quả của REDD. Nên việc chọn khu<br /> vực rừng có đặc điểm như thế nào có ảnh<br /> hưởng rất lớn tới kết quả nghiệm thu sau này,<br /> cụ thể đó là:<br /> - Diện tích và chất lượng rừng giúp xác định<br /> mức độ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà<br /> kính của các hoạt động hạn chế mất rừng và<br /> suy thoái rừng.<br /> - Loại rừng phản ánh chính sách ưu tiên của<br /> quốc gia và các chính sách này ảnh hưởng tới<br /> mức chi trả (ưu tiên cho rừng phòng hộ, rừng<br /> đặc dụng vì có ý nghĩa về môi trường cao hơn<br /> rừng sản xuất).<br /> - Địa hình, vị trí và khoảng cách đến rừng nói<br /> lên mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ<br /> rừng (thực hiện REDD) và điều này cần phải<br /> được cân nhắc để đảm bảo khuyến khích<br /> được người ở những địa bàn khó khăn hơn.<br /> * Tiêu chí 2: Tình hình kinh tế xã hội<br /> Tiêu chí này thể hiện chính sách của quốc gia<br /> đối với các vùng trong việc xác định mức chi<br /> trả, trong đó quan tâm đặc biệt tới mức thu<br /> 80<br /> <br /> 112(12)/1: 79 - 84<br /> <br /> nhập, tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách,<br /> dân tộc thiểu số, mức độ tham gia của người<br /> dân. Việc chọn đối tượng tham gia thực hiện<br /> REDD cần quan tâm ưu tiên tới vùng nghèo,<br /> vùng có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số,<br /> quan tâm tới các nhóm dễ bị thiệt thòi là phụ<br /> nữ và hộ gia đình diện chính sách. Thông qua<br /> mức chi trả này sẽ thể hiện được sự quan tâm<br /> sát sao của người dân tới tình hình kinh tế- xã<br /> hội ở cấp quốc gia và địa phương.<br /> * Tiêu chí 3: Cơ sở vật chất<br /> Đây là nhóm tiêu chí giúp xác định mức độ<br /> khó- dễ trong việc thực hiện REDD, trong đó<br /> có điều kiện về giao thông, phương tiện<br /> phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại<br /> rừng,…Khi thực hiện REDD cần quan tâm tới<br /> nhóm tiêu chí này để xác định mức chi trả<br /> phù hợp, tránh hiện tượng cào bằng- chia đều,<br /> giúp động viên và đảm bảo công bằng hơn<br /> cho những người có nỗ lực cao hơn trong việc<br /> thực hiện các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy<br /> thoái rừng [4], [5].<br /> Đối chiếu những đặc điểm của khu vực<br /> nghiên cứu với việc đáp ứng là địa bàn<br /> tham gia, thực thi REDD.<br /> Đáp ứng nhóm tiêu chí 1<br /> Khu vực nghiên cứu có đáp ứng cao nhóm<br /> tiêu chí 1. Khu vực này bao gồm cả 3 loại<br /> rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng<br /> đặc dụng tại tỉnh Thái Nguyên. Thống kê diện<br /> tích rừng của KBT thiên nhiên Thần SaPhượng Hoàng năm 2012 (Bảng 1) cho thấy<br /> rừng chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên<br /> của khu vực nghiên cứu. Có thể nhận thấy<br /> khu vực nghiên cứu này đáp ứng tốt nhóm<br /> tiêu chí 1.<br /> Đáp ứng nhóm tiêu chí 2<br /> Theo thống kê dân số của KBT năm 2011,<br /> dân số trong KBT là 23.355 nhân khẩu, sinh<br /> sống tại 5.530 hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo tại<br /> khu vực nghiên cứu chiếm hơn 1/2 tổng số hộ<br /> trong các xã, Người dân sống trong khu vực<br /> nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu<br /> số người Tày, Dao, Mông, lao động nông<br /> nghiệp chiếm trên 90%. Như vậy đối chiếu<br /> với nhóm tiêu chí 2 thấy rằng khu vực nghiên<br /> <br /> Vi Thùy Linh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cứu không chỉ đủ điều kiện đáp ứng để thực<br /> hiện REDD mà chương trình REDD còn thực<br /> sự có ý nghĩa đối với cuộc sống khó khăn của<br /> người dân nơi đây.<br /> Đáp ứng nhóm tiêu chí 3<br /> Hệ thống giao thông trong KBT chưa phát<br /> triển. Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần<br /> 150 km đường ô tô, trong đó có 59km đường<br /> nhựa và bê tông, đường cấp phối (19,21km)<br /> và còn lại là đường đất [1].<br /> Hiện nay, nhờ có sự cải thiện về đào tạo, nhân<br /> lực và trang thiết bị của KBT nên công tác<br /> phòng cháy chữa cháy rừng tại khu vực<br /> nghiên cứu đã được cải thiện đáng kể. Tối<br /> thiểu một năm sẽ có một đợt tập huấn công<br /> tác phòng cháy chữa cháy một lần cho từng<br /> xóm, bản do các đơn vị kiểm lâm thực hiện.<br /> Các cán bộ kiểm lâm thường xuyên được tập<br /> luyện củng cố và nâng cao khả năng xử lý nếu<br /> gặp sự cố cháy rừng xảy ra.<br /> Phân tích khả năng đáp ứng nhóm tiêu chí 3 tại<br /> khu vực nghiên cứu là chưa cao, tuy nhiên<br /> những vấn đề gây trở ngại đó có thể khắc phục<br /> theo thời gian và những tình huống cụ thể.<br /> Phân tích tiềm năng thực hiện REDD tại<br /> khu vực nghiên cứu<br /> Điểm mạnh để thực hiện chương trình<br /> REDD tại khu vực nghiên cứu<br /> - Khu vực nghiên cứu có đại diện của 3 loại<br /> rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng<br /> đặc dụng, diện tích rừng tại khu vực rất lớn.<br /> Theo Quyết định 1563 của UBND tỉnh Thái<br /> Nguyên ngày 08/08/2007 về việc phê duyệt<br /> <br /> 112(12)/1: 79 - 84<br /> <br /> kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng, đất<br /> rừng tiếp tục được bàn giao cho từng hộ gia<br /> đình quản lý theo sổ lâm bạ. Hầu hết các diện<br /> tích rừng được khoán cho từng gia đình đều<br /> nằm xung quanh hoặc cạnh nhà nên thuận lợi<br /> cho việc đi lại, trông nom và bảo vệ rừng.<br /> - Trước đây, việc săn bắt chim, thú rừng và<br /> khai thác các lâm sản ngoài gỗ như nguồn<br /> thực phẩm chính của người dân địa phương<br /> thì hiện nay hiện tượng này đã được hạn chế<br /> nhiều. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều<br /> tra của 4 xã, không còn gia đình nào phụ<br /> thuộc hoàn toàn vào việc săn bắt để sinh tồn,<br /> 40% hộ gia đình vẫn còn phụ thuộc một phần<br /> vào việc khai thác lâm sản ngoài gỗ như<br /> măng, tre, nứa, lá rong, cây thuốc… để cải<br /> thiện dinh dưỡng và tăng thu nhập. 5 năm trở<br /> lại đây rừng tái sinh đã nhiều và hệ sinh thái<br /> rừng đang dần được phục hồi.<br /> - Công tác phòng cháy chữa cháy rừng của<br /> KBT và các xã vùng đệm được cải thiện hơn.<br /> Đặc biệt, người dân đã được phổ biến không<br /> mang theo vật dễ gây cháy nổ trước khi vào<br /> rừng.<br /> - Tại 4 xã nghiên cứu, mỗi xã đều có một tổ<br /> bảo vệ rừng do cán bộ xã và đoàn thanh<br /> niên tham gia. Nhiệm vụ của tổ là kiểm tra<br /> và bảo vệ rừng đặc dụng thuộc khu vực xã<br /> mình. Công tác tuần tra được tiến hành một<br /> lần trong tháng, như vậy có thể còn ít nhưng<br /> cũng đã thể hiện được sự tích cực tham gia<br /> trong công tác bảo vệ rừng của người dân<br /> địa phương.<br /> <br /> Bảng 1. Thống kê diện tích rừng của KBT thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng năm 2012<br /> Xã<br /> Hạng mục<br /> <br /> Đơn vị tính<br /> <br /> Tổng DTTN<br /> Rừng đặc dụng<br /> Có rừng<br /> Chưa có rừng<br /> Rừng phòng hộ<br /> Có rừng<br /> Chưa có rừng<br /> Rừng sản xuất<br /> <br /> ha<br /> ha<br /> ha<br /> ha<br /> ha<br /> ha<br /> ha<br /> ha<br /> <br /> Nghinh Tường<br /> 9.850,0<br /> 2.039,9<br /> 1.897,0<br /> 142,9<br /> 4.474,0<br /> 4.288,3<br /> 185,7<br /> 757,1<br /> <br /> Sảng Mộc<br /> 10.756,0<br /> 1.783,2<br /> 1.781,7<br /> 1,5<br /> 5.093,3<br /> 5.093,3<br /> 0<br /> 3.582,2<br /> <br /> Vũ Chấn<br /> 7.340,0<br /> 2.103,3<br /> 2.051,2<br /> 52,1<br /> 1.637,3<br /> 1.597,3<br /> <br /> Cúc Đường<br /> 3.472,3<br /> 0.0<br /> 1.625,0<br /> Nguồn: [1]<br /> <br /> 81<br /> <br /> Vi Thùy Linh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Các xã đều có một trường tiểu học và một<br /> trường trung học cơ sở, với nhiều phân hiệu<br /> tại các xóm xa trung tâm xã. Công tác giáo<br /> dục tới từng thôn bản đã được đẩy mạnh,<br /> nhận thức của người dân được đần nâng cao.<br /> Họ đã phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp.<br /> Nhiều gia đình còn kinh doanh buôn bán để<br /> kiếm thêm thu nhập. Điều này chứng tỏ sự<br /> phụ thuộc của người dân vào rừng ngày càng<br /> ít đi.<br /> - Qua quá trình phỏng vấn, hầu hết người dân<br /> đều mong muốn nhận giao khoán, bảo vệ<br /> rừng. Một mặt, người dân địa phương muốn<br /> tăng thêm nguồn thu nhập của gia đình để<br /> không còn phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, họ<br /> muốn bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn nước<br /> phục vụ cho sinh hoạt và nông nghiệp đang<br /> ngày càng suy giảm cả chất lượng và trữ<br /> lượng. Bên cạnh đó, rừng được bảo vệ cũng<br /> góp phần điều hòa khí hậu mát mẻ như<br /> khoảng thời gian 10 năm về trước.<br /> - Xóm Bình Sơn- xã Cúc Đường là một xóm<br /> có ý thức bảo vệ rừng điển hình nhất. Xóm có<br /> quy ước riêng để bảo vệ rừng và luôn là xóm<br /> tiên phong hưởng ứng các phong trào trồng<br /> rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Qua câu<br /> hỏi thăm dò ý kiến “Nếu như nhận được kinh<br /> phí định kì để tham gia bảo vệ rừng tự nhiên,<br /> Ông (bà) có đảm bảo mình sẽ giữ hiệu quả<br /> 100% diện tích rừng được giao không?”,<br /> 100% người trả lời đảm bảo sẽ thực hiện tốt<br /> nếu được tham gia chương trình REDD.<br /> Điểm yếu và nguyên nhân<br /> - Mặc dù đã có những qui định pháp luật về<br /> việc cấm lấn chiếm đất rừng để sản xuất<br /> nông nghiệp nhưng hiện tượng tiêu cực này<br /> vẫn chưa chấm dứt . KBT được thành lập<br /> trên một phần diện tích mà trước đó người<br /> dân đang canh tác nương rẫy. Từ khi thành<br /> lập KBT thì diện tích canh tác bị thu hẹp lại<br /> dẫn đến người dân thiếu diện tích đất canh<br /> tác. Nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực<br /> vùng đệm vẫn còn hiện tượng lén lút phá<br /> rừng để trồng cây nông nghiệp.<br /> Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồng bào<br /> dân tộc thiểu số như gười Tày, Dao, Mông...<br /> Do tập quán sinh sống trên cao và phụ thuộc<br /> 82<br /> <br /> 112(12)/1: 79 - 84<br /> <br /> vào tài nguyên rừng đặc biệt của người Dao và<br /> người Mông, nên việc phá rừng làm nương<br /> rẫy là vấn đề rất khó giải quyết.Theo đánh giá<br /> hiện trạng trên các tuyến điều tra, hầu hết<br /> những khu vực có diện tích bằng phẳng thuộc<br /> phạm vi nghiên cứu đều bị chặt phá trái phép<br /> để chuyển đổi làm nương rẫy.<br /> - Nạn khai thác gỗ để xây dựng nhà cửa và<br /> buôn bán trái phép vẫn diễn ra. Khác với<br /> phương thức khai thác truyền thống trước đây<br /> là đốt gốc cây và sử dụng cưa tay để xẻ gỗ,<br /> hiện nay hầu hết những người khai thác lâm<br /> sản trái phép sử dụng các công nghệ khai thác<br /> với tốc độ cao như cưa lốc và máy cắt gỗ<br /> bằng động cơ của Trung Quốc. Đây là một<br /> nguyên nhân khiến tài nguyên rừng bị suy<br /> giảm nhanh chóng.<br /> - Trình độ học vấn của người dân còn thấp,<br /> nhận thức về những lợi ích của rừng còn hạn<br /> chế. Nhiều người vẫn đánh giá cao lợi ích của<br /> rừng đối với kinh tế cá nhân hơn các lợi ích<br /> khác như điều hòa khí hậu hay bảo vệ nguồn<br /> nước. Trong quá trình điều tra thực địa, khả<br /> năng tiếp cận phỏng vấn, khai thác thông tin<br /> từ nữ giới thấp hơn nhiều so với nam giới.<br /> Mặc dù nguồn thu nhập của một số gia đình<br /> phụ thuộc nhiều vào phụ nữ nhưng họ vẫn rụt<br /> rè khi cần đưa ra những quyết định trong gia<br /> đình, thậm chí họ rất ngại việc phải nói<br /> chuyện với người lạ. Điều này làm hạn chế<br /> khả năng giao tiếp cũng như sự tiếp cận với<br /> những cơ hội mới của họ.<br /> - Hiện nay, các loài thú lớn thường sống trong<br /> rừng sâu và khó tìm kiếm. Nhưng vì giá trị<br /> đem lại của chúng rất cao nên nhiều nhóm<br /> người đã tập trung để đi săn bắt dẫn tới các<br /> cây trong rừng cũng bị chặt phá phục vụ cho<br /> quá trình săn bắt, đánh bẫy. Đây là một<br /> nguyên dân dẫn tới việc sinh cảnh bị phá hủy.<br /> - Nếu cháy rừng xảy ra tại khu vực này rất<br /> khó để dập tắt được và khả năng phục hồi của<br /> rừng cũng rất lâu. Nguyên nhân chính là do<br /> địa hình núi đá vôi bị chia cắt mạnh, độ dốc<br /> lớn, xa nguồn nước.<br /> - Hiện nay, KBT vẫn chưa phổ biến cho<br /> người dân việc xác định các mốc ranh giới<br /> trên thực tế gây khó khăn cho công tác quản<br /> lý và bảo vệ rừng.<br /> <br /> Vi Thùy Linh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Tóm lại: Về cơ bản, khu vực nghiên cứu đã<br /> đáp ứng các tiêu chuẩn là địa bàn có thể tham<br /> gia REDD. Được biết nguồn chi cho REDD có<br /> từ nhiều nguồn Quỹ khác nhau như Quỹ được<br /> thành lập ở cấp toàn cầu hay cấp khu vực;<br /> chính phủ, công ty hay các cá nhân cùng góp<br /> tiền để tài trợ cho các chương trình hay dự án<br /> REDD. Hy vọng rằng khu vực nghiên cứu này<br /> sẽ là điểm thu hút được các nguồn đầu tư để<br /> tham gia REDD trong thời gian gần nhất.<br /> Một số giải pháp định hướng nhằm thúc đẩy<br /> tiến trình tham gia REDD cho khu vực<br /> nghiên cứu.<br /> Giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào<br /> tài nguyên thiên nhiên thông qua chương trình<br /> phát triển kinh tế xã hội bền vững. Khu vực<br /> nghiên cứu có tiềm năng rất lớn phát triển<br /> kinh tế lâm nghiệp. Thực tế tại đây, một số<br /> gia đình phát triển mô hình NLKH keo – chè<br /> mang lại hiệu quả rất tốt. Có thể đề xuất đây<br /> là một giải pháp cần được ưu tiên.<br /> Cụ thể:<br /> - Đối với rừng sản xuất, áp dụng các mô hình<br /> trồng rừng mang lại hiệu quả thu nhập cao<br /> đồng thời tận dụng một cách hợp lý diện tích<br /> rừng sản xuất hiện có.<br /> - Đối với rừng phòng hộ, tìm đầu ra cho<br /> việc khai thác các sản phẩm từ dự án 661 và<br /> tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng tại<br /> những nơi vừa khai thác và những nơi có<br /> đồi núi trọc, đảm bảo rừng tái sinh tiếp tục<br /> phát triển tốt.<br /> - Đối với rừng đặc dụng, quán triệt tập quán<br /> du canh du cư, bảo vệ rừng nguyên sinh khỏi<br /> sự khai phá, không gây ảnh hưởng xấu tới sự<br /> tự phục hồi của rừng tự nhiên.<br /> KẾT LUẬN<br /> - REDD là một cơ hội mới cho các nước đang<br /> phát triển trong đó có Việt Nam, Việt Nam là<br /> một trong những quốc gia đi đầu trong việc<br /> tham gia, triển khai chương trình REDD.<br /> - Khu vực nghiên cứu đáp ứng được cơ bản<br /> các tiêu chí để trở thành địa bàn có thể tham<br /> gia vào chương trình REDD. Phát triển kinh<br /> tế ổn định cho cư dân vùng đệm là một trong<br /> những bước đệm vững chắc giúp người dân<br /> khu vực này có thể tham gia chương trình<br /> REDD hiệu quả.<br /> <br /> 112(12)/1: 79 - 84<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Ban quản lí KBT thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng (2013), Kế hoạch quản lí<br /> điều hành KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng<br /> Hoàng giai đoạn 2013-2017.<br /> [2]. Cục lâm nghiệp (2007), Báo cáo chuyên đề<br /> về chi trả dịch vụ môi trường rừng.<br /> [3]. Chính phủ (2010), Nghị định 99/2010/NĐCP của Chính Phủ ngày 14-1 về Quỹ Bảo vệ<br /> và phát triển rừng.<br /> [4]. Phạm Minh Thoa (2012), Nghiên cứu đề xuất<br /> cơ chế chi trả cho dịch vụ “Giảm phát thải<br /> khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất<br /> rừng và suy thoái rừng” ở tỉnh Lâm Đồng,<br /> Luận án tiến sĩ năm 2012.<br /> [5]. Phạm Minh Thoa (2010), “REDD+ và một số<br /> hoạt động triển khai tại Việt Nam”, UN –<br /> REDD Việt Nam.<br /> [6]. UNFCCC (2005), Decision Cp/11: Reducing<br /> Emission from Deforestation.<br /> <br /> 83<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2